Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Bazơ - Năm học 2020-2021 - Quách Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Bazơ - Năm học 2020-2021 - Quách Thị Thanh Huyền

PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:

A. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ:

- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở những bài học có nội dung liên quan đến nhau về bazơ.

- Chủ đề gồm: 03 tiết (Từ tiết 10 đến tiết 12)

Tiết 1: Tính chất hóa học của bazơ.

Tiết 2: Ứng dụng và cách sản xuất một số bazơ quan trọng (NaOH, Ca(OH)2).

Tiết 3: Luyện tập.

B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

1. kiến thức: Biết được:

- Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất riêng của kiềm (tác dụng với oxit axit, dung dịch muối), tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

- Tính chất, ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2, phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.

2. Kĩ năng:

- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.

- Quan sát thí nghiệm rút ra được tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của NaOH, Ca(OH)2.

- Nhận biết được môi trường dung dịch bằng giấy quỳ tím, nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.

- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của bazơ.

- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác. Yêu thích môn học .

4. Định hướng phát triển phẩm chất,năng lực:

+ Hình thành năng lực:

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

+ Phát triển phẩm chất:

- Chăm chỉ

- Trung thực

- Có trách nhiệm.

- Yêu nước.

 

docx 12 trang maihoap55 7580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Bazơ - Năm học 2020-2021 - Quách Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2020 Ngày dạy: từ ngày......... đến ngày:........
Từ tiết 10 đến tiết 12 (theo KHDH)
CHỦ ĐỀ: BAZƠ
(Tổng số tiết: 03 tiết)
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ: 
A. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ:
- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở những bài học có nội dung liên quan đến nhau về bazơ.
- Chủ đề gồm: 03 tiết (Từ tiết 10 đến tiết 12)
Tiết 1: Tính chất hóa học của bazơ.
Tiết 2: Ứng dụng và cách sản xuất một số bazơ quan trọng (NaOH, Ca(OH)2).
Tiết 3: Luyện tập.
B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1. kiến thức: Biết được: 
- Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất riêng của kiềm (tác dụng với oxit axit, dung dịch muối), tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ). 
- Tính chất, ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2, phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
2. Kĩ năng: 
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm rút ra được tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của NaOH, Ca(OH)2.
- Nhận biết được môi trường dung dịch bằng giấy quỳ tím, nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của bazơ. 
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng.
3. Thái độ: 
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác. Yêu thích môn học .
4. Định hướng phát triển phẩm chất,năng lực:
+ Hình thành năng lực:
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
+ Phát triển phẩm chất: 
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Có trách nhiệm.
- Yêu nước.
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN: 
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả mức độ cần đạt)
Câu hỏi/bài tập định tính
(trắc nghiệm, tự luận)
-HS biết được CTHH, tính chất hoá học của bazơ, ứng dụng của một số bazơ quan trọng (NaOH, Ca(OH)2).
-Nắm được phương pháp sản xuất NaOH.
- HS viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của bazơ.
- Phân biệt được các tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan.
- Viết PTHH chuyển đổi.
- Xác định các bazơ tác dụng được với dung dịch axit, oxit axit, phản ứng nhiệt phân.
- Giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên: Khử chua đất, lớp màng trên bề mặt nước vôi trong, hiện tượng vôi bị vón cục.
Giải thích các hiện tượng trong các thí nghiệm cụ thể, kiểm chứng sản phẩm sau các thí nghiệm.
Câu hỏi/bài tập định lượng
(trắc nghiệm, tự luận)
-Tính được các đại lượng cần tìm theo theo PTHH.
- Học sinh làm được các bài tập tính theo PTHH.
Giải bài tập tính theo PTHH.
- Giải được bài toán trong thực tế về quá trình bón vôi khử chua đất.
Câu hỏi/bài tập gắn với thực hành thí nghiệm/gắn hiện tượng với thực tiễn.
Mô tả được TN, nhận biết được các hiện tượng TN thể hiện tính chất của bazơ.
- Biết chọn thuốc thử để nhận biết dd bazơ.
- Biết chọn hóa chất, tiến hành TN chứng minh tính chất của bazơ.
- HS giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
- Nhận biết được 2 dd bazơ
- Nhận biết các bazơ dựa vào phản ứng đặc trưng.
- Cách pha chế dung dịch nước vôi trong
- Dùng dung dịch nước vôi trong để xử lí chất thải có môi trường axit, khử chua đất trồng...
- Giải quyết bài toán trung hòa trong tình huống cụ thể.
- BT tính toán liên quan đến thực tiễn
D. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA CHO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ.
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Chất tác dụng với H2O tạo ra dung dịch bazơ là
A. MgO. B. Na2O. 	C. SO2. 	D. Fe2O3.
Câu 2: Dãy chất gồm công thức hóa học của bazơ là
A. Ca(OH)2, CaCO3, HCl. 	 	 B. KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2.
C. CuSO4, HNO3, HCl. 	 	 D. CaCO3, ZnO, SO2.
Câu 3: Khi nhỏ dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím thì giấy quỳ tím sẽ
A. Hóa đỏ.	 B. Hóa xanh.	 C. Hóa đen.	 D. Không đổi màu.
Câu 4: Cho các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2. Số bazơ tác dụng với dung dịch HCl là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Nguyên liệu để sản xuất NaOH trong công nghiệp là 
A. Na B. Na2O C. NaCl D. Na2CO3
Câu 6: Để nhận biết dd Ca(OH)2 ta dùng thuốc thử nào?
Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
 	 A. Ba(OH)2, HCl, SO2. 	 	B. FeO, KOH, H2SO4. 
 C. CO2, Mg(OH)2, HNO3. D. SO3, HCl, H2SO4. 
Câu 2: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là
A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.	B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2.
C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.	D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 3: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong dư.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam kết tủa thu được sau phản ứng.
Câu 4: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4.
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có sẵn mẩu quỳ tím.
Câu 5: chọn chất thích hợp điền vào dấu hỏi và hoàn thành các sơ đồ phản ứng (kèm theo điều kiện nếu có).
a) Fe(OH)3	 	? + H2O
b) ? + NaOH	 Na2SO4 + ?
c) ? + Zn(OH)2 ZnSO4 + H2O
d) ? + HCl NaCl	 + H2O
e) ? + CO2 	 Na2CO3 + H2O
Câu 6: Để nhận biết dd Ca(OH)2 và dd NaOH ta dùng thuốc thử nào?
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Màng trắng trên bề mặt dung dịch nước vôi trong là sản phẩm của phản ứng giữa cặp chất nào sau đây?
A. CO2 và H2O 
B. CaO và H2O
C. CO2 và Ca(OH)2
D. CaO và CO2
Câu 2: Số ml dung dịch H2SO4 2M cần để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M là
A. 50.	 C. 100.	 B. 25.	 D. 250.
Câu 3: Để phân biệt hai ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, ta có thể dùng hoá chất nào sau đây:
A. Khí CO2. B. Dung dịch HCl. C. Quỳ. D. Khí oxi.
Câu 4: Cho các chất sau: Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2.
a) Những chất nào có phản ứng với khí CO2? 
b) Những chất nào bị phân hủy bởi nhiệt? 
c) Những chất nào vừa có phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 5: Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4%, ta được dung dịch A.
a) Viết PTHH. 
b) Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
c) Cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ tím chuyển mầu gì?
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 , HCl và NaOH có cùng nồng độ mol/lit. Chỉ dùng Phenolphtalein làm thuốc thử và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết hãy nhận biết 3 dung dịch. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
Câu 7: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:
CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaCO3 
 CaCl2 Ca(NO3)2
Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Trong quá trình sản xuất điện tại 1 nhà máy nhiệt điện có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng gì đối với môi trường sống xung quanh?
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích. 
Câu 2: Cho 3,04 g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dd HCl, thu được 4,15 g các muối clorua. Tính số gam mỗi hiđroxit trong hỗn hợp.
Câu 3: Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được các chất trong cặp nào dưới đây?
A. Dd Ba(OH)2 và dd CuCl2	B. Dd Na2SO4 và dd Ca(NO3)2
C. Dd H2SO4 và dd HCl	D. Dd ZnCl2 và dd AlCl3
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 0,8M được dung dịch A. 
Viết PTHH. 
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.
Cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ tím chuyển mầu gì?
PHẦN II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1 – Tiết số 10 (KHDH)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được các tính chất hóa học của bazơ, viết được phương trình hóa học minh họa cho các tính chất đó thông qua dung dịch NaOH và Ca(OH)2
- Giải được các bài toán định tính và định lượng liên quan đến bazơ.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng phán đoán, đề xuất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, quan sát, nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của bazơ.
- Viết được PTHH, tính theo phương trình hóa học.
- Nhận biết được các chất.
- Vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác. Yêu thích môn học .
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ hóa chất đủ cho 04 nhóm
+ Dụng cụ: Đèn cồn, giá gỗ, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, cốc 100ml, chén sứ, ... (đủ cho 04 nhóm).
+. Hóa chất : dung dịch NaOH, dung dịch phenolphtalein, quỳ tím, dung dịch CuSO4.
2. Học sinh:
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’):
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 
3. Khởi động (5’): GV cho HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn”
* Luật chơi: GV bật nhạc và HS chuyền tay nhau hộp quà và khi nhạc tắt hộp quà trên tay bạn nào bạn đó sẽ chọn một câu hỏi ngẫu nhiên để trả lời và sẽ nhận được một phần quà tương ứng.
* Câu hỏi: GV thiết kế 6 câu hỏi trên 6 ngôi sao, HS tự lựa chọn ngôi sao.
Câu hỏi 1: Chất nào có khả năng làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. NaCl	B. HCl	C. BaCl2	D. K2SO4
Câu hỏi 2: Hợp chất gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hoặc nhiều nhóm – OH được gọi là . (Bazơ)
Câu hỏi 3: Phần quà là một tràng pháo tay thật to.
Câu hỏi 4: Natri hiđroxit còn gọi là xút hay xút ăn da. Chất này có công thức hóa học là....... (NaOH).
Câu hỏi 5: Vôi tôi hay còn được gọi là . (Canxihidroxit) được dùng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Chất này có công thức hóa học là ..(Ca(OH)2)
Câu hỏi 6: Trong các bazơ dưới đây bazơ nào là bazơ không tan?
A. NaOH	B. KOH	C. Cu(OH)2	D. Ba(OH)2
GV: chiếu slide hình ảnh của 3 bazơ NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2. Vậy bazơ có những tính chất hóa học gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung bài học ngày hôm nay.
II. Hình thành kiến thức (30’):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV: Chiếu slide bảng tính tan yêu cầu HS nhắc lại có mấy loại bazơ?
- Dựa vào câu trả lời của HS GV nêu chúng ta cùng tìm tìm hiểu tính chất hóa hoc của 2 loại bazơ đó. GV vẽ sơ đồ tư duy.
- GV phát phiếu HT cho HS yêu cầu hoàn thành bài tập 1.
- H: Trong các PTHH đó PTHH nào thể hiện tính chất hóa học của bazơ? 
Qua những kiến thức bài Nước đã học ở lớp 8 và kết hợp với bài tập 1, em biết bazơ có những tính chất hóa học nào?
- GV: hoàn thành sơ đồ tư duy
- HS: quan sát lên slide và cá nhân đứng tại chỗ trả lời: có 2 loại là bazơ tan và bazơ không tan.
- HS: cá nhân hoàn thành bài tập 1 vào phiếu học tập.
- HS: trả lời PT số 2 và 3 
- HS liệt kê các tính chất hóa học đã được biết qua bài oxit và bài axit đó là: 
1. Đổi màu chất chỉ thị:
2. Tác dụng với oxit axit.
3. Tác dụng với axit. 
- GV: Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm của bazơ với chất chỉ thị.
 - GV phát dụng cụ, hóa chất cho 04 nhóm HS để làm thí nghiệm.
- GV: chiếu slide và nêu cách tiến hành TN, 
- GV: chú ý với học sinh một số thao tác thí nghiệm cần thiết.
- GV: yêu cầu 4 nhóm trưởng treo bảng phụ và cầm kết quả thí nghiệm , rồi cho 1 HS nhận xét chung kết quả của 4 nhóm.
- GV: hoàn thành sơ đồ tư duy.
- HS: quan sát slide.
- HS chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- HS ghi lại hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét, kết luận và ghi lại kết quả lên bảng phụ.
- HS: đứng tại chỗ nhận xét.
- Kết luận về tính chất hóa học của bazơ qua thí nghiệm.
Làm đổi màu chất chỉ thị
 Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
 2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.
	PTHH: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 ↓ + H2O
 3. Bazơ tác dụng với axit.
PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
- GV: Chiếu slide bài tập vận dụng: Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết 3 dung dịch mất nhãn sau: dd HCl,dd NaCl,dd NaOH.
- HS: Cá nhân suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời.
(Lấy mỗi chất ra 1 ít rồi lần lượt nhúng mẩu giấy quỳ tím vào nếu quỳ chuyển sang màu đỏ là dd HCl, nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh là dd NaOH, quỳ không đổi màu là dd NaCl)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV nêu vấn đề: Ngoài những tính chất trên bazơ còn có tính chất nào khác không, chúng ta cùng tìm hiểu qua thí nghiệm nung nóng Cu(OH)2.
- GV phát dụng cụ, hóa chất cho 04 nhóm HS để làm thí nghiệm.
- GV: hướng dẫn HS cách điều chế Cu(OH)2 từ dd NaOH và dd CuSO4. (chú ý trạng thái, màu sắc trước khi nung nóng). 
- GV: nêu cách tiến hành TN nung nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
- GV hướng dẫn một số thao tác khi tiến hành thí nghiệm nhiệt phân.
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng thí nghiệm, dấu hiệu có sinh ra chất mới để kết luận có phản ứng hóa học xảy ra. 
- GV: yêu cầu 4 nhóm trưởng treo bảng phụ và cầm kết quả thí nghiệm , rồi cho 1 HS nhận xét chung kết quả của 4 nhóm.
- GV: hoàn thành sơ đồ tư duy.
- H: Bazơ không tan có tác dụng được với axit không?
- GV: hoàn thành sơ đồ tư duy.
- HS: lắng nghe.
- HS: tiến hành TN nhiệt phân Cu(OH)2.
- Ghi lại kết quả TN vào phiếu học tập
- Từ kết quả trên HS rút ra kết luận về phản ứng phân hủy của bazơ không tan. 
- HS: dựa vào kiến thức đã học ở bài axit để trả lời.
- GV: Một số bazơ không tan khác như Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 cũng bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra oxit và nước.
GV: Ngoài các tính chất dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với axit và bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thì bazơ còn có một tính chất hóa học khác là tác dụng với muối. Để tìm hiểu tính chất này chúng ta sẽ được nghiên cứu trong bài “Tính chất hóa học của muối”
HS viết thêm PTHH minh họa
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
- PTHH: Cu(OH)2 → CuO + H2O
TQ: Bazơ không tan → oxit bazơ + nước
III. Luyện tập (5’)
GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi của bài tập 2 trong phiếu học tập:
Câu 1: Khi nhỏ dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím thì giấy quỳ tím sẽ
A. Hóa đỏ.	B. Hóa xanh.	 C. Hóa đen.	D. Không đổi màu.
Câu 2: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là
A. NaOH.	B. KOH.	 C. Mg(OH)2.	D. Ba(OH)2
Câu 3: Cho các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2. Số bazơ tác dụng với dung dịch HCl là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
IV. Vận dụng (3’):
 GV cho HS trả lời bài tập 3 trong phiếu học tập kiến thức liên quan đến thức tiễn đời sống để từ đó thấy được tầm quan trọng khi biết tính chất hóa học của các chất cụ thể bài này là bazơ.
Bài tập 3: Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng gì đối với môi trường sống xung quanh?
Đáp án: ô nhiễm không khí, Mưa axit.
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích.
Đáp án: dung dịch nước vôi trong vì nước vôi trong có tính chất của một bazơ.
Khí phát thải từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Quảng Ninh
V. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’):
- NaOH Ca(OH)2 có tính chất hóa học của bazơ không? Viết PTHH (nếu có)
- Nghiên cứu trước nội dung bài ứng dụng và sản xuất một số bazơ quan trọng ( NaOH và Ca(OH)2). 
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:............................................................................ Lớp:..............................
I. Thí nghiệm: 
STT
Tên TN
Hiện tượng
Kết luận- PTHH
1
Đổi màu chất chỉ thị 
1. Quỳ tím
2. dd phenolphtalein
2
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy (Nung nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn)
II. Bài tập:
* Bài tập 1: Hoàn thành các PTHH sau:
1. Zn + HCl → ?
2. CO2 + Ca(OH)2 →? 
3. HCl + NaOH → ?
4. Al2O3 + HCl → ?
* Bài tập 2: 
Câu 1: Khi nhỏ dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím thì giấy quỳ tím sẽ
A. Hóa đỏ.	B. Hóa xanh.	 	C. Hóa đen.	D. Không đổi màu.
Câu 2: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là
A. NaOH.	B. KOH.	C. Mg(OH)2.	D. Ba(OH)2.
Câu 3: Cho các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2. Số bazơ tác dụng với dung dịch HCl là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
* Bài tập 3: Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng gì đối với môi trường sống xung quanh?
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_101112_bazo_nam_hoc_2020_2021_qua.docx