Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng

A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS :

1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình (người cháu) về hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh; nghệ thuật biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả qua hồi tưởng, suy ngẫm.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phát triển năng lực cảm thụ thơ trữ tình viết theo thể thơ 8 chữ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu bà, yêu quê hương đất nước, trân trọng kỉ niệm.

4. Hướng phát triển năng lực: Phân tích,cảm nhận, so sánh.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ảnh chân dung tác giả Bằng Việt.

 - HS : Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, phân tích, cảm nhận.

D/ Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động khởi động:

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ.

? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận).

? Khổ thơ: “Thuyền ta lái gió nói với buồm trăng

 Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

được viết dưới cảm hứng nào? Vì sao?

+ Gợi ý trả lời:

- Đọc thuộc lòng, trôi chảy, đúng giọng điệu, đúng chính tả.

- Khổ thơ được viết với cảm hứng lãng mạn về người lao động mới, kết hợp với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, sự kết hợp đó tạo nên vẻ đẹp độc đáo vừa cổ điển vừa mới mẻ của hồn thơ Huy Cận nói chung, bài thơ và khổ thơ này nói riêng.

* Giới thiệu:

 Ở lớp 7 các em đã được học bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh một bài thơ viết về tình cảm bà cháu thật cảm động.Cũng cảm hứng này một nhà thơ trẻ - Bằng Việt nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm thiếu thời và gọi những ước mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của ông - khi đang còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu.

 

doc 70 trang maihoap55 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 
 Ngày soạn: 23/11/2020	
 Ngày giảng: 30/11/2020
Tiếng việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS:
1. Kiến thức: Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 ’ lớp 9 khắc sâu một số khái niệm liên quan đến từ vựng ((từ tượng thanh, tượng hình và 1 phép tu từ từ vựng)
2. Rèn luyện kĩ năng: hệ thống hoá, nhận biết và thực hành các kiến thức đã học, đặc biệt là cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc-hiểu VB, tạo lập VB.
3. Thái độ: Có ý thức ghi nhớ có hệ thống các đơn vị kiến thức về từ vựng đã học
4. Hướng phát triển năng lực: Tổng hợp, khái quát kiến thức.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Máy chiếu (Sơ đồ các cách phát triển của từ vựng) 
 - HS : Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng ở các mục SGK.
C/ Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận...
D/ Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:(kết hợp khi học bài mới) 
2. Hđ luyện tập, ôn tập:
I) Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1) Lí thuyết: (Bài 1)
 - GV cho HS ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
 2) Bài tập: (Bài 2, 3)
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2: tìm các từ sau đó thi xem tổ nào tìm được nhiều từ hơn.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3: Gọi HS trả lời trên cơ sở bài soạn
-> HS và GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 1(tr 146): Ôn lý thuyết-> HS tự làm.
Bài 29(tr 146): VD (tắc kè, mèo, bò, tu hú, cuốc, chèo bẻo...)
Bài 3(tr 147): Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
 ’ Tác dụng: mô tả đám mây một cách cụ thể và sống động.
II) Một số biện pháp tu từ về từ vựng
1) Lí thuyết:
 - GV cho HS ôn lại các khái niệm: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2) Bài tập:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3: chia lớp thành 10 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một phần theo yêu cầu của 2 bài tập.
 - GV có thể gợi ý cho một số nhóm về nội dung, ý nghĩa của các câu thơ để HS xác định biện pháp tu từ được sử dụng cho đúng.
- GV và HS kết hợp chữa bài.
- GV nhận xét chung về ý thức và chất lượng làm bài tập của các nhóm.
Lập bảng theo mẫu: STT/ Tên phép tu từ/ Định nghĩa/ VD minh hoạ.
Bài 2(tr 147)
a/ Ân dụ: "hoa, cánh"-> chỉ Thuý Kiều và cuộc đời gian truân của nàng.
 "cây, lá" -> chỉ gia đình, cha mẹ Kiều.
=> 4 hình ảnh đẹp nhưng đều gợi sự mong manh, nhỏ bé giữa bão tố cuộc đời.
b/ So sánh: Tiếng đàn với âm thanh tự nhiên-> có hồn, hấp dẫn.
c/ Nói quá: cái đẹp của tự nhiên vốn rất hoàn mĩ nhưng vẫn thua vẻ đẹp của con người (cũng do tự nhiên sinh ra)-> Thuý Kiều có vẻ đẹp siêu phàm.
d/ Nói quá: khoảng cách không gian không đáng bao xa nhưng khoảng cách về thân phận thì quá xa (Kiều là con ở > Nỗi đắng cay, chua chát, xót xa.
e/ Chơi chữ: "tài" và "tai" chỉ khác nhau về thanh điệu, đọc nghe xuôi tai nhưng ý nghĩa 2 chữ lại khác nhau -> Thương cảm cho Kiều (vì tài năng quá nên gặp phải tai hoạ)
Bài 3(tr 147)
a/ Điệp từ "còn"; từ đa nghĩa "say sưa"-> phê phán người có thói nghiện rượu không làm nên tích sự gì.
b/ Nói quá "đá núi cũng mòn", "nước sông cũng cạn"-> nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn
c/ So sánh "như tiếng hát xa", "cảnh khuya như vẽ" -> cảnh khuya thật đẹp, thật nên thơ...
d/ Nhân hoá "trăng nhòm...ngắm nhà thơ" ->trăng có linh hồn, có tình người...
e/ Ân dụ "mặt trời của mẹ"-> em bé là nguồn sống, là ánh sáng, là hạnh phúc của người mẹ.
3. Hoạt động vận dụng:
? Nêu giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh và các biện pháp tu từ từ vựng
4. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo:
 - Nắm chắc các kiến thức lí thuyết về từ vựng đã được tổng kết trong tiết học.
 - Làm hoàn thiện các bài tập ở SGK đã chữa và bài tập bổ sung trong SBT.
 - Soạn bài: Bếp lửa
----------------------------------- 
Tiết 62 – Văn bản
 Ngày soạn: 23/11/2020	
 Ngày giảng: 03/12/2020
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS :
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình (người cháu) về hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh; nghệ thuật biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả qua hồi tưởng, suy ngẫm.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phát triển năng lực cảm thụ thơ trữ tình viết theo thể thơ 8 chữ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu bà, yêu quê hương đất nước, trân trọng kỉ niệm...
4. Hướng phát triển năng lực: Phân tích,cảm nhận, so sánh....
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Ảnh chân dung tác giả Bằng Việt. 
 - HS : Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, phân tích, cảm nhận...
D/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận).
? Khổ thơ: “Thuyền ta lái gió nói với buồm trăng
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
được viết dưới cảm hứng nào? Vì sao?
+ Gợi ý trả lời: 
- Đọc thuộc lòng, trôi chảy, đúng giọng điệu, đúng chính tả.
- Khổ thơ được viết với cảm hứng lãng mạn về người lao động mới, kết hợp với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, sự kết hợp đó tạo nên vẻ đẹp độc đáo vừa cổ điển vừa mới mẻ của hồn thơ Huy Cận nói chung, bài thơ và khổ thơ này nói riêng.
* Giới thiệu: 
 Ở lớp 7 các em đã được học bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh một bài thơ viết về tình cảm bà cháu thật cảm động.Cũng cảm hứng này một nhà thơ trẻ - Bằng Việt nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm thiếu thời và gọi những ước mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của ông - khi đang còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Qua hiểu biết và chuẩn bị bài., hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
- Chỉ rõ thể thơ và đặc điểm của thể thơ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: 
- Bằng Việt, sinh năm 1941
ông quê ở Hà Tây, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm: Viết khi nhà thơ trưởng thành và đang học tập tại Liên- Xô (cũ)
- Thể loại: thể tám tiếng, 
 Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ. Bài “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên- Xô. Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về hình ảnh người bà với kỉ niệm ấu thơ bên bếp lửa. Khi khôn lớn nghĩ về kỉ niệm mới thấu hiểu cuộc đời bà , về lẽ sống giản dị mà cao quí của bà . Cuối cùng cháu muốn gửi bà nỗi nhớ. Mạch cảm xúc của bài thơ từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G nêu cách đọc, đọc mẫu đoạn 1
- G gọi lần lượt H đọc, nhận xét.
- G cho H phát hiện từ khó, giải thích.
- Cho biết bố cục bài thơ?
- HS: đọc khổ thơ 1.
- HS hoạt động cả lớp
? Sự hồi tưởng của tác giả bắt đầu bằng lời nào ?
? BPNT nào được tác giả sử dụng?
? Phân tích giá trị gợi hình gợi cảm của hai từ láy ?
- Chờn vờn: ngọn lửa lên xuống, ẩn hiện trong sương sớm...
- ấp iu: gợi công việc của người nhón lửa,bàn tay kiên nhẫn và tấm lòng chắt chiu của người bà
- Hình ảnh thân thương, ấm áp. Hình tượng độc đáo và xuyên suốt bài thơ.
-Tình yêu thương vô bờ của bà đối với cháu
? Em hiểu gì về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ?
? Hình ảnh “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm “giúp em hiểu gì về tình bà dành cho cháu?
? Câu thơ nào bộc lộ tình cảm của cháu dành cho bà? Nhận xét về nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đó?
? Mối quan hệ giữa hai hình ảnh trong khổ thơ?
1. Đọc-chú thích:
2. Bố cục: 4 phần
+ Khổ 1: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
+ Bốn khổ tiếp: Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa.
+ Khổ 6:Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+Khổ cuối: Nỗi nhớ về bà khi đi xa
3. Phân tích:
a. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
 -“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
-> Điệp ngữ “một bếp lửa” , từ láy: Bếp lửa gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc, gơi những kỉ niệm tuổi thơ, khơi nguồn cảm xúc về bà
 - “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
-> Ẩn dụ, biểu cảm trực tiếp: Thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của bà, kính trọng 
=> Bếp lửa và bà có mối quan hệ chặt chẽ. Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa.
(Liên hệ tới hình ảnh người bà trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
 “Nắng mưa”trong lời thơ là đa nghĩa, nó không chỉ thời tiết mà nói đến sự kéo dài của thời gian cùng nỗi vất vả của bà. Đó cũng có thể là nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu. Khổ đầu hé mở tình cảm bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ, nặng sâu.
3. Hoạt động luyện tập:
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
1. Cho biết tên tác phẩm và tác giả có khổ thơ trên? Phương thức biểu đạt của tác phẩm?
2. Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới.
3. Cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
HƯỚNG DẪN:
1.Khổ thơ trên trích trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Tự sự
2. Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới.
Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:
 + Chờn vờn: Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”. Dòng hồi tưởng được của Bằng Việt bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp trong không gian cổ tích: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. 
 + Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.
-Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt. Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. 
 3. Cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
-Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.
 + Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.
Tình bà cháu - tuổi thơ là ký ức ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn người cháu xa quê.
4. Hoạt động vận dụng:
- Những hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Hình ảnh bếp lửa và người bà qua dòng hồi tưởng của người cháu
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Viết đoạn văn : Cảm nhận về khổ thơ đầu
- Chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài 
 + Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” (Tiếp )
 - Tiếp tục cảm nghĩ của người cháu về hình ảnh người bà và bếp lửa
------------------------------------------------------------------
Tiết 63 – Văn bản
 Ngày soạn: 23/11/2020	
 Ngày giảng: 04/12/2020
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS :
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu lắng của nhân vật trữ tình (người cháu) về hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh; nghệ thuật biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả qua hồi tưởng, suy ngẫm.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phát triển năng lực cảm thụ thơ trữ tình viết theo thể thơ 8 chữ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu bà, yêu quê hương đất nước, trân trọng kỉ niệm...
4. Hướng phát triển năng lực: Phân tích,cảm nhận, so sánh....
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Ảnh chân dung tác giả Bằng Việt. 
 - HS : Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, phân tích, cảm nhận...
D/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Bằng Việt đã chọn đề tài hết sức bình dị mà thiêng liêng: Bà- bếp lửa. Một lần nữa nhà thơ khẳng định tình bà cháu thiêng liêng. Kỉ niệm về bà như dòng suối mát chảy trong kí ức mỗi người. Những người bà Việt Nam hiền lành, nhân hậu giàu đức hi sinh như những bà tiên trong truyện cổ tích: “ Cuộc đời tuy chật vật
 Nhưng tâm hồn thảnh thơi
 Bởi bóng bà luôn toả 
 Che đời cháu, bà ơi!”
 Hồ Cẩm Sa-“ Bà ơi”
3. Phân tích (tiếp)
- GV gọi HS đọc khổ thơ 2,3,4,5
? Ấn tượng sâu đậm nhất của người cháu khi nhớ về tuổi thơ lúc 4 tuổi?
- HS trình bày, NX
- Gvgiảng - bình
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi (Khổ thơ 3)
? Kỉ niệm tràn về trong dòng hồi tưởng của tg khi 8 tuổi được thể hiện qua lời thơ nào ? 
? Tìm biện pháp nghệ thuật ?
? Em hiểu thêm gì về tuổi thơ của tg?
? Hình ảnh bà hiện lên như thế nào ?
- HS hoạt động cả lớp
? Tình cảm của cháu với bà được thể hiện qua câu thơ nào ?
? NX về cách biểu cảm ?
* Khổ thơ 4,5
? Hãy trình bày cảm nhậm của em về hình ảnh người bà và bếp lửa, ngọn lửa trong những câu thơ trên?
b. Kỉ niệm về những ngày sống bên bà
* Khổ 2 :
 - “Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
 ............. năm đói mòn đói mỏi
 ............ khô rạc ngựa gầy...cay”
+ Điệp từ, đảo ngữ, thành ngữ: -> Kỉ niệm thuở ấu thơ nhọc nhằn, đói khổ , gắn liền với bếp lửa của bà; Kỉ niệm về bà, mùi khói sống mãi trong lòng cháu
* Khổ 3 :
 - “Tám năm ... cháu cùng bà nhóm lửa
 .....Bà hay kể chuyện...
 .......... bà bảo cháu nghe
 Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”
-> Điệp từ, liệt kê, động từ; giọng thơ thủ thỉ, tâm tình: Tuổi thơ với nhiều biến động, thiếu thốn tình yêu khi vắng cha, xa mẹ -> bà là chỗ dựa tinh thần cho cháu, bà tận tụy, yêu thương, chăm sóc dạy dỗ cháu chu đáo, mang tới cho cháu hạnh phúc gia đình.
 - “Nhóm ... thương bà khó nhọc”
-> Biểu cảm trực tiếp: Tình yêu thương bà sâu sắc - thương cuộc đời bà vất vả, khó nhọc...
* Khổ 4,5 :
 - Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi...
 - Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh-
...bình yên. 
- bếp lửa bà nhen
- Một ngọn lửa ... luôn ủ sẵn
- Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng-
-> Chiến tranh ác liệt nhưng tình làng nghĩa xóm luôn sâu nặng.
-> Bà giàu đức hi sinh, giàu nghị lực, bình tĩnh, kiên trì bền bỉ...
=> Bà là người gắn liền với bếp lửa-nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa -> ngọn lửa của niềm tin cho các thế hệ cháu con
Từ bếp lửa ở đầu bài thơ, Bằng Việt nghĩ về ngọn lửa - về bà. Bà là người nhóm lửa, người giữ cho ngọn lửa luôn toả sáng và thổi bùng lên thành ngọn lửa của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của sự sống muôn đời bất diệt, của niền tin vào kháng chiến thắng lợi, của sự kiên cường bền bỉ. Đằng sau những câu chữ ấy , ta còn thấm thía vẻ đẹp tinh thần của thế hệ Việt Nam trong kháng chiến, về tình đoàn kết xóm làng, về những người bà, người mẹ hậu phương.
3. Hoạt động vận dụng:
- Đọc một số bài thơ về bà
ĐÔI DÒNG TIẾN ĐƯA BÀ NỘI (trích) - Bằng Việt
Mười năm rồi, bà ạ,
Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà!
Rất nhiều điều giản dị, sâu xa,
Bà mong ước, cháu còn chưa đạt được,
Bà trầm lặng hơn ngày trước
Đau ốm nhiều, vất vả cũng nhiều hơn...
Đôi mắt càng già, càng thấm thía yêu thương,
Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại,
Giàu kiên nhẫn, bà còn hy vọng mãi
Chỉ mỗi ngày dắn lại, ít lời thêm.
Nhớ năm Giônxơn đánh phá liên miên
Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc,
Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,
Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè
Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề
In hệt túp lều năm xưa kháng chiến
(Có con chim xa kêu mùa vải chín
Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)
Cái năm cuối cùng bom đạn Níchxơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: "Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!"
Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...
Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!
4. Hoạt động vận dụng:
- Hình ảnh bếp lửa và người bà qua dòng hồi tưởng của người cháu
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo:
- Nắm chắc nội dung bài học:
- Chuẩn bị nội dung tiết 3 của bài 
+ Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” (tiếp)
------------------------------------------------
Tiết 64 – Văn bản 
 Ngày soạn: 23/11/2020	
 Ngày giảng: 05/12/2020
BẾP LỬA (Tiết 3 )
 ( Bằng Việt ) 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Thực hiện tiếp nội dung tiết 1: 
- Cảm nghĩ của người cháu về hình ảnh người bà và bếp lửa. Tổng kết giá trị nội dung , nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ.
2. Kĩ năng: - Nhận diện, PT được các yếu tố miêu tả , tự sự , bình luận và biểu cảm trong bài thơ. Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước , thái độ kính yêu ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.
4. Hướng phát triển năng lực: Phân tích, cảm nhận, so sánh....
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đồ dùng: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ; Tài liệu: VB: “ Bếp lửa” 
- Học sinh: - Đọc VB, chú thích , soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Phương pháp: phân tích, bình giá, đàm thoại, vấn đáp, so sánh, đối chiếu..........
D. Tiến trình :
1. Hoạt động khởi động:
* Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc bài thơ “ Bếp lửa” – Bằng Việt. Cảm nghĩ về 3 câu thơ đầu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
+ Gv tóm tắt nội dung bài tiết 1 -> chuyển sang tiết 2
* Khổ 6.
- Khi đã trưởng thành tác giả nghĩ về bếp lửa của bà có gì khác trước?
- Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật gì? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Từ người thắp lửa, giữ lửa, đến đây hình ảnh người bà hiện lên với vẻ đẹp nào ở mỗi câu thơ ?
- Nghệ thật chủ đạo của đoạn? tác dụng?
-Theo em vì sao tác giả phải xúc động thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”?
- Gọi HS khá giỏi trình bày
3. Phân tích (tiếp): 
b. Kỉ niệm về những ngày sống bên bà
* Khi nhà thơ trưởng thành
- Nhóm bếp lửa - Nghĩa chính (là cho lửa bén vào chất đốt - cháy lên)
- Nhóm niềm yêu thương - Nghĩa chuyển: Khơi gơi, thắp lên tình cảm tốt đẹp.
-> Điệp từ “nhóm” nhắc lại 4 lần mang 4 ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, toả sáng dần dần vẻ đẹp của bà
- Bà trở thành người chia lửa, phát lửa. Ngọn lửa của lòng nhân ái, sẻ chia, của tình gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình đất nước quê hương, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn lớp lớp cháu con.
- Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
=>Câu cảm thán=> Niềm xúc động xen lẫn niềm kiêu hãnh về bà- bếp lửa- cội nguồn.
c. Suy ngẫm của nhà thơ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc khổ thơ kết.
- Cuộc sống hiện tại của nhà thơ có gì khác với cuộc sống của 2 bà cháu xưa kia?
- Cuộc sống như vậy nhưng tg còn trăn trở gì? Nhận xét về hai câu kết?
- Cháu đã đi xa có...trăm nhà..trăm ngả 
-> Cuộc sống mới rộng mở, tươi đẹp, tràn đày niềm vui, hạnh phúc
- “ Nhưng vẫn chẳng ...bà nhóm bếp lên chưa?”
->Câu hỏi tu từ:Tình cảm bà cháu bền chặt, thiêng liêng-> Tình yêu quê hương, đất nước
 Ngôn ngữ văn chương cứ dào dạt như sóng dồi, lan tảo như lửa ấm. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, toả sáng . Người cháu không quên kỉ niệm bên bà, Không quên tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của bà. Đó là lòng biết ơn chân thành, hướng về gốc rễ, nguồn cội. Đó còn là đạo lí sống bao đời của dân tộc Việt Nam ta: “ Uống nước nhớ nguồn”.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Tổng kết:
(Ghi nhớ - sgk)
3. Hoạt động luyện tập
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Theo em, vì sao “ Bếp lửa” có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc?
- Tổ chức cho HS thảo luận trước lớp ..
-Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
+ Đề tài: Bình dị ,thiêng liêng: bà - bếp lửa.
+ Chủ đề: Ngợi ca tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước, tình yêu thương, lòng biết ơn - Hướng về cội nguồn.
+ Các hình tượng thơ có chiều sâu tư tưởng và mang triết lí sống: Kí ức tuổi thơ nâng đỡ bồi dưỡng tâm hồn con người.
4. Hoạt động vận dụng:
 - Khái quát nội dung bài học ba tiết
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
5. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo:
 - Học thuộc bài thơ, nắm chắc ND, NT
 - Hoàn thành bài tập, đọc tài liệu tham khảo
- Chuẩn bị bài sau: Soạn văn bản: "Ánh trăng " của Nguyễn Duy (tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; soạn hệ thống câu hỏi; tìm đọc các bài bình tham khảo...)
-------------------------------------
Tiết 65 – Văn bản 
 Ngày soạn: 23/11/2020	
 Ngày giảng: 05/12/2020
ÁNH TRĂNG (Tiết 1 )
 (Nguyễn Duy)
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu VB thơ được sáng tác sau 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong các tác phẩm thơ để cảm nhận một VB trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: 
- Giáo dục thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
- Tích hợp môi trường: Bảo vệ môi trường rừng, môi trường thiên nhiên . Môi trường và tình cảm
4. Hướng phát triển năng lực: Đọc, hiểu, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv, giáo án, máy chiếu; 
- HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, bình giảng, so sánh, đối chiếu.
D. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- GV sử dụng máy chiếu: HS quan sát tranh và đọc những câu thơ minh họa cho bức tranh -> GV nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Bài mới:
Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ - đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy - một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ các nhà thơ trẻ cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh trăng. Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
- HS quan sát chú thích (*), nêu vài nét tiêu biểu về tác giả?
GV cho HS quan sát chân dung tác giả.
? Bài thơ được sáng tác năm nào? Hoàn cảnh ra đời? xuất xứ?
- Gv giới thiệu một số tập thơ của t/g.
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu. HS đọc toàn bộ bài thơ.
? Bài chia thành mấy phần, nội dung chính từng phần?
? Nhận xét về bố cục của bài thơ? (BT làm theo trình tự nào).
? Nhận xét phương thức biểu đạt và trình tự của bài thơ?
- GV định hướng phân tích theo bố cục.
- Với nhân vật trữ tình trong bài thơ với Vầng trăng là người bạn tri kỉ ở những thời điểm nào? Gắn với những không gian nào? Gợi lên một không gian ra sao?
? Nhận xét ngôn ngữ, nhịp thơ, cách diễn đạt và các BPN ở khổ thơ này. Qua áo ta thấy con người và vầng trăng có quan hệ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về sự có mặt của vầng trăng ở những thời điểm này?
- Liên hệ trăng trong một số bài thơ gắn với kỉ niệm tuổi ấu thơ. 
- GV thủa ấy với con người, vầng trăng không chỉ "tri kỉ" mà còn là "vầng trăng tình nghĩa" 
? Vì sao khi đó con người có tình nghĩa với trăng? 
? Theo em, vầng trăng trong quá khứ là biểu tượng của những gì?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948; 
- Quê: Phường Đông Vệ - Thành phố Thanh Hoá.
- Thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
- Ông đã được trao giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ với chùm thơ 4 bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông).
- Hiện nay ông là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố HCM.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Rút từ tập thơ "Ánh trăng" (đạt giải A của Hội nhà văn VN năm 1984).
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
- Đọc 3 khổ thơ đầu: giọng điệu đều đều kể chuyện, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
- Khổ 4: Giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng, với bước ngoặt của sự xuất hiện vầng trăng.
- Khổ 5, 6: Giọng tha thiết, trầm lắng cùng cảm xúc, suy tư lặng lẽ.
2. Bố cục: 3 phần ( 2/2/2 )
- Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
- Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.
- Suy tư của t/g.
=> Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện như được kể theo trình tự thời gian.
=> Phương thức biểu đạt: Biểu cảm thông qua tự sự với thể thơ 5 chữ, nhiều khổ vần chân giãn cách. Trình tự thời gian à Sự việc bất thường ở khổ 4 là bước ngoặt để t/g bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề của t/p.
3. Phân tích:
a. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
- Hồi nhỏ: đồng, sông, bể.
- Hồi chiến tranh: ở rừng.
- Vầng trăng: Tri kỉ.
=> Ngôn ngữ tự sự, nhịp thơ chậm cách diễn đạt chân thành, mộc mạc + Điệp ngữ, liệt kê, nhân hoá, ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng 
của tuổi thơ, với những gian khổ trong chiến tranh của người lính.
- Vầng trăng có mặt trong những thời điểm khó quên của đời người.
- Trần trụi..........vầng trăng tình nghĩa
=> Nghệ thuật so sánh, con người sống tình nghĩa với vầng trăng, sống giản dị, thanh cao trong sự hoà hợp với t/nhiên trong lành vì.
+ Trăng là trò chơi của tuổi thơ.
+ Là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian khổ.
=> Vầng trăng chính là biểu tượng của quá khứ đẹp đẽ, ân tình, gắn với hp và gian lao của con người, đất nước.
- (GV Bình thêm từ ngỡ: vừa thể hiện cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối như báo trước một sự thay đổi lớn lao, một nghĩa tình đáng ra phải được trân trọng).
- Vầng trăng đó là tuổi thơ, là quê hương lam lũ tảo tần...Vầng trăng đó là những năm tháng gian lao, là những hy sinh mất mát của một thời khói lửa... 
- Vầng trăng chính là biểu tượng của quá khứ của tác giả, và cũng là quá khứ của dân tộc, quá khứ gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất hào hùng.
- Nhịp thơ chậm nhưng h/a, tứ thơ lại như một thước phim quay nhanh có sự vận động của thời gian, không gian: đồng, sông, bể, rừng và sự trưởng thành của một con người lớn lên từ đồng quê.
*GV: Hôm nay cái "vầng trăng tình nghĩa" ấy đã là quá khứ trong kỉ niệm của con người. Nhưng đó là một quá khứ ntn để con người "ngỡ không bao giờ quên " ?
3. Hoạt động luyện tập:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Chép theo trí nhớ một khổ trong bài “ Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa và nêu cảm nhận về khổ thơ vừa chép?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Trăng ơi từ đâu đến? 
Hay từ một sân chơi
Trăng tròn như quá bóng
Đứa nào đá lên trời
=>Phép so sánh độc đáo, tự nhiên, ngộ nghĩnh.
=>Trăng tròn trịa, gần gũi với tuổi thơ...
4. Hoạt động vận dụng:
 - ND bài học tiết 1: Cảm nghĩ về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo:
- Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng.
- Tình cảm tác giả với vầng trăng quá khứ.
- Chuẩn bị nội dung bài học tiết 2: 
 + Vầng trăng hiện tại, tình huống bộc lộ suy nghĩ của tác giả.
 + Ý nghĩa triết lí bài thơ.
 + Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
----------------------------------------------
Tiết 66 - Văn bản:
 Ngày soạn: 01/12/2020	
 Ngày giảng: 07/12/2020
ÁNH TRĂNG (tiếp)
(Nguyễn Duy)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS :
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho bản thân; Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự; tính cụ thể và khái quát trong bài thơ.
2. Thái độ: GD tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống "uống nước nhớ nguồn ".
3. Rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiến đại; vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.
4. Hướng phát triển năng lực: đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Ảnh chân dung tác giả Nguyễn Duy, tranh minh họa VB. 
 - HS : Đọc kĩ văn bản và phần chú thích; soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, phân tích, cảm nhận...
D/ Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động khởi động:
*Ổn định tổ chức: 
*KT bài cũ: 
 ? Đọc một số câu thơ em đã học hoặc đọc có hình ảnh trăng?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
3. Phân tích: 
é GV chuyển ý.
 - yêu cầu HS đọc 3 khổ thơ tiếp theo và cho biết: Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ? hoàn cảnh nào?
 - kiểm tra chú thích (1 ): giải thích từ "người dưng ".
 ? Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình chung thuỷ nay "Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường" ?
- bổ sung: Chính sự lãng quên của con người đã phá vỡ tình bạn giữa người lính và vầng trăng. Khổ thơ thứ ba hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ.
Chuyển ý: Trong diễn biến thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Em hãy đọc lại khổ thơ thứ tư và nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
? Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ?
? Cảm xúc "rưng rưng...như là đồng là bể/như là sông là rừng" cho thấy tâm hồn con người đang hướng về những kỉ niệm nào ?
GV bình: ánh trăng đột ngột xuất hiện đánh thức những kỉ niệm quá khứ, đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người lãng quên. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.
? Hình ảnh vầng trăng"tròn vành vạnh " và "ánh trăng im phăng phắc " có những ý nghĩa gì ?
 ? Phân tích cái "giật mình" của nhà thơ khi nhìn thấy trăng ?
? Như vậy đặc sắc của khổ thơ cuối là gì ? 
é GV bình chốt:
Khổ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không phai mờ; là người bạn- nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc- đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_202.doc