Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 120 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 120 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩ của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng, tưởng tượng.

3. Thái độ:

- Học simh có thái độ yêu thích những câu hát ru.

II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy Ngữ văn 9, tham khảo tư liệu, bảng phụ.

2. Học sinh: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.

* Đặt vấn đề:

Tình mẫu tử thiêng liêng và gần gũi đối với mỗi con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thơ ca nhạc hoạ không bao giờ cũ và thôi lôi cuốn người đọc ,chúng ta đã học những “Khúc hát ru ” “Mây và sóng” nói về chủ đề này , và hôm nay cô cùng các em chúng ta tìm hiểu thêm xem nhà thơ Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo của mình vào đề tài này như thế nào qua bài thơ “Con cò”

3. Bài mới.

 

doc 35 trang maihoap55 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 120 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 	 Ngày dạy:6/2/2012
 Tiết: 111: Văn bản
CON CÒ
( Hướng dẫn đọc thêm) -Chế Lan Viên-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
	- Vẻ đẹp và ý nghĩ của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
	- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3. Thái độ: 
- Học simh có thái độ yêu thích những câu hát ru.
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy Ngữ văn 9, tham khảo tư liệu, bảng phụ.
2. Học sinh: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
* Đặt vấn đề: 
Tình mẫu tử thiêng liêng và gần gũi đối với mỗi con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thơ ca nhạc hoạ không bao giờ cũ và thôi lôi cuốn người đọc ,chúng ta đã học những “Khúc hát ru ” “Mây và sóng” nói về chủ đề này , và hôm nay cô cùng các em chúng ta tìm hiểu thêm xem nhà thơ Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo của mình vào đề tài này như thế nào qua bài thơ “Con cò”
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
? Nêu vài nét về tác giả ?
GV khái quát Giới thiệu chân dung tác giả
Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, không có truyền thống văn thơ. Năm 17 tuổi ông cho đăng tập thơ “ Điêu tàn”, trở thành nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Cách mạng tháng Tám đã thức tỉnh nhà thơ. Các bài thơ trong giai đoạn này thể hiện bước tìm tòi con đường nghệ thuật cách mạng của ông, trong kháng chiến chống Mỹ thơ ông mới thể hiện được tinh thần lạc quan tự vượt mình để nghĩ đến mọi người. Ông từng tham gia ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội bốn khoá liền (IV- VII). Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại 
? Nêu vài nét về tác phẩm ?
GV nhấn mạnh: Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.
Tác phẩm chính: Điêu tàn( thơ, 1937); Gửi các anh(thơ, 1955); ánh sáng và phù sa( thơ, 1960); Hoa ngày thường- chim báo bão (thơ, 1967); Di cảo thơ I, II( 1992, 1993)...
GV Cho (H) tìm cách đọc bài thơ?
Gv nhấn mạnh: Cần đọc nhẹ nhàng, êm ái, trìu mến, thiết tha, sâu lắng....
? Cho biết thể thơ? Nêu và nét về thể thơ đó?
GV Cho học sinh tìm hiểu chú thích 1
? Bài thơ có thể được chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
GV Hướng dẫn (H) cảm nhận qua bố cục của bài thơ.
GV Chuyển ý: Để thấy được những lời ru tha thiết ngọt ngào, êm dịu thời thơ ấu, ta cùng tìm hiểu...
Hình ảnh con cò xuất hiện ngay đầu bài thơ và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
? Hãy chỉ ra những câu thơ về con cò trong phần đầu bài thơ?
? Em hiểu ý 4 câu thơ đầu này ntn?
? Khi con còn bế trên tay trong lời ru của mẹ có những cánh cò nào đang bay?
? Em thường gặp những cánh cò ấy trong thể loại VH nào?
? Theo em có gì độc đáo trong hình thức thơ ở đoạn này? Tác dụng của nó?
? Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?
? Có mấy biểu tượng trong câu hát ru: Ngủ yên ! Ngủ yên ! cò ơi, chớ rơ ... nâng ! ?
? Lời mẹ ru cò hoà lẫn ru con. Từ đó em cảm nhận tình mẹ trong lời ru này như thế nào ? và ý nghĩa nào của lời ru với tuổi thơ ?
? Qua đó em có cảm nhận ý nghĩa nào đối với lời ru của mẹ với tuổi thơ?
* GV chốt :
- Với thể thơ tự do, nhịp điệu câu thơ biến đổi linh hoạt, vận dụng sáng tạo ca dao về h/ả con cò tác giả cho ta thấy qua những lời ru của mẹ, h/ả con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức, đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào dịu dàng của lời ru và cảm nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ .
I. Tìm hiểu chung: (23’)
1. Tác giả - tác phẩm:
a. Tác giả:
- Chế Lan Viên(1920 – 1989), quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Là nhà thơ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại VN TK XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường; Chim báo bão”.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giọng đọc thủ thỉ tâm tình 
- Thể thơ tự do, theo mạch cảm xúc. Số tiếng trong mỗi câu không cố định.
- Hs trả lời
mỗi câu không cố định.
3. Bố cục:
- Bài thơ chia làm 3 đoạn: (theo mạch cảm xúc bài thơ).
+ Đ 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
+ Đ 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên đường đi học của con.
+ Đ 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa lời ru 
-> Bài thơ là dòng cảm xúc dạt dào ..
II. Hướng dẫn tự học:
1. Lời ru tuổi ấu thơ:
 Con còn bế trên tay
 Con chưa biết con cò 
 Nhưng trong lời mẹ hát 
 Có cánh cò đang bay.
-> Lời giới thiệu một cách tự nhiên, hợp lí lời ru con bao giờ cũng gắn với cánh cò 
- Con cò bay lả.
- Con cò bay la.
- Đồng phủ . Đồng đăng.
- . ăn đêm xa tổ.
- .. gặp cành mềm . Sợ xáo măng 
-> Trong ca dao dân ca, trong VH dân gian VN. Gợi lên một cuộc sống vừa yêu ả, vừa thanh bình, vừa nhọc nhằn bất trắc trong cuộc mưu sinh 
-> Tác giả vận dụng sáng tạo ca dao vào trong lời thơ . Tạo sự mạch lạc, giọng thơ tha thiết, êm ái.
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả.
- Hai biểu tượng : con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng.
’ Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương.
- Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái.
- Vận dụng sáng tạo ca dao về con cò.
- Sử dụng thể thơ tự do.
- Giọng thơ tha thiét êm ái.
- Lời ru vỗ về giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái.
c. Củng cố - Luyện tập:(2’) 
- GV khái quát lại kiến thức của bài.
d. Hướng dẫn học tự học ở nhà(1’)
- Học bài.
- Chuẩn bị phần còn lại.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=====================================================================
Tuần lễ : 24	 
Tiết : 112 - 113	 	Ngày dạy : 13/15.02.12
 MÙA XUÂN NHO NHỎ
 	Thanh Hải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức.
	- Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trũ tình hiện đại. Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ.
- Gíao dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
	 * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
	 + Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.
	 + Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng bình, thảo luận nhóm. Kĩ thuật động não.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới. 
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
 	- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tỷ mỷ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là công việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm nhưng lại thường đố kị nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong làm ăn.
- Bản tính thích ứng nhanh, khưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ kỳ thị kinh doanh quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói "khôn vặt", ít giữ chữ "tín".
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hơn hai mươi năm qua, mỗi khi tết đến xuân về, chúng ta thường nghe bài ca “Mùa Xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải . Nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì , khi mùa xuân mới đang về, khi chính bản thân ông thì lại vĩnh biệt tất cả mọi mùa xuân ? Chúng ta sẽ biết được sau khi tìm hiểu văn bản này .	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm .
? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Thanh Hải?
- Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp.
- Hoạt động văn nghệ trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ. Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu .năm 1965 được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu .
Giọng thơ Thanh Hải là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược ,là khúc hát tâm tình tha thiết của đồng bào miền Nam gửi ra Miền Bắc .
- Thơ ông chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành .
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
 ? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
*GV:Cho HS đọc văn bản.
Hướng dẫn cách đọc. Chú ý thể thơ năm chữ của bài thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ có biến đổi theo mạch cảm xúc, say sưa , trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời: nhịp nhanh, hối hả phấn chấn khi nói về mùa xuân của đất nước, Giọng tha thiết trầm lắng khi nói về tâm nguyện nho nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 – 3 học sinh đọc Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định cách nhắt nhịp chủ yếu của bài?
? Em đã học các tác phẩm thuộc thể thơ 5 chữ nào?
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
? Xác định bố cục của bài thơ?
- Bố cục 4 phần:
 + Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời;
 + Khổ 2, 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước;
 + Khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước;
 + Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Miêu tả.
*GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ.
*HS: Đọc lại khổ thơ .
*GV: Cho học sinh phát hiện những hình ảnh và âm thanh thể hiện trong khổ thơ , và dành cho học sinh thời gian cho các em bình ngắn khổ thơ . Theo câu hỏi gợi ý:
H- Hãy bằng cặp mắt của nhà hội hoạ, em hãy nhận xét bức tranh thiên nhiên được tác giả thể hiện trong khổ thơ đầu ? 
H- Cảm xúc của tác giả?
*HS: Thảo luận trong bàn, sau đó trình bày trước lớp .
- Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên đất trời. Vài nét phát họa: dòng sông xanh, bông hoa tím , tiếng chim chiện hót vang trời, tác giả vẽ ra được cả không gian bao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh hoa tím biếc, màu đặc trưng của xứ Huế ), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời. 
Từ " mọc " được đặt ở đầu câu : Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh khắc hoạ sự khoẻ khoắn , sự vươn lên trỗi dậy. Cảnh xuân tươi đẹp , giàu chất thơ và chất sống .
 -Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diển tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình ảnh:
 "Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng"
 Hai câu thơ trên có hai cách hiểu , từng giọt ở đây là từng giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân, nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu nầy gắn với hai câu thơ trước nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Hiểu như vậy thì ở đây có sự thay đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt( hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác) . Cả hai cách hiểu đều biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân trong bài thơ cũng như ở quê hương em. ( Phương pháp động não, thảo luận).
 I .Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả : Thanh Hải ( 1930-1980)
- Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
b. Tác phẩm 
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 11- 1980 , khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân to lớn của cuộc đời chung.
2. Đọc, hiểu chú thích.
3. Thể thơ : 5 chữ 
4. Bố cục:Bài thơ gồm 4 phần
+ Khổ đầu gồm 6 dòng: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
+ Hai khổ tiếp theo: Hình ảnh mùa xuân đất nước
+ Hai khổ tiếp theo từ "Ta làm con chim hót đến dù là khi tóc bạc". Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+ Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.
5. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Miêu tả.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Mùa xuân thiên nhiên, đất trời
* Chỉ với vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím , tiếng chim chiền chiện hót vang trời, không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân. Đây là vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
4. Củng cố :
- Cho HS đọc lại hai phần đầu.
5.Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc lòng bàì thơ,
- Chuẩn bị bài: Học tiếp bài thơ này.
V.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 
Tuần lễ : 24	 Ngày soạn : 05.02.2012
Tiết : 112	Ngày dạy : 13/15.02.12
 MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiếp theo )
 	Thanh Hải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
	- Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trũ tình hiện đại. Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ.
- Gíao dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
	 * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
	 + Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.
	 + Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
II. HƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng bình, thảo luận nhóm. Kĩ thuật động não.
IIICHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng hai phần thơ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ” ? ( 5 đ )
? Mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của con người, của đất nước được nhà thơ miêu tả ra sao? (5 đ)
1. Mùa xuân thiên nhiên, đất trời ( 2 đ )
* Chỉ với vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím , tiếng chim chiền chiền hót vang trời, tác giả vẽ ra được cả không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân. Đây là vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiê nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
2.Hình ảnh mùa xuân con người, đất nước: ( 3 đ )
-Nhịp điệu hối hả, xôn xao thể hiện vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
* Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài : Trong tiết học vừa qua chúng ta đã đi vào phân tích mùa xuân thiên nhiên, đất trời, hình ảnh mùa xuân con người, đất nước, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguyện ước của nhà thơ khi ông đang nằm trên giường bệnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp bài thơ.
*GV: Hướng học sinh phân tích mùa xuân con người, đất nước.
*HS: Đọc khổ thơ 2-3 
*GV: Hướng học sinh cảm nhận khổ thơ qua những câu hỏi gợi ý .
? Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh nào? 
? Có ý nghĩa gì? 
? Hình ảnh lộc của mùa xuân có ý nghĩa gì đặc biệt?
- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
- Mùa xuân của đất trời động lại trong hình ảnh lộc non, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính là họ đã đêm mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
*HS: Đọc hai câu thơ cuối đoạn .
*GV: Nêu câu hỏi :
? Sự sống của mùa xuân đất nước còn được thể hiện qua từ ngữ nào? 
? Biện pháp nghệ thuật nào đã thể hiện niềm tin của tác giả đối với tương lai đất nước?
*HS: Phân tích hai câu thơ trên giấy, sau đó trình bày trước lớp .
- Trong nhịp điệu hối hả, xôn xao
- Cách so sánh đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước
Tất cả biểu hiện được cuộc sống đầy khẩn trương háo hức .
 *GV: Nhận xét, bổ sung .
Một đất nước với 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, gian khổ ác liệt, tưởng chừng như không thể vượt qua, thế mà vẫn hiên ngang, dũng cảm như chính quê hương của tác giả , một mảnh đất kiên trung, ngoan cường , bất khuất . Nghệ thuật so sánh " Đất nước như vì sao ", sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam . Qua đó tác giả thể hiện niềm tin vào cách mạng , vào tương lai của đất nước . định hướng mục đích sống của mỗi con người . Đó cũng là sức sống vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân .
*GV: Giúp học sinh tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ
- Gọi HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp theo.
? Điệp ngữ nào đã được sử dụng và có tác dụng gì?
- Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình.
- Điệp ngữ: ta, ta làm => tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả...
- Điệp từ “ta” và điệp ngữ “ta làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp. Tác dụng: tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả với đất nước, với nhân dân.
? Trước cảnh tưng bừng náo nức vào xuân của thiên nhiên đất nước cách mạng, nhà thơ có ước nguyện gì ?
*HS: Thảo luận phân tích .
- Một con chim hót vang trời(mang âm thanh) 
- Một nhành hoa ( Hương thơm ngọt ngào )
-Một nốt trầm ( Sự vui vẻ yêu đời ) 
Nhưng tất cả chỉ đều một mà thôi . Lời ước nguyện thật chân thành tha thiết : Làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn cho đất nước. của cuộc đời chung . Sự chuyển dổi cách xưng hô từ tôi (riêng )sang ta(chung ) chính là thể hiện khát vọng hoà nhập ấy . Hình ảnh có tính chất biểu tượng " Mùa xuân "-tuổi hai mươi "trẻ trung sung sức, " Tóc bạc " trở về già. Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang thầm lặng. Ta cảm nhận khát vọng mãnh liệt muốn cống hiến mà nhà thơ đã gởi gắm vào trong bài thơ .
? Theo em sự cống hiến của tác giả ở đây như thế nào ?
- Liên tục 
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì ?
Þ Mong ước tự góp mình vào vẻ đẹp và sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia buồn vui với mọi người.
? Ý nguyện chân thành nhưng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ trong những lời thơ nào?
- Hình ảnh có tính chất biểu tượng: mùa xuân – tuổi hai mươi: trẻ trung sung sức, “tóc bạc”: trở về già. Mạc cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang trầm lắng.
? Ý nguyện dâng hiến của nhà thơ có gì khác so với thông thường?
? Từ tình cảm trào dâng suy tư đó của tác giả, em cảm nhận thêm được một quan niệm cống hiến như thế nào ?
-GV bình liên tưởng thơ Tố Hữu.
 “Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
? Âm nhạc đã diễn tả nguyện ước này như thế nào? (học sinh hát đoạn nhạc tương ứng trong bài hát của Trần Hoàn).
- Nam Ai nam Bình là những điệu ca Huế nổi tiếng.
? Kết thúc bài thơ là câu hát “Câu Nam ai, nam bình..” Khi con người muốn hát “câu nam ai nam bình” của xứ Huế thì em hiểu ý nguyện của người đó như thế nào?
- Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình.
- Một mùa xuân nho nhỏ...
Þ Thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ: dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
- Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc
Þ Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người bất chấp thời gian, không gian nghịch cảnh.
Þ Đó là sự dâng hiến thầm lặng
Þ Cách sống giản dị, tốt đẹp, cao cả.
? Vậy em hiểu nhan đề ” Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào cho đúng ? 
* Mùa xuân nho nhỏ => nhỏ nhẹ bình dị khiêm nhường tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ muốn cống hiến sức nho nhỏ của mình cho đất nước.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ. (Phương pháp động não, thảo luận).
*GV: Yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ cuối 
? Giữa khổ đầu và khổ thơ cuối có mối quan hệ gì đặc biệt ? Thể hiện điều gì ? 
- Khổ thơ đầu được mở ra với một phong cảnh Huế : Hoa nở, chim hót, dòng sông êm đềm .Kết thúc một làn điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào êm dịu , sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp điệu , các vần bằng tha thiết êm ái . kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự hài hoà cân đối của bài thơ , đồng thời thể hiện rõ hơn khát vọng hoà nhập với cuộc đời của tác giả .
 Hoạt động 2 :Tổng kết
*GV: Yêu cầu HS nêu những nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ
? Để thể hiện thành công nội dung tư tưởng, cảm xúc của bài thơ, tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật thích hợp gì?
*HS:-Thể thơ 5 chữ gắn với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liên mạch của cảm xúc. Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị tự nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. Cấu tứ của bài thơ chặt, dựa trên sự phát triển của mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
-Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống. ( Phương pháp thảo luận).
? Hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề của bài thơ. Từ đó phát biểu chủ đề của tác phẩm ? Suy nghĩ của cá nhân em ve62 sự cống hiến ?
 *HS:Thảo luận sau đó nói trước lớp - Người ta đã dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý..xuân lòng. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ là phát hiện mới mẻ, sáng tạo, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
I . Tìm hiểu chung.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1 Mùa xuân thiên nhiên, đất trời
2. Hình ảnh mùa xuân con người, đất nước:
* Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
-Nhịp điệu hối hả, xôn xao thể hiện vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
3. Tâm niệm của nhà thơ
- Điệp từ, điệp ngữ: ta, ta làm Þ Tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả...
Lời ước nguyện thật chân thành tha thiết : Làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp , nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời chung .
- Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang thầm lặng . Ta cảm nhận khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả..
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô, 
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Ý nghĩa văn bản
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
4. Củng cố :
 ? Nhìn vào sơ đồ tư duy, em hãy trình bày lại nội dung bài học.
? Em có suy nghĩ gì về tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải được góp phần gửi gắm qua bài thơ khi mà ông đang nằm trên giường bệnh?
5.Hướng dẫn học ở nhà :
-Học thuộc lòng bàì thơ.
-Phân tích, cảm thụ về một đoạn trong bài.
-Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần lễ : 24	 	
Tiết : 114	Ngày dạy : 15/17-02
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
	- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ.
- Gíao dục học sinh những đạo lí tốt đẹp của dân tộc..
II. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, thuyết trình. Kĩ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ :
	1-Giáo viên :
- Giáo án, SGK. 
- Bảng phụ ghi ví dụ .
	2-Học sinh : 
- Bảng nhóm .
- Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 	 ? Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ? ( 9đ)
 -Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, lối sống.
 -Làm sáng tỏ bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng sai, khẳng định tư tưởng.
 -Bố cục chặt chẽ, luận điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Muốn làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lý phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích hiện tượng đó để tìm ý , lập ý dàn bài, viết bài hoàn chỉnh . Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
- Tìm hiểu đề và kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 
- Gọi HS đọc 10 đề bài ở SGK và trả lời câu hỏi trong SGK. HS tự ra thêm đề nghị luận.
- GV kiểm tra HS về các bước làm bài văn nghị luận( tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa). 
- GV dùng bảng phụ để trình bày dàn ý đề văn 
“ Uống nước nhớ nguồn”
- GV nhận xét dàn ý và đưa ra một đề nghị luận khác “Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp”.
* Tổ chức tìm hiểu đề:
H.Vấn đề bàn luận ở đề bài này là gì?
H.Vấn đề đó thuộc phạm vi nào trong cuộc sống?
* Phần gợi ý: SGK có mấy vấn đề cần xây dựng trong dàn bài?( có 5 ý)
* Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV yêu cầu nhóm trưởng đều khiển nhóm. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trình bày dàn ý thống nhất từng ý một và có sự bổ sung.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, nhắc nhở các em tập trung làm bài. 
* Hoạt động 3 :Trình bày trước lớp.
- GV đều khiển cho các nhóm trình bày( mỗi nhóm từ1-2 em).
Mỗi em trình bày cần được nhận xét, góp ý về tác phong nói, nội dung dàn ý. 
- GV đánh giá cho điểm từng em.
- Rút ra dàn ý chung thống nhất.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn tổng kết.
GV nêu dàn ý chung sau đó treo bảng phụ có dàn ý như trên.
- Gọi một HS đọc lại dàn ý. GV nhận xét chung về kết quả buổi luyện tập.
I. Củng cố kiến thức
* Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.
II. Luyện tập
* Nhận diện (dạng đề, dạng mệnh lệnh) và phân tích đề (xác định được đúng yêu cầu về tính chất, nội dung, hình thức, giới hạn của đề ).
- Dàn bài trong SGK (bảng phụ).
- Đề nghị luận về vấn đề giữ gìn môi trường:
- Phân tích đề tìm ý
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc và sửa.
 1. Tìm hiểu đề: 
- Nội dung bàn luận: giữ gìn môi trường sống sạch- đẹp.
- Phạm vi lối sống.
2.Thảo luận nhóm về dàn ý, lập dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp:
a.Mở bài.
Tầm quan trọng của môi trường đối với con người ( lá phổi). 
- Vấn đề con người phải làm gì để giữ gìn. 
b.Thân bài: 
- Môi trường bao gồm những nơi nào?
+ Không gian nơi ta ở.
+ Nơi ta vui chơi.
+ Nơi ta làm việc.
 -> Bầu trời không gian quanh ta.
- Môi trường sạch đẹp => tác dụng như thế nào?
+ Thoáng mát.
+ Trong lành.
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp ở những phương tiện:
+ Vệ sinh nơi thoáng mát.
+ Bảo vệ tầng khí quyển.
+ Bảo vệ và trồng rừng.
- Cách thực hiện:
+ Trong ý thức của con người.
+ Trong hành động cụ thể.
+ Phê phán những hiện tượng sai trái phá hủy môi trường sống.
c.Kết bài: 
Khẳng định vấn đề quan trọng, cần thiết.
4. Củng cố 
- Cho HS nhắc lại dàn ý.
- Nhìn vào sơ đồ tư duy trình bày lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn tự học
	- Cần chú ý phát huy thái độ bình tĩnh, tự tin, trình bày ý mạch lạc. 
	- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh .
- Chuẩn bị bài : Trả bài viết số 5 .
 IV.RÚT KINH NGHIỆM :
________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_111_den_120_nam_hoc_2011_2012.doc