Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tuần 1 đến 4 (bản 3 cột)

Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tuần 1 đến 4 (bản 3 cột)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 - Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về dân số nước ta. Nắm được tình hình gia tăng dân số của nước ta. Nắm được cơ cấu dân số của nước ta.

 - Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ cột kết hợp đường.

 - Thái độ: Có thái độ tích cực tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình của địa phương.

 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

 Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:

 - Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ.

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.

 - Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.

 II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.

 - Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.

 III. Tổ chức các hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp

 - Kiểm tra sĩ số.

 - Kiểm tra vệ sinh lớp học.

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Kiểm tra 1 - 2 em học sinh.

 - Câu hỏi kiểm tra: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân tộc Tày, Nùng (hoặc 1 dân tộc khác) sinh sống chủ yếu ở đâu?

 3. Bài mới

HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn

 - Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.

 - Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.

 - Nội dung:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.

- GV giới thiệu bài mới HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới

 

doc 30 trang hapham91 3530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tuần 1 đến 4 (bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Ngày soạn: 
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc của nước ta. Nắm được sự phân bố của các dân tộc ở nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ tròn.
	- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu về các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Giáo viên tổng kết lại nội dung chính chương trình Địa Lí 8 nhằm giúp các em định hướng nội dung chương trình Địa Lí 9.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Các dân tộc ở Việt Nam.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về các dân tộc ở Việt Nam.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trình bày đặc điểm của các dân tộc ở nước ta.
+ Vì sao dân tộc Việt (Kinh) lại có số dân đông như thế?
- Trung bình:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Các dân tộc ít người thường sinh sống ở đâu?
-Yếu – kém:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Dân tộc nào có số dân ít nhất?
* Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 4 SGK Địa Lí 9 và đưa ra yêu cầu: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa 1 lớp học vùng cao và lớp học của các em.
* Giáo viên đưa ra câu hỏi tích hợp: Là học sinh em cần làm gì để thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 54 dân tộc.
- Việt (kinh).
- Vùng đồi núi.
- Thổ cẩm, đồ sứ, vật thờ cúng,...
- Điều kiện lớp học vùng cao thấp hơn, số học sinh ít hơn.
- HS thảo luận và trả lời.
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc anh em.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
	* Kiến thức thứ 2: Phân bố các dân tộc.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về phân bố các dân tộc.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên đưa ra câu hỏi: Người Việt (Kinh) sinh sống chủ yếu ở đâu?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhóm 2: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Nhóm 3: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Rộng khắp cả nước, tập trung ở vùng đồng bằng, trung du và đồi núi.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt (Kinh):
- Người Việt phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung hơn ở các đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người:
- Chiếm 13,8% dân số cả nước, sống chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Người Tày, Nùng: tả ngạn sông Hồng.
+ Người Thái, Mường: hữu ngạn sông Hồng đền sông Cả.
+ Người Dao: các vùng núi từ 700 – 1000m.
+Người Mông: các vùng núi cao.
- Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên:
+ Người Ê-đê: Đắk Lăk
+ Người Gia-rai: Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Cơ-ho: Lâm Đồng.
- Vùng cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ:
+ Người Chăm: Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Người Khơ-me: xen kẽ với người Việt.
+ Người Hoa: ở các thành phố lớn.
	HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Em hãy kể tên 10 dân tộc có dân số đông nhất ở nước ta năm 1999.
Câu trả lời của học sinh.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Vì sao các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở các vùng đồi núi
Câu trả lời của học sinh.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 2: Dân số và gia tăng dân số.
Học sinh tự học ở nhà.
	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.	
	V. Rút kinh nghiệm
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về dân số nước ta. Nắm được tình hình gia tăng dân số của nước ta. Nắm được cơ cấu dân số của nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ cột kết hợp đường.
	- Thái độ: Có thái độ tích cực tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra 1 - 2 em học sinh.
	- Câu hỏi kiểm tra: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân tộc Tày, Nùng (hoặc 1 dân tộc khác) sinh sống chủ yếu ở đâu?
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Số dân.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về số dân.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: Trình bày đặc điểm của số dân nước ta.
- Trung bình: Nước ta có đặc điểm về tổng số dân và vị trí trên thế giới như thế nào?
- Yếu – Kém: 
+ Năm 2002, số dân nước ta là bao nhiêu? 
+ Với số dân nước nó nước ta xếp hạng thứ mấy trên thế giới? 
+ Xét về diện tích thi nước ta xếp hạng bao nhiêu?
* Giáo viên đưa ra câu hỏi tích hợp: Là học sinh em cần làm gì để tìm hiểu thêm thông tin về các kiểu khí hậu của các quốc gia khác trên thế giới?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 79,9 triệu người.
- 14.
- 58.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
I. Số dân:
- Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người.
- Nước ta đứng thứ 14 về dân số và thứ 58 về diện tích trên thế giới.
	* Kiến thức thứ 2: Gia tăng dân số.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về gia tăng dân số.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 2.1 trang 7 SGK Địa Lí 9, yêu cầu học sinh: Em hãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trình bày đặc điểm về sự gia tăng dân số ở nước ta.
+ Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
+ Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
- Trung bình:
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng miền hay không?
- Yếu – kém: 
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu vào thời gian nào?
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng miền hay không?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1 trang 8 SGK Địa Lí 9, yêu cầu học sinh hãy:
+ Xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất và thấp nhất.
+ Xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước.
HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:
- Tăng nhanh.
- Vì tỉ lệ tăng các năm trước quá cao.
- Những năm 50.
- Cuối thế kĩ XX.
- Đang giảm nhanh.
- Giảm và khác nhau giữa các vùng miến.
- HS quan sát bảng và thực hiện theo yêu cầu.
II. Gia tăng dân số:
- Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu vào những năm 50 và chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.
- Dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm và có sự khác nhau giữa các vùng miền.
	* Kiến thức thứ 3: Cơ cấu dân số.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 12 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về cơ cấu dân số.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em nước ta cơ cấu dân số già hay trẻ?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.2 trang 9 SGK Địa Lí 9 và đưa ra yêu cầu:
+ Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.
+ Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Nêu đặc điểm của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.
+ Tỉ lệ giới tính nước ta có đặc điểm gì?
+ Vì sao khi xuất cư thì tỉ lệ giới tính lại giảm và ngược lại?
- Trung bình: 
+ Nhóm tuổi 0 -14 chiếm tỉ trọng như thế nào? Điều đó đặt ra những vấn đề gì?
+ Tỉ lệ giới tính nước ta thay đổi như thế nào?
+ Trong quá trình xuất nhập cư thì tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào?
- Yếu – kém:
+ Nhóm tuổi 0 -14 chiếm tỉ trọng như thế nào? 
+ Điều đó đặt ra những vấn đề gì?
+ Tỉ lệ giới tính nước ta thay đổi như thế nào?
+ Trong quá trình xuất nhập cư thì tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Có kết cấu dân số trẻ. 
- HS quan sát bảng và thực hiện theo yêu cầu.
- Chiếm tỉ lệ cao.
- Vấn đề y tế, giáo dục, an sinh xã hội.
- Ngày càng về mức cân bằng.
- Làm thay đổi tỉ lệ giới tính.
III. Cơ cấu dân số:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Dân số nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ cao đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và việc làm.
- Tỉ lệ giới tính ở nước ta đang thay đổi từ 94,2 năm 1979, 94,9 năm 1989 và 96,9 năm 1999.
- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưỡng của quá trình xuất nhập cư:
+ Xuất cư: thấp.
+ Nhập cư: cao.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Em hãy tìm thông tin về cuộc tổng điều tra dân số năm 2019.
Câu trả lời của học sinh.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Dân số đông có tác động gì đến việc phát triển kinh tế ở nước ta?
Câu trả lời của học sinh.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
Học sinh tự học ở nhà.
	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.	
	V. Rút kinh nghiệm
* Ngày soạn: 
* Tiết thứ 3, 4; Tuần: 02
BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Nắm được những đặc điểm về mật độ dân số của nước ta. Nắm được đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Biết được các loại hình quần cư chính ở nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích lược đồ.
	- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu các đặc điểm về dân số của nước ta.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999. Bảng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì 1985 – 2003.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Câu hỏi kiểm tra: Em hãy cho biết năm 2002 nước ta có số dân là bao nhiêu và xếp hạng bao nhiêu trên thế giới? Nêu đặc điểm của tỉ lệ giới tính ở nước ta.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Mật độ dân số và phân bố dân cư.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về mật độ dân số và phân bố dân cư.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Hãy trình bày đặt điểm sông ngòi của Châu Á.
+ Vì sao các sông ở Châu Á phân bố không đều?
+ Vì sao sông ngòi ở miền nam nước ta không phát triển được thủy điện?
- Trung bình:
+ Nước ta có mật độ dân số như thế nào so với thế giới?
+ Năm 1989 và năm 2003 mật độ dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Nêu mật độ dân số năm 2003 của một số địa phương: Đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Yếu - kém:
+ Nước ta có mật độ dân số như thế nào so với thế giới?
+ Năm 1989 mật độ dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Năm 2003 mật độ dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Nêu mật độ dân số năm 2003 của một số địa phương: Đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 trang 11 SGK Địa Lí 9 và đưa ra câu hỏi: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Cao hơn thế giới.
- 195 người/km2.
- 246 người/km2.
- Mật độ dân số:
+ Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2.
+ Thành phố Hồ Chí Minh: 2664 người/km2.
+ Hà Nội: 2830 người/km2.
- Đông đúc ở đồng bằng và ven biển; Thưa thớt ở vùng đồi núi.
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Nước ta nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao trên thế giới.
- Năm 1989 mật độ dân số nước ta là 195 người/km2, năm 2003 là 246 người/km2.
- Một số vùng có mật độ dân số rất cao năm 2003:
+ Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2.
+ Thành phố Hồ Chí Minh: 2664 người/km2.
+ Hà Nội: 2830 người/km2.
- Trong phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: 74% dân số sống ở nông thôn và 26% dân số sống ở thành thị.
	* Kiến thức thứ 2: Các loại hình quần cư.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về các loại hình quần cư.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi:
+ Trình bày đặc điểm của quần cư nông thôn và thành thị.
+ Hãy nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.
- Trung bình:
+ Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta là gì?
+ Mật độ dân số ở các thành thị như thế nào?
+ Kiến trúc chủ yếu ở quần cư thành thị là gì?
- Yếu - kém:
+ Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta là gì?
+ Đặc điểm của quần cư thành thị nước ta là gì?
+ Mật độ dân số ở các thành thị như thế nào?
+ Kiến trúc chủ yếu ở quần cư thành thị là gì?
* Giáo viên đặt câu hỏi tích hợp: Em đang sinh sống trong loại hình quần cư nào?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô và tên gọi khác nhau.
- Rất cao.
- Nhà cao tầng.
- HS thảo luận và trả lời.
II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn:
Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô và tên gọi khác nhau: làng, ấp, bản, buôn,..
2. Quần cư thành thị:
- Có mật độ dân số rất cao.
- Kiến trúc chủ yếu là các khu chung cư và nhà cao tầng.
	* Kiến thức thứ 3: Đô thị hóa.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về đô thị hóa.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 3.1 trang 13 SGK Địa Lí 9 và đọc nội dung SGK, đưa ra yêu cầu: 
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
- Tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? 
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi:
+ Nêu những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta.
+ Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.
- Trung bình:
+ Đô thị hóa được thể hiện qua những mặt nào?
+ Trình độ đô thị hóa của nước ta như thế nào?
+ Các đô thị ở nước ta có quy mô ra sao?
- Yếu - kém:
+ Đô thị hóa thay đổi quy mô thành thị ra sao?
+ Lối sống ở thành thị như thế nào?
+ Trình độ đô thị hóa của nước ta như thế nào?
+ Các đô thị ở nước ta có quy mô ra sao?
HS quan sát bảng và thực hiện theo yêu cầu.
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Mở rộng quy mô đô thị.
- Phổ biến lối sống thành thị vào trong dân cư.
- Còn thấp.
- Chủ yếu là vừa và nhỏ.
III. Đô thị hóa:
- Thể hiện qua việc mở rộng quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống thành thị vào trong dân cư.
- Trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp.
- Phần lớn các đô thị nước ta là đô thị vừa và nhỏ.
	HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Em đang sống trong loại hình quân cư nào? Nêu những đặc điểm về loại hình quần cư em đang sống.
Câu trả lời của học sinh.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Câu trả lời của học sinh.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
Học sinh tự học ở nhà.
	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.	
	V. Rút kinh nghiệm
BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Nắm được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. Hiểu được tình hình về việc làm của nước ta hiện nay. Biết được sự thay đổi của chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ.
	- Thái độ: Có thái độ chú ý học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo năm 2003. Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và 2003.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra 1 - 2 em học sinh.
	- Câu hỏi kiểm tra: Nước ta có mật độ dân số như thế nào trên thế giới? Trình bày đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Nguồn lao động và sử dụng lao động.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức nguồn lao động và sử dụng lao động.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Nêu đặc điểm tăng trưởng lao động nước ta.
+ Nêu những ưu điểm và hạn chế của lao động nước ta.
- Trung bình: 
+ Nguồn lao động nước ta tăng như thế nào? Bình quân mỗi năm nước ta có thêm bao nhiêu lao động?
+ Lao động nước ta có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Yếu - kém:
+ Nguồn lao động nước ta tăng như thế nào? Bình quân mỗi năm nước ta có thêm bao nhiêu lao động?
+ Lao động nước ta có những ưu điểm gì?
+ Hạn chế của lao động nước ta là gì? 
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1 trang 15 SGK Địa Lí 9 và đưa ra yêu cầu:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
- Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động nước ta.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trong giai đoạn 1991 – 2003 tổng số lao động nước ta thay đổi như thế nào?
+ Cơ cấu sử dụng lao động ngày càng hợp lí được thể hiện qua đâu?
- Trung bình:
+ Lao động nước ta năm 1991 và năm 2003 là bao nhiêu?
+ Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi như thế nào?
- Yếu - kém:
+ Lao động nước ta năm 1991 là bao nhiêu?
+ Lao động nước ta năm 2003 là bao nhiêu?
+ Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi như thế nào?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.2 trang 16 và đưa ra yêu cầu: Hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành của nước ta.
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Thể lực và trình độ chuyên môn.
- HS quan sát biểu đồ và thực hiện theo yêu cầu.
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 30,1 triệu người.
- 41,3 triệu người.
- Ngày càng hợp lí.
- HS quan sát biểu đồ và thực hiện theo yêu cầu.
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Hạn chế: lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
2. Sử dụng lao động:
- Trong giai đoạn 1991 – 2003 số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tích cực hơn.
	* Kiến thức thứ 2: Vấn đề việc làm.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về vấn đề việc làm.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Nêu đặc điểm của vấn đề việc làm ở nước ta.
+ Vì sao vấn đề việc làm là một vấn đề cấp bách của nước ta hiện nay?
- Trung bình:
+ Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở lao động nông thôn là bao nhiêu?
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của nước ta là bao nhiêu?
- Yếu - kém:
+ Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở lao động nông thôn là bao nhiêu?
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của nước ta là bao nhiêu?
* Giáo viên đặt ra câu hỏi tích hợp: Trong gia đình và mọi người xung quanh gia đình em có ai thất nghiệp không?Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề thất nghiệp?
HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:
- 77,7%.
- 6%.
- HS thảo luận và trả lời.
II. Vấn đề việc làm:
- Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở lao động nông thôn nước ta là 77,7%.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của nước ta còn khá cao khoảng 6%.
	* Kiến thức thứ 3: Chất lượng cuộc sống.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 12 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về chất lượng cuộc sống.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá giỏi: 
+ Nêu đặc điểm của chất lượng cuộc sống nước ta.
+ Những thành tựu và sự phân hóa của chất lượng cuộc sống là gì?
- Trung bình:
+ Đời sống của người dân Việt Nam so với trước đây như thế nào?
+ Hãy nêu những thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
+ Chất lượng cuộc sống giữa các vùng miền như thế nào?
- Yếu - kém:
+ Đời sống của người dân Việt Nam so với trước đây như thế nào?
+ Hãy nêu những thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
+ Chất lượng cuộc sống giữa các vùng miền như thế nào?
+ Nơi đào có chất lượng cuộc sống tốt hơn?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 trang 17 SGK Địa Lí 9 và đưa ra yêu cầu: Em có suy nghĩ gì về việc cấp phát màng chống muỗi cho đồng bào Khơ-mú?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Ngày càng được cải thiện.
- Những thành tựu đáng kể (năm 1999):
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%.
+ Tuổi thọ bình quân ở nam là 67,4 và nữ là 74.
+ Tỉ lệ trẻ em tử vong và suy dinh dưỡng ngày càng giảm.
- Khác nhau.
- Các thành thị và vùng đồng bằng, ven biển.
- Học sinh quan sát hình và thực hiện yêu cầu.
III. Chất lượng cuộc sống:
- Đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện: thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội, 
- Những thành tựu đáng kể (năm 1999):
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%.
+ Tuổi thọ bình quân ở nam là 67,4 và nữ là 74.
+ Tỉ lệ trẻ em tử vong và suy dinh dưỡng ngày càng giảm.
- Chất lượng cuộc sống còn có sự khác nhau giữa các vùng miền.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Hãy lấy ví dụ chứng minh việc làm hiện là 1 thách thức lớn của nước ta.
Câu trả lời của học sinh.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hãy nêu những đặc điểm chính của nguồn lao động nước ta.
Câu trả lời của học sinh.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999.
Học sinh tự học ở nhà.
	IV. Kiểm tra đánh giá bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_9_tuan_1_den_4_ban_3_cot.doc