Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1: Chí công vô tư - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1: Chí công vô tư - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công, vô tư. Nêu được những biểu hiện của chí công, vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công, vô tư.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công, vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công, vô tư. Phê phán những biểu hiện thiếu chí công, vô tư.

II. Chuẩn bị:

1.GV: SGV, SGK, Phiếu học tập.

2. HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề.

III. Tiến trình bài dạy.

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

 

doc 3 trang hapham91 4070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1: Chí công vô tư - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày dạy : 8/9/2020
Tiết 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công, vô tư. Nêu được những biểu hiện của chí công, vô tư. 
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công, vô tư.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công, vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công, vô tư. Phê phán những biểu hiện thiếu chí công, vô tư.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, Phiếu học tập.
2. HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
+ CH: Nhận xét của em về việc làm của Vũ tán Đường và trần Trung Tá?
+ CH: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước? 
+ CH: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện đức tính gì?
+ CH: Mong muốn của Bác Hồ là gì? 
+ CH: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
+ CH: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào?
+ CH: Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
+ CH: Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
-> Học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dung đất nước giàu đẹp hơn như Bác hằng mong ước.
- GV: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cần thiết cho mọi người. Phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà biểu hiện bằng một việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Thế nào là chí công vô tư?
+ CH: Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
+ CH: Chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
+ CH: Hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư mà em biết?
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
- Hiến đất để xây trường học.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
- Lấy đất công bán thu lợi riêng.
- Trù dập những người tốt.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao?
+ CH: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào ? Vì sao?
I. Đặt vấn đề.
1. Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư.
- Tô Hiến Thành dùng người căn cứ vào việc ai có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
- Việc làm của ông xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ.
- Bác mong muốn tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
- Mục đích của Bác là “làm cho ích quốc, lợi dân”
=> Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể , xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Cách rèn luyện chí công vô tư.
- Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái với chí công vô tư.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Hành vi d, e thể hiện chí công vô tư và Lan và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi a, b, c, đ thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân giải quyết công việc không công bằng.
2. Bài tập 2.
- Tán thành quan điểm d, đ.
- Quan điểm a: Vì chí công vô tư cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không chỉ với người có chức có quyền.
- Quan điểm b: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội công bằng.
- Quan điểm c: Phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ thông qua lời nói, việc làm .
4. Củng cố 
- CH: Thế nào là chí công vô tư? Chí công vô tư có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học nội dung bài.
- Soạn bài: Tự chủ. 
6. Rút kinh nghiệm 
 Duyệt của tổ trưởng
 Hoàng Đức Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_1_chi_cong_vo_tu_na.doc