Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm: Nhiễm sắc thể?

- Mô tả được hình thái và cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh và khái quát hóa, suy luận.

3. Thái độ

- Thêm say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi: nhiễm sắc thể là gì?

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.

- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: vẽ hình NST.

- Năng lực tính toán: tính toán kích thước hiển vi của NST.

II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà

 

doc 3 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2020
Ngày dạy: 24/9/2020 
CHỦ ĐỀ 3. NHIỄM SẮC THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO
Tiết 9 - Bài 15. NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm: Nhiễm sắc thể?
- Mô tả được hình thái và cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh và khái quát hóa, suy luận.
3. Thái độ
- Thêm say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-	Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi: nhiễm sắc thể là gì?
-	Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.
-	Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
-	Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: vẽ hình NST.
- Năng lực tính toán: tính toán kích thước hiển vi của NST.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: gen ® ARN ® Prôtêin ® tính trạng.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú học tập: GV tổ chức cho HS khởi động lớp học tạo không khí hứng khởi.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức: Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học là cấu trúc và chức năng của NST, bộ NST.
- Nội dung: Xem trang 78 sách hướng dẫn học KHTN 9.
- Phương thức tổ chức: GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình 15.1, hoạt động nhóm lớn, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Các ý kiến trả lời của HS.
Quan sát vùng bắt màu trong mỗi tế bào trên một tiêu bản hiển vi ở Hình 15.1 và trả lời các câu hỏi:
Vùng bắt màu là nhân tế bào. Sự bắt màu ở các tế bào khác nhau có khác nhau, tuỳ giai đoạn đang xảy ra các hoạt động của tế bào. Đây là hình ảnh nhiều tế bào thực vật đang ở giai đoạn khác nhau của quá trình phân chia tế bào, trong đó, các cấu trúc bắt màu với thuốc nhuộm được gọi là nhiễm sắc thể và thể hiện ở các trạng thái khác nhau ở các tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau. 
- Với những tế bào bình thường hoặc đang sinh trưởng thì cấu trúc bắt màu không phân biệt riêng rẽ
- Với những tế bào đang sinh sản (phân chia tế bào) thì cấu trúc bắt màu phân biệt riêng rẽ
GV: Vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu hình thái nhiễm sắc thể
Mục tiêu: 
- Trả lời được các câu hỏi: nhiễm sắc thể?
- Mô tả được hình thái của nhiễm sắc thể.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Qua phần khởi động em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nhiễm sắc thể là gì?
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: quan sát Hình 15.2. và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhiễm sắc thể ở kì giữa của quá trình phân bào có đặc điểm gì?
+ Vị trí nào trên nhiễm sắc thể xác định hình thái nhiễm sắc thể? Có các dạng hình thái nhiễm sắc thể nào?
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Sản phẩm dự kiến: 
- Ở kì giữa của quá trình phân bào, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại. Ở trạng thái này, nhiễm sắc thể co ngắn và có đường kính lớn nhất. Do đó, có thể quan sát được hình thái nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể ở kì giữa gồm hai nhiễm sắc tử (crômatit) đính nhau tại vị trí tâm động - eo thắt chia nhiễm sắc thể thành hai cánh (eo sơ cấp).
- Vị trí tâm động trên nhiễm sắc thể giúp xác định hình thái nhiễm sắc thể. Có thể chia nhiễm sắc thể thành các dạng: nhiễm sắc thể tâm cân, nhiễm sắc thể tâm lệch, nhiễm sắc thể tâm đầu, nhiễm sắc thể tâm mút.
* Nhiễm sắc thể là cấu trúc có trong nhân tế bào, bắt màu đặc trưng với thuốc nhuộm.
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái NST
- Nhiễm sắc thể ở kì giữa gồm hai nhiễm sắc tử (crômatit) đính nhau tại vị trí tâm động - eo thắt chia nhiễm sắc thể thành hai cánh (eo sơ cấp).
- Vị trí tâm động trên nhiễm sắc thể giúp xác định hình thái nhiễm sắc thể. Có thể chia nhiễm sắc thể thành các dạng: nhiễm sắc thể tâm cân, nhiễm sắc thể tâm lệch, nhiễm sắc thể tâm đầu, nhiễm sắc thể tâm mút.
Hoạt động 2. Cấu trúc nhiễm sắc thể
Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Từ thông tin có ở Hình 15.3, hãy mô tả các mức độ xoắn và cho biết thành phần hóa học của nhiễm sắc thể là gì?
- HS hoạt động cặp đôi (3 phút) 
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Sản phẩm dự kiến: Mỗi crômatit được cấu thành từ một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) liên kết với các phân tử protein loại histôn. 
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát Hình 15.4. và cho biết, sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép là gì? 
- HS trả lời, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Sản phẩm dự kiến: NST đơn chỉ có 1 crômatit, NST kép có 2 crômatit chị em.
2. Cấu trúc NST
- Mỗi crômatit của NST được cấu thành từ một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) liên kết với các phân tử protein loại histôn. 
- NST đơn chỉ có 1 crômatit, NST kép có 2 crômatit chị em.
4. Củng cố/ Luyện tập
- Em hãy vẽ một NST ở kì giữa của quá trình phân bào
- Mô tả cấu trúc của NST.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: NST là gì? Mô tả hình thái và cấu trúc của NST.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu các khái niệm: bộ NST lưỡng bội, đơn bội, cặp NST tương đồng và chức năng của NST (HS khá giỏi).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_9_nhiem_sac_the_nam_hoc_2020_202.doc