Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 12: Tổng kết về từ vựng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 12: Tổng kết về từ vựng

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 - Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình thcs

2.Kĩ năng

 - Hệ thống hoá kiến thức .Làm bài tập .

3.Thái độ

 - Có ý thức ôn tập những nội dung kiến thức đã học.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn + Tư liệu tham khảo + bảng phụ+ Phiếu HT

2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Ổn định lớp:

2.Khởi động:

Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, kiến thức từ lớp 8 đến 9.

 

docx 6 trang maihoap55 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 12: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
 - Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình thcs
2.Kĩ năng
 - Hệ thống hoá kiến thức .Làm bài tập .
3.Thái độ
 - Có ý thức ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn + Tư liệu tham khảo + bảng phụ+ Phiếu HT 
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp:
2.Khởi động: 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, kiến thức từ lớp 8 đến 9.
2. Hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Từ đơn và từ phức
H: Thế nào là từ đơn từ phức? từ phức có mấy loại? Ví dụ .
Cho hs đọc bài tập sgk.
Hs làm 
- nhận xét bài của bạn.
- Gv chốt
1.Khái niệm:
 - Từ đơn :Là từ chi gồm một tiếng.
 - Từ phức:Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
 2.Bài tập:
 *Bài 1:
 -Từ láy :Nho nhỏ ,gật gù, lạnh lùng,xa xôi ,lấp lánh.
 -Từ ghép: Nghặt nghèo ,giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cây cỏ, đưa đón ,nhường nhịn.
 *Bài 2:Từ láy có nghĩa giảm nhẹ.
Trăng trắng ,đèm đẹp , nho nhỏ, lành lạnh ,xôm xốp..(Còn lại là tăng nghĩa)
 Hoạt động 2: Thành ngữ
- Dùng bảng phụ + phiếu ht
H: Thành ngữ là gì?cho ví dụ .
H: Tìm ra đâu là tục ngữ ,đâu là thành ngữ?
H: Tìm những thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thực vật ?
Hs tìm tn , được dùng trong văn chương
1.Khái niệm: TN là cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa nhất định.(Cây cao bóng cả)
 2.Bài tập:
Bài 1: - Tục ngữ: a, c
 - Thành ngữ: b, d, e.
Bài 2: - Động vật : Mỡ để miệng mèo, Ếch ngồi đáy giếng, Đầu voi đuôi chuột .
 -Thực vật: Bãi bể nương dâu, Cây nhà lá vườn, bẻ hành bẻ tỏi 
Bài 3: -Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 Hoạt động 3: Nghĩa của từ.
H: Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật ,tính chất ,hđ, quan hệ) mà từ biểu thị.
VD:- Bàn ,cây, ghế, áo , quần 
(Sự vật )
-Tốt ,xấu ..(Tính chất )
- Bài tập :(sgk) - Chọn cách a.
 Hoạt động 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
H: Em hiểu ntn là từ nhiều nghĩa?
Cho ví dụ?
H: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
Hs nghiên cứu làm bài tập sgk.
 Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa
VD: Từ một nghĩa: Xe đạp ,bút máy ,ô tô .
Từ nhiều nghĩa: chân , xuân , mũi .
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa tạo ra từ nhiều nghĩa?
- Có hai loại : nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Bài tập :(sgk)
à Từ “Hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.song không xem đây là hiện tượng chuyển nghĩa để tạo ra nghĩa mới, vì đây là nghĩa lâm thời ,không có trong từ điển.
4. Luyện tập
 - Gv khái quát bài học .
5.Hoạt động vận dụng, mở rộng.
 - Vẽ sơ đồ tư duy phần I 
 - Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng (tt) : Từ V- VIII
 - Ôn tập: Chuẩn bị trả bài TLV Số 2, KT truyện Trung đại
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 -Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình thcs.
2. Kĩ năng
 -Hệ thống hoá kiến thức .Làm bài tập .
3.Thái độ
 -Có ý thức ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, phiếu học tập, bảng phụ, 
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Khởi động.
Gv: Hỏi lại kiến thức học sinh học ở tiết trước.
Hs: Chuẩn bị. 
2.Hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Từ đồng âm
H:Thế nào là từ đồng âm?
H: Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm.
- HS làm BT
- HS nhận xét, bổ sung
1. Khái niệm:
 -Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
-Khác hiện tượng từ nhiều nghĩa: là nói một từ có thể dùng để diễn tả nhiều ý
2. Bài tập:
a) lá: từ nhiều nghĩa
b) đường: từ đồng âm
 Hoạt động 2: Từ đồng nghĩa
H:Thế nào là từ đồng nghĩa?Có những loại từ đồng nghĩa nào?
- HS làm các BT
- HS nhận xét, bổ sung.
GV chốt 
1. Khái niệm:
-là những từ có nghĩa tương tự nhau 
-Hai loại từ đồng nghĩa:
+Đồng nghĩa hoàn toàn +đồng nghiã không hoàn toàn
2. Bài tập:
BT1: Chọn cách hiểu đúng:d
BT2: Từ xuân thay thế cho từ tuổi thep phương thức hoán dụ
-Xuân –thể hiện tinh thần lạc quan, tránh lặp từ
-Xuân-từ chỉ một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi 
 Hoạt động 3: Từ trái nghĩa
1.Khái niệm:
-Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
2. Bài tập:
BT1: Các cặp từ trái nghĩa:
Xấu-đẹp; xa-gần; rộng –hẹp
BT2: Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa thành hai nhóm
-Sống-chết; chẵn-lẻ; chiến tranh- hoà bình; đực -cái
-già- trẻ; yêu-ghét; cao- thấp; nông- sâu; giàu- nghèo. 
3.Luyện tập
 - GV chốt lại nội dung bài
 - Cho HS nghe bài hát “”
4.Hoạt động vận dụng, mở rộng.
 - Đọc thuôc bài thơ và phần ghi nhớ
 - Soạn Đoàn thuyền đánh cá
 ***********************************
 Ngày dạy: 9A: 4/11/2019
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 -Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình thcs.
2. Kĩ năng
 -Hệ thống hoá kiến thức .Làm bài tập .
3.Thái độ
 -Có ý thức ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, phiếu học tập, bảng phụ, 
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Khởi động
 - Lồng ghép trong phần tập
2. Hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Sự phát triển của từ vựng 
Điền nội dung thích hợp vào sơ đồ.
Gv cho hs lấy ví dụ minh hoạ .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
H: Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển về số lượng từ ngữ hay không ?Vì sao?
 I.Sự phát triển của từ vựng
Tạo TN mới
PT Nghĩa TN
PT số lượng tn
Các cách PT từ vựng
Vay mượn từ
 - Không.(Vì sv,ht,kn là vô hạn ,mà nếu ứng với 1 sv pt thêm 1 từ quá lớn mà từ thì có hạn à pt về số lượng tn là một trong những cách để pt từ vựng mà thôi
 Hoạt động 2: Từ mượn 
Bộ phận từ mượn quan trọng nhẩt trọng tiếng Việt là tiếng nước nào ?
Gv lưu ý những từ mượn đã được việt hoá ,chưa việt hoá.
Hs trả lời câu hỏi sgk.
II.Từ mượn
- Là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sv,ht,đđ mà tv chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Mượn tiếng Hán. bên cạnh đó còn mượn các tiếng khác như tiếng Anh Pháp..
-VD: +Xăm ,lốp, ga ,phanh, à được việt hoá
 +A xít, radio, vi-ta-min, à chưa được việt hoá.
 -Chọn đáp án c.
Hoạt động 3: Từ Hán Việt 
Thế nào là từ Hán Việt ?cho ví dụ?
Chọn cách hiểu đúng.
III.Từ Hán Việt
- Là những tiếng mượn của tiếng hán nhưng phát âm và dùng theo cách dùng của tiếng việt 
- Chọn cách b. 
 Hoạt động 4: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 Nêu khái niệm thuật ngữ?
Biệt ngữ xã hội .
IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
-Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị những khái niệm khoa học CN và dược dùng trong các văn bản KHCN.
-Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một nhóm, 1 tầng lớp xã hội nhất định: (Hoàng thượng ,khanh, trẫm ) 
3.Luyện tập.
 - GV chốt lại nội dung bài
4.Hoạt động vận dụng, mở rộng.
 -Soạn: Đoàn thuyền đánh cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_12_tong_ket_ve_tu_vung.docx