Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6 đến 9: Axit

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6 đến 9: Axit

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: biết được:

- Tính chất hóa học của Axit: Tác dụng với quỳ tím, oxit bazo , bazo và kim loại

- Tính chất ứng dụng , cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc( tác dụng với kim loại, tính háo nước) phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. HS biết được t/chất HH của axit HCl, H2SO4 loãng. Biết được cách viết PTPƯ thể hiện t/chất HH chung của axit. Viết đúng các PTHH cho mối t/chất. H2SO4 đặc có những t/chất hoá học riêng: Tính oxi hoá ( t/dụng với những kim loại kém hoạt động ) tính háo nước, dẫn ra được những PTHH cho những t/chất này. Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất, trong đời sống.

2./ Kỹ năng : Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành th/nghiệm. Các ng/liệu công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, những ph/ứng xãy ra trong các công đoạn.Vận dụng những t/chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.

2./ Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết PTPƯ, phân biệt các chất , kỹ năng làm b/tập HH

- Những tính chất hoá học của oxít bazơ ,oxít axít và mối quan hệ giữa oxít bazơ và oxít axít

- Những tính chất hoá học của axít

- Dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như :CaO,SO2,HCl,H2SO4.

- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của axit nói chung.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại .

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc , nóng

- Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat.

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.

3. Năng lực cần phát triển:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm về axit, axit mạnh, axit yếu. Axit1 có oxi và axit không có oxi. Axit1 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Năng lực làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của axit, tính chất của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng.

-Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng công thức C%, CM, Vdd, Khối lượng riêng, bài toán lượng 2 chất, bài toán hỗn hợp.

 -Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Nhận biết Axit sunfuric và muối sunfat. Giải thích các hiện tượng có liên quan đến axit sunfuric .

 

docx 11 trang maihoap55 9060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6 đến 9: Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : từ tiết 6 đến tiết 9
CHỦ ĐỀ: AXIT
( 4 tiết) 
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: biết được:
- Tính chất hóa học của Axit: Tác dụng với quỳ tím, oxit bazo , bazo và kim loại
- Tính chất ứng dụng , cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc( tác dụng với kim loại, tính háo nước) phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. HS biết được t/chất HH của axit HCl, H2SO4 loãng. Biết được cách viết PTPƯ thể hiện t/chất HH chung của axit. Viết đúng các PTHH cho mối t/chất. H2SO4 đặc có những t/chất hoá học riêng: Tính oxi hoá ( t/dụng với những kim loại kém hoạt động ) tính háo nước, dẫn ra được những PTHH cho những t/chất này. Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất, trong đời sống. 
2./ Kỹ năng : Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành th/nghiệm. Các ng/liệu công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, những ph/ứng xãy ra trong các công đoạn..Vận dụng những t/chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
2./ Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết PTPƯ, phân biệt các chất , kỹ năng làm b/tập HH 
- Những tính chất hoá học của oxít bazơ ,oxít axít và mối quan hệ giữa oxít bazơ và oxít axít 
- Những tính chất hoá học của axít
- Dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như :CaO,SO2,HCl,H2SO4.
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng 
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của axit nói chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại .
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc , nóng 
- Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm về axit, axit mạnh, axit yếu. Axit1 có oxi và axit không có oxi. Axit1 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Năng lực làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của axit, tính chất của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng. 
-Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng công thức C%, CM, Vdd, Khối lượng riêng, bài toán lượng 2 chất, bài toán hỗn hợp.
 -Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Nhận biết Axit sunfuric và muối sunfat. Giải thích các hiện tượng có liên quan đến axit sunfuric .
II. CHUẨN BỊ
– GV: Chuẩn bị phiếu học tập b/tập 1,2 & 3. các đồ dùng th/nghiệm gồm:
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
	- Hoá chất: dd HCl ; dd H2SO4 ; Zn ; Al ; Fe ; dd CuSO4 ; dd NaOH ; Quì tím ; Fe2O3 ; CuO
dd HCl, dd H2SO4, quì tím, H2SO4 đặc(GV sử dụng), Al, Zn, Fe, Cu(OH)2,hoặc Fe(OH)3, dd NaOH, CuO,Fe2O3,Cu, đường kính
HS: Ôn bài học
III/ BẢNG MÔ TẢ NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN.
 Nội dung chủ đề
Loại câu hỏi/ bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tính chất hóa học của 
axit 
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết được tính chất hóa học chung của axit 
- Biết được dựa theo tính chất hóa học axit phân thành 2 loại.
- Phân biệt được khái axit mạnh và axit yếu. 
- Viết được các phương trình minh họa tính chất hóa học của 1 số axit
Câu hỏi bài tập định lượng
Tính thành phần phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo pp vật lí và hóa học.
Câu hỏi/ bài tập thí nghiệm( Bài tập gắn liền với thực tiển)
Làm thí nghiệm axit phản ứng với quỳ tím, kim loại, oxitbazo, bazo để xác nhận sự tạo thành sản phẩm của phản ứng .
Quan sát ,nhận xét tính chất axit thì tác dụng với kim loại, oxitbazo và bazo.Nhận biết dấu hiệu của phản ứng , giải thích rút ra kết luận.
Một số axit quan trọng
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết được tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
Biết được các phương pháp điều chế H2SO4 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Viết được các phương trình minh họa tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
- Viết được những phản ứng hóa học làm cơ sở cho sự điều chế.
- Nhận biết và Viết các phương trình theo tính chất hóa học của H2SO4 dưới dạng giải thích.
- Phân biệt các axit bằng pp hóa học.
Câu hỏi bài tập định lượng
Tính khối lượng nồng độ dd của các chất tham gia và sản phẩm.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của axit trong hỗn hợp 2 chất ban đầu.
Câu hỏi/ bài tập thí nghiệm( Bài tập gắn liền với thực tiển)
Làm tn chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.
Sử dụng Tn nhận biết H2SO4 và dd muối sunfat 
Quan sát ,nhận xét rút ra được tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có tính chất hh của axit và H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Dung dịch làm quì tím hóa đỏ là
	A. HCl. 	 	B. NaCl.	 
C. KOH. 	D. MgSO4.
Câu 2. Phản ứng giữa cặp chất nào gọi là phản ứng trung hòa?
	A. H2SO4 và NaOH.	 	B. CuSO4 và NaOH.	
C. Na và HCl.	D. Na2O và CO2.
Câu 3. Các muối MgCO3 và MgSO3 đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch 
 	A. H2SO4. 	B. NaOH. 
C. NaCl. 	D. K2CO3. 
Câu 4. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí?
A. MgO. 	B. Mg. 	
C. Zn(OH)2. 	D. AgNO3. 
Câu 5. Dung dịch HCl đều phản ứng với cặp chất nào sau đây?
A. CuO, Cu.	B. Cu(OH)2, Cu.	
C. CuO, Cu(OH)2.	D. CuCl2, CuO.
MỨC ĐỘ HIỂU
Câu 1. Chất không tác dụng được với H2SO4 đặc nóng sinh ra khí SO2 là
 A. Cu. B. Pt. C. Fe. D. Al.
Câu 2. Cho 500ml dung dịch axit clohiđric 1M tác dụng hết với Mg. Thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là
A. 11,2 lít.	B. 5600 lít. 	C. 0,56 lít. 	D. 5,6 lít.
Câu 3. Để làm loãng dung dịch H2SO4 người ta pha chế theo cách nào? 
A. Rót nhanh nước vào axit.	B. Rót nhanh axit vào nước.
C. Rót từ từ axit vào nước.	D. Rót từ từ nước vào axit
Câu 4. Cặp chất nào tác dụng với nhau để tạo thành sản phẩm là hợp chất khí?
 	A. Zn và HCl. 	B. Na2CO3 và Ca(OH)2. 
C. NaOH và HCl. 	D. Na2CO3 và HCl.
Câu 5. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2
 X và Y lần lượt là:
 	A. H2SO4 và BaSO4.	B. HCl và BaCl2.
 	C. H2SO4 và BaO.	D. HCl và BaO. 
Câu 1. Hòa tan một lượng sắt dư vào 500 ml dung dịch H2SO4 thu được 33,6 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là
A. 2,9M. 	B. 3M. 	C. 3,2M. 	 	D. 4M.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 1. Cho 1,2 gam Mg tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 7,3 %. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 4,75 gam. B. 4,57 gam. C. 3,57 gam. 	D. 3,75 gam.
Câu 2. Cho 500 ml dung dịch axit clohidric 1M tác dụng với magie dư . Thể tích khí hidro thoát ra ở đktc là
 	A. 11,2 lít. B. 0,56 lít. C.1,12 lít. 	D. 5,6 lít.
Câu 3. Cho 5ml dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với 10ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol của dung dịch HCl là 
 	A. 2 M. B. 0,02 M. C. 0,2 M. 	D. 0,002 
Câu 4. Cho 10 gam NaOH vào 250 gam dung dịch H2SO4 (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 cần dùng là 
 	A. 0,49 %. 	B. 49 %. 
C. 4,9 %. 	D. 30,63 %.
Câu 5. Cho 300 ml dung dịch axit clohidric 2M tác dụng với kẽm dư. Thể tích khí hidro thoát ra ở đktc là
 	A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C.0,672 lít. D. 1,344 lít.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Thuốc thử dùng để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là
A. phenolphtalein.	B. dung dịch NaOH.	
C. dung dịch Na2CO3.	D. dung dịch Na2SO4.
Câu 2. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch axit thu được là:
	A. 0,4M. 	B. 1,6M. 
C. 0,5M. 	D. 0,8M.
Câu 3. Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 11,76 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 25%. Nồng độ phần trăm của các chất thu được trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là: 
A. 24% và 7,34% 	B. 20% và 7,34% 
C. 24% và 6,34% 	D. 20% và 6,34%
Bài 4. Hãy viết các phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric; 
b) Đồng (II) oxit và axit sunfuric; 
c) Nhôm oxit và axit sunfuric;
d) Sắt và axit clohiđric;
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
Bài 5. Có những chất: CuO, Ba( NO3)2, Mg, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) Dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Câu 6: Viết phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau:
a) S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4
b) SO2 Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 BaSO4
c) NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaNO3. 
d) FeO FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO 
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG
GV: Cho 1 HS thí nghiệm phản ứng của chất lỏng không màu(dd HCl) với dung dịch màu đỏ (dd NaOH + dd PP)
GV: Giói thiệu vào bài mới
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
GV: Hướng dẫn các nhóm làm th/nghiệm:
Thí nghiệm
Hiện tượng
pthh
Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẫu giấy quì tím è quan sát + nêu nhận xét.
Cho 1 ít kim loại Zn vào ống nghiệm 1. Cho ít Cu vào ống nghiệm 2. Nhỏ 1è 2 ml dd HCl vào ống nghiệm và quan sát
Lấy ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 cho thêm 1, 2ml dd H2SO4.Lắc đều, quan sát trạng thái màu sắc.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành bảng, sau đó báo cáo kết quả
Thí nghiệm
Hiện tượng
pthh
Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẫu giấy quì tím è quan sát + nêu nhận xét.
Thay đổi màu quì thành đỏ
Cho 1 ít kim loại Zn vào ống nghiệm 1. Cho ít Cu vào ống nghiệm 2. Nhỏ 1è 2 ml dd HCl vào ống nghiệm và quan sát
Ống 1: Bọt khí thoát ra, kim loại hoà tan dần 
Ống 2: không có hiện tượng 
Zn( r) + 2HCl (dd) è ZnCl2 (dd) + H2 
Lấy ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 cho thêm 1, 2ml dd H2SO4.Lắc đều, quan sát trạng thái màu sắc.
Cu(OH)2 hoà tan è dd màu xanh.
Cu(OH)2(r)+ H2SO4(dd)è CuSO4(dd) + 2H2O(l) 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại t/chất của oxitbazơ + viết PTPƯ của oxit bazơ t/dụng với axit 
GV: lưu ý: HNO3 t/dụng với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2 
KL: 
1.Axit làm thay đổi màu chất chỉ thị màu 
Dd axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với kim loại 
Kết luận: Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại è muối và nước
2Al ( r) + 6HCl (dd) è 2 AlCl3 (dd) + 3H2 (k) 
Fe (r) + H2SO4(dd) è FeSO4(dd) + H2 (k) 
lưu ý: HNO3 t/dụng với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2
3. Tác dụng với Bazơ:
– Kết luận: Axit tác dụng với bazơ è muối và nước
Cu(OH)2(r)+H2SO4(dd)è CuSO4(dd)+ 2H2O(l) 
	2NaOH (r) + H2SO4(dd) è Na2SO4 (dd) + 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ
– Kết luận: Axit t/dụng với oxit bazơ è muối và nước
Fe2O3 (r) + 6HCl (dd) à 2FeCl3(dd) + 3H2O 
5. Tác dụng với muối: ( Học bài 9)
II. AXIT MẠNH – AXIT YẾU
GV: Giới thiệu các axit mạnh và yếu
	– Axit mạnh: HCl ; H2SO4 ; HNO3 .
	– Axit yếu: H2SO3 ; H2S ; H2CO3 .
HS: Ghi vào vở.
KL: – Axit mạnh: HCl ; H2SO4 ; HNO3 .
 – Axit yếu: H2SO3 ; H2S ; H2CO3
GV: Luyện tập
Viết PTPƯ khi cho dd HCl lần lượt t/dụng với: a) Magiê ; b) Sắt (III) hidroxit ; c) Kẽm oxit ; d) Nhôm Oxit
HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành và lên bảng trình bài
a) Mg + 2HCl 	àMgCl2 + H2
b) Fe(OH)3 + 3HClà FeCl3 + 3H2O
c) ZnO+ HClà ZnCl2 + H2O
d) Al2O3 + 6HClà 2AlCl3 + 3H2O
Hoạt động 2: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
I.Tính chất vật lí axit sunfuric
GV: Cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 đặc è Gọi HS nhận xét + đọc Sgk 
GV: Hướng dẫn HS các pha loãng H2SO4 đặc 
GV: Làm t/nghiệm pha loãng H2SO4 đặc è HS nhận xét sự toả nhiệt.
KL: Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước ( d= 1,83 g/cm3 ứng với nồng độ 98%), không bay hơi, tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
Luu ý: Khi pha loãng ta rót từ từ axits vào nước mà không làm ngược lại.
GV: Yêu cầu HS thảo luận bài tập
Cho các chất sau: Fe(OH)2, SO3, K2O, M, Fe, Cu, CuO, P2O5 
	1) Gọi tên, phân loại các chất trên.
	2) Viết PTPƯ các chất trên với: Nước ; dd H2SO4loãng 
HS: Thảo luận nhóm sau đó lên trinh bài trên bảng các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
	a) Những chất t/dụng với nước (SO3 ; K2O ; P2O5 )
	b) Những chất t/dụng với dd H2SO4 loãng là: Fe(OH)3; K2O ; Mg ; Fe ; CuO). Viết pthh
II. Axit H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng 
1.Tác dụng với kim loại
GV: Làm th/nghiệm về t/chất đặc biệt của H2SO4 đặc: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm một ít lá đồng nhỏ. Rót vào ống nghiệm 1, 1ml dd H2SO4 loãng. Rót vào ống nghiệm 2, 1ml H2SO4. Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm.
HS: Quan sát hiện tượng 
GV: Gọi HS nêu hiện tượng + rút ra nhận xét
 HS: Nêu hiện tượng TN. Ở ống nghiệm 1 không có hiện tượng è Chứng tỏ H2SO4 loãng không t/dụng với Cu. Ở ống nghiệm 2 có khí không màu, mùi hắc thoát ra. Cu bị tan tạo thành dd màu xanh lam.
* Nhận xét: H2SO4 đặc nóng tác dụng Cu è SO2 và dd CuSO4
KL: Cu + 2H2SO4 (đặc nóng ) è CuSO4 + 2H2O + SO2 
* Nhận xét: H2SO4 đặc t/dụng với nhiều kim loại khác è muối sunfat, không giải phóng khí H2 
GV: Giới thiệu: Ngoài Cu, H2SO4 đặc còn t/dụng với nhiều kim loại khác è muối sunfat, không giải phóng khí H2 
2. Tính háo nước
GV: Làm th/nghiệm: Cho một ít đường vào đáy cốc thuỷ tinh. đổ vào cốc ít H2SO4 đặc 
HS: Quan sát + nhận xét hiện tượng: Màu trắng của đường è màu vàng, nâu, đen Ph/ứng toả nhiệt.
GV: Giải thích hiện tượng và kết luận
H2SO4 đặc 
KL: H2SO4 đặc có tính háo nước 
 C12H22O11 	11H2O + 12C
III. Ứng dụng:
GV: yêu cầu HS quan sát hình 12 và nêu ứng dụng quan trọng của H2SO4
HS: Nêu ứng dụng của H2SO4 và tự ghi bài
IV. Sản xuất axit H2SO4
GV: Thuyết trình về nguyên liệu sản xuất H2SO4 và các công đoạn sản xuất 
	a) Nguyên liệu:Lưu huỳnh hoặc Quặng Pyritsắt (FeS2)
	b) Các công đoạn chính:
	- Sản xuất lưu huỳnh dioxit: S + O2 SO2 
	Hoặc 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
	- Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 
2SO2 + O2 2SO3
- Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O è H2SO4
HS: Nghe + ghi bài + Viết PTPƯ 
KL: a) Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc Quặng Pyritsắt (FeS2)
	b) Các công đoạn chính:
	- Sản xuất lưu huỳnh dioxit: S + O2 SO2 
Hoặc 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
- Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 
2SO2 + O2 2SO3 
- Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O è H2SO4 
V. Nhận biết axitSunfuric và muối sunfat
GV: Hướng dẫn HS làm th/nghiệm: Cho 1 giọt dd BaCl2 (hoặc Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 ) vào 2 ống nghiệm đựng dd H2SO4 và Na2SO4è quan sát, nhận xét + viết PTPƯ 
HS: Làm th/nghiệm 
HS: Nêu hiện tượng: Ở mỗi ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng.
GV: Nêu khái niệm về thuốc thử 
* Vậy: dd BaCl2; Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat
KL: dd BaCl2; Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat
H2SO4 + BaCl2 è BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 è BaSO4 + 2HCl
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I./ Kiến thức cần nhớ 
1. Tính chất hóa học của oxit: 
GV: Dùng bảng phụ thực hiện sơ đồ sau: Hãy điền vào ô trống các loại hợp chất vô cơ 
 Axit Bazo 
Ob
oa
M
+Nước
+Nước
HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn hiện sơ đồ trên
HS: Điền vào sơ đồ + nhận xét và sửa sơ đồ của các nhóm HS khác
HS: Thảo luận nhóm: Viết PTPƯ minh hoạ cho sơ đồ:
1) CuO + 2HCl è CuCl2 + H2O
2) CO2 + Ca(OH)2 è CaCO3 + 	H2O
3) CaO + SO2 è CaSO3
4) Na2O + H2O è 2NaOH
5) P2O5 + 3H2O è 2H3PO4
2. Tính chất hoá học của axit:
GV: Dùng bảng phụ : Thực hiện sơ đồ về t/chất hoá học của axit./ Hãy điền vào ô trống sơ đồ t/ chất HH của axit .	
A + B
Màu đỏ
Axit
A + C
A + C
HS: Thảo luận nhóm + điền vào chỗ trống sơ đồ t/chất hoá học của axit
HS: Viết PTPƯ:
1) 2HCl + Zn èZnCl2 + H2
2) 3H2SO4 + Fe2O3 è Fe2(SO4)3 + 3H2O
3) H2SO4 + Fe(OH)2 è FeSO4 + 2H2O
GV: Ghi b/tập (bảng phụ): Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2. Hãy cho biết những chất nào t/dụng với:
a) Nước
b) Axit clohiđric
c) Natri hiđroxit
	Viết PTPƯ xãy ra (nếu có)
GV: Gợi ý: Những oxít nào t/dụng với nước; với dd HCl ; với dd NaOH.
HS: Làm BT theo nhóm
a)Những chất t/dụng với nước: SO2, Na2O, CO2, CaO è Viết ph/trình ?
b)Những chất t/dụng với axit: CuO, Na2O, CaOè Viết ph/trình ?
c)Những chất t/dụng với dd NaOH: SO2, CO2 è Viết ph/trình ?
Pthh:
Tác dụng với nước là :SO2,Na2O,CaO,CO2.
SO2 + H2O à H2SO4
Na2O + H2O à 2NaOH
CaO + H2O à Ca(OH)2
CO2 + H2O à H2CO3
T/dvới HCl là CuO, Na2O, CaO 
CuO+2HClàCuCl2+H2O
Na2O+2HClà2NaCl+H2O
CaO+2HClàCaCl2+H2O
T/d với NaOH là: SO2, CO2.
SO2 + 2NaOH à Na2SO3+H2O ;
CO2 +2NaOH à Na2CO3+H2O
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Chất không tác dụng được với H2SO4 đặc nóng sinh ra khí SO2 là
 A. Cu. B. Pt. C. Fe. D. Al.
Câu 2. Cho 500ml dung dịch axit clohiđric 1M tác dụng hết với Mg. Thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là
A. 11,2 lít.	B. 5600 lít. 	C. 0,56 lít. 	D. 5,6 lít.
Câu 3. Để làm loãng dung dịch H2SO4 người ta pha chế theo cách nào? 
A. Rót nhanh nước vào axit.	B. Rót nhanh axit vào nước.
C. Rót từ từ axit vào nước.	D. Rót từ từ nước vào axit
Câu 4. Cặp chất nào tác dụng với nhau để tạo thành sản phẩm là hợp chất khí?
 	A. Zn và HCl. 	B. Na2CO3 và Ca(OH)2. 
C. NaOH và HCl. 	D. Na2CO3 và HCl.
Câu 5. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2
 X và Y lần lượt là:
 	A. H2SO4 và BaSO4.	B. HCl và BaCl2.
 	C. H2SO4 và BaO.	D. HCl và BaO. 
Câu 6. Hòa tan một lượng sắt dư vào 500 ml dung dịch H2SO4 thu được 33,6 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là
A. 2,9M. 	B. 3M. 	C. 3,2M. 	 	D. 4M.
Câu 7. Cho 1,2 gam Mg tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 7,3 %. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 4,75 gam. B. 4,57 gam. C. 3,57 gam. 	D. 3,75 gam.
Câu 8. Cho 500 ml dung dịch axit clohidric 1M tác dụng với magie dư . Thể tích khí hidro thoát ra ở đktc là
 	A. 11,2 lít. B. 0,56 lít. C.1,12 lít. 	D. 5,6 lít.
Câu 9. Cho 5ml dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với 10ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol của dung dịch HCl là 
 	A. 2 M. B. 0,02 M. C. 0,2 M. 	D. 0,002 
Câu 10. Cho 10 gam NaOH vào 250 gam dung dịch H2SO4 (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 cần dùng là 
 	A. 0,49 %. 	B. 49 %. 
C. 4,9 %. 	D. 30,63 %.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài 1. Hãy viết các phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric; 
b) Đồng (II) oxit và axit sunfuric; 
c) Nhôm oxit và axit sunfuric;
d) Sắt và axit clohiđric;
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
Bài 2. Có những chất: CuO, Ba( NO3)2, Mg, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) Dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Câu 3: Viết phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau:
a) S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4
b) SO2 Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 BaSO4
c) NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaNO3. 
d) FeO FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Câu 1: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dd axit sunfuric loãng. Hãy viết các PTHH của các phản ứng điều chế magie sunfat.
Câu 2: Có những chất sau: Cuo, Mg, Al2O3 , Fe( OH)3, Fe2O3.Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dd HCl sinh ra: Viết các phương trình hóa học 
a/ Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b/ Dung dịch có màu xanh lam .
c/ Dung dịch có màu vàng nâu.
d/ Dung dịch không màu.
Câu 3: Hãy viết các PTHH của mỗi phản ứng trong các trường hợp sau:
a/ magie oxit1 và axitntric d/ Sắt và axitclohidric
b/ Đồng (II) oxit và axitclohidric e/ Kẽm và axit sun furic loãng
c/ Nhôm oxit và axit sulfuric
Câu 4: Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất theo pp hóa học:
a/ Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
b/ Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4. c/ Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Câu 5: Hãy sử dụng những chất có sẵn : Cu, Fe, CuO,Koh, C6H12O6 (glucozo) ,dung dịch H2SO4. và dung dịch H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng: 
a/ Dung dịch H2SO4 loãng có tính chất hóa học của axit.
b/ Dung dịch H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.
Viết PTHH cho mỗi thí nghiệm.
Câu 6: Có 10 g hh bột 2 kim loại đồng và sắt. hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm ( theo khối lương) của mỗi kim loại trong hh theo:
a/ PPHH. Viết PTHH b/ Phương pháp vật lí.
( Biết rằng đồng không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng. )
Câu 7: Cho một khối lượng mạc sắt dư vào 500ml dd HCL . Phản ứng xong , thu được 3,36 l khí ở (đktc)
a/ Viết PTHH 
b/ Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.
c/ Tìm nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 12,1 g hh bột CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M .
a/ Viết các PTHH
b/ Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hh ban đầu 
c/ hãy tính khối lượng dd H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
VI. DẶN DÒ
-Làm các bài tập còn lại
-Chuẩn bị bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_6_den_9_axit.docx