Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6: Văn học trung đại Việt Nam. Chữ nôm

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6: Văn học trung đại Việt Nam. Chữ nôm

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Nhân vật, sự kiên, cốt truyện của truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.

- Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.

2. Kỹ năng

- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thương cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ tiếng việt.

- Tự lập, tự tin, yêu gia đình, quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, trung thực, tự trọng, chí công, vô tư, tự chủ, chuyên cần, yêu tiếng nói của dân tộc.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên

 - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.

 - TLTK (Bản dịch Truyện Kiều), Tranh ảnh minh họa (thư viện)

- Phương pháp/Kĩ thuật

+ Đọc sáng tạo, vấn đáp và gợi tìm, thuyết trình và giảng bình, phát hiện và giải quyết vấn đề, lược đồ tư duy.

+ Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, lược đồ tư duy.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm

2. Học sinh

 - SGK, SBT, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk.

 - Đọc, tóm tắt “Truyện Kiều” vào vở.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

 Câu hỏi

- Tóm tắt ngắn gọn hồi 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” và nêu nội dung chính ? Nêu nét nổi bật ở người anh hùng Nguyễn Huệ ?

- Trong những đoạn văn nói về cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ. Theo em cảm xúc đó là gì ?

A. Sự căm phẫn. B. Lòng thương cảm. C. Thái độ bênh vực. D. Sự nuối tiếc.

 

doc 29 trang maihoap55 6181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6: Văn học trung đại Việt Nam. Chữ nôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
CHỦ ĐỀ 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM – CHỮ NÔM
(06 tiết)
Muc tiêu chung
1. Kiến thức: Qua chủ đề giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại và một số đóng góp lớn của truyện thơ trung đại vào sự phát triển của văn học dân tộc.
- Hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nắm được nhân vật, sự kiên, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của một số trích đoạn truyện thơ trung đại Việt nam trong tác phẩm Truyện Kiều (Chị em Thuý Kiều; Kiều ở Lầu Ngưng Bích).
- Hiểu được yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng: Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:
a. Đọc hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản biểu cảm, cụ thể:
- Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả giá trị nội dung và nghệ thuật trong các đoạn trích Truyện Kiều văn học trung đại.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
b. Kĩ năng viết 
- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các đoạn văn, bài văn có bố cục rõ ràng thể hiện rõ miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
c. Kĩ năng nói và nghe
- Trình bày miệng bố cục các văn bản biểu cảm đã học có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài miêu tả nội tâm trong trong văn bản tự sự.
3. Thái độ, tình cảm
- GDHS lòng tự hào về nền văn hóa dân tộc và cảm phục đại thi hào dân tộc Nguyễn Du về di sản văn hóa quý giá của ông để lại, đặc biệt là truyện Kiều.
- Có ý thức sử dụng miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
Ngoài những năng lực chung, cần chú trọng phát triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực thu thập thông tin liên quan đế văn bản; năng lực đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác; năng lực tạo lập văn bản...	
Bài 6 – Tiết: 26 – 27 – Văn bản
"TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiên, cốt truyện của truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
2. Kỹ năng
- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thương cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
- Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ tiếng việt. 
- Tự lập, tự tin, yêu gia đình, quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, trung thực, tự trọng, chí công, vô tư, tự chủ, chuyên cần, yêu tiếng nói của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Giáo viên
	- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.
	- TLTK (Bản dịch Truyện Kiều), Tranh ảnh minh họa (thư viện)
- Phương pháp/Kĩ thuật
+ Đọc sáng tạo, vấn đáp và gợi tìm, thuyết trình và giảng bình, phát hiện và giải quyết vấn đề, lược đồ tư duy.
+ Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, lược đồ tư duy.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
2. Học sinh
	- SGK, SBT, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk. 
	- Đọc, tóm tắt “Truyện Kiều” vào vở.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
	Câu hỏi
- Tóm tắt ngắn gọn hồi 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” và nêu nội dung chính ? Nêu nét nổi bật ở người anh hùng Nguyễn Huệ ?
- Trong những đoạn văn nói về cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ. Theo em cảm xúc đó là gì ?
A. Sự căm phẫn. B. Lòng thương cảm. C. Thái độ bênh vực. D. Sự nuối tiếc.
 (Đáp án : B).
	2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Sgk.
* GV: cho h/s quan sát ảnh, video Cuộc đời và sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du 
* GV: Đó chính là đại thi hào Nguyễn Du, mà hơn 200 năm qua con người ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi tác phẩm “ Truyện Kiều”- một tác phẩm nổi tiếng, không chỉ với văn học trung đại mà với cả dòng văn học viết Việt Nam. Nói về Nguyễn Du Tố Hữu đã từng ca ngợi: 
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru mỗi ngày”
Còn Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều vì thấu hiểu tấm lòng của thi nhân mà viết: “Lời văn tả như hình máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đến đứt ruột...”. Để hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
- Học sinh quan sát tranh ảnh, video
- Nhận xét bổ sung
- Nghe hiểu
- Mục tiêu: HS nắm được khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “Truyện Kiều”- một truyện thơ Nôm sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
- Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề; kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn 
Yêu cầu học sinh tự đọc 
- Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du ?
+ Tên huý : Nguyễn Du 
+ Hiệu : Thanh Hiên (Thanh: Trong; Hiên: chỗ dựa). 
+ Tự : Tố Như (Tố: trắng; Như: không thay đổi). 
Õ Ngoài ra còn gọi là Nguyễn Tiên Điền (Gọi họ + địa danh ) 
Õ Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm từng làm tể tướng dưới triều chúa Trịnh. 
Õ Mẹ là Trần Thị Tần (đẹp nổi tiếng) người Kinh Bắc (là vợ thứ 3, bà sinh được 4 người con trai, 1 người con gái). 
Õ Anh: Nguyễn Khản (Cùng cha khác mẹ) làm quan tể tướng - là người say mê nghệ thuật và nổi tiếng hào hoa. 
Õ Dòng họ có 12 người đỗ tiến sĩ, đã có truyền ngôn: 
 “Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”
- Em hiểu gì về thời đại Nguyễn Du sống ?
Õ Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX với những biến cố lịch sử to lớn: Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, nhà Lê suy vong, các quan lại tranh giành quyền lợi, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân đói khổ, phong trào nông dân nổ ra khắp nơi đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch 20 vạn quân Thanh. 
- Trong thời kì biến động như thế, ông phải chịu c/s ntn ? 
GV giảng: Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 - 1796 ).
- Về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh (1796 - 1802).
- 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Du bất đắc dĩ phải làm quan cho nhà Nguyễn. 
- 1813 - 1814 được cử đi sứ sang Trung Quốc 
- 1820 được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì mất tại Huế. 
 * GV bổ sung thêm: Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia làm 3 giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: Còn nhỏ và ra làm quan với triều Lê (1765 - 1786) 9 tuổi mất cha, 3 năm sau mất mẹ, ở với anh cùng cha khác mẹ - Nguyễn Khản thì bị kiêu binh phá, ND phải làm con nuôi một người họ Hồ ở Thái Nguyên, cha nuôi mất, ông giữ chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. 
 + Giai đoạn 2: “10 năm gió bụi, thập tải phong trần” và 5 năm đi ở ẩn (từ 1786 đến đầu 1802) thời gian này ông phiêu bạt khắp nơi, trải nhiều điều cay đắng: Đói, rét, bệnh tật,... (tất cả những điều này được nói ở thơ chữ Hán), 5 năm ở ẩn ở quê nhà (1796- 1802), nhưng tâm hồn vẫn cô đơn “Nhìn lên trời đầy cát bụi, nhìn xuống sông Lam thuồng luồng quẫy mạnh ...” đây là thời gian cay đắng nhất của cuộc đời và ông gần gũi với đời sống khổ cực của nhân dân. 
 + Giai đoạn 3: làm quan với triều Nguyễn (1802-1820) sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, mời ông ra làm quan (bất đắc dĩ) ông phải làm quan cho triều Nguyễn, ông đã từng giữ nhiều chức: Tri huyện Bắc Hà; Cai hạ tỉnh Quảng Bình; Hữu tham tri bộ lễ; làm đến chức chánh sứ tuế cống Thanh Triều, nhưng ông vẫn cảm thấy gò bó. 
- Nguyễn Du tính tình trầm lặng, ít nói nhưng lại có một trái tim giàu yêu thương. 
- 1820 ông chuẩn bị đi sứ lần 2 sang Trung Quốc thì nhiễm dịch ốm chết tại Huế (16/9/1820).
- Dựa vào phần 2, em hãy cho biết Nguyễn Du là con người ntn ? (Sgk/78)
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Những biến cố lịch sử thời ông đã có ảnh hưởng gì đến sáng tác của ông ?
Õ Nguyễn Du gắn bó với nhiều triều đại lịch sử đầy biến động, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại vì vậy đã tác động mạnh đến tình cảm và nhận thức của ông, làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh. Xã hội, con người trong đó có trào lưu nhân đạo CN.
- Ông đã có thành công gì trong sự nghiệp văn học ?
- Cùng với năng khiếu bẩm sinh là vốn sống vô cùng phong phú và trái tim yêu thương vĩ đại tạo nên thiên tài Nguyễn Du ở cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm 
+ Chữ Hán : gồm 3 tập thơ : Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài (Sáng tác trong thời kỳ 10 năm gió bụi và 5 năm ở ẩn), Nam trung tạp ngâm gồm 29 bài (Thời kỳ làm quan với triều Nguyễn), Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc).
+ Chữ Nôm : Đoạn trường tân thanh (Tiếng nói mới về nỗi đau thương đứt ruột); Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh); Văn tế Trường Lưu nhi nữ (Văn tế hai cô gái Trường lưu); Thác lời trai phường nón (Thay lời người con trai phường nón hát đối đáp với người con gái phường vải).
GV: “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện nôm trong văn học trung đại Việt Nam. 
- Nguồn gốc của “Truyện Kiều”?
- “Truyện Kiều” được dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc), Nguyễn Du sáng tạo, thay đổi các chi tiết, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc. Truyện gồm 3254 câu thơ nôm. 
- GV giới thiệu thêm về sự khác nhau giữa 2 tác phẩm để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du.
- Cho biết vị trí của Truyện Kiều trong văn học Việt Nam và thế giới?
Õ Là đỉnh cao chói lọi của nền văn học Việt Nam, một trong những kiệt tác của văn học thế giới và của nghệ thuật thi ca TV.
- Truyện gồm mấy phần? 
- Hãy tóm tắt văn bản ?
HS dựa vào sgk/ 78, 79 tóm tắt.
GV nhận xét 
- Giá trị nội dung của “Truyện Kiều” được thể hiện ở những phương diện nào ? 
- Giá trị hiện thực của tác phẩm thể hiện ntn ?
+ Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị.
+ Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. 
- Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”? 
+ Cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
+ Trân trọng, đề cao tài năng, nhân phẩm, khát vọng chân chính của con người.
- “Truyện Kiều” đã đạt được những thành tựu nghệ thuật nào ?
- Giá trị nổi bật là ngôn ngữ và thể loại. 
+ Ngôn ngữ truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật .
+ Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc với 3 hình thức : trực tiếp (lời của nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật xuất hiện với cả dáng vẻ bề ngoài và suy nghĩ nội tâm. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng bên cạnh những bức tranh chân thực sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
 GV: Bằng thiên tài nghệ thuật, tấm lòng nhân đạo sâu sắc Nguyễn Du đã thay máu đổi hồn cho một tác phẩm bình thường trở thành một kiệt tác vĩ đại được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp. Được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Qua bài học, em hiểu gì về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” ?
Giáo viên chốt, học sinh đọc ghi nhớ
* Điều chỉnh, bổ sung
- Đọc
- Học sinh trả lời
- HS trả lời
- Nghe hiểu
- HS Trả lời
- Nghe, hiểu
- Nghe,hiểu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nghe
- HS trả lời
- HS đọc nghi nhớ
I. Tác giả Nguyễn Du:
1. Cuộc đời
- Nguyễn Du ( 1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. 
- Ông sống vào giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn khi chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
- Cuộc sống vất vả, thăng trầm, ông từng sống lưu lạc nhiều nơi.
2. Con người
- Ông có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc, văn chương Trung Quốc.
- Vốn sống phong phú, cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
3. Sự nghiệp văn học:
 - Gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
II. Tác phẩm “Truyện Kiều”:
1. Nguồn gốc tác phẩm
- Viết vào đầu thế kỷ XIV
Lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh”.
- “Truyện Kiều” viết dựa theo “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). 
2. Thể loại:
 Là truyện thơ Nôm, viết theo thể lục bát.
3. Tóm tắt tác phẩm:
 Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát, được chia làm 3 phần:
- Gặp gỡ và đính ước 
- Gia biến và lưu lạc 
- Đoàn tụ. 
4. Giá trị của Truyện Kiều:
 a. Giá trị nội dung 
* Giá trị hiện thực : 
- Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị.
- Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. 
* Giá trị nhân đạo : 
- Cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
- Trân trọng, đề cao tài năng, nhân phẩm, khát vọng chân chính của con người.
b. Giá trị nghệ thuật: 
Truyện Kiều là 1 kiệt tác với bút pháp của nghệ sỹ thiên tài Nguyễn Du trên tất cả các phương diện: thể loại, ngôn từ, bố cục, kết cấu; đặc biệt là cách xây dựng hình tượng và tính cách nhân vật. 
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk/ 80 
- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện làm bài tập. 
- Phương pháp/ kĩ thuật: Nêu và giải quyết v/đề, đàm thoại, động não. 
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Sgk.
- Em hiểu như thế nào về truyện Nôm?
- Truyện Kiều gồm mấy phần ?
* Tóm tắt Truyện Kiều.
* Điều chỉnh, bổ sung:
IV. Luyện tập
* Truyện Nôm : 
- Loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm. 
- Có 2 loại truyện Nôm : 
+ Truyện Nôm bình dân 
+ Truyện Nôm bác học.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, nêu vấn đề; động não.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Sgk.
- Đọc truyện Kiều và cho biết Thúy Kiều có phải là nhân vật trung tâm và là nhân vật chính không ? 
GV treo bảng phụ câu hỏi
1. Nhận định nào đúng về Nguyễn Du:
A. Kiến thức sâu rộng là một thiên tài văn hoá
B. Từng trải, vốn sống phong lưu
C. Là một nhà nhân đạo
(D). Cả ba ý trên
 2. Nhận định nào nói đầy đủ về giá trị Truyện Kiều:
A. Giá trị nghệ thuật cao, ND sâu sắc
B. Kết tinh thành tựu văn hoá dân tộc
C. Là tập đại thành về ngôn ngữ
( D). Cả 3 ý trên
3. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện Kiều ? (hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất)
 A. Gặp gỡ và đính ước- đoàn tụ- gia biến và lưu lạc.
 B Gặp gỡ và đính ước - gia biến và lưu lạc- đoàn tụ .
 C. Gia biến và lưu lạc- đoàn tụ- Gặp gỡ và đính ước.
 D. Gia biến và lưu lạc- Gia biến và lưu lạc-đoàn tụ.
 (Đáp án : B).
- HS trả lời
- Nhận xét bổ sung
- Quan sát, suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
V. Thực hành bài tập.
Thúy Kiều + Kim Trọng
Kiều + Mã Giám Sinh, vào lầu xanh lần thứ nhất
Kiều + Thúc Sinh (chuộc Kiều khỏi lầu xanh lần thứ nhất)
Kiều + Bạc Hạnh-Bạc Bà, vào lầu xanh lần thứ hai
Kiều + Từ Hải (chuộc Kiều khỏi lầu xanh lần thứ hai, mắc mưu Hồ Tôn Hiến Từ Hải chết đứng giữa trận tiền).
Kiều + (bị gả cho thổ quan, tự vẫn tại sông Tiền Đường)
Kiều (sư Giác Duyên gặp cứu, nương cửa Phật)
Thúy Kiều + Kim Trọng ( gặp lại nhau)
(Gia biến – lưu lạc) từ câu 569 -> 2736
(Đoàn tụ) từ câu 2737 -> 3254
( Gặp gỡ- đính ước ) từ câu 1->568
TÓM TẮT TRUYỆN KIỀU ( Nguyễn Du )
- Mục tiêu: Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực có liên quan đến nd bài.
- Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề; động não.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Sgk.
* Về nhà tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”; Tìm hiểu vì sao trong dân gian lại có tục bói Kiều?
Thực hiện nhiệm vụ
3. Củng cố
- Nhận định nào đúng về Nguyễn Du:
	A. Kiến thức sâu rộng là một thiên tài văn hoá
	B. Từng trải, vốn sống phong lưu
	C. Là một nhà nhân đạo
	(D). Cả ba ý trên
 	- Nhận định nào nói đầy đủ về giá trị Truyện Kiều:
	A. Giá trị nghệ thuật cao, ND sâu sắc
	B. Kết tinh thành tựu văn hoá dân tộc
	C. Là tập đại thành về ngôn ngữ
 	( D). Cả 3 ý trên
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Học bài. Tóm tắt tác phẩm
	- Chuẩn bị tiết: Chị em Thuý Kiều
 **************************************************************
Bài 6 – Tiết: 28 – 29 – Văn bản
CHỊ EM THUÝ KIỀU
( Trích: Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du - 
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của N.Du trong miêu tả n/v
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kỹ năng
- Đọc-hiểu một văn bản truyện thơ trong vh trung đại
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tp truyện
- Có ý thức liên hệ với vb liên quan để tìm hiểu về n/v
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của N.Du trong VB.
3. Thái độ: GD ý thức trân trọng cái đẹp, cảm thông với con người.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
- Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ tiếng việt. 
- Tự lập, tự tin, yêu gia đình, quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, trung thực, tự trọng, chí công, vô tư, tự chủ, chuyên cần, yêu tiếng nói của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Giáo viên
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn.
- Tranh ảnh minh họa (thư viện)
* Phương pháp/ Kĩ thuật
- Đọc sáng tạo, vấn đáp và gợi tìm, Thuyết trình và giảng bình, Phát hiện và giải quyết vấn đề 
- Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, khăn trải bàn, công đoạn, hoàn tất một nhiệm vụ, hỏi và trả lời
2. Học sinh
	- SGK, SBT, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk. 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Nêu giá trị nd và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
Đáp án
* Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ (đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ)
- Giá trị nhân đạo:
+ Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
+Trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ khát vọng chân chính (người phụ nữ)
+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo.
* Nghệ thuật
+ Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn hóa dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại
+ Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ
+ Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
H: Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều 
	A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
D. Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
	2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp/kĩ thuật : Trực quan, đàm thoại.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Sgk.
Giới thiệu hình ảnh minh hoạ về chị em Thuý Kiều
Trong Truyện Kiều N.Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc được thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương - 2 chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Mục tiêu
- Nắm được nội dung, vị trí, bố cục đoạn trích
- Nắm được vẻ đẹp của Thúy Kiều, Thúy Vân
- Nắm được nội dung – nghệ thuật
Phương pháp/Kĩ thuật
- Đọc sáng tạo, vấn đáp và gợi tìm, phát hiện và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm đôi, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm 
- Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, khăn trải bàn
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn
GV h/dẫn cách đọc : vui, trong sáng, nhịp nhàng.
GV đọc mẫu – gọi h/s đọc tiếp – nhận xét cách đọc.
- GV giới thiệu bức tranh minh họa.
Y/cầu giải nghĩa từ khó.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12
- Đoạn trích nằn ở phần nào của tác phẩm ?
- Hãy căn cứ vào nội dung văn bản chia thành 3 phần và nêu nội dung chính ?
- Chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.
+ Phần 2: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Phần 3: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
+ Phần 4: Cuộc sống của hai chị em Thuý Kiều.
- Theo em: Vì sao có thể tách văn bản này thành một văn bản độc lập mang tên “Chị em Thúy Kiều” ?
- Vì đoạn này diễn đạt trọn vẹn nội dung Õ Miêu tả Tài sắc chân dung chị em Thuý Kiều.
- Ca ngợi: sắc tài, đức hạnh của 2 chị em Kiều, nhất là Thúy Kiều.
- Trọng tâm nằm ở phần nào của văn bản?
- Phần miêu tả tài sắc Thuý Kiều.
- Vì sao em nghĩ như vậy ?
- Vì chiếm lượng câu chữ nhiều nhất, tập trung Õ n/v Thuý Kiều.
- Văn bản sử dụng các phương thức biểu đạt nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ?
- Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm Õ Nổi bật là miêu tả.
Nghe.
- Nghe, 2 h/s đọc.
Dựa SGK trả lời.
- HS trả lời.
- HS chia kết cấu của đoạn trích giảng
- HS trả lời
- Trao đổi, trả lời
- HS trả lời
I . TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc 
2. Tìm hiểu từ chú thích (SGK/ 82)
3. Vị trí của đoạn
- Phần đầu: Gặp gỡ và đính ước ( từ câu 15 Õ 28).
4. Kết cấu: 4 phần
- P1: Bốn câu thơ đầu Õ giới thiệu chị em Kiều.
- P2: 4 câu tiếp
Õ Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- P3: 12 câu tiếp 
Õ Vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Phần 4: 4 câu cuối
Õ Cuộc sống của hai chị em Thuý Kiều.
- Mở đầu đoạn trích tác giả giới thiệu chị em Kiều như thế nào ?
 - Gia đình Vương Ông sinh được 2 cô con gái Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều sinh đẹp.
- Em hiểu “ Tố Nga” là gì?
- Là bức tranh đẹp về thiếu nữ.
- Em hiểu “Mai cốt cách- Tuyết tinh thần” là như thế nào ?
Chỉ cốt cách của cây mai 
Õ chỉ dáng người thanh tú mảnh mai như dáng cây mai.
- Tâm hồn trinh bạch trong trắng như tuyết.
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả 2 chị em của tác giả ?
- Với biện pháp ước lệ giúp cho ta hình dung vẻ đẹp 2 chị em Kiều
 như thế nào ?
- Nếu chuyển đoạn thơ đó thành văn xuôi, em sẽ diễn đạt như thế nào ?
- Gia đình Vương Ông có 2 người con gái đều xinh đẹp- Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Cả 2 đều có vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Mỗi người trong họ đều có nét đẹp riêng, nhưng đều toàn vẹn mười phân vẹn mười.
GV: Chỉ với 4 câu thơ kết hợp 3 PTBĐ (2 dòng đầu TS, dòng 3 MT, dòng 4 BC) Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn nhưng không sao chép và gửi vào đó là tình cảm yêu mến trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. Vì thế liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người.
- Khắc họa vẻ đẹp riêng của 2 chị em, tác giả tả ai trước ?
- Gọi 1 Hs đọc tiếp 4 câu.
- Thúy Vân được miêu tả ở những nét nào ?
- Em hiểu “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” nghĩa là như thế nào ?
- Khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày đẹp như mày ngài.
* Thảo luận nhóm (khăn trải bàn) 5 phút
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân: 
+ Hoa cười ngọc thốt
+ Mây thua... tuyết nhường
+ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? So sánh chỗ nào?
Õ So sánh, ẩn dụ ( khuôn trăng, nét ngài,hoa cười, ngọc, thốt...)
- Từ đó, em hình dung vẻ đẹp của Vân như thế nào? 
* Thảo luận cặp đôi (1 phút)
- Với cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn dự báo gì về số phận của Thuý Vân ?
- Các em hãy suy nghĩ và cho biết tại sao t/g lại miêu tả TV trước ?
A. TV không phải là nv chính.
B. Vì TV đẹp hơn TK.
C. Vì t/g muốn làm nổi bật vẻ đẹp TK.
D.Vì t/g muốn đề cao TV.
GV: Đây chính là dụng ý của t/g dùng NT sóng đôi, đòn bẩy.
- Vẻ đẹp TK được miêu tả ở những mặt nào ?
- Sắc và tài.
- Thảo luận nhóm (5 phút) 
Nhóm 1,2 
- Sắc đẹp được miêu tả tập trung nhất ở những dòng thơ nào ?
- 6 dòng: Kiều càng...Sắc đành đòi...
- Vẻ đẹp được miêu tả tập trung nhất ở những điểm nào nào ?
- Khi tả sắc đẹp Kiều TG sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
- Với nghệ thuật ấy giúp em hình dung sắc đẹp của Kiều như thế nào ? 
- Nghiêng nước nghiêng Thành
- Rất đẹp, 1 vẻ đẹp sắc sảo mặn mà.
- Vẻ đẹp ấy khiến cho thiên nhiên phải như thế nào ?
 - Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kén xanh.
Nhóm 3,4 
- Tài năng của Kiều được giới thiệu qua những phương diện nào ? Đặc biệt là tài nào ? 
- Tài đàn: Kiều còn soạn bản nhạc với nhan đề “bạc mệnh”
- Vì đó là bản nhạc khóc thương cho số phận bất hạnh của con người, gợi niềm thương cảm cho người đọc.
– Nhận xét về vẻ đẹp của Kiều ?
- Một hai nghiêng nước nghiêng thành ...họa hai
- Một hai nghiêng nước nghiêng thành lấy từ ý thơ của Diên Niên đời Hán-TQ ở phương Bắc có người con gái đẹp vô song đến nỗi nàng nhìn 1 cái thì xiêu thành luỹ, nhìn 2 cái nước bị nghiêng.
GV: Sau này MGS nhận xét “Một cười này hẳn nghìn vàng không ngoa” còn HTH thì “Nghe càng đắm ngắm càng say/Làm cho mặt sắt cũng ngây vì tình”
- Tác giả tả sắc một phần, tài năng hai phần. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến (đủ cầm, kì, thi, hoạ )
- Chân dung của Thuý Kiều dự cảm số phận của nàng như thế nào ?
Õ Tác giả báo trước một số phận éo le, đau khổ.
- Nhận xét biện pháp nghệ thuật đoạn thơ này ?
- Ẩn dụ, so sánh, liệt kê; điển tích, điển cố.
- NT đòn bẩy
- Lựa chọn và sử sụng ngôn ngữ miêu tả tài tình...
- Hai chị em Kiều có cuộc sống như thế nào ? 
- Nếp sống phong lưu quý phái, êm đềm, đoan trang, kín đáo
- Gia phong nền nã.
- Cuộc sống đầy đủ.
- Đức hạnh: mẫu mực, khuân phép.
- Cảm hứng nhân đạo của Nuyễn Du được thể hiện ntn ?
Cảm hứng nhân đạo của tác giả:
- Gợi tả tài sắc chị em T.Kiều
- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người
- Nghệ thuật lí tưởng hóa hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ca ngợi con người & dự cảm về kiếp tài hoa.
- HS trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
- Trả lời
- HS suy nghĩ -Trả lời.
 HS trao đổi, phát biểu
- HS trả lời
- Trả lời 
- HS đọc 4 câu tiếp
- HS trao đổi, trả lời
- Thảo luận, phát biểu
- Suy nghĩ, phát biểu
- Dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng.
- HS chọn ý C
- HS trả lời
- HS đọc 6 câu thơ
- HS trả lời
Điển cố - ước lệ 
 - Suy nghĩ, trả lời
- HS đọc các câu thơ
- Trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
- HS trả lời
- HS trao đổi, phát biểu
- HS trả lời
- HS phát biểu
II. PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Kiều
 “Đầu lòng hai ả Tố Nga
 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”
- 2 câu thơ đầu giới thiệu vị trí thứ bậc của 2 chị em Kiều.
(Mai cốt ...
 ... vẹn mười)
- 2 câu sau đánh giá vẻ đẹp của 2 chị em Kiều.
- Nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng (Ước lệ tượng trưng là lấy vẻ đẹp thiên nhiên diễn tả vẻ đẹp con người, tuyệt đối hóa vẻ đẹp con người)
- Chị em Kiều đều đẹp, mỗi người có 1 vẻ đẹp riêng nhưng đều đạt đến độ hoàn mĩ "mười phân vẹn mười”
2. Vẻ đẹp của Thuý Vân
(Vân xem ...
 ... màu da)
- Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân:
+ Hoa cười ngọc thốt: miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc.
+ Mây thua... tuyết nhường 
Õ màu mây trên trời không xanh bằng tóc của Vân, tuyết trắng mịn màng cũng không bằng da của nàng.
+ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Õ Khuôn mặt tròn đầy đặn tựa như mặt trăng. Còn lông mày sắc nét đậm như con ngài. 
→ Thuý Vân: Có vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống nhưng đoan trang phúc hậu và khiêm nhường.
Õ Dự báo một cuộc sống suôn sẻ, bình lặng.
3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều
* Về sắc 
6 dòng: Kiều càng... nghiêng nước nghiêng thành
- Vẻ đẹp được miêu tả tập trung : Ánh mắt của Kiều trong sáng như nước mùa thu, đôi mày nàng thanh thoát như nét núi mùa xuân. “Làn thu thủy nét xuân sơn”.
- Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành Õ một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà.
* Về tài
Thông minh... Một thiên bạc ...
- Tài: Cầm kỳ thi họa.
+ Thi: Thơ
+ Họa: Vẽ
+ Ca: Hát
+ Ngâm: Ngâm thơ
+ Đàn: Đánh đàn
→ Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc – tài – tình. 
→ Với sắc và tài của Thuý Kiều đã dự báo trước một số phận éo le, đau khổ.
* Nghệ thuật
+ Ẩn dụ, so sánh, liệt kê, điển tích, điển cố.
+ Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
+ Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
4. Cuộc sống của 2 chị em Thúy Kiều (4 câu cuối)
- Nếp sống phong lưu quý phái, êm đềm, đoan trang, kín đáo.
- Cuộc sống đầy đủ.
- Đức hạnh: mẫu mực, khuân phép.
- Nêu nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
Nội dung
- Gợi tả tài sắc chị em T.Kiều
- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người
Nghệ thuật
- Sử dụng nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_6_van_hoc_trung_dai_viet_nam_chu.doc