Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 58+59 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 58+59 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

 CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng)

- Ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo.

- Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo.

2. Năng lực:

3. Phẩm chất:

Chăm học, trung thực

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

a. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm, hệ thống bài tập theo SGK .

b. Học sinh: Ôn tập kiến thức: rượu etylic, axit axetic và chất béo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 : Khởi động

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

a.Mục tiêu:

 CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng)

- Ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo.

- Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo.

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Phẩm chất chăm chỉ

 

docx 9 trang maihoap55 4670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 58+59 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 58
BÀI 48: LUYÊN TẬP: RƯỢU ETYLIC, AXIT AXETIC VÀ CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : 
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng)
- Ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. 
- Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo. 
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Phẩm chất: 
Chăm học, trung thực
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm, hệ thống bài tập theo SGK .
b. Học sinh: Ôn tập kiến thức: rượu etylic, axit axetic và chất béo. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
a.Mục tiêu: 
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng)
- Ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. 
- Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo. 
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Phẩm chất chăm chỉ
b. Nội dung : GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau
Công thức
Tính chất vật lý
Tính chất hóa học
Rượu Etylic
Axit axetic
Chất béo
Viết PTHH minh họa
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O 
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
Na2CO3 + 2CH3COOH 2CH3COONa + H2O + CO2 
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O 
 H2SO4đ, t0
 CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
c. Sản phẩm : Bảng hoàn thành của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV: Treo bảng như SGK /148( DẠNG CÂM)
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng.
- GV: Nhận xét, sửa sai và đánh giá.
- Giáo viên chốt kiến thức, đưa thông tin phản hồi phiếu học tập.
- HS: Quan sát.
- HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng
-HS: Ghi bài .
Các nhóm thảo luận trong 7’. Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. 
Công thức
Tính chất vật lý
Tính chất hóa học
Rượu Etylic
C2H5OH
– Chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước, sôi 78,30C, hòa tan được nhiều chất: iốt, benzen, cao su,.
– Phản ứng cháy.
– Phản ứng với Na.
– Phản ứng với CH3COOH
Axit axetic
CH3COOH
– Chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
– Làm quỳ tím " đỏ tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối,..
– Phản ứng với C2H5OH.
Chất béo
(RCOO)3C3H5
– Nhẹ hơn H2O, không tan trong H2O, tan trong benzen, xăng dầu,...
– Thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
Hoạt động 3. Luyện tập 
a.Mục tiêu: củng cố các kiến thức đã học về rượu, axit và chất béo.
Biết vận dụng để giải các bài tập liên quan.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán Phẩm chất chăm chỉ 
b.Nội dung: - GV: Yêu cầu HS làm bài tập sgk/tr148;149
- HS làm việc cá nhân.
GV gọi HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức.
c.Sản phẩm : Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d.Tổ chức thực hiện : 
 - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK /148 
- GV: Gọi lần lượt HS lên làm bài tập.
(Phụ đạo HS yếu kém)
- GV: Yêu cầu các nhóm làm bài tập 3 SGK/148
- GV: Gọi đại diện nhóm lên sửa bài tập .
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm BT 4/SGK149
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 7/149 
- GV: Yêu cầu HS tính 
- GV: Yêu cầu HS tính dựa vào PTHH 
- GV: Hướng dẫn HS cách tính 
- HS: -HS: Làm bài tập 2 SGK /148
a. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH 
b. CH3COOC2H5 +NaOHCH3COONa + C2H5OH
- HS: Thảo luận nhóm bài 3 SGK / 148
Các phương trình phản ứng 
a. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
b. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3 H2O
c. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
d. 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O 
e. 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2
- HS: Làm bài tập 4/SGK149
- Cho 3 mẫu giấy quỳ tìm vào 3 ống nghiệm.
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
+ Quỳ tím không đổi màu là rượu etylic, dầu ăn tan trong rượu etylic.
- Cho lần lượt nước vào 2 ống nghiệm đựng rượu etylic, dầu ăn tan trong rượu etylic.. 
+ Nếu ống nghiệm nào tan trong nước là rượu etylic.
+ Nếu ống nghiệm nào thấy phân lớp là rượu dầu ăn tan trong rượu etylic.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Lắng nghe và thực hiện
Bài 7/149
Phương trình 
 CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + CO2 + H2O
Khối lượng CH3COOH có trong 100 gam dung dịch 
 = 12 (gam )
Theo phương trình
 = 0,2 (mol)
 = 0,2 * 84 = 16,8 (gam)
Khối lượng NaHCO3 cần dùng là
Dung dịch sau phản ứng có muốiCH3COONa
Theo phương trình 
 = 0,2 mol 
m dung dịch sau phản ứng = 200 + 100 – (0,2 *44) = 219,2 ( gam )
Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng
 =
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống
b.Nội dung:
GV yêu cầu HS liệt kê một số loại chất béo thường gặp trong các bữa ăn hàng ngày
- Dựa vào kiến thức đã học về chất béo hãy lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người bình thường.
- 
c.Sản phẩm : Bài làm của HS
d.Tổ chức thực hiện : 
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi ra giấy nội dung trả lời câu hỏi của GV
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và trả lời
Báo cáo: HS trình bày kết quả tìm hiểu của minh
HS khác nhận xét, bổ sung
GV kết luận và cung cấp thêm 1 số thông tin.
 Acid béo Omega-3
Acid béo omega – 3 (n=3) thường ở dạng như Eicosapentaenoic (EPA) và Docosahexaenoic (DHA) trong các thức ăn có nguồn gốc động vật (các loại cá, dầu cá). Các acid béo omega- 3 nguồn gốc thực vật (acid alpha linolenic -ALA) cũng có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch. Đối với cơ thể con người, DHA và EPA không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào. Ở chế độ ăn giàu ALA, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành giảm tới 50%. Chế độ ăn hàng ngày cần tăng các acid béo n-3 để phòng các bệnh tim mạch cụ thể là mỗi tuần nên có 2-3 lần ăn cá, thay thế cá cho thịt. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các acid béo n-3, ngay cả khi lượng Chất béo thấp trong một số hải sản.
Bảng. Hàm lượng các acid béo trong 100 g ăn được một số loại cá và hải sản
Tên Thực phẩm
Tổng chất béo
Acid béo no
Acid béo không no 1 nối đôi
Acid béo không no nhiều nối đôi
Cá hồi
5.3 g
1.260 g
2.130g
1.990 g
EPA:0.430 g,
DHA là 0.660 g,
acid linolenic 0.160 g.
Cá chép
3.6 g
1.080g
2.240 g
1.430 g
EPA:0.240 g,
DHA là 0.110 g,
acid linolenic 0.270 g.
Cá ngừ
0.3 g
0.240 g
0.150 g
0.280
EPA:0.040,
DHA là 0.180,
acid linolenic 0.010 g.
Cá thu
10.3 g
2.420 g
4.050 g
2.480
EPA:0.670 g,
DHA là 0.160 g,
acid linolenic 0.120 g.
Cá trích
10.6 g
3.260 g
6.870 g
2420 g
EPA:0.970 g,
DHA là 0.690 g,
acid linolenic 0.060 g.
· Omega 6
Omega 6 cũng là các acid béo không no, gồm: Linoleic acid (LA, Gamma linolenic acid (GLA, Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA). Đây là chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung cho cơ thể từ nguồn thức ăn cung cấp.
Cũng như Omega 3, Omega 6 có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Bởi vậy, Omega 6 thường chỉ cần cho người lớn để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, còn tác dụng cho trí não và mắt là không có và tác dụng chống oxy hóa cũng không nhiều. Nguồn bổ sung Omega 6 từ thức ăn rất dồi dào, nó có nhiều trong các loại dầu thực dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, trong trứng gà, mỡ....
--------------------------------------š ›-------------------------------
Tuần 30 Tiết 59 
BÀI 43: THỰC HÀNH CỦA RƯỢU VÀ AXIT
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : 
- Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic
- Thí nghiệm tạo este etyl axetat 
Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Phẩm chất
Trung thực; trách nhiệm
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
GV: - Hóa chất: axit axetic, giấy quỳ tím, kẽm viên, đá vôi, bột CuO, rượu etylic, H2SO4 đặc, dd muối ăn bão hoà.
 - Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống hút...
HS: Chuẩn bị nội dung bài thực hành
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động
a. Mục tiêu:
Kiểm tra hóa chất, dụng cụ thí nghiệm
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
b. Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm nhận dụng cụ và hóa chất
Các nhóm phân nhóm trưởng, thư kí, và phân công nhiệm vụ cho các thành viên
c. Sản phẩm: Các nhóm triển khai và hoàn thành phần công việc chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: GV phân lớp thành 4 nhóm
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm phân công nhóm trưởng và nhóm phó
Báo cáo: kiểm tra dụng cụ hóa chất .
Kết luận: GV nhắc nhở 1 số qui tắc an toàn trước khi làm thí nghiệm.
Hoạt động 2.. Hướng dẫn thực hành 
a. Mục tiêu:
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học
Phẩm chất trung thực, trách nhiệm
b. Nội dung : Thí nghiệm thực hành tính chất của axit và rượu
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic
- Thí nghiệm tạo este etyl axetat
c. Sản phẩm: kết quả thí nghiệm
d. Tổ chức thực hiện: 
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà. 
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
-GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
- HS: Lấy bản tường trình cho GV kiểm tra.
- HS: Lắng nghe. 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý của GV.
- GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị 
- GV: Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành: 
+ Nêu tính chất của rượu etilic 
+ Nêu tính chất của axitaxetic
Thí nghiệm Tính chất của axit axetic
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: 
+ Cho vào lần lượt vào 4 ống nghiệm: 
Ống 1: mẫu giấy quỳ tím
Ống 2: mãnh kẽm
Ống 3: mẫu đá vôi nhỏ
Ống 4: bột đồng II oxit
Cho tiếp 2 ml axit axetic vào từng ống nghiệm 
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm và ghi lại kết quả 
- GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình 5.5 trang 141
- GV: Gọi HS nêu các bước làm thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm và nhận xét mùi của lớp chất lỏng nổi trên mặt nước
- HS: Trả lời
- HS: Quan sát
- HS; Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
- HS: Nêu các bước thực hành 
 Cho vào ống nghiệm A 2 ml rượu khan, 2 ml axitaxetic, 1ml axitsunfuric đặc, lắc đều
Đun nhẹ hỗn hợp cho chất lỏng bay hơi từ từ sang ống B. đến khi chất lỏng trong ống A chỉ còn khoảng 1/3 thể tích ban đầu thì ngừng đun. Lấy ống B ra cho thêm 2 ml dung dịch muối ăn bão hoà, lắc rồi để yên. 
- HS: Làm thí nghiệm. 
- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất dư trả lại cho GV, vệ sinh khu làm việc của nhóm mình cho sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình cho cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
-GV: Nhận xét và chấm điểm thực hành đối với các nhóm.
-HS Hoàn thành bài tường trình
- HS: Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và trả dụng cụ cho GV.
-HS: Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến nếu có.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
--------------------------------------š ›-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_5859_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_ho.docx