Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu) - Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu) - Hoài Nam

 - Chính Hữu

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 - Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thành ,giản dị của tình đồng chí,đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ được thể hiện trong bài thơ.

2.Kĩ năng

 - Cảm thụ phân tích bài thơ tự do với những hình đặc sắc.

3.Thái độ

 - Trân trọng tình đồng chí đồng đội.Tự hào về người lính cụ Hồ.

-> Năng lực hướng tới:

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 Bài soạn + Tư liệu tham khảo + Ảnh chân dung tg + bảng phụ

2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Ổn định lớp:

2.Khởi động:

Tích hợp ANQP

- Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Hai cây phong”

3. Hình thành kiến thức:

 

docx 4 trang maihoap55 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu) - Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỒNG CHÍ (T1)
 - Chính Hữu
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
 - Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thành ,giản dị của tình đồng chí,đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ được thể hiện trong bài thơ.
2.Kĩ năng
 - Cảm thụ phân tích bài thơ tự do với những hình đặc sắc.
3.Thái độ
 - Trân trọng tình đồng chí đồng đội.Tự hào về người lính cụ Hồ.
-> Năng lực hướng tới:
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên:
 Bài soạn + Tư liệu tham khảo + Ảnh chân dung tg + bảng phụ 
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp:
2.Khởi động: 
Tích hợp ANQP
- Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Hai cây phong”
3. Hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
tg.- GV gt ảnh t/g, 1 số bài thơ của ông.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?( Tích hợp ANQP)
Gv hướng dẫn đọc –đọc mẫu –gọi hs đọc lại 2 lần.
Gọi hs đọc tiếp những chú thích về 
H: Theo em văn bản được chia làm mấy phần?
H: Nội dung của từng phần là gì?
I.Tìm hiểu chung 
1.Tác giả - Tác phẩm: (sgk)
2. Đọc
3. Chú thích.
4. Bố cục: Gồm 3 phần
 - P1.Sáu câu đầu:Cơ sở của tình đ/chí.
 - P2.11 câu tiếp :Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
 - p3.3 câu cuối: Hình ảnh đầu súng trăng treo.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
H: Cảm hứng chung của bài thơ này là gì?
H: Hình ảnh chủ yếu là ai?
H: Tình đồng chí đồng đội được bắt nguồn trên cơ sở nào?
H: Vì sao họ lại quen nhau?
H: Nghệ thuật sử dụng trong đoạn này là gì?
Gv pt câu “đồng chí”
II.Tìm hiểu chi tiết
1.Cơ sở của tình đồng chí:
 -Là những người lao động nghèo(Nước mặn đồng chua/ Đất cày lên sỏi đá )
àTừ những người xa lạ - quen nhau.
 - cùng chung lí tưởng chung mục đích nhiệm vụ(súng bên súng )
àTrở thành đồng chí đồng đội.
 - Dùng từ ngữ gần gũi ,thân quen (Quê làng)-hình ảnh chân thật.
3.Luyện tập
 - Nêu bố cục của bài thơ “ Đồng Chí”
4.Hoạt động vận dụng, mở rộng.
 - Đọc thuộc bài thơ
- Chuẩn bị: T2
 ******************************* 
 ĐỒNG CHÍ (T2) 
 - Chính Hữu. 
1.Kiến thức
 - Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thành ,giản dị của tình đồng chí,đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ được thể hiện trong bài thơ.
2.Kĩ năng
 - Cảm thụ phân tích bài thơ tự do với những hình đặc sắc.
3.Thái độ
 - Trân trọng tình đồng chí đồng đội.Tự hào về người lính cụ Hồ.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn + Tư liệu tham khảo + bảng phụ 1số bài thơ cùng chủ đề, tranh về chủ đề tình đ/c, tranh minh họa 3 câu thơ cuối. 
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Khởi động: 
GV: - Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí”- Chính Hữu?
2.Hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết
 -HS đọc 11 câu thơ giữa
Tình đồng chí có những biểu hiện nào?
( Tích hợp ANQP) . Nói về hình ảnh anh bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh.
Tinh thần của họ như thế nào?Vì sao có được tình cảm đó?
-GV gt 1 số bài thơ về tình đồng chí: Nhớ 
( Hồng Nguyên ), Ngày về ( Chính Hữu ), Hoan hô chiến sỹ Điện Biên (Tố Hữu) ... và tranh về nội dung
-GV treo tranh và bảng phụ ghi 3 câu thơ cuối 
Hình ảnh cuối bài thơ có gì độc đáo?
Gv bình giảng thêm sức mạnh của tình đồng chí .
Nét độc đáo của câu cuối bài thơ là gì?*
1. Cơ sở của tình đồng chí..
2.Những biểu hiện của tình đồng chí.
 - Sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau : “Ruộng nương anh gửi bạn ..”
 - Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính : “Áo anh rất vai , quần tôi .”
 - Cùng trải qua những cơn sốt rét rừng : “Sốt run người .”
àVẫn bùng lên nụ cười trong buốt giá .Thể hiện tinh thần lạc quan .Bởi họ có 1 t/y vô hạn ,tình đoán kết keo sơn,tìm hơi ấm cho nhau qua tâm hồn. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
3.Hình ảnh đầu súng trăng treo.
 - 3 hình ảnh : ngưòi lính ,khẩu súng ,vừng trăng trong cảnh rừng hoang vắng đứng chờ giặc.
 - Câu cuối vừa cô động vừa gợi hình ảnh cảm xúc ,gợi hình ảnh thực mà lại ảo gần mà lại xa hoà quyện vào nhau àĐó cũng là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ vừa là thi sĩ của anh bộ đội cụ Hồ.
 Hoạt động 2: II.Tổng kết
 GV hướng dẫn HS tổng kết
1.Nghệ thuật:
 - Ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm
2. Nội dung: 
 - Ca ngợi vẻ đẹp của người lính cách mạng với tình đồng chí đồng đội keo sơn.
4.Luyện tập, vận dụng ( Tích hợp ANQP)
 - Gv khái quát bài học .
- Qua bài thơ này các em thấy hình ảnh những chiến sí bộ đội cụ hồ của chúng ta như thế nào?
- Liên hệ đến các chiến sĩ công an, bộ đội đảo xa, thanh niên xung phong thời chiến tranh ác liệt, họ đã chiến đấu như thế nào?
5.Hoạt động mở rộng tìm tòi.
- Tìm những mảnh chuyện nói về các chiến sĩ bộ đội, công an, thanh niên xung phong
- Đọc thuộc phần ghi nhớ 
- Chuẩn bị: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_10_dong_chi_chinh_huu_hoai_nam.docx