Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47: Đoàn thuyền đánh cá - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47: Đoàn thuyền đánh cá - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt:

 * Kiến thức:

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

 * Thái độ:

- Có tinh thần yêu mến, tự hào về sự giàu đẹp của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu chất thơ.

- Lồng ghép giáo dục môi trường

 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường biển, cụ thể là môi trường sông nước nơi em sống.

 II/ Chuẩn bị:

 * Gio vin:

 - Tư liệu: tham khảo SGK, sch “Phương php dạy học văn”, tranh ảnh về cảnh biển .

 - Phương pháp: đọc diễn cảm, sáng tạo, gợi tìm, thuyết giảng, pht vấn .

 - Hình thức: hoạt động nhóm, cá nhân .

- Cc phương tiện kỹ thuật tra cứu

 * Học sinh

- Đọc và soạn bài theo yêu cầu của GV đã cho.

- Soạn bi theo hướng dẫn

- Sch tham khảo

- Cc phương tiện kỹ thuật tra cứu (nếu cĩ)

 

docx 10 trang maihoap55 2750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46+47: Đoàn thuyền đánh cá - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 46,47
Tuần: 10 
Ngày sọan: 01 /11/2020
Ngày dạy: 09-14 /11/2020
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I. Mục tiêu cần đạt: 
 * Kiến thức:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
* Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
 * Thái độ:
- Có tinh thần yêu mến, tự hào về sự giàu đẹp của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu chất thơ.
- Lồng ghép giáo dục môi trường
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường biển, cụ thể là môi trường sông nước nơi em sống.
 II/ Chuẩn bị:
 * Giáo viên: 
 - Tư liệu: tham khảo SGK, sách “Phương pháp dạy học văn”, tranh ảnh về cảnh biển .
 - Phương pháp: đọc diễn cảm, sáng tạo, gợi tìm, thuyết giảng, phát vấn .
 - Hình thức: hoạt động nhóm, cá nhân .
- Các phương tiện kỹ thuật tra cứu
 * Học sinh 
- Đọc và soạn bài theo yêu cầu của GV đã cho. 
- Soạn bài theo hướng dẫn
- Sách tham khảo
- Các phương tiện kỹ thuật tra cứu (nếu cĩ) 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1 : MỞ ĐẦU(KHỞI ĐỘNG)
* Mục tiêu: Hướng cho HS khơng khí sơi động chuẩn bị tâm thế bài học
* Cách thức tiến hành hoạt động:
-Học sinh xem bức tranh bên dưới
- Em hãy nhận xét về bức tranh
- Trước giờ, em cĩ thấy cảnh như thế này chưa? Mọi người đang làm gì?
- GV giới thiệu tác phẩm: Đoang thuyền đánh cá:
 Vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dậy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Trong chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Hướng cho HS chuẩn bị tâm thế vào bài học và đi vào học tập cụ thể 
* Cách thức tiến hành hoạt động:
BƯỚC 1:
 Đọc - hiểu văn bản 
- Cho học sinh xem chân dung tác giả Huy Cận.
-Tìm hiểu thơng tin về tác giả 
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả: 
-Huy Cận (1919 - 2005)
- Quê: làng Ân Phú, Vụ Quang, HàTĩnh.
- Nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới trước CM/T8 năm 1945.
 - Sau CM/T8 ông hăng hái sáng tác phục vụ cuộc sống mới. 
 2/ Xuất xứ:
- Bài thơ sáng tác năm 1958 trong cảm hứng nhân chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Trích trong “Trời mỗi ngày lại sáng”
 3/ Bố cục: 3 phần
Yêu cầu: Học sinh đọc chú thích (*) SGK.
Hỏi:Qua chú thích em nắm đựoc gì về tác giả? (năm sinh, quê quán, đặc điểm thơ ca)?
GV nhận xét, bổ sung thêm về quá trình sáng tác thơ văn của Huy Cận.
Hỏi: Bài thơ sáng tác vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh ra sao?
GV nêu về bối cảnh đất nước khi ấy: bài thơ viết khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới với không khi hào hứng, phấn khởi ở khắp mọi nơi và chuyến đi thực tế đã cho Huy Cận thấy rõ không khí đo,ù góp phần quan trọng mở ra chặng đường mới cho thơ Huy Cận.(Tích hợp Liên mơn Địa lí, Lịch sử).
Hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu
Yêu cầu: Học sinh đọc tiếp bài thơ.
Hỏi: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thể loại gì?
Hỏi: Bài thơ nói về điều gì?
Chốt: Bài thơ là cảnh đánh cá của người dân chài với tinh thần lạc quan, phấn khởi, hăng say lao động.
Hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Theo em đó là những phần nào?
- Cá nhân đọc, lớp theo dõi.
- Tác giả có tên thật là Cù Huy Cậân nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.
- Tập trung nghe, ghi bài.
- Sáng tác trong chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý nghe đọc mẫu.
- Cá nhân đọc tiếp bài thơ.
- Phương thức là miêu tả, thể thơ 7 chữ.
- Miêu tả cảnh ra khơi đánh cá trong không khí vui tươi, tinh thần đầy lạc quan của người dân chài.
- Chia làm 3 phần:
+ 2 khổ thơ đầu: Cảnh ra khơi
+ 4 khổ thơ tiếp theo: Cảnh đánh cá trên biển.
+ Khổ thơ cuối: Cảnh trở về.
- Lớp theo dõi bạn đọc
BƯỚC 2
HS XEM ẢNH:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1/ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: (khổ 1,2)
- Mặt trời (như) hòn lửầ so sánh.
- Sóng (cài then) đêm (sập cửa) à nhân hóa
ð Cảnh biển vào buổi hoàng hôn, thiên nhiên như chìm vào giấc ngủ.
- Con người lại ra khơi đánh ca.ù
- Hình ảnh sáng tạo bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo.
ð Con người ra khơi với niềm vui phấn khởi, say mê.
2/ Cảnh đánh cá trên biển (khổ 3-6) 
 a/ Cảnh lao động đánh cá:
- Con thuyền vốn nhỏ bé trở nên khổng lồ hòa nhập cùng thiên nhiên.
- Lao động có kĩ thuật bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu: Học sinh đọc khổ thơ đầu.
Hỏi: Khổ thơ đầu miêu tả gì?
* Hỏi: Hai câu thơ mở đầu dùng biện pháp nghệ thuật gì? Thể hiện ở những từ ngữ nào?
Hỏi: Với biện pháp nhân hóa, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Gợi cho em ấn tượng như thế nào về không gian trên biển? 
Giảng: Ta thấy vũ trụ được tác giả tưởng tượng như một ngôi nhà, mặt trời lặn như hòn lửa, sóng như then cài và cánh cửa đêm đã sập xuống thiên nhiên như chìm vào giấc ngủ. Cho học sinh nắm được vì sao đoàn thuyền đánh cá lại thấy được mặt trời lặn.
Hỏi: Trong lúc thiên nhiên đi vào giấc ngủ thì con người làm gì?
**Hỏi: Em hiểu từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có hàm ý gì?
Bình giảng: Từ “lại” cho ta hiểu là công việc thường xuyên, cuộc sống lao động của người thủy thủ lại tiếp diễn (vì đây là công việc thường nhật của người ngư phủ)
Hỏi: Em hiểu hình ảnh “câu hát căng buồm với gió khơi” là ntn? Đây có phải là hình ảnh thực không?
Giảng: Một hình ảnh ẩn dụ thật thơ mộng khỏe khoắn và đẹp lãng mạn. Đó là những người vừa chèo thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát, tiếng hát vang xa hòa cùng gió thổi căng cánh buồm. 
Hỏi: Qua hình ảnh đó em nhận xét gì về tâm trạng của ngư dân khi ra khơi?
Chốt: Họ với tâm trạng đầy ấp niềm vui với công việc mà họ yêu thích và gắn bó suốt đời.
Gọi:Học sinh đọc lại khổ 2 đến khổ 6.
Hỏi: Cảnh đánh cá chủ yếu miêu tả ở những khổ thơ nào?
Hỏi: Hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh lao động đánh cá trên biển?
- Nhận xét, bổ sung
Hỏi: Hình ảnh con thuyền nhỏ bé đánh cá trong đêm hiện lên như thế nào qua cảm hứng lãng mạn của nhà thơ?
Hỏi:Cách viết “lái gió với buồm trăng” gợi cho em điều gì?
Giảng: Tác giả tưởng tượng ra thuyền đánh cá có gió trời là người lái, trăng là cánh buồm và lướt giữa cái mênh mông bao la của trời biển.
Hỏi: Với thiên nhiên bao la họ làm ntn để đánh bắt cá?
Hỏi: Em hiểu dò bụng biển là ntn?
**Hỏi: Từ đây ta thấy hình ảnh người lao động trong bài thơ được khắc họa ra sao? Họ lao động trong tinh thần ntn?
Chốt giảng: Hình ảnh người lao động thật lãng mạn, thật đẹp họ hòa cùng thiên nhiên, vũ trụ làm việc hăng say bằng cả sức lực và trí tuệ, có kĩ thuật.
Hỏi:Việc đánh bắt cá ngày xưa là thế. Còn đánh bắt cá ngày ngay ntn, có ảnh hưởng ra sao đến môi trường sinh thái?
GV: Nhận xét, chốt ý giáo dục môi trường
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Nhấn mạnh cảnh biển vào buổi hoàng hôn, không gian trên biển như một ngôi nhà lớn.
- Tập trung nghe giảng.
- Con người lại ra khơi đánh cá.
- Chỉ hoạt động thường xuyên của ngư dân.
- Hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, khỏe khoắn vừa chèo thuyền vừa hát.tiếng hát hòa vào gió thổi căng cánh buồm.
-Tập trung nghe giảng.
- Họ ra khơi trong niềm vui phấn khởi.
- Cá nhân đọc, lớp chú ý.
- Miêu tả ở 5 khổ thơ giữa.
- Cá nhân tìm các câu thơ miêu tả cảnh đánh cá.
- Con thuyền như trở nên khổng lồ hòa cùng thiên nhiên
- Người lái thuyền là gió còn cánh buồm là trăng, gió trăng hòa nhập vào thuyền. 
 Dò bụng biển, giăng lưới, dàn đan thế trận.
- Là thăm dò tìm kiếm.
- Người lao động làm việc hăng say với tất cả trí tuệ, sức lực.
- Chú ý theo dõi.
 - Họ đánh bắt bằng những dụng cụ như lưới điện, siệt điện nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái.
(TIẾT: 2 )
BƯỚC 3 
HS XEM ẢNH 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
ð Bút pháp lãng mạn cảnh lao động đánh cá đầy niềm vui.
 b/ Cảnh biển 
- Biển giàu có, đẹp lộng lẫy.
3/ Cảnh đoàn thuyền trở về (khổ 7) 
- Trong không khí tưng bừng, phấn khởi vì thu được thắng lợi.
Yêu cầu: Học sinh đọc thầm khổ thơ 4,5
Hỏi: Hãy tìm hình ảnh lãng mạn được sáng tạo trên cơ sở hiện thực ở 2 khổ thơ 4,5?
- Cho học sinh thảo luận nhóm (2/ )
Hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó?
Bình: Bằng cảm nhận liên tưởng tác giả tưởng đêm như một con vật khổng lồ ở đại dương nó thở, nhịp thở của đêm chính là nhịp sóng dâng cao hạ thấp nhưng do óc sáng tạo tưởng tượng của nhà thơ cắt nghĩa bằng hình ảnh bất ngờ, sao lùa làm nên nhịp thở của đêm, thực ra nó là sóng biển lùa bóng sao trời nơi đáy nước tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ của biển.
Hỏi: Ngoài hình ảnh người lao động bằng kinh nghiệm, bằng trí tuệ thì hình ảnh người lao động còn thể hiện ở những câu thơ nào trong khổ thơ thứ 5?
Hỏi: Đây cũng là một hình ảnh lãng mạn. Vậy em hiểu ntn về câu thơ đó?
Bình: Hình ảnh đầy thơ mộng đầy sự tưởng tượng, gõ thuyền để gọi cá vào nhưng ở đây không là con người mà là trăng cao gọi cá. Trăng in xuống, sóng nhịp nhàng xô bóng trăng như gõ vào thuyền. Ở đây hiện thực được bút pháp lãng mạn chấp cánh làm cho công việc đánh cá như đẹp hơn.
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cảnh lao động đánh cá qua bút pháp lãng mạn của tác giả?
Chốt: Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới, thấm đậm hình ảnh thiên nhiên tạo vẻ đẹp phóng khoáng mà gần gũi.
Gọi: Học sinh đọc khổ thơ thứ 6.
Hỏi: Cũng là cảnh lao động nhưng lúc này những người lao động làm việc ra sao?
Hỏi: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi cho em hình ảnh người lao động thế nào?
Chốt: Người lao động lúc này làm việc khẩn trương hơn cho kịp trời sáng, họ cố hết sức kéo mẽ lưới lên vì đầy cá.
*Hỏi: Hình ảnh trong bức tranh này miêu tả cảnh gì ? Thể hiện ở câu thơ cụ thể nào?
Hỏi: Ngoài miêu tả cảnh lao động đánh cá những khổ thơ trên còn miêu tả cảnh thiên nhiên biển qua những câu thơ nào?
Hỏi: Nhận xét của em ntn về cảnh biển?
Hỏi: Nét đặc sắc của biển được chú ý là gì?
Chốt giảng: Ta thấy biển Việt Nam rất giàu những loại cá ngon, cá nổi tiếng với những màu sắc khác nhau .
Hỏi: Các loại cá được tưởng tượng ra với vẻ đẹp ntn giữa ánh sao về đêm?
Chốt: Cá với nhiều màu sắc lấp lánh trên biển như những ngọn đuốc rực rỡ. Cái vẫy đuôi tinh nghịch của bầy cá phản chiếu xuống ánh trăng, một hình ảnh đẹp làm say lòng người và có tình yêu biển sâu nặng mới có thể viết nên những vần thơ như thế.
Hỏi: Vậy em có nhận xét gì về biển? (đăc biệt là biển về đêm)?
Hỏi: Biển đẹp thì em sẽ làm gì để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp ấy?( Liên mơn Nhạc, Họa, GDCD).
- Nhận xét, giáo dục về môi trường.
Yêu cầu: Học sinh đọc khổ thơ cuối.
Hỏi: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào thời điểm nào?
Hỏi: Cảnh rạng sáng được miêu tả ra sao?
Hỏi: Người lao động chuẩn bị trở về ntn? Tâm trạng của họ? Từ ngữ nào thể hiện đoàn thuyền trở về khẩn trương?
Chốt: Đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh với tâm trạng đầy ấp niềm vui phấn khởi.
Hỏi: Em có nhận xét gì kết cấu của khổ thơ đầu và cuối? Kết cấu ấy có ý nghĩa gì?
Giảng: Lặp lại khổ thơ đầu nhằm làm nổi bật cảnh thuyền trở về cũng như lúc ra đi cũng đầy niềm vui.
Hỏi: Qua đó thể hiện được điều gì?
- Nhận xét, chốt giảng.
Hỏi: Hình ảnh nào thể hiện sự thắng lợi của ngư dân?
Giảng: Đây là hình ảnh lãng mạn bằng liên tưởng độc đáo của tác giả, hình ảnh của những con cá phơi mắt trong ánh bình minh, thể hiện sự thắng lợi sau một đêm lao động vất vả.
Hỏi: Trong toàn bài thơ tác giả có bao nhiêu lần dùng từ “hát” ?
Hỏi: Bài thơ có nhiều từ hát như một khúc ca. Đây là khúc ca gì? Tác giả làm thay lời ai?
Giảng: Nhiều lần từ hát được lặp lại, đây là khúc ca lao động đầy hứng khởi, hào hùng khi đất nước thanh bình nhân dân làm chủ. Tác giả thay lời họ hát khúc ca hùng tráng và tự hào vì chính họ đem lại cuộc sống cho con người, làm ra nguồn lợi cho đất nước.
- Lớp đọc thầm.
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: “Đêm thở sao lùa vịnh Hạ Long”.
- Tập trung nghe.
- Qua các câu “Ta hát bài ca , gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.
- Con người hát gọi cá, trăng gõ thuyền gọi cá.
- Chú ý theo dõi.
- Cảnh đánh cá đầy niềm vui, đầy lãng mạn.
- Cá nhân đọc, lớp chú ý.
- Lao động khẩn trương vì trời sáng.
- Mạnh mẽ, cố hết sức vì lưới nặng đầy cá.
- Cảnh lao động đánh cá trên biển.
“Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng ..lóe rạng đông.
- Cá nhân nêu những câu thơ miêu tả biển.
- Biển rất đẹp.
- Nét đặc sắc của biển là giàu có về cá. 
- Cá đẹp lộng lẫy, rực rỡ như một bức tranh.
- Biển đẹp mà còn giàu có phong phú.
- Bảo vệ, không làm ô nhiễm môi trường biển 
- Lớp chú ý bạn đọc
- Trở về lúc bình minh lên
- Rất đẹp bởi màu của mắt cá, đuôi cá, vẫy cá.
- Người lao động về trong tâm trạng vui tươi.
- Khổ thơ cuối điệp lại khổ thơ đầu.
- Phấn khởi vì thu được thắng lợi
- “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
- Có 4 lần dùng từ hát.
- Tác giả làm thay ngư dân, khúc hát thể hiện niềm say mê ước mơ chinh phục thiên nhiên.
- Tập trung nghe.
BƯỚC 4: III. Tổng kết:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS 
 III. Tổng kết:
 1/ Nghệ thuật:
- Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Âm hưởng khỏe khoắn hào hùng, lạc quan.
 2/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh cũng như âm hưởng của bài thơ?
- Nhận xét, bổ sung
Hỏi: Qua bài thơ em nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên?
- Nhận xét, chốt ý
Gọi: Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Nhiều hình ảnh liên tưởng.
- Niềm tự hào về thiên nhiên giàu đẹp.
- Cá nhân đọc, lớp chú ý.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Hướng cho HS thực hành nắm vững kiến thức bài học
- Cách thức tiến hành hoạt động:
Hỏi: Qua bài thơ em rút ra bài học gì? Học hỏi ở Huy Cận điều gì khi viết văn miêu tả?
Hỏi: Nguồn cảm hứng chính của bài thơ?
a. Cảm hứng về người đánh cá và cá quí
b. Cảm hứng về biển cả, về ngư dân.
c. Cảm hứng về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ.
d. Cảm hứng về tình yêu biển cả.
Gợi ý:
- Cuộc sống lao động luôn đẹp, thiên nhiên giàu đẹp. Học về bút pháp lãng mạn, tưởng tượng phong phú.
- Nguồn cảm hứng chính của bài thơ: cảm hứng về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hướng cho HS thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc bày tỏ quan điểm riêng
- Cách thức tiến hành hoạt động:
- GV: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? 
- HS: Trả lời theo cảm nhận cá nhân. HS vận dụng kiến thức, kĩ năng giải trình vấn đề đặt ra
 *HS: Soạn bài: “Tổng kết từ vựng tiếp theo” theo câu hỏi SGK
BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MƠN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_4647_doan_thuyen_danh_ca_nam_hoc.docx