Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 10 - Trường THPT Nguyễn Vă Tăng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 10 - Trường THPT Nguyễn Vă Tăng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.

2. Kĩ năng: Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

Sử dụng máy chiếu, âm thanh, viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 -Hoạt động 1: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.

 - Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về các ngành nghề.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:

1. Ổn định lớp.

2. Tổ chức hoạt động.

- GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi.

- Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình.

a. Công việc chuẩn bị:

* Giáo viên

 - Hoạt động 1:

 + Xác định đây là một nội dung hoạtđộng cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung thảo luận cần thiết (bao gồm hệ thống các câu hỏi thảo luận vàđápán gợiý).

 + Gợi ý cho độingũ cán bộ lớp cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận và dự kiến thời gian cho hoạtđộng này (30 phút).

 - Hoạt động 2:

 + Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể có tư liệu giới thiệu cho học sinh + Gợi ý để học sinh tự tìmđọc sách báo, tài liệu cóđề cậpđến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng ).

 + Xây dựng một số câu hỏi gợiý cho thảo luận.

 

doc 63 trang hapham91 7161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 10 - Trường THPT Nguyễn Vă Tăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG
—&–
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KHỐI 10
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 8, 9:
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
NUÔI DƯỠNG VÀ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN.
EM THÍCH NGHỀ GÌ ?
( Lồng ghép hướng nghiệp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.
2. Kĩ năng: Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
3. Thái độ: Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sử dụng máy chiếu, âm thanh, viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
	-Hoạt động 1: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
	- Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về các ngành nghề.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: 
1. Ổn định lớp.
2. Tổ chức hoạt động.
- GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi.
- Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình.
a. Công việc chuẩn bị:
* Giáo viên
	- Hoạt động 1:
	+ Xác định đây là một nội dung hoạtđộng cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung thảo luận cần thiết (bao gồm hệ thống các câu hỏi thảo luận vàđápán gợiý).
	+ Gợi ý cho độingũ cán bộ lớp cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận và dự kiến thời gian cho hoạtđộng này (30 phút).
	- Hoạt động 2: 
	+ Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể có tư liệu giới thiệu cho học sinh	+ Gợi ý để học sinh tự tìmđọc sách báo, tài liệu cóđề cậpđến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng ).
	+ Xây dựng một số câu hỏi gợiý cho thảo luận.
* Học sinh
	- Hoạt động 1: 
	+ Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung để từng tổ chuẩn bị tiến hành.
	+ Giao cho mỗi tổ cử 3 - 4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luậnở lớp.
	+ Dự kiến một số tình huống hay một số bài tập để giải quyết trong buổi thảo luận.
	+ Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội.	
	- Hoạt động 2: 
	+ Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể chuẩn bịý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mìnhước mơ về một nghề tương lai.
	+ Mỗi tổ cử từ 2 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạtđộng thi tìm hiểu này. Mỗi ngườiđại diện nàyđều phải chuẩn bị tốtý kiến của mình.
	+ Chuẩn bị trang trí lớp học: tranh ảnh về các nghề (chơi trò chơi trúc xanh), các bài viết, bài thơ, bài hát về các nghềđược trình bày xung quanh lớpđể các bạn có thể xem.
	+ Cử chủ tọa chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm, cửthư ký ghi chép.
	+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
b. Tổ chức tiến hành các hoạt động
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỰC
HIỆN
-Khởi động, giới.thiệu chủ đề
(5 phút)
*Hoạt động 1: Thảo luận: Bạn suy nghĩ gì về vấnđề lập nghiệp (30 phút).
* Hoạtđộng 2: Tìm hiểu về các ngành nghề (50 phút).
- Thi tìm hiểu về các ngành nghề.
- Kính thưa thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 9: Nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin. Em thích nghề gì?
 - Bây giờ, chúng ta cùng bước vào phần thứ nhất: Thảo luận với chủđề: Bạn nghĩ gì về vấnđề lập nghiệp.
- Lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm, quy định thời gian thảo luận và hướng dẫn cách thảo luận.
+ Cách thảo luận: 
. Từng cá nhân trong từng nhóm nhỏ phát biểu quan điểm của mình. Tất cả cácý kiếnđược tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng và thư ký làm báo cáo của tổđể nộp cho lớp.
. Trên cơ sở cácý kiến trên, tổ quyếtđịnh chọn từ 3 – 4 ngườiđại diện cho tổđể trao đổiý kiến tại buổi thảo luận chung ở lớp.
+ Gợiý một số câu hỏi thảo luận vàđápán:
1) Theo bạn, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấnđề lập nghiệp không? Vì sao?
Đáp: Có. Vìđây là vấnđề không sớm cũng không muộnđể tìm hiểu về nghề tương lai, cóđủ thời gian chọn lựa ra một nghề phù hợp nhất vớiđiều kiện của bản thân và chuẩn bị tốt mọiđiều kiện, tiềnđề, phát huy mặt thuận lợi, khắc phục các khó khăn, trở ngạiđể thực hiện đượcước mơ nghề nghiệp của mình.
2) Bạn biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên ViệtNam hiện nay? Nguồn thông tin của bạn từđâu mà có?
Đáp: Có thể là phong trào lập nghiệp dựa vào con đường họctiếp lên đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT hay trực tiếp tham gia lao động sản xuất Nguồn thông tin cóđược từ sách, báo, tờ rơi, tài liệu tư vấn hướng nghiệp, phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua mạng internet, qua việc tư vấn của thầy, cô Lưu ý: đại học không phải là cánh cửa duy nhấtđể vàođời.
3) Bướcđầu của lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo bạn, khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý nhữngđiểm gì? 
Đáp: Khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp.
4) Cóý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyếtđịnh, miễn là có nhiều tiền”. Bạn suy nghĩ gì vềý kiến này?
- Đáp: Đây là quan niệm chưa đúng vì cha mẹ không nên ápđặt, lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho các con, mà chỉ giữ vai trò tư vấn, đưa ra ý kiếnđể các con tham khảo. Để lựa chọnđược một nghề phù hợp với bản thân chúng ta cầnxem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Nếu như hứng thú, sở thích nghề nghiệp của chúng ta phù hợp vớiý muốn của cha mẹ thì không cần bàn. Ngược lại, nếu nghề mà cha mẹ chọn lựa lại không phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân các con, nhu cầu của thị trường lao động thìđó không phải là nghề tốiưu, chúng ta sẽ khó thành công khi chọn nghề này. Không phải bất cứ ai khi chọn nghề cũng cân nhắc xem nghềđó có hái ra được nhiều tiền hay không mà họ còn phải xem xétđến các yếu tố khác như sựđam mê nghề nghiệp, năng lực của bản thân Có những nghề không mang lại nhiều tiền nhưng nhiều người vẫn chọn và luôn hài lòng với sự lựa chọn của mình vì tình yêu, sự hứng thúđối với nghề. Nếu chỉ nghĩđến mụcđích kiếmđược nhiều tiền khi chọn nghề, thì sẽ dễ mắc sai lầm, chọn nghề không phù hợp. Nếu ai cũng có quan niệm như vậy khi chọn nghề, thì sẽ dẫnđến xu hướng mọi người chỉ chạy theo một nhóm ngành nghề nhấtđịnh (như nhóm nghề “hot” nhất hiện nay), dẫnđến cónhững ngành nghề thừa lao động và có những ngành nghề thiếu lao động, gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
- Tiếp theo, mời hai đội bước vào phần thi thứ 3: Thi đoán nghề nghiệp:
+ Phần thi hiểuý nhau: 
Cách chơi: Mỗiđội cử ra 2 bạn tham gia trò chơi. Trong đó một bạn sẽ lên bốc thăm (một tờ giấy có ghi tên 5 nghề khác nhau) và có nhiệm vụ diễn tả bằngđộng tác hoặc lời nóiđể gợiý cho bạn mìnhđoán xem đó là nghề gì. Thời gian chuẩn bị là 30 giây, thời gian dự thi là 3 phút. Câu nào không đoánđược thì nói “bỏ qua”, còn thời gian sẽ quay lại. Lưu ý: người diễn tả nghề cho bạn mìnhđoán không được gợiý bằng những từ có trong đápán. Ví dụ: Người làm ruộng rẫyđược gọi lànông gì? Đápán: nông dân.
Gợiý một số thăm:
1) Bác sĩ, giáo viên, thợđiện, nhà thơ, nông dân.
2) Ca sĩ, thợ nhiếpảnh (chụp hình), người mẫu thời trang, công an giao thông, quay phim.
3) Lái xe, đầu bếp, thợ hồ, thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch.
4) Người dẫn chương trình, Sư phạm Pháp văn, kiến trúc sư, thú y, kế toán.
5) Buôn bán, kiểm lâm, họa sĩ, người mẫu thời trang, ca sĩ.
+ Phần thi đố vui về nghề:
Gợiý một số câu hỏiđố vui vàđápán:
1) Ngành nghề nào kinh doanh một hàng hóa rất đặc biệt, thường dùng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa và làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa? 
Đápán: Kinh doanh tiền tệ.
2) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh có đào tạo một ngành sư phạm giáo dục rất đặc biệt. Vậy, hãy cho biết chuyên ngành đó là gì?
Đáp án: Giáo dục Đặc biệt (mã ngành 904, khối C, D1).
3) Ngành nào của trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh chỉ quan sát sự thay đổi của mây trời mà vẫn có lương?
Đápán: Khí tượng học.
4) Ngành nào mà được đào tạo để quản lý toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra?
Đápán: Quản lývăn hóa.
5) Ở trườngĐại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, có một ngành chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vàđiều trị bệnh cho tôm cá. Ngànhđó gọi là gì?
Đápán: Ngư y.
6) Ngành nghề nào sau khi ra trường, ngày nào cũngđượcăn ngon, mặcđẹp, đi chơi, đi tham quan thoải mái nhiều nơi mà vẫn có lương, không sợ bịđuổi việc?
Đáp: Hướng dẫn du lịch (Đại học Dân lập Hồng Bàng).
- Bây giờđến phần thi thứ 4: Thi bịt mắt vẽ tranh về nghề.
Mỗiđội cử ra một bạn có năng khiếu vẽ lên bốc thăm nghề và thể hiện phần thi của mình. Người dự thi của hai đội lên đứng trên bảng, được dùng khăn để bịt mắt lại, cầm phấnđể chờ hiệu lệnh vẽ. Thời gian vẽ tranh là 4 phút. Yêu cầu: tranh vẽ phải phù hợp với nội dung nghềđã chọn.
- Tiếp đến, mời hai đội đến với phần thi thứ 5: Hái hoa dân chủ.
Mỗiđội cử 1 bạn lên bốc thăm và trả lời câu hỏi ngắn. Ban Giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm.
Một số câu hỏi gợiý:
1) Bạn hiểu thế nào là một nghề? Mỗi nghề cóích lợi gì cho bản thân người lao động.
2) Bạn hãy nêu tên một số nghề trong xã hội mà bạn biết?
3) Ước mơ của bạn là sẽ làm nghề gì? Vì sao bạn lại chọn nghềđó?
4) Mỗi nghề yêu cầu gìở người lao động?
5) Trước mắt, chúng ta phải làm gìđể có thểđápứngđược việc chọn nghề cho bản thân?
Đápán của phần thi hái hoa dân chủ này, giáo viên dạy sẽ cung cấp cho người dẫn chương trình.
- Tổng kếtđiểm số của 2 đội thi qua các vòng thi.
- Phát thưởng.
-NDCT và tập thể lớp
-NDCT
-Cả lớp
-NDCT và các tổ, nhóm thảo luận.
-NDCT
-NDCT
-NDCT
-NDCT, 2 đội thi, BGK và thư ký.
-Cảlớp.
-NDCT, 2 đội thi, BGK và thư ký.
-NDCT,2 đội thi, BGK và thư ký.
V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- Hoạt động 1: 
+ Giáo viên dạy tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức. Có thể để học sinh tự đưa ra những kết luận thích hợp có ý nghĩa đối với bản thân các em.
+ Cán bộ lớp nhận xét kết quả đạt được sau hoạt động.
- Hoạt động 2: 
+ Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động.
+ Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình qua phần thi (đại diện thành viên của hai đội thi và khán giả).
RÚT KINH NGHIỆM:
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 10:
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
I.Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh :
1. Kiến thức: Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp, đúng mực trong tình bạn, tình yêu và gia đình.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình, bạn bè. Bồi dưỡng cho học sinh nhu cầu xây dựng một tình bạn, tình yêu trong sang.
II. Phương tiện thực hiện: 
- Sử dụng máy chiếu, âm thanh , viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.
III. Cách thức tiến hành:
- Giáo viên : 
 + Chuẩn bị nội dung giáo án liên quan đến chủ đề hoạt động (Xây dựng thể lệ thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi, chuẩn bị sẵn các câu hỏi và một số tài liệu cần thiết)
 + Hướng dẫn và phân công học sinh chuẩn bị .
 + Cùng học sinh thực hiện tiết hoạt động NGLL.
-Học sinh : 
 + Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ( phân công người dẫn chương trình, trang trí lớp, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chuẩn bị hoa và quà tặng, tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề, xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề tình bạn, tình yêu, gia đình . . .)
 + Cùng với GVCN thực hiện tiết NGLL.
IV. Tiến trình: Tiết 1: 
1. Ổn định lớp.
2. Tổ chức hoạt động.
- GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi.
- Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
+ Hát một bài hát tập thể .
+ Khai mạc cuộc thi.
(Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm).
Hát một bài hát tập thể do cả lớp cùng hát ( bài hát “ Mái trường mến yêu” hoặc “ Ngồi lại bên nhau” . . .)
II. NỘI DUNG :
- HS dẫn chương trình giới thiệu phần thi thứ nhất liên quan đến chủ đề tình bạn, tình yêu. HS cả lớp cùng tham gia. GV theo dõi , nhận xét và cho điểm từng đội thi.
1. Phần thi thứ nhất: Hiểu ý đồng đội
- Thể lệ: 4 tổ làm thành 4 đội. Mỗi đội cử 02 HS chọn gói câu hỏi (01 HS gợi ý, 01 HS đoán từ- không được dùng tiếng Anh, không được nói trùng từ đã cho). Mỗi từ đúng được 10 điểm.
- Gói câu hỏi:
+ Gói 1: Lý Thông, bạn học, bạn đời, phản bạn, Bồ câu.
+ Gói 2: Chung thuỷ, đơn phương, điểm hẹn, ghen, tương tư.
+ Gói 3: Hạnh phúc, ông nội, kết hôn, hoà thuận, bất hiếu.
+ Gói 4: Quả táo, trái tim, ông bà, hiếu thảo, valentine.
- Hết mỗi gói câu hỏi, người dẫn chương trình sẽ đọc lại nội dung ý nghĩa, điển tích của từng từ trong gói câu hỏi .
HS làm quen với những khái niệm đầu tiên về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình. 
Văn nghệ 
2. Phần thi thứ 2: Chiếc nón kỳ diệu
- HS dẫn chương trình giới thiệu phần thi thứ hai liên quan đến chủ đề tình bạn, tình yêu. HS cả lớp cùng tham gia. GV theo dõi , nhận xét và cho điểm từng đội thi.
- Thể lệ: Các đội lần lượt đoán các chữ cái trong ô chữ. Mỗi chữ cái đúng được 10 điểm. Nếu còn lại ít nhất 03 chữ cái trong mỗi ô chữ, đội nào đoán đúng ô chữ được 50 điểm. 
Vòng 1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu
B
I
N
H
Đ
Ă
N
G
Vòng 2: Đây là một phẩm chất cần có để đảm bảo tình yêu, hôn nhân luôn bền chặt.
C
H
U
N
G
T
H
U
Y
Văn nghệ ( kết thúc tiết 1)
- Quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu : sự bình đẳng.
- Phẩm chất cần có để dảm bảo cho tình yêu và hôn nhân luôn bền chặt : long chung thủy.
Tiết 2: 
1. Ổn định lớp.
2. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
+ Hát một bài hát tập thể .
+ Khai mạc cuộc thi.
(Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm).
Hát một bài hát tập thể do cả lớp cùng hát ( bài hát “ Mái trường mến yêu” hoặc “ Ngồi lại bên nhau” . . .)
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ( tiếp theo tiết 1)
3. Phần thi thứ 3: Trả lời câu hỏi
- HS dẫn chương trình giới thiệu phần thi thứ ba liên quan đến chủ đề tình bạn, tình yêu. HS cả lớp cùng tham gia. GV theo dõi , nhận xét và cho điểm từng đội thi.
- Thể lệ: Bốn tổ lập thành 4 đội. Mỗi đội lựa chọn 01 gói câu hỏi và trả lời 03 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
- Gói câu hỏi:
+ Gói 1:
Câu 1: Thế nào là tình bạn ?
Câu 2 : Thế nào là tình bạn chân chính?
Câu 3 :Vai trò của bạn bè trong cuộc sống con người ?
Gói 2:
Câu 1: Dấu hiệu xấu trong tình bạn là gì ?
Câu 2: Những biểu hiện của tình bạn đẹp ?
Câu 3: Bạn hiểu thế nào là tình yêu ?
Gói 3: 
Câu 1 : Tại sao người ta gọi tuổi các em là tuổi trăng tròn?
Câu 2: Tuổi trăng tròn có nên có bạn khác giới không?
Câu 3 : Bạn suy nghĩ như thế nào về tình yeu tuổi học trò ?
-Gói 4 : 
Câu 1: Bạn hiểu thế nào là gia đình ?
Câu 2 : Giải thích câu ca dao: Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”?
Câu 3 : Gia đình hạnh phúc có vai trò gì trong việc học hành của con cái?
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ :
Sau khi hết 3 phần thi , BGK sẽ chấm điểm và tổng kết điểm. Trong khi chờ đợi, tổ chức phần thi dành cho khan giả, có phần thưởng động viên.
Câu 1 : Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ bạn đi chơi riêng thì bạn có đi không?Tại sao? Nếu không đi thì bạn từ chối như thế nào?
Câu 2 : Khi biết em chơi thân với một bạn khác giới cùng lớp, bố mẹ em tỏ ý không hài lòng. Em sẽ nói với bố mẹ như thế nào ?
1.Tình bạn:
- Tình bạn là tình cảm xuất phát từ những người cùng sở thích , cùng trường, cùng hoàn cảnh 
- Tình bạn chân chính là tình bạn của những người cùng chung lý tưởng, bình đẳng, biết tôn trọng, thông cảm, quan tâm và giúp đỡ nhau.
- Vai trò của tình bạn: giúp con người cảm thông, chia sẻ những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn, là niềm tin, chỗ dựa giúp nhau vượt qua mọi trở ngại vươn lên trong cuộc sống.
- Dấu hiệu xấu trong tình bạn :
 Luôn ghen ghét, đố kị, nói xấu nhau.
- Thiếu chân thành , thiếu tôn trọng, có thái độ trịch thượng trong tình bạn.
Luôn trốn học, bè phái rủ rê nhau làm việc xấu.
Bao che khuyết điểm cho nhau.
Lấy cắp tiền của cha mẹ để chiêu đãi nhau, ăn chơi lêu lỏng.
- Tình bạn đẹp là : Biết
- Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập
- Nhắc nhở bạn không được làm việc xấu, không rủ rê bạn làm điều xấu
- Góp ý chân thành khi bạn gặp phải sai lầm, không bao che
- Quan tâm lẫn nhau, vui buồn cùng chia sẽ lẫn nhau.
2.Tình yêu :
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình yêu nên để HS tự phát biểu.
-Tình yêu đẹp là tình yêu mang lại hạnh phúc và sức mạnh cho cuộc đời. Tình yêu đẹp phải bao gồm :
+ Tình thương : Đó là tình thương không vụ lợi, luôn hướng về nhau, mong những điều tốt cho nhau, quan tâm chăm sóc lo lắng cho nhau, có trách nhiệm và sẵn sàng hy sinh cho nhau.
+ Tình bạn trong tình yêu: Trong tình yêu, hai người cần giữ được những đặc tính của tình bạn tốt. Đó là sự hòa hợp trong thái độ sống trung thực và tôn trọng nhau . Nhờ đó họ có được một sự đồng cảm về thể chất, tâm hồn và quan điểm sống.
+ Tình yêu được xã hội thừa nhận: Tình yêu được nở hoa, được sự hỗ trợ của ba mẹ, bạn bè, họ hàng, khu xóm ; không có sự sợ hãi, lén lút gây tổn thương nhân cách.
- Tuổi trăng tròn là tuổi 15-16 bởi vì đó là 2 đêm trăng tròn và sáng nhất trong tháng, cũng như con người đến tuổi này thì cơ thể phát triển khá đầy đủ (tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn thiện).
- Tuổi trăng tròn nên có bạn khác giới vì học sinh nam và nữ sinh hoạt tập thể chung với nhau là cơ sở tốt để hình thành tình bạn, giúp nhau học tập và rèn luyện. Đó cũng là cơ sở tốt để phát triển thành tình yêu trong sáng của tuổi học trò.
- Định hướng suy nghĩ của HS về tình yêu tuổi học trò :
- Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng , vô tư và hồn nhiên, sẽ trở thành một phần kỹ niệm đẹp thời HS, thậm chí nếu biết trân trọng, nâng niu và giữ gìn thì có thể tiến tới tình yêu đích thực và hôn nhân hạnh phúc trong tương lai.
- Tuy nhiên : 
+ Học sinh cần đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu. Nếu quá chú trọng việc yêu đương sẽ ảnh hưởng đến việc học.
+ Tuổi vị thành niên chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý để chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân.
+ Tình yêu tuổi học trò chỉ là những rung động đầu đời trong sáng và vô tư. Học sinh rất dễ ngộ nhận đó là tình yêu thực sự, thậm chí còn đi đến quan hệ trước hôn nhân.
3. Gia đình: 
- Gia đình là tế bào của xã hội, là chỗ dựa cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, nhất là con cái 
- Vợ chồng hoà thuận thì việc gì cũng làm được và sẽ vượt qua tất cả mọi khó khăn.
- Gia đình hạnh phúc, cha mẹ hoà thuận sẽ tạo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái tốt hơn, đưa lại cho con cái cuộc sống ấm no, vui vẻ, tạo điều kiện cho con cái học tập tốt, nhân cách được phát triển hoàn thiện.
- Trả lời: Tình bạn khác giới là một tình cảm rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đây là mối quan hệ rất nhạy cảm, tuổi vị thành niên đẽ hiểu lầm là tình yêu. Trong nhiều tình huống chỉ có 2 người, tình bạn này thường được biến dần thành « tình yêu ». Nếu không khéo xử lý sẽ gây « ngộ nhận ».
- Nếu đồng ý: nên rủ thêm một số bạn nữa cùng đi chung.
- Nếu không đồng ý: Lựa lời từ chối khéo (bận công việc) tránh gây tự ái hay hiểu lầm cho bạn.
- Trả lời :
Bạn chờ lúc mẹ vui ấy rồi giải thích cho mẹ hiểu là bạn với bạn ấy chỉ là bạn thân với nhau , tâm sự và giúp đỡ nhau trong học tập. Hay nhân dịp nào rủ các bạn về nhà học nhóm và giới thiệu từng bạn cho mẹ biết mẹ sẽ an tâm hơn.
III. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
+ Tổng kết 03 phần thi của các đội.
+ Trao thưởng cho các đội.
IV.Củng cố và dặn dò
- GVCN tổng kết lại các hoạt động, nhận xét điểm mạnh, điểm yếu chung của cả lớp.
- Lấy kết quả thi làm điểm đánh giá cho học sinh.
- Tìm và đọc các tư liệu nói về tình bạn, tình yêu và gia đình.
RÚT KINH NGHIỆM:
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11:
THANH NIÊN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 –GIAO TIẾP XÃ HỘI
 SMARTPHONE TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
tiết)
( Lồng ghép hướng nghiệp)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của cách mạng 4.0.
- Hiểu được vai trò của smartphone trong đời sống, biết lợi ích và tác hại của smartphone đối với bản thân.
2.Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai, thích ứng được với thời đại công nghệ 4.0.
- Biết lợi dụng vai trò của smartphone để làm cho nó có ích hơn trong cuộc sống của bản thân
3.Thái độ:
Có thái độ đúng đắn, tích cực tìm hiểu về cuộc cách mạng 4.0, về vai trò, lợi ích của smartphone trong đời sống.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong cách mạng 4.0.
- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên:
	- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận (Cho hs tìm hiểu trên mạng)
	- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, về smartphone để cung cấp cho hs.
	- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
	- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
	- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận 
Học sinh:
	- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
	- Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Khởi động:
-Lớp phó phong trào tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động tháng 11.
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên: bài hát nối vòng tay lớn
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Thanh niên với cuộc cách mạng 4.0
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng 4.0 (Nhóm) (20p)
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến (đại diện nhóm trình bày bằng giấy rôki hoặc là pp)
1) Cách mạng 4.0 là gì?Cách mạng 4.0 diễn ra trên các lĩnh vực nào?
-Nhóm 1: GV cử đại diện bất kì trong nhóm lên trình baỳ. Yêu cầu các nhóm chú ý để đặt câu hỏi.
- Nhóm 1 trình bày xong. NDCT mời các nhóm đặt câu hỏi.
- Nhóm 1 trả lời các câu hỏi.
- Gv chuẩn nội dung, Cho học sinh xem một số hình ảnh về các lĩnh vực trong cách mạng 4.0.
2) Những cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0?
Nhóm 2: Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm đặt câu hỏi.
- Nhóm 2 trả lời các câu hỏi.
- Gv chuẩn kiến thức. Chiếu hình ảnh về rôbốt làm thay việc của con người trong nhà máy......
1. Tìm hiểu về cách mạng 4.0 
- "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
* Cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0
Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.
Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều sức lực hoặc không an toàn đối với con người.
Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho phép tự đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể.Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ được ủy thác cho cấp cao hơn.
 Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Hoạt động 2: Vai trò của học sinh, thanh niên trong cuộc Cách mạng 4.0 (Cả lớp) (15phút)
NDCT nêu câu hỏi. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn phát biểu ý kiến.: Trước những cơ hội và thách thức của cách mạng 4.0 thì học sinh, thanh niên cần làm gì?
KẾT LUẬN CHUNG (7PHÚT)
=> GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của cả lớp 
- GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các bạn.
 Chiếu một số hình ảnh về cuộc cách mạng 4.0 cho học sinh 
xem. Nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong đời sống của chúng ta, và công nghệ có thể giúp con người tăng năng suất lao động, khiến cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn. Nhưng mặt trái của nó là một ngày không xa nó sẽ cướp mất cơ hội có việc làm của con người. Chính vì vậy nếu chúng ta không học tập, nỗ lực không ngừng thì chúng ta sẽ bị loại bỏ trong cuộc cạnh tranh đó. Chúng ta cần làm chủ công nghệ, biến nó thành công cụ của mình, phục vụ mình.
Nhắc nhở học sinh: khi xem các thông tin trên mạng cần tỉnh táo, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Vì trong việc kết nối thông tin mạnh mẽ như hiện nay sẽ có những kẻ xấu lợi dụng để kích động, lôi kéo mọi người làm việc xấu theo chúng. 
2. Vai trò của học sinh, thanh niên trong cuộc Cách mạng 4.0
 - Học tốt, chuẩn bị mọi điều kiện, rèn luyện tốt để có thể thích ứng tốt trong thời đại Cách mạng 4.0. Cụ thể:
- Học tập rèn luyện, sáng tạo trong quá trình học và có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Thay vì coi các clip vô bổ hay lướt web, chúng ta có thể xem những clip thí nghiệm vật lý, xem những hoạt động lý thú của nhiều học sinh sáng tạo trong cuộc sống.
- Sự tự giác, tự nguyện tham gia các hoạt động tình nguyện, sống có trách nhiệm, tự làm chủ bản thân.
- Có tinh thần cầu tiến, dám nghĩ dám làm và có định hướng lẽ sống theo lí tưởng tốt đẹp. Dám vượt qua vùng an toàn của bản thân, đương đầu với khó khăn.
Giao tiếp xã hội: Smartphone trong đời sống xã hội
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa, vai trò, lợi ích và tác hại của smartphone trong đời sống xã hội
-Lớp phó phong trào chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ) thi hái hoa dân chủ, giới thiệu GVCN làm giám khảo. Lần lượt mỗi nhóm cử 1 học sinh lên hái hoa và trả lời các câu hỏi. Sau câu trả lời của học sinh đại diện, các học sinh trong nhóm đó được quyền bổ sung cho hoàn chỉnh. Mỗi câu trả lời sẽ có số điểm tối đa là 10 điểm do giám khảo dựa trên độ chính xác và đầy đủ của từng câu mà cho điểm.
-Bộ câu hỏi hái hoa dân chủ như sau:
1. Smartphone là gì?
2. Smartphone ra đời đã làm thay đổi phương thức liên lạc truyền thống như thế nào?
3. Smartphone có ảnh hưởng đến cách con người làm việc không?
4. Một ứng dụng của smartphone mà giới trẻ sử dụng nhiều nhất là gì?
5. Nêu các mặt hạn chế của việc lạm dụng smartphone?
6. Làm cách nào để smartphone trở nên có ích trong cuộc sống?
7. Phân tích việc smartphone làm cho con người đánh mất dần thói quen giao tiếp truyền thống?
8. Việc các thầy cô hạn chế học sinh sử dụng smartphone trong nhà trường là đúng hay sai, tại sao?
Định nghĩa smartphone là gì?
Thuật ngữ "điện thoại thông minh" dùng để chỉ một thiết bị cầm tay là điện thoại nhưng đa chức năng. Sản phẩm thường được đóng gói từ rất nhiều thứ như máy ảnh, trình duyệt web đến màn hình hiển thị có độ phân giải cao (so với điện thoại nghe - gọi - chọi).
Smartphone đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
- Thay đổi phương thức liên lạc truyền thống: với những chiếc điện thoại di động cơ bản, con người chỉ có thể truyền và nhận những thông điệp đơn giản với âm thanh và tin nhắn ký tự. Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chat tức thời hay đơn giản là cập nhật trạng thái/hình ảnh trên Facebook. 
- Thay đổi cách con người làm việc
Ngày nay ngày càng ít người mang theo laptop khi cần phải di chuyển, bởi smartphone có thể đảm nhiệm hầu hết công việc của máy tính và thậm chí trong nhiều trường hợp là tiện lợi hơn.
Một ví dụ khác là cách đây vài năm, phóng viên khi tác nghiệp phải luôn sẵn sàng giấy bút cùng máy ghi âm, giờ đây tất cả những gì họ cần mang theo chỉ là chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ đầy đủ những tính năng này. 
- Thay đổi cách chúng ta giải trí
với một chiếc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_khoi_10_truong_thpt_nguy.doc