Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Hải

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Hải

 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Hướng dẫn HS tự đọc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”

Thời lượng: 09 tiết.

I. MỤC TIÊU:

Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất sau:

 1. Phẩm chất:

- Có ý thức trong việc đọc sách.

- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc.

- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn nghị luận xã hội, biết rung cảm và hướng thiện.

 2. Năng lực:

 a. Đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản biểu cảm, cụ thể:

 - Biết cách đọc- hiểu một văn bản nghị luận xã hội (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

 b. Kĩ năng viết:

 - Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt đã học để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận xã hội.

 c. Kĩ năng nói và nghe:

 - Trình bày miệng bố cục các văn bản văn nghị luận xã hội đã học có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

 - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài văn nghị luận xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên.

2. Hình thức dạy học: 09 tiết dạy tại lớp.

 3. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: * Soạn bài:

- Bàn về đọc sách.

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

- Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

* Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh: Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần đọc-hiểu từng bài học trong chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

B. Bước II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra thông tin bài mở đầu, kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

- Đầu mỗi tiết học, giáo viên kiểm tra nội dung kiến thức trọng tâm ở tiết học trước liền kề, từ 1-2 học sinh.

C. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:

 1. KHỞI ĐỘNG: Nghị luận xã hội là một kiểu bài có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Việc đưa ra những vấn đề bức thiết của xã hội để các em suy nghĩ, thảo luận, bàn bạc và tự tìm cách giải quyết thấu đáo lại càng quan trọng hơn trong việc định hướng cho các em một tương lai tốt đẹp từ việc tự khám phá và hiểu biết về xã hội. Với mục tiêu thiết thực ấy, hôm nay thầy và trò chúng ta tìm hiểu chue đề này để gúp các em tập làm quen với hàng loạt các vấn đề xung quanh đã và đang xảy ra xung quanh mình như: môi trường, giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh vô cảm, tình trạng xuống cấp về đạo đức của thanh – thiếu nhi hiện nay, tiêu cực trong thi cử, trong cuộc sống xã hội, để các em có cách giải quyết phù hợp nhất.

 

doc 124 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021
Ngày dạy: 11 - 21/01/2021. 
Tiết 91 → 99 – Chủ đề:
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
Hướng dẫn HS tự đọc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
Thời lượng: 09 tiết.
I. MỤC TIÊU: 
Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất sau:
 1. Phẩm chất:
- Có ý thức trong việc đọc sách..
- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc.
- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn nghị luận xã hội, biết rung cảm và hướng thiện.
 2. Năng lực: 
 a. Đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản biểu cảm, cụ thể:
	- Biết cách đọc- hiểu một văn bản nghị luận xã hội (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 b. Kĩ năng viết: 
	 - Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt đã học để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm 
- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng. 
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
	c. Kĩ năng nói và nghe:
	- Trình bày miệng bố cục các văn bản văn nghị luận xã hội đã học có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
	- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài văn nghị luận xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Hình thức dạy học: 09 tiết dạy tại lớp.
	3. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
- Giáo viên:
* Soạn bài: 
- Bàn về đọc sách.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 
- Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
* Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:	
 Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần đọc-hiểu từng bài học trong chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
B. Bước II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra thông tin bài mở đầu, kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
- Đầu mỗi tiết học, giáo viên kiểm tra nội dung kiến thức trọng tâm ở tiết học trước liền kề, từ 1-2 học sinh.
C. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG: Nghị luận xã hội là một kiểu bài có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Việc đưa ra những vấn đề bức thiết của xã hội để các em suy nghĩ, thảo luận, bàn bạc và tự tìm cách giải quyết thấu đáo lại càng quan trọng hơn trong việc định hướng cho các em một tương lai tốt đẹp từ việc tự khám phá và hiểu biết về xã hội. Với mục tiêu thiết thực ấy, hôm nay thầy và trò chúng ta tìm hiểu chue đề này để gúp các em tập làm quen với hàng loạt các vấn đề xung quanh đã và đang xảy ra xung quanh mình như: môi trường, giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh vô cảm, tình trạng xuống cấp về đạo đức của thanh – thiếu nhi hiện nay, tiêu cực trong thi cử, trong cuộc sống xã hội, để các em có cách giải quyết phù hợp nhất.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
(Tiết 1-2-3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản.
? Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản "Bàn về đọc sách" 
Giáo viên hướng dẫn đọc - học sinh đọc
Rõ ràng, mạch lạc , ...
? Xác định thể loại của văn bản . 
? Dựa vào những yếu tố nào để xác định ?
- Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản .
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận ấy ? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
Học sinh đọc đoạn đầu . 
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? 
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ? 
? Vậy việc đọc sách có ý nghĩa gì ? 
? Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? Học sinh tự bộc lộ.
? Em hiểu câu " Có được sự chuẩn bị như thế ...nhằm phát hiện thế giới mới "như thế nào? 
Học sinh đọc đoạn văn 2 . 
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? 
? Theo tác giả, nên chọn sách dể đọc như thế nào ? 
 - Tác giả đã khẳng định "Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời học vấn khác". Vì thế " Không biết rộng, không thông thoát thì không thể nắm gọn " - chứng tỏ, sự từng trải của 1 học giả lớn .
Học sinh đọc đoạn cuối.
- Giáo viên : Việc biết lựa chọn sách để đọc đã là một quan điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng vấn đề này Chu Quang Tiềm còn bàn cụ thể về cách đọc sách. Em hãy phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách?. 
? Luận điểm này được tác giả triển khai như thế nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chổ nào ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết: 
- Bài viết này có tính thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? 
- Học sinh thảo luận .
A. VĂN BẢN: “BÀN VỀ ĐỌC SÁCH”
I . Tìm hiểu chung:
1 . Tác giả - tác phẩm:
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986): nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
2. Tác phẩm 
- “Bàn về đọc sách” trích "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nổi buồn của việc đọc sách" xuất bản 1995.
II . Đọc-Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc, chú giải:
2. Kiểu loại: Văn bản nghị luận: (lập luận giả thiết 1 vấn đề xã hội) 
> Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách như thế nào để có hiệu quả .
3 . Bố cục: (Hệ thống luận điểm)
- Luận điểm 1: (2 đoạn văn đầu): Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách.
- Luận điểm 2: (đoạn văn thứ 3): Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
- Luận điểm 3: (3 đoạn văn cuối): Bàn về phương pháp đọc sách.
4 . Phân tích: 
4.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách: 
- Tầm quan trọng lớn lao của sách trên con đường phát triển nhân loại, vì: 
+ Sách đã ghi chép ...... tích luỹ qua từng thời đại.
+ Những cuốn sách có giá trị ........ học thuật của nhân loại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu .... năm nay.
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại).
 - Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
4.2. Cách lựa chọn sách khi đọc :
- Trong tình hình hiện nay, sách càng nhiều, việc đọc sách càng không dễ. Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ rõ người đọc đứng trước 2 điều nguy hại sau: 
+ Sách nhiều khiến ta ........ không biết nghiền ngẫm . 
+ Sách nhiều khiến người đọc ........ có ích.
-> Cách chọn sách :
+ Không tham đọc nhiều .......... phải chọn cho tinh, đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
4.3 . Phương pháp đọc sách 
* Cách đọc đúng đắn : 
- Đọc kĩ, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng. 
- Đối với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, tích luỹ ....... 
- Đọc - hiểu : Có nhiều cách đọc : đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc 1 lần, đọc nhiều lần ...
- Đọc sách cần có kế hoạch và hệ thống.
* Mối quan hệ giữa học vấn phát triển và học vấn chuyên môn với việc đọc sách :
- Bác bỏ quan niệm chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên học vấn phát triển. Mà đây là 1 chỉnh thể tự nhiên.
- Đọc sách là học tập tri thức, rèn luyện tính cách, chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách.
III.Tổng kết - Luyện tập : 
1. Nghệ thuật: Đây là bài nghị luận rất chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động.
2. Nội dung: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
* Ghi nhớ SGK. 
*** Hướng dẫn HS tự đọc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Theo nội dung phần tìm hiểu văn bản SGK.
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
(Tiết 4-5)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về văn nghị luận xã hội:
- Xác định kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: 
Học sinh đọc kĩ văn bản "Bệnh lề mề" 
? Văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống? 
? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? 
? Cách trình bày hiện tượng trong văn bản trên có nêu được vấn đề "lề mề " không?
- Có.
? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy 
- Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề.
? Vậy nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu? 
? Tác hại của bệnh lề mề?
? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào? 
? Bố cục bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao? 
Bố cục mạch lạc (trước hết nêu hiện tượng -> phân tích các nguyên nhân, tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục).
Học sinh rút ra ghi nhớ.
- Xác định kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Học sinh đọc văn bản mẫu SGK .
? Văn bản bàn về vấn đề gì? 
? Xác định bố cục của bài văn .
? Xác định các câu mang luận điểm chính trong bài? 
- Học sinh tự xác định.
? Bài văn đã sử dụng phép lập luận nào là chính? 
? Phân biệt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội.
Học sinh rút ra ghi nhớ.
Học sinh đọc to ghi nhớ.
Giáo viên kết luận vấn đề.
B. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
I. LÍ THUYẾT:
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: 
a. Xét văn bản: Bệnh lề mề 
- Hiện tượng: "Giờ cao su" trong đời sống. Bệnh lề mề.
- Biểu hiện: Sai hẹn, đi chậm ...
- Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác .
- Tác hại: Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó, tạo thói quen kém văn hoá.
-> Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì: cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau.
-> Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
b. Kết luận: Ghi nhớ SGK:
2. Tìm hiểu bài nghị luận vệ một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 
a. Xét văn bản: Tri thức bằng sức mạnh 
- Vấn đề nghị luận : Sức mạnh của tri thức .
- Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: (đoạn 1): nêu vấn đề cần bàn luận .
+ Thân bài: (đoạn 2, 3): nêu 2 ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh: 
Thứ nhất: Tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu .
Thứ hai: Tri thức là sức mạnh của c/m.
+ Kết bài: Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng chỗ .
- Phép lập luận : chứng minh ..
- Phân biệt : 
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí không khác gì so với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nêu lên vai trò, ý nghĩa của một vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống.
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội là bàn bạc, đánh giá một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
b. Kết luận: Ghi nhớ : SGK.
(Tiết 6-7)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận xã hội:
1. Hướng dẫn tìm hiểu các đề: 
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề 1, 2, 3 , 4 SGK.
? Hãy nêu cấu tạo của đề?
? Trên cơ sở đó em hãy ra một số bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
? Qua phân tích các đề văn trên em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? 
(Học sinh thảo luận, phát biểu, giáo viên kết luận ).
2. Hướng dẫn cách làm bài:
Học sinh đọc đề ở SGK .
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào? (4 bước)
? Đề thuộc loại gì? 
? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?
? Đề yêu cầu làm gì? 
? Tìm ý ? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? 
 ? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? 
- Giáo viên giới thiệu chung giàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục.
- Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp.
- Học sinh rút ra ghi nhớ .
- Học sinh đọc ghi nhớ và giải thích theo cách hiểu của mình .
.
II. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
1. Cách làm bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống 
1.1. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
* Ví dụ: Các đề 1, 2, 3, 4.
- Đều có nêu một sự việc, hiện tượng đời sống. 
- Đều có mệnh lệnh làm bài: Em hãy trình bày, hoặc hãy nêu suy nghĩ, hoặc hãy nêu ý kiến ...
* Nhận xét: 
- Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
- Có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý 
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh đề thường là: nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét, suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ.
1.2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
* Đề bài: Tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
a. B1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
* Tìm hiểu đề: 
- Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ ........ hiện tượng ấy.
* Tìm ý: 
- Nghĩa là một người có ý thức sống, làm việc có ích. Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả.
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được, cụ thể: 
+ Là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Là một học sinh biết kết hợp học với hành.
+ Là một học sinh có đầu óc sáng tạo...
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ, biết kết hợp học với hành ...-> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng ...
b. B2. Lập dàn bài:
c. B3. Viết bài: BT Về nhà hoàn thành bài viết cho đề bài trên.
d. B4. Đọc lại kiểm tra và sửa chữa:
Hoạt động 6: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1. Hướng dẫn tìm hiểu đề:
Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo việc chuẩn bị ở nhà của học sinh .
Học sinh đọc 10 đề và trả lời câu hỏi .
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ? 
? Rút ra nhận xét về dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
? Học sinh tự nghĩ ra một vài đề tương tự 
(Học sinh chia bằng hai nhóm, mỗi nhóm tự ra một dạng đề).
2. Hướng dẫn cách làm:
? Hãy nêu các bước làm một bài văn nghị luận. (4 bước).
(Giáo viên dùng bảng phụ trình bày dàn ý đề văn " Uống nước nhớ nguồn").
? Xác định kiểu bài của đề.
? Đề yêu cầu nội dung gì? 
? Để giải quyết đề này chúng ta phải vận dụng những tri thức nào? 
? Hãy tìm ý cho đề văn.
Học sinh đọc dàn bài .
? Em rút ra nhận xét gì về cách làm một bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ? 
? Dàn ý chung ?
(Học sinh rút ra ghi nhớ) 
? Học sinh đọc hai mở bài ở SGK .
? Có mấy cách mở bài? 
? Học sinh viết các đoạn thân bài theo nhóm dựa vào phần gợi ý ở SGK .
2. Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
 2.1. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* 10 đề ở SGK :
- Giống nhau : Đều bàn về những vấn đề về tư tưởng, đạo lí .
- Khác nhau : Có hai dạng đề 
+ Dạng đề có mệnh lệnh : Đề 1, 3, 10 .
+ Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2 , 4 , 5, 6, 7, 8, 9 .
2.2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Đề bài: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn ".
2.1 . Tìm hiểu đề, tìm ý 
a.B1 Tìm hiểu đề và tìm ý: 
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ -> phân tích cách cảm, hiểu và bài học đạo lí qua câu tục ngữ.
- Tri thức cần có:
+ Vốn sống trực tiếp.
+ Vốn sống gián tiếp.
* Tìm ý: 
- Giải thích câu tục ngữ: 
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
- Đánh giá câu tục ngữ: Thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam (biết ơn, kính trọng, quá khứ, những thành quả đã đạt được ...).
- Bài học đạo lí rút ra rừ câu tục ngữ ấy: 
+ Người hôm nay được hưởng thành quả (vật chất, tinh thần) -> biết ơn, kính trọng những người đã làm ra nó .
+ Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người -> phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có => sáng tạo ra những giá trị, vật chất, tinh thần.
- ý nghĩa của đạo lí:
+ Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
+ Là một trong những nguyên tắc đối nhân, xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc.
* Ghi nhớ: SGK .
b. B2. Lập dàn ý:
* Mở bài: 
+ Trực tiếp.
+ Gián tiếp. 
* Thân bài: 
- Giải thích câu tục ngữ:
- Nhận định, đánh giá câu tục ngữ.
* Kết bài: 
c. B3. Viết bài: BT Về nhà hoàn thành bài viết cho đề bài trên.
d. B4. Đọc lại kiểm tra và sửa chữa:
3. LUYỆN TẬP: 
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
(Tiết 8-9)
Hoạt động 7: Hướng dẫn luyện tập:
Lập dàn bài cho đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận, nêu suy nghĩ của em về tác hại của việc hút thuốc lá.
* GV đặt câu hỏi, gợi ý cho học sinh tìm ý:
 * Tìm hiểu đề : 
- Vấn đề bàn luận : Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ .
* Tìm ý : 
- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ như thế nào ? 
- Tại sao biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng vẫn có rất nhiều người hút .
- Thực trạng hút thuốc lá hiện nay ở trong nước và thế giới như thế nào ? 
- Cần phải làm gì để ngăn chặn việc hút thuốc lá.
- Khẳng định sự nguy hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ.
- Lời khuyên với mọi người .
Bài tập 2.
 Lập dàn bài cho đề 7: Tinh thần tự học.
* GV đặt câu hỏi, gợi ý cho học sinh tìm ý và lập dàn bài như bài tập 1.
* Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên.
III . Luyện tập:
1. Bài tập 1.
a. Mở bài:
- Nêu khái quát về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
- Chất gây độc hại trong thuốc lá là nicôtin.
 b. Thân bài: 
- Số lượng người hút thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam rất cao (có số liệu cụ thể ).
- Hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi gia đình.
- Tại sao lại nói "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ".
- Vì sao mọi người phải phòng chống thuốc lá? 
- Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá.
- Tuổi trẻ học đường cần phải làm gì để ngăn chặn việc hút thuốc lá .
 c. Kết bài: 
- Ý nghĩa của việc ngăn chặn việc hút thuốc lá.
- Liên hệ với thực tế .
2. Bài tập 2: 
a. Mở bài: 
Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh .
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí... 
* Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
c. Kết bài: 
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại.
4. VẬN DỤNG:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
- Triển khai 2 dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
Học sinh thực hiện ở nhà.
5. TÌM TÒI MỞ RỘNG, LIÊN HỆ THỰC TẾ:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
1. Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc hiện tượng ấy.
2. Học sinh viết một bài văn nghị luận bàn về một hiện tượng xấu hay xảy ra ở lứa tuổi học đường. 
Học sinh thực hiện ở nhà.
IV. HƯỚNG DẪN TỰHỌC:
1. Bài vừa học: 
Học sinh đọc thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài học.
- Lập lại hệ thống luận điểm trong bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học:
+ Thế nào là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
+ Thế nào là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
+ Điểm giống và khác nhau giữa văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
+ Nêu cách làm một bài văn nghị luận xã hội?
+ Bố cục hoàn chỉnh của một bài văn nghị luận xã hội?
2. Bài sắp học: Chuẩn hị bài tiết tiếp theo “Khởi ngữ”
 	Theo nội dung câu hỏi SGK.
hïïõ&õïïg
Ngày dạy: 22/01/2021 
Tiết 100-Tiếng Việt: 
KHỞI NGỮ
Thời lượng: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất sau:
1. Phẩm chất:
- Yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực cảm thụ văn học.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng khởi ngữ trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng khởi ngữ trong hoạt động giao tiếp.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
2. Hình thức dạy học: 01 tiết dạy tại lớp.
	3. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
- Giáo viên:
+ Soạn bài: Nghiên cứu bài dạy và tài liệu liên quan đến bài dạy.
+ Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:	
 Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần đọc-hiểu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
A. Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
B. Bước II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
C. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
1. KHỞI ĐỘNG: Trong giao tiếp ta thường sử dụng “Khởi Ngữ”. Vậy, khởi ngữ là gì? Đặc điểm công dụng của khởi ngữ là gì? Hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu. Để giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết trong giao tiếp.
 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các VD ở - Học sinh đọc yêu cầu của mục 1 : 
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu sau và quan hệ với vị ngữ .
Gv: Những từ ngữ đứng trước CN, dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
-> là khởi ngữ.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ? 
 + ? Nêu đặc điểm ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ? 
VD : ở câu a, b, c vai trò của khởi ngữ là : 
a, " Anh " 1 -> nêu lên đối tượng được nói tới trong câu.
b , " Giàu " 1 : nêu lên sự việc được nói tới trong câu.
c , Khởi ngữ " Về ....... văn nghệ " -> nêu lên đề tài của câu nói. 
? Vậy có thể thêm những quan hệ từ nào trước các khởi ngữ?
* Giáo viên lưu ý học sinh :
- Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ đảo.
 - Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ.
 - Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại :
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác.
+ Quan hệ gián tiếp: 
I . Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
* Ví dụ: 
1. Xác định CN trong các câu 
a. Anh: là CN.
b. "Tôi" -> là CN.
c. "Chúng ta" -> là CN.
2. Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN:
* Vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước CN.
* Quan hệ với VN: Các tữ ngữ in đậm không có quan hệ trực tiếp với VN theo quan hệ C - V. 
3 . Dấu hiệu nhận biết: 
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ tữ: về, đối với.
- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ "thì"
* Lưu ý:
- VD1: Quyển sách này tôi đọc rồi 
-> B N đảo 
 VD2: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
 -> Khởi ngữ.
- VD1: Bông lúa này hạt mỏng quá.
-> Chủ ngữ 
 VD2: Bông lúa này, hạt mỏng quá.
-> Khởi ngữ 
- VD1/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 VD2/ Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử (kiện) cho được.
3. LUYỆN TẬP:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập.
1/ ? Xác định khởi ngữ? a, "Điều này" ; b, "Đối với chúng mình"; c, "Một mình"; d, "Làm khí tượng"; e, "Đối với cháu"
2/ ? Chuyển thành câu có khởi ngữ? a, Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm; b, Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
II . Luyện tập:
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 : xác định khởi ngữ : 
Bài tập 2 : 
4. VẬN DỤNG:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
1- Học sinh viết đoạn văn nghị luận bàn về một hiện tượng xấu hay xảy ra ở lứa tuổi học đường.
2- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc hiện tượng ấy.
3- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
Học sinh thực hiện ở nhà.
5. TÌM TÒI MỞ RỘNG, LIÊN HỆ THỰC TẾ:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
- Học sinh viết một bài văn nghị luận bàn về một hiện tượng xấu hay xảy ra ở lứa tuổi học đường. 
Học sinh thực hiện ở nhà.
IV. HƯỚNG DẪN TỰHỌC:
1. Bài vừa học: 
Học sinh đọc thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài học.
- Lập lại hệ bài học.
- Tìm thành phần khởi ngữ ở bài "Bàn về đọc sách" 
2. Bài sắp học: Chuẩn hị bài tiết tiếp theo “Tiếng nói của Văn Nghệ”
 	Theo nội dung câu hỏi SGK.
hïïõ&õïïg
Ngày dạy: 25-26-28/ 01/ 2021. 
Tiết 101+102+103 - Văn bản:
 Nguyễn Đình Thi
Thời lượng: 03 tiết.
I. MỤC TIÊU: 
Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất sau:
 1. Phẩm chất:
- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc.
- Hiểu được giá trị nội dung của tiếng nói văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói đối với sống con người .
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi .
- Cảm phục người nhà văn-nhà thơ-nhạc sĩ- chiến sĩ cách mạng. 
 2. Năng lực: 
 a. Đọc - hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản biểu cảm, cụ thể:
	- Biết cách đọc- hiểu một văn bản nghị luận xã hội (không sa đà vào phân tích ngôn ngữ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 b. Kĩ năng viết: 
	 - Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt đã học để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm 
- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được các đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng. 
	c. Kĩ năng nói và nghe:
	- Trình bày miệng bố cục các văn bản văn nghị luận xã hội đã học có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
	- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài văn nghị luận xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, truyện Kiều, máy chiếu.
2. Hình thức dạy học: 03 tiết dạy tại lớp.
	3. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
- Giáo viên:
* Soạn bài: 
- Tiếng nói của văn nghệ.
* Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và sách bài soạn.
* Ảnh chụp văn bản, tác giả Nguyễn Đình Thi, một số bài hát của tác giả: Diệt Phát xít, Người Hà Nội ...
* Bài giảng, máy chiếu.
- Học sinh:	
 Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần đọc-hiểu từng bài học trong chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
B. Bước II. Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi: Nêu nội dung và ý nghĩa của việc đọc sách” mà tác giả Chu Quang Tiềm đã đề cập trong văn bản “Bàn về đọc sách”?
- Trả lời: 
+ Về nội dung: 
 Qua văn bản “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm đã trình bày tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách; đồng thời ông còn đưa ra phương pháp đọc sách đúng đắn nhất. 
+ Ý nghĩa: 
 Văn bản giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả. 
C. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG: 
- GV cho HS nghe 1 đoạn bài hát “Diệt phát xít”.
? Em có cảm nhận gì qua bài hát vừa rồi? HS nêu cảm nhận.
- GV vào bài: Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Vì vậy, Văn nghệ có một vai trò và sức mạnh to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nó đã tác động đến bao thế hệ cha ông chúng ta. Họ đã từng “xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh” để bảo vệ và gìn giữ nền độc lập, tự do cho đân tộc ta. Nội dung tiếng nói và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ đã được Nguyễn Đình Thi đúc kết trong bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. Vậy, nội dung của văn nghệ là gì? Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời cho câu hỏi này. 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- Cho HS đọc mục chú thích *.
-? Dựa vào chú thích SGK. Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi ?
- Hs : Trả lời.
-? Tác phẩm được viết vào thời gian nào ? 
-? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Hs : Trả lời.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản:
- Gv hướng dẫn giọng đọc - Đọc mẫu đoạn 1
- Gọi 2-3 hs lần lượt đọc hết văn bản, gv nhận xét, sữa chữa cách đọc.
- Gọi hs đọc phần chú thích ở SGK?
- Hs: Đọc
1-? Theo em hiểu “Văn nghệ” là gì? Nhan đề “Tiếng nói văn nghệ ”gợi cho em suy nghĩ gì?
2-? Tóm tắt hệ thống luận điểm? 
Cho hs thảo luận (theo bàn) Sau 3 phút đại diện nhóm trình bày.
-HS: + Từ “Tác phẩm ... một cách sống của tâm hồn”. 
 + Từ “Chúng ta ... Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”.
 + Từ “Nghệ thuật ... tâm hồn cho xã hội”.
- GV: Trình chiếu hệ thống luận điểm.
3-? Nhận xét về trình tự hệ thống luận điểm của bài tiểu luận? 
- HS: Tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần, các luận điểm vừa giải thích cho nhau vừa nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu hơn sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
- GV nhận xét, chốt ý. 
4-? Theo tác giả để xây dựng một tác phẩm văn nghệ, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ đâu? Có phải hiện thực như thế nào thì họ đư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_20.doc