Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Hương

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Hương

 Tiết 1 :ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tái hiện lại kiến thức cơ bản của hoá học lớp 8: CTHH, PTHH, tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước.

- Giải được các bài tập tính theo PTHH, tính nồng độ dung dịch

2. Kỹ năng:

- Viết được các CTHH, PTHH có liên quan đến t/c hoá học của oxi, hiđro, nước.

- Giải được các bài tập hoá học

3.Thái độ:

 Nghiêm túc , cẩn thận khi học

4.Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tính toán hóa học

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ: , phấn màu.

- Máy chiếu

2. Học sinh:

- Ôn tập các kiến thức cơ bản của lớp 8

III. Phương pháp:

 Đàm thoại, nêu vấn đề

IV.Tiến trình bài giảng

1)Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ: Không

3) Bài mới :

? Hoá học lớp 8 đã học những kiến thức cơ bản nào?

- Hs nhắc lại một số kiến thức cơ bản

- GV: Để củng cố lại tất cả các kiến thức đó chuẩn bị cho hoá học lớp 9 hôm nay.

Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.

 

docx 28 trang maihoap55 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/09/2020
Ngày giảng: 08 /09/2020
 Tiết 1 :ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tái hiện lại kiến thức cơ bản của hoá học lớp 8: CTHH, PTHH, tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước.
- Giải được các bài tập tính theo PTHH, tính nồng độ dung dịch
2. Kỹ năng:
- Viết được các CTHH, PTHH có liên quan đến t/c hoá học của oxi, hiđro, nước.
- Giải được các bài tập hoá học
3.Thái độ:
 Nghiêm túc , cẩn thận khi học
4.Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ: , phấn màu.
- Máy chiếu
2. Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức cơ bản của lớp 8
III. Phương pháp:
 Đàm thoại, nêu vấn đề
IV.Tiến trình bài giảng
1)Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: Không
3) Bài mới :
? Hoá học lớp 8 đã học những kiến thức cơ bản nào?
- Hs nhắc lại một số kiến thức cơ bản
- GV: Để củng cố lại tất cả các kiến thức đó chuẩn bị cho hoá học lớp 9 hôm nay..
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính hóa học
- GV chiếu các bài tập 1,2 Yêu cầu HS làm bài tự rút ra kiến thức cơ bản
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về dung dịch
- Gv: Ghi tóm tắt kiến thức cơ bản lên bảng
HS lên bảng viết các CT chuyển đổi
HS làm bài tự rút ra kiến thức cơ bản về CTHH, phân loại CTHH, tính chất hóa học của O2, H2, H2O
Xác định các loại pư đã học
HS nêu lại khái niệm độ tan, viết công thức tính C% và CM
I) Kiếnthức cần nhớ: (12’)
1) Công thức tính:
- Công thức chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và lượng chất ( n, m, M, V)
- Công thức tính thành phần % các nguyên tố trong hợp chất
2. Công thức hóa học
 -Viết, gọi tên các hợp chất vô cơ
- Phân loại được một số chất vô cơ
3) Tính chất hoá học:
- Các t/c của O2, H2, H2O
- Điều chế O2, H2. 
4)Một số loại phản ứng hóa học
-Phản ứng hóa hợp, thế, phân hủy
5) Dung dich:
- Độ tan
- Nồng độ phần trăm của dung dịch
- Nồng độ mol của dung dịch.
 Hoạt động 2: Bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
Bài 1:
Viết CTHH của các chất có tên sau và cho biết chúng thuộc loại chất nào?
- Gv: Quan sát, nhắc nhở ý thức học sinh
- Gv: Chuẩn kiến thức
Bài 2:
Viết PTHH của các cặp chất sau và cho biết chúng thhuộc loại phản ứng hoá học nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
- Gv: Quan sát, nhắc nhở 
- Gv chuẩn kiến thức
Bài 3: Cho 4,6 gam Na tác dụng hết với 100 g nước. Hãy cho biết:
a) Thể tích khí H2 thu được sau phản ứng (đktc)
b) Tính nồng độ % dung dịch NaOH thu được.
- Gv: chuẩn kiến thức
- Chú ý: Phân biệt 2 loại thể tich:
+ V khí (đktc) = 22,4 . n
+ Vd d
Bài 4:
- Gv chiếu đầu bài BT4
Cho 16 gam SO3 vào nước thu được 150 gam dd axit H2SO4. Xác định nồng độ % của dung dịch axit thu được sau phản ứng.
- Gv: Chốt lại cách giải và hướng dẫn Hs cùng giải.
C% = 
m
+ Dựa vào PTHH để tìm mối liên quan giữa các chất cần phải tìm
* Chú ý: tìm C% của dd:
+ Bám sát vào các đại lượng trong Ct C%
+ Đại lượng nào chưa biết → ? suy nghĩ tìm bằng cách nào?
- Hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở
-2HS lên bảng làm bài
- Hs: Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Hs: Rút ra dạng CT chung: oxit, axit, bazơ, muối và cách đọc tên từng loại.
- Hs: Hoạt động cá nhân làm BT vào vở
+ 2Hs lên bảng làm BT (5’), mỗi Hs 3 ý
- Hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến
+ Rút ra tính chất hoá hoc của các chất: O2, H2, H2O
+ Khái niệm phản ứng hoá học, p/ư thế, p/ư phân hủy
- Hs hoạt động nhóm 4 (5’) 
+ Trao đổi BT vào giấý 
+ Đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Hs: đọc và phân tích đầu bài, nêu hướng dẫn giải.
m= 16 gam
m= 150 gam
C% = ?
1 HS lên bảng làm bài
II. Luyện tập (25’)
Bài 1:
1.Natri hiđroxit: NaOH - Bazơ
2.Magiehiđroxit:Mg(OH)2- Bazơ
3. Điphotpho trioxit: P2O3 - oxitaxit
4. Sắt(III)oxit: Fe2O3-
Oxitbazơ
5. Axit brom hiđric: HBr - axit không oxi
6. Axit nitric: HNO3 - axit có oxi
7. Bari nitrat: Ba(NO3)2 - Muối TH
8.Natriđihiđrophotphat: NaH2PO4 - Muối axit
Bài 2:
1. 4 P + 5 O2 2 P2O5
2.2Na+2H2O 2NaOH+ H2
3.BaO+H2OBa(OH)2 
4. N2O5 +H2O 
 2 HNO3 
5. Fe2O3 + 3 H22Fe + 3 H2O 
6. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Bài 3:
a) Số mol Zn đã dùng là
mNa=4,623=0,2mol
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
 2 2 1
 0,2 0,2 0,1
- Thể tích khí H2 sinh ra là:
V = n.22,4
 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (l)
b) Nồng độ % dung dịch NaOH thu được là:
md d= 100+ 4,6 -0,1.2= 104,4g
C%= 0,2.40104,4.100%≈7,66%
Bài 4:
Số mol của SO3 phản ứng là:
nSO3=1680=0,2 mol
 H2O + SO3 → H2SO4
 1 1 0,2 0,2
- Khối lượng H2SO4 tạo thành là:
mH2SO4=0,2.98=19,6g
- Nồng độ % của dd H2SO4 là:
C%= 19,6150.100%≈13,1%
V) Củng cố- Hướng dẫn về nhà: (7 phút)
- BT1: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau:
a) Natri → natri oxit → natri hiđroxit → natri clorua
b) Sắt → khí hiđro → nước → axit nitric.
Về nhà làm BT: Cho 13,7 gam Ba vào nước ta thu được 160 gam dd Ba(OH)2. Tính nồng độ % của dung dich mới sau phản ứng.
- Gv hướng dẫn: 
C% = 
- mct chính là m; viết PTHH; tính các dữ kiện theo Pt
- Về ôn tập lại t/c hóa học của nước và phân loại oxit ở lớp 8; chuẩn bị bài mới: T/c hóa học của oxit - khái quát về sự phân loại oxit.
VI. Rút kinh nghiệm :
 .
Ngày soạn: 08 / 09/ 2020
Ngày giảng: 10/09/2020
 Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
 CHỦ ĐỀ 1: OXIT
 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT 
 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG 
I. Mục tiêu:
Học xong chủ đề này, học sinh có khả năng và cần: 
1. Kiến thức:
Trình bày được tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
Mô tả được cơ sở để phân loại oxit là dựa vào tính chất hóa học của chúng.
Trình bày được những tính chất của canxi oxit CaO, của lưu huỳnh đioxit SO2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.
Nhắc lại được ứng dụng của CaO và SO2 trong đời sống và sản xuất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.
Mô tả được phương pháp điều chế CaO và SO2.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
Viết PTHH
Phân biệt được một số oxit cụ thể. Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.
3. Thái độ:
HS có tính tự giác, tích cực trong học tập.
HS yêu thích môn học.
4. Phát triển năng lực
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực thực hành hóa học
 - Năng lực tính toán hóa học
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực quản lí
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- D/c: Ống nghiêm (4), ống dẫn L (2), kẹp gỗ (1) nút cao su (2), ống hút (2)
- H/c: CuO, HCl, dd Ca(OH)2, nước.
2. Học sinh:
- Ôn tập t/c hóa học của nước và khái niệm về oxit
 III. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thí nghiệm nghiên cứu.
IV. Tổ chức hoạt động:
-	Thời lượng của chủ đề: 3 tiết
 TIẾT 2: 
 Tính chất hóa học của oxit bazơ. Tích hợp dạy CaO
 Hoạt động 1: Khởi động
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành PHT1
- Sau khi HS trả lời xong, GV chốt lại kiến thức và giới thiệu chủ đề, các vấn đề sẽ tìm hiểu trong chủ đề.
 Hoạt động 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
Gv đặt các câu hỏi:
? Có mấy loại oxit chính?
? Em đã học những t/c hóa học nào của oxit bazơ?
? Oxit bazơ tác dụng với nước cần phải chú ý điều gì
? Nêu cách tiến hành Tn?
+ 1 Hs lên bảng làm TN: Cho nước vào CuO và cho 
HCl vào CuO
- Ống nào xảy ra phản ứng? -> kết luận
- Gv: Chốt kiến thức
? Ngoài 2 t/c hóa học trên oxit bazơ còn có những tính chất hóa học nào nữa? Viết PTHH minh họa
- Gv lấy Vd: Vôi sống ra lò sau 1 thời gian sẽ bị vón cục
+ Chú ý oxit bazơ nào mới có tính chất hóa học (c)
?Vậy oxit bazơ có những t/c hóa học nào?
* GV: 1 trong những oxit bazơ điển hình là CaO ( vôi sống ). E hãy viết những tính chất hóa học của CaO và phương trình phản ứng minh họa
GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc thêm phần ứng dụng và điều chế CaO
- Hs: Trả lời câu hỏi và lên bảng viết PT minh họa t/c của oxit bazơ + nước.
- Hs: đọc DTN - SGK - trang 4
- 1 HS lên bảng làm thí nghiệm
-Hs: quan sát thể màu của các chất trước và sau phản ứng
- Hs: nhận xét và viết PTHH
- Hs: Đọc thông tin phần c SGK
- Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
HS dựa vào những tính chất hóa học chung của Ob . Viết tính chất hóa học của CaO
 HS đọc thêm phần ứng dụng và điều chế CaO
I. Tính chất hóa học của oxit (25’)
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
a) Tác dụng với nước:
*TN: BaO phản ứng với nước → dung dịch Ba(OH)2 thuộc loại bazơ
 BaO +H2O → Ba(OH)2
 K2O + H2O → 2KOH *KL:1 số oxit bazơ (K2O, Na2O, Li2O, CaO, BaO,...) tác dụng với nước ở đk thường → Dung dịch bazơ (kiềm)
b) Tác dụng với axit:
* TN: Cho CuO tác dụng với dung dịch HCl 
CuO + 2 HCl → CuCl2 + H2O 
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 
* KL: oxit bazơ + axit 
→ Muối + nước.
c) Tác dụng với oxit axit
 BaO + CO2 →BaCO3
 Na2O + SO2 → Na2SO3 
*KL: 1 số oxit bazơ (K2O, Na2O, Li2O, CaO, BaO..) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Tích hợp dạy CaO
*Tính chất hóa học:
-Tác dụng với nước .
CaO + H2O → Ca(OH)2 
*NX: Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dd bazo
-Tác dụng với axit 
CaO + 2 HCl → CaCl2 + H2O 
-Tác dụng với oxit axit 
CaO + CO2 → CaCO3
KL: CaO là oxit bazơ
*Ứng dụng và điều chế CaO
CaCO3 CaO + CO2­
V) Củng cố- Hướng dẫn về nhà: ( 20 phút)
- Hs làm BT1 - SGK trang 6
+ Hs1: làm a,c; Hs2 làm b
* Yêu cầu HS làm 1 số bài tập trắc nghiệm
Bài 1:Trong các oxit bazơ sau đây thì Ob nào được dùng làm chất hút ẩm trong PTN
A. Fe2O3 B. Al2O3 C. Cr2O3 D. BaO
Bài 2: Dãy oxit nào sau đây khi hòa tan vào nước sẽ thu được dung dịch kiềm làm quỳ tím hóa xanh:
A. ZnO, CaO, Na2O, CuO C. Na2O, CaO, Fe2O3, K2O
B. CaO, Na2O, K2O, BaO D. MgO, K2O, Al2O3, BaO
Bài 3: Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO bằng một lượng vừa đủ 130 ml dung dịch HCl 1M. Tỉ lệ số mol của hai muối thu được lần lượt là :
A. 1: 3 B. 3: 2
C. 2: 1 D. 3:4
Bài 4: Hòa tan 2,04g một oxit của kim loại R ( hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl dư . Cô cạn dung dịch thu được 5,34g muối khan. Công thức của oxit là :
A. BaO B. CuO
C. ZnO D. Al2O3
- Về nhà làm BT: 2, 3, 4, 5, 6 SGK
- Gv hướng dẫn BT6 - T6: Đầu bài cho 2 chất tg tìm chất dư sau phản ứng (H2SO4)
VI. Rút kinh nghiệm :
 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: KHẢO SÁT KIẾN THỨC BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ a, b, c, d đứng trước phương án chọn đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Dãy các chất thuộc loại oxit:
	a. CO, SO2, FeO, CO2, SO3.
	b. CO2, C, MgCO3, HNO3, SO3.
	c. Fe2O3, HNO3, CO2, SO3, MgO.
	d. SO2, SO3, FeO, CO2, NaOH.
Câu 2: Oxit nào sau đây không phải là oxit bazơ?
	a. FeO	b. CuO
	c. SO3	 d. CaO
Câu 3: Oxit nào sau đây không phải là oxit axit?
 a. SO2 	b. CO2
	c. SO3	 d. Al2O3
Câu 4: Cho công thức hóa học của oxit axit có dạng N2O3. Tên gọi đúng của hợp chất trên là:
 a. Đinitơ pentaoxit	b. Đinitơ trioxit
	c. Nitơ trioxit	 d. Đinitơ oxit
Câu 5: Dãy oxit nào sau đây tan được trong nước?
	a. CuO, SO2, FeO, CO2, .
	b. Na2O, K2O, N2O5, SO3.
	c. Fe2O3, CO2, SO3, CaO.
	d. SO2, SO3, FeO, CO2.
Ngày soạn : 12/09/2020
Ngày dạy : 15/09/2020
 CHỦ ĐỀ 1: OXIT
 TIẾT 3: Tính chất hóa học của oxitaxit . Tích hợp dạy SO2
 Khái quát sự phân loại oxit
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Trình bày được tính chất hóa học của oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
Mô tả được cơ sở để phân loại oxit là dựa vào tính chất hóa học của chúng.
Trình bày được những tính chất của lưu huỳnh đioxit SO2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.
Nhắc lại được ứng dụng của SO2 trong đời sống và sản xuất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.
Mô tả được phương pháp điều chế SO2.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
Viết PTHH
Phân biệt được một số oxit cụ thể. Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.
3. Thái độ:
HS có tính tự giác, tích cực trong học tập.
HS yêu thích môn học.
4. Phát triển năng lực
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực thực hành hóa học
 - Năng lực tính toán hóa học
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực quản lí
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- D/c: Ống nghiêm (4), kẹp gỗ (1) ,nút cao su (2), ống hút (2), bình thủy tinh chứa O2, muỗng sắt
- H/c: P đỏ, dd Ca(OH)2, nước, quỳ tím.
2. Học sinh:
- Ôn tập t/c hóa học của nước và khái niệm về oxit axit
 III. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thí nghiệm nghiên cứu.
IV. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ , viết PTHH minh họa ?
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của oxit axit. Tích hợp dạy SO2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv đặt câu hỏi
? Oxit axit có những t/c hóa học nào đã học? Lấy Vd viết PTHH
- GV hướng dẫn HS làm TN.
+HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận, viết PTPƯ.
+ Lấy một ít P đỏ (bằng hạt đỗ xanh) vào muôi sắt, đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho vào lọ, đổ thêm ít nước, lắc đều. 
+ Cho vào sản phẩm 1 mẩu quỳ tím. 
- Gv hướng dẫn HS biết các gốc axit tương ứng với các oxitaxit
Oa gốc axit
SO2 = SO3
CO2 = CO3
P2O5 PO4
- Gv chuẩn KT
? oxit bazơ tác dụng với axit vậy oxit axit có tác dụng với dd bazơ không? ® TN
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm
? Nêu hiện tượng TN và giải thích
- Gv chốt KT.
? Dựa vào t/c hóa học của oxit bazơ nêu t/c hóa học của oxit axit? Lấy Vd, viết PTHH
? So sánh t/c hóa học của oxit axit và oxit bazơ
* GV hướng dẫn HS liên hệ đến oxit SO2
Hãy chứng minh SO2 là oxit axit thông qua các PTHH
Tích hợp giáo dục môi trường
SO2 do các nhà máy nhiệt điện thải ra có thể bay xa hàng trăm km, kết hợp với nước tạo thành mưa axit.
GV chiếu slide về những ảnh hưởng của SO2 gây ra:
? Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mưa axi
? Hậu quả của việc mưa axit là gì?
? Những giải pháp khắc phục mưa axit
HS quan sát slide, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Hs lên bảng làm TN, Hs dưới lớp quan sát hiện tượng (màu, thể..) của các chất trước và sau phản ứng
Đại diện HS nêu nhận xét:
(Dạng bột tan trong nước, sản phẩm là axit vì làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ).
Nhóm khác nhận xét, bổ sung, kết luận
HS lên bảng viết PTHH
-HS làm thí nghiệm
Hs1: Thổi từ từ vào nước
Hs2: Thổi từ từ vào nước vôi trong
+ Hs lên bảng, viết PTHH ® KL
HS thảo luận nhóm so sánh tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ
HS thảo luận nhóm viết các PTHH chứng minh SO2 là oxit axit
2) Oxit axit có những tính chất hóa học nào?
a) Tác dụng với nước:
*Thí nghiệm : P2O5 tác dụng với nước tạo thành dung dịch H3PO4 
 P2O5 + 3 H2O → H3PO4
 SO3 + H2O → H2SO4
*KL: Nhiềù oxit axit+ nước (trừ SiO2) → Dung dịch axit
b) Tác dụng với bazơ
Vd:
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O
SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
- Nhiều oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
c) Tác dụng với oxit bazơ
- Giống t/c của oxit bazơ
*Tích hợp: lưu huỳnh đi oxit (SO2)
-Tính chất vật lí
- Là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí.
-Tính chất hóa học
a) Tác dụng với nước ® DD axit sunfurơ
SO2 + H2O → H2SO3 
b) Tác dụng với bazơ 
SO2 tác dụng với dd bazơ ® Muối sunfit + nước
SO2 + Ca(OH)2→ CaSO3 + H2O 
SO2 + 2 NaOH→ Na2SO3 + H2O 
c) Tác dụng với oxit bazơ
- SO2 tác dụng với một số oxit bazơ (K2O, Na2O, Li2O, CaO, BaO..) → muối sunfit 
 SO2 + CaO→ CaSO3 
* KL: SO2 là oxit axit
 Hoạt động 3: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN LOẠI OXIT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm (3’)
+ Đọc thông tin SGk T5 trả lời câu hỏi
? Có mấy loại oxit, lấy Vd minh họa?
? Dựa vào đặc điểm nào để phân loại oxit?
? Các oxit có tính chất hóa học nào khác nhau? Lấy Vd mỗi loại.
- Gv: Chốt kiến thức lấy Vd về PTHH
Al2O3 + 6 HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Hs: Hoạt động nhóm (3’)
+ Đọc thông tin SGk T5 trả lời câu hỏi
+ Đại diện nhóm báo cáo 
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
II. Khái quát về sự phân loại oxit (10’)
1. Oxit bazơ: Na2O, BaO, CaO... 
2. Oxit axit: CO2; SO2...
3. Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO,
Cr2O3 ...
4. Oxit trung tính: NO, CO, N2O...
IV. Luyện tập – Hướng dẫn về nhà
- Học sịnh làm bài 4/ T6. SGK
a. CO2 + H2O → H2CO3
 SO2 + H2O → H2SO3
b. Na2O + H2O → 2 NaOH
 CaO + H2O → Ca(OH)2 
c. Na2O + 2 HCl → 2NaCl + H2O
 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
d. CO2 + 2NaOH → 2 Na2CO3 + H2O
 SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 + H2O
- HS làm bài 4, 5 / T11. SGK
- Bài tập về nhà : Bài 1, 4/ T.9; Bài 1,2,3/ T.11
VI. Rút kinh nghiệm :
 .
Ngày soạn : 14/09/2020
Ngày dạy : 17/09/2020
 CHỦ ĐỀ 1: OXIT
 Tiết 4: Luyện tập chủ đề oxit
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Dựa vào tính chất hóa học của oxit đã học dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.Làm bài tập vận dụng
2. Kỹ năng:
Viết PTHH
Phân biệt được một số oxit cụ thể. Làm một số bài tập tính toán có liên quan đến oxit.
3. Thái độ:
HS có tính tự giác, tích cực trong học tập.
HS yêu thích môn học.
4. Phát triển năng lực
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực thực hành hóa học
 - Năng lực tính toán hóa học
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực quản lí
II. Đồ dùng dạy học:
GV: máy chiếu, nội dung luyện tập
HS: Học và làm BT về oxit
 III. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thí nghiệm nghiên cứu.
IV. Hoạt động dạy – học
 Hoạt động 1: Khởi động 
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng
? BT : Hãy điền tiếp nội dung vào ô trống:
Oxit bazơ bazo ơbaz¬
Oxit axit
+H2O
+Axit
+H2O
+Baz¬
GVnhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
Hoạt động 2: Bài tập 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 bàn hoàn thành bài tập 
GV chấm điểm theo nhóm 
Yêu cầu HS thảo luận làm bài, gọi đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài 
GV nhận xét cho điểm
GV hướng dẫn HS làm bài 3.T9
- Viết PTHH
 - Đặt x là khối lượng của CuO, tìm khối lượng Fe2O3 theo x
Dựa vào pt , tìm mối liên hệ giữa số mol HCl và x. Tìm x
Gv hướng dẫn Hs làm BT6:
+ tìm số mol của SO2 và Ca(OH)2 -> BT có 2 chất tham gia -> có chất dư
+ Dựa vào PTHH tìm chất dư -> lượng chất dư sau p/ư, và chất tạo thành sau
 phản ứng.
HS thảo luận theo nhóm 2 bàn hoàn thành bài tập 
HS thảo luận làm bài
A. Bài tập lí thuyết
Dạng 1: Viết phương trình hóa học 
Bài 3. T6/SGK
a. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
b. 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
c. H2O + SO2 → H2SO3
d. CaO + H2O → Ca(OH)2
e. CaO + CO2 → CaCO3
Bài 1. T11/SGK
1. S + O2 → SO2
2. SO2 + CaO → CaSO3
3. SO2 + H2O → H2SO3
4. H2SO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O
5. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
6. SO2 + Na2O → Na2SO4
Dạng 2: Bài tập nhận biết
Bài 2. T11/SGK
a. Hòa tan 2 chất rắn vào nước
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Nhúng quỳ tím vào 2 dung dịch thu được 
- Quỳ tím → xanh: dd Ca(OH)2 , chất rắn ban đầu CaO
- Quỳ tím → đỏ : dd H3PO4, chất rắn ban đầu P2O5
b. Dẫn 2 khí qua dung dịch nước vôi trong , khí nào làm đục nước vôi trong khí đó là SO2
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
 Khí còn lại không có hiện tượng là O2
B. Bài toán hóa học
Dạng 1: Bài toán hỗn hợp 
Bài 3* Sgk tr/ 9: 
a. CuO + 2HCl→ CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
 Đặt x (gam) mCuO
 è m= (20 - x) gam
nCuO = ; n= ; 
nHCl = 0,2 x 3,5 = 0,7mol
Ta có ph/trình: 
è mCuO=4gam ;m= 16g
Dạng 2: Bài toán chất dư, chất pư hết
Bài tập 6 SGK/11: 
a. PT : SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
 0,112 
b. nSO2 = = 0,005 (mol); 
 22,4
nCa(OH)2 =(0,01x700) : 1000 = 0,007 (mol)
 Theo PT: n CaSO3 = n SO2
 => m CaSO3 = 120 x 0,005 
 = 0,6 (g)
n Ca(OH) 2 dư = 0,002 (mol) 
=> m Ca(OH) 2 dư = 74 x 0,002
 = 0,148 (g)
V) Củng cố- Hướng dẫn về nhà( 7phút)
BTVN: 1,2(SGK – T21)
- * Chuẩn bị: ôn tập đ/c H2 trong PTN, T/c của oxit bazơ và oxit axit
VI. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 19/09/2020
Ngày dạy : 22/09/2020
CHỦ ĐỀ 2: AXIT
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề HS có khả năng:
1. Kiến thức:
Trình bày được ít nhất 3 tính chất hóa học chung của axit.
Mô tả được tính chất vật lý của axit H2SO4 
Phân biệt được axit sunfuric đặc và loãng
Trình bày được công đoạn sản xuất H2SO4
 Nhận biết được axit H2SO4 và muối sunfat
Vận dụng được tính chất hóa học của axit để giải các bài tập về axit
Mô tả được những ứng dụng của axit
Vận dụng kiến thức phần tính chất hóa học của axit để giải các dạng bài tập:
 +) Viết PTHH
 +) Nhận biết các chất
 +) Bài tập định lượng
2. Kỹ năng:
- Viết được các phương trình hóa học minh họa cho từng tính chất.
- Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, làm được thí nghiệm và nêu được chính xác các hiện tượng trong thí nghiệm.
- Viết được các phương trình hóa học để sản xuất axit H2SO4
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin.
- Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Tuân thủ đúng các thao tác khi làm thí nghiệm
- Chú ý, tập trung, hăng say học tập.
- Hình thành niềm yêu thích môn học, thích tìm tòi, khám phá.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực quản lí
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, đèn cồn, diêm, giá đỡ ống nghiệm, kẹp gỗ.
- Hóa chất: axit HCl, H2SO4 đặc và loãng, Zn, Cu, Al, Fe2O3, CuSO4, NaOH, quỳ tím
2. Học sinh:
- Học nội dung chủ đề oxit, làm bài tập về nhà chủ đề oxit
- Đọc trước bài axit
III. Phương pháp:
 Đàm thoại,trực quan ,hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình giảng dạy
Thời lượng của chủ đề: 3 tiết
 Tiết 5: Tính chất hóa học của Axit
1. Vào bài: (3 phút)
- Giới thiệu chủ đề.
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Cho các chất sau: HCl, NaOH, AgCl, H2SO4, CuO, P2O5. Cho biết chất nào là axit? Đọc tên các axit đó.
- GV vào bài.
2. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tính chất hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
? Em đã học những tính chất hóa học nào có liên quan đến axit?
- Gv viết nhanh ra bảng nháp
? Ngoài những tính chất hóa học đó axit còn có những tính chất hóa học nào khác nữa ta làm một số Tn sau:
? Nêu cách làm TN1,2,3,4
- Gv chốt lại kiến thức + nhấn mạnh cách làm TN1,2,3,4
Yêu câu các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm 1,2,3,4.
? quan sát hiện tượng TN
? Nhận xét hiện tượng => rút ra kết luận, viết Pt.
 Yêu cầu HStrả lời câu hỏi
? Axit có những tính chất hóa học nào? viết PTHH.
- Gv chốt kiến thức và hoàn thiện 
- Gv giới thiệu dãy hoạt động của kim loại (chú ý đến hướng dẫn Hs cách nhớ nhanh)
- Gv nhấn mạnh 2 t/c 1,2 là dung dịch axit phản ứng, tính chất 3,4 là tất cả các axit p/ư
+ Gv giải thích tính trung hòa
- Ngoài 4 tính chất trên axit còn tác dụng với muối (cho Hs ghi tên đề mục, t/c sẽ học sau)
HS thảo luận trả lời
- Hs: cá nhân đọc thông tin TN 1,2,3,4 - SGK trang 12, 13
HS nêu cách làm TN
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm 1,2,3,4.
HS quan sát hiện tượng đại diện nhóm báo cáo nhận xét , rút ra kết luận
HS thảo luận trả lời câu hỏi, viết PTHH
1 Hs đọc to phần chú ý (SGK trang 12)
HS nghe và ghi bài
I. Tính chất hóa học (26)
1) Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
*TN: nhỏ vài giọt dd HCl nên mẩu giấy quỳ tím
*Hiện tượng: quỳ tím -> đỏ
*NX: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím ® Đỏ
2) Axit tác dụng với kim loại
*TN: cho mẩu Al, Cu vào dd H2SO4 loãng
*Hiện tượng: Al tan dần, xuất hiện bọt khí. 
Cu không tan
 2HCl + Fe ® FeCl2 + H2­
3H2SO4 + 2Al ® Al2(SO4 )3 + 3H2­
*NX: Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại (những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động của kim loại) ® muối + H2 
* Chú ý: SGK trang 12
3) Axit tác dụng với bazơ
* TN: cho dd H2SO4 loãng vào Cu(OH)2 và dd NaOH ( có pha dd phenolphtalein)
* Hiện tượng : Cu(OH)2 tan
 -> dd có màu xanh lam
Dd NaOH màu đỏ -> mất màu
H2SO4 + Cu(OH)2 ® CuSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
* NX: Axit + bazơ -> Muối + nước
 (phản ứng trung hòa)
4) Axit tác dụng với oxit bazơ ® Muối và nước
Vd: Fe2O3 + 6HCl ®2FeCl3 +
3 H2O
5) Axit tác dụng với muối
(Học sau)
 Hoạt động 2: AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu Hs đọc thông tin SGK trang 13
? Dựa vào tính chất hóa học của axit được phân thành mấy loại? Lấy Vd?
? Axit mạnh và axit yếu có đặc điểm gì khác nhau
Hs đọc thông tin SGK trang 13
HS thảo luận trả lời
+ 1 Hs đọc phần “Em có biết
HS trả lời
II. Axit mạnh và axit yếu (5’)
* Dựa vào tính chất hóa học: 2 loại
- axit mạnh : HCl, H2SO4, HNO3 
- axit yêu: H2SO3, H2S, H2CO3 
V) Củng cố- Hướng dẫn về nhà: ( 6 phút)
- Làm BT 3 T14 (SGK)
+ HS1: 3a,b
+ HS2: 3cd
? Nêu các tính chất hóa học của axit
*Về nhà: Học bài và làm BT 1,2,4 - Trang 14 - SGK
- Gv hướng dẫn BT 4
+ HSG: Làm thêm bài 3.5 - SBT
- Đọc mục “Em có biết”	
- Trình bày tính chất hóa học của axit HCl và H2SO4 loãng và viết PTHH vào vở
- Chuẩn bị bài mới: Một số axit quan trọng
VI. Rút kinh nghiệm :
 .
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày giảng: 24/9/2020
 CHỦ ĐỀ 2: AXIT
 Tiết 6: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nêu được:
+ Những tính chất của H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hóa học của axit
+ Những ứng dụng , tính chất vật lí của H2SO4 đặc
- Biết nguyên tắc pha loãng axit H2SO4 đặc
-Biết ứng dụng và phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. Viết được PTHH của quá trình sản xuất.
- Biết cách nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của H2SO4 loãng, viết được các PTHH minh họa
- Biết cách pha loãng axit H2SO4 đặc
-Rèn kĩ năng làm bài tập nhận biết được dung dịch axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl và H2SO4 trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận khi sử dụng axit và pha loãng axit đặc
-Cẩn thận khi sử dụng axit H2SO4, có ý thức bảo vệ môi trường
4. Năng lực:
- Năng lực thực hành hóa học và hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán hóa học
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Ống nghiệm (4), kẹp gỗ (2), ống hút (2), đèn cồn
+ Hóa chất: HCl, H2SO4đặc, nước cất, Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3 , Cu, đường
+ Máy chiếu
2. Học sinh:
- Ôn tập tính chất hóa học của axit
III. Phương pháp.
Thí nghiệm đối chứng; Hợp tác trong nhóm nhỏ; Vấn đáp tìm tòi.
IV.Tiến trình bài dạy:
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Trình bày tính chất hóa học của axit? mỗi tính chất viết một PTHH minh họa
HS2: Hoàn thành các PTHH sau:
 HCl + .→ FeCl2 + H2
 HCl + Ba(OH)2 → .. + 
 HCl + . → FeCl3 + H2O
GV yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của axit HCl
HS3: Hoàn thành các PTHH : 
 H2SO4 + → + H2
 H2SO4 + KOH → + .
 H2SO4 + CuO → .......+ H2O
GV : dựa vào bài tập đã hoàn thành hãy trình bày tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng
GV nhận xét , bổ sung
3) Bài mới
 Hoạt động 2: Tính chất hóa học của H2SO4 đặc
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu Hs đọc thông tinTN SGK - T16
? Nêu cách làm TN H2SO4 đặc tác dụng với kim loại
- Gv làm TN
- Gv: 2Fe + 6H2SO4 (đặc,n) ® Fe2(SO4)3 + 6 H2O + 3 SO2­ (trừ Au, Pt, H2SO4 đặc nóng không tác dụng)
- Yêu cầu HS nghiên cứu TN SGK trang 16, 17
- Gv chiếu TN trên máy chiếu đa năng cho Hs quan sát
? Nêu hiện tượng, giải thích tại sao đường chuyển trắng -> nâu -> đen và bị đẩy lên cao?
- Gv chốt kiến thức
- Yêu câu 1 Hs lên viết sơ đồ chuyển hóa của đường ® tính chất của H2SO4 đặc
? H2SO4 đặc và H2SO4 loãng có những tính chất nào giống nhau?
HS nghiên cứu thông tin trong SGK, nêu cách tiến hành thí nghiệm
- Hs: + Quan sát nhận xét hiện tượng
+ Viết PTHH ® rút ra t/c của H2SO4 đặc
- Hs đọc TN SGK trang 16, 17
HS quan sát thí nghiệm trả lời câu hỏi
HS lên bảng viết PTHH
HS thảo luận trả lời 
A. Axit clohidric(HCl)
HS tự học
B. Axit sunfuric (H2SO4)
I. Tính chất vật lí: 
Là chất lỏng sánh , không màu, không bay hơi, dễ tan trong nước và tỏa nhiệt
* Tính chất hóa học của H2SO4 loãng: HS tự học
II. Axit sunfuric đặc có 
những tính chất hóa học riêng (10’)
1) Tác dụng với kim loại
Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2­ + 2H2O
* KL: H2SO4 đặc + nhiều kim loại (trừ Au, Pt)® muối sunfat + sản phẩm khí 
- H2SO4 đ, nguội không tác dụng với Al, Fe
2) Tính háo nước
* NX: chất rắn màu đen là C ( do H2SO4 đ đã hút nước)
C12H22O1111H2O + 12 C
- C sinh ra bị H2SO4 đ oxi hóa -> SO2 và CO2
C + 2 H2SO4 -> CO2 + 2SO2 + 2H2O
* H2SO4 đặc có tính háo nước nên đã chuyển hóa đường, bông, vải, sợi thành C
 Hoạt động 2: Ứng dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu Hs: Quan sát H 1,12 + đọc thông tínGK
? Nêu các ứng dụng của H2SO4 ?
HS: Tự ghi các ứng dụng của H2SO4 vàovở
III. Ứng dụng
-SX chất tẩy rửa.
-Chế biến dầu mỏ.
-SX muối, axit.
-Dùng cho ắc quy.
-Làm thuốc nổ, luyện kim.
-SX tơ, sợi, chất dẻo, giấy.
-SX phân bón, phẩm nhuộm
 Hoạt động 3: Sản xuất axit sunfuric
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
? Nêu nguyên liệu và ph. pháp sản xuất H2SO4
? Sản xuất H2SO4 có những công đoạn nào? Viết các PTHH từ đó xây dựng sơ đồ chuyển hóa sx H2SO4 từ nguyên liệu S và FeS2
- Gv chốt kiến thức
- GV giới thiệu oleum ( axit bốc khói)
HS đọc thông tin SGK yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
IV. Sản xuất axit sunfuric (10’)
1. Nguyên liệu :
- S hoặc pirit sắt ( FeS2)
- Không khí , nước , chất xúc tác V2O5
2. Các công đoạn chính
* Sản xuất SO2
 S + O2 SO2
( 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2)
* Sản xuất SO3
2SO2 + O2 -> 2SO3
* Sản xuất H2SO4
SO3 + H2O H2SO4
* chú ý:
Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được H2SO4.nSO3 (oleum)
Hoạt động 4: Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu Hs: Đọc Tn trang 18 - SGK
? Nêu cách tiến hành TN?
+ Gv cho 1 Hs lên bảng tiến hành TN
+ Nêu hiện tượng và viết các PTHH
? Để nhận biết H2SO4 và dung dịch muối sunfat ta dùng chất thử nào?
? Phân biệt dung dịch axit và dung dịch muối ta dùng thuốc thử nào?
Hs: Đọc Tn trang 18 - SGK
1 HS lên bảng làm thí nghiệm
HS quan sát TN,thảo luận rút ra nhận xét
V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat (10’)
* t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_1_den_7_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx