Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 12+13: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn.
- Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.
2. Năng lực: Biết đọc hiểu và cảm nhận một bài thơ hiện đại. Biết cách phân tích một tác phẩm thơ hiện đại.
3. Phẩm chất: Yêu mến, trân trọng, cảm phục những người lính trong kháng chiến chống Mĩ, liên hệ được lí tưởng, nhiệm vụ, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.
* Yêu cầu với học sinh khá giỏi: Thấy được điểm gặp gỡ và khác biệt trong việc thể hiện hình ảnh người lính của bài thơ và bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Phân tích được sự phát triển trong nhận thức và tình cảm của người lính từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, máy chiếu
- Tác phẩm “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” – PTD.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ (KT sự chuẩn bị của HS)
H: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ “Đồng chí”? Giải thích lí do em thích? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ?
3. Tổ chức các hoạt động học tập
*Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS.
- Cho HS xem một đoạn phim về người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
Ngày soạn: 14/9/2021 Ngày giảng: 17/9 (9E); 18/9(9A) Tiết 12,13 - Bài 10 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn. - Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ. 2. Năng lực: Biết đọc hiểu và cảm nhận một bài thơ hiện đại. Biết cách phân tích một tác phẩm thơ hiện đại. 3. Phẩm chất: Yêu mến, trân trọng, cảm phục những người lính trong kháng chiến chống Mĩ, liên hệ được lí tưởng, nhiệm vụ, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay. * Yêu cầu với học sinh khá giỏi: Thấy được điểm gặp gỡ và khác biệt trong việc thể hiện hình ảnh người lính của bài thơ và bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Phân tích được sự phát triển trong nhận thức và tình cảm của người lính từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu - Tác phẩm “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” – PTD. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ (KT sự chuẩn bị của HS) H: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ “Đồng chí”? Giải thích lí do em thích? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ? 3. Tổ chức các hoạt động học tập *Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập - Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. - Cho HS xem một đoạn phim về người lính trên tuyến đường Trường Sơn. H: Đoạn phim nói về ai, về điều gì? Nêu cảm nhận của em về nội dung mà đoạn phim đề cập. (Đoạn phim nói về những người lính lái xe trên tuyến đường TS những năm chống Mĩ. Đó là những năm tháng đầy gian lao nhưng cũng thật hào hùng. Làm nên điều đó chính là cả một thế hệ những con người Việt Nam: “Xẻ dọc TS đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” trong đó có những chiến sĩ lái xe.) - GV dẫn dắt, nêu vấn đề bài học: Cùng viết về hình ảnh người lính và chiến tranh nhưng mỗi tác giả ở mỗi thời đại lại có một cảm xúc và cách thể hiện khác nhau. Vì vậy mà hình ảnh người lính hiện lên cũng có những điểm riêng biệt. Vậy vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong cuộc k/c chống Mĩ có điểm gì giống và khác với hình ảnh người lính trong cuộc k/c chống Pháp ? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng... của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn. Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ. Biết đọc hiểu và phân tích một bài thơ hiện đại. H: Qua phần đọc và chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết, VB này cần đọc với giọng ntn? - Giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng, thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, tinh thần dũng cảm vượt lên cả hiểm nguy, khó khăn của người lính. HS: Đọc một đoạn mà em thích -> n/x. GV: N/x và sửa lỗi đọc cho HS, đọc mẫu (nếu cần) HS: Trình bày bài tập dự án (Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm) -> NX, bổ sung. GV: NX KL và MR thêm (nếu cần) - Phạm Tiến Duật được mệnh danh là “nhà thơ của Trường Sơn”, “thi sĩ huyền thoại của đường mòn Hồ Chí Minh”, là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn huyền thoại”, là “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mĩ”. Thơ ông thời chống Mĩ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”. - Ông tham gia chiến đấu trong tư cách là một phóng viên mặt trận, trực tiếp chứng kiến sự ác liệt, hi sinh, nỗi đau thể xác và tinh thần của những người lính. Trải nghiệm của bản thân và tâm hồn thi sĩ đã tạo cho ông những giây phút thăng hoa trong những bài thơ mà ông đã viết trong những năm tháng đó. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ từng nhận xét:“Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng, chất bụi bặm và kiêu bạc của một người lính thời chống Mĩ. Thơ ông có sức mạnh của một binh đoàn trùng trùng ra trận...”. - Một số bài thơ của ông đi vào trí nhớ của công chúng : Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong, BT về tiểu đội xe không kính. Đặc biệt bài thơ Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây luôn có mặt trong túi áo của mỗi người lính trên chiến trường. Khi nó được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thì nó vang vọng khắp các chiến trường, các mặt trận. - Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương lao động hạng nhì năm 2007 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012. GV nhấn mạnh: Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. GV: HDHS tìm hiểu chú thích SGK, trình chiếu hình ảnh Bếp HC. H: Em biết gì về bếp Hoàng Cầm ? GV: Trình chiếu hình ảnh và MR thêm về bếp Hoàng Cầm Khi tham gia các chiến dịch, Hoàng Cầm nhận ra chiến tranh ngày càng khốc liệt. Bộ đội ta chiến đấu, hy sinh không chỉ ở mặt trận giáp mặt quân thù mà hi sinh, thương vong ngay cả khi về hậu cứ nghỉ ngơi, sinh hoạt. Nguyên nhân của việc mất mát ấy có một phần do việc nấu ăn vì ban đêm thấy lửa ban ngày thấy khói. Rất nhiều thương vong của bộ đội xuất phát từ việc “khói bốc lên giữa rừng”, máy bay địch phát hiện đã trút bom đạn xuống. Tổ anh nuôi của Hoàng Cầm và nhiều đơn vị khác phòng tránh bằng cách chuyển sang nấu ăn ban đêm, khi máy bay địch tới thì dập lửa, dội nước, nhưng nhiều khi vẫn không tránh kịp tai họa. Đang đun, dập lửa, cơm thường bị khê, sống. Nấu ăn ban đêm, ban ngày cơm nguội lạnh, bộ đội ăn không đảm bảo sức khoẻ. Hoàng Cầm đã trăn trở ngày đêm suy nghĩ, mình phải làm một cái gì đó giúp cho đồng đội giảm bớt thương vong. Một buổi sáng dạo bên bờ suối, nhìn làn khói lượn lờ quanh mái bếp, Hoàng Cầm chợt nảy ra sáng kiến làm một kiểu bếp có thể nấu nướng mọi thứ ban ngày mà không sợ máy bay địch phát hiện. Sau nhiều ngày miệt mài nghiên cứu, vẽ sơ đồ một số kiểu bếp, và nhiều lần làm thử nhiệm anh đã tạo ra một kiểu bếp như ý, bếp lò khoét vào sườn đồi hoặc đào sâu xuống với những đường rãnh giống như râu mực từ bếp lò bò đi khá xa, trên rãnh được lát bằng cành cây và phủ đất ẩm tạo thành những ống thoát khói. Từ trong lò tuôn ra, khói tỏa vào khắp các rãnh, bốc lên gặp lượt đất ẩm, bị lọc và cản lại, lan ra là là trên mặt đất, thoảng nhẹ nhàng như làn sương buổi sớm. Kiểu bếp này ngay sau đó đã được phổ biến rộng rãi đến các đơn vị và được anh em nuôi quân hoan nghênh. Kiểu bếp này sau đó được đặt tên người sáng tạo ra nó là bếp Hoàng Cầm. Chỉ đơn giản là sự ra đời của một cái bếp nhưng nó cũng cho thấy sự ác liệt của cuộc chiến. HS HĐCN 2’, TLCH: Em có n/x gì về nhan đề bài thơ? Có ý kiến cho rằng thêm cụm từ “Bài thơ về” vào nhan đề là thừa. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? - HS trao đổi -> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL. - Bài thơ có một nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó: + Xe không kính: là hiện thực đời sống chiến tranh. + Bài thơ: chất thơ toát lên từ hiện thực khốc liệt ấy. -> Nhà thơ không chỉ muốn nói đến hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. GVMR: Tác giả PTD đã giải thích “Tôi phải thêm “Bài thơ về ”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung”. GV: Văn chương luôn phản ánh cuộc sống. Một tác phẩm văn chương có trị phải bắt nguồn, bắt rễ từ cuộc sống. BT tiểu đội xe không kính của PTD đã thực sự làm được điều đó và nó trường tồn mãi với thời gian. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện khá thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. HS: Chú ý đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ HĐNB 3’ - TLCH 1. Tìm những câu thơ lí giải nguyên nhân và miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính? 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhận xét về giọng thơ, lời thơ? Tác dụng? 3. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả muốn phản ánh điều gì? HS: Báo cáo chia sẻ -> GV NX, KL. GV: Trình chiếu hình ảnh những cánh rừng bị tàn phá H: Quan sát hình ảnh trên, em cảm nhận thêm được điều gì về cuộc chiến tranh ở TS những năm chống Mĩ? - Cuộc chiến thật tàn khốc và ác liệt. Để ngăn chặn sự chi viện của MB cho MN, ngăn chặn các đoàn xe vận tải, để bộ đội ta không có chỗ trú ẩn, đế quốc Mĩ đã rải ngàn ngàn, hàng vạn tấn bom đạn, xuống các con đường, các cánh rừng ở TS, không chỉ thế chúng còn rải cả chất độc Đi-ô-xin. Nó không chỉ tàn phá một đất nước, mang đến bao đau thương, mất mát cho con người mà còn tàn phá các cánh rừng, tàn phá môi trường sống của chính con người, của muôn vật, muôn loài và để lại hậu quả nặng nề cho đến tận ngày nay. GV: Trình chiếu hình ảnh những chiếc xe H: Quan sát những hình ảnh trên, em cảm nhận thêm được điều gì về những chiếc xe không kính? - Hình ảnh những chiếc xe không kính in đầy những dấu tích của chiến trường: bị biến dạng bởi bom đạn TS nhưng chưa đựng lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu của các chiến sĩ lái xe. GV bình: Những chiếc xe không kính không bình thường trong cấu tạo và trong đời thường. Nhưng lại rất bình thường và không hiếm trong chiến tranh ác liệt ở TSơn. Nhưng không phải ai cũng phát hiện ra mà phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, ưa cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Đây là hình ảnh độc đáo, mới lạ, là sáng tạo NT đầy chất thơ của t/g’. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. (Tổ quốc ta như một con tàu/Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau) Còn hình ảnh chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi – một điều tưởng như chỉ gây những khó khăn, gian khổ lại chứa đựng bao kỉ niệm không thể quên trong đời anh lính lái xe. H: Những năm tháng gian lao mà hào hùng của dân tộc đã đi vào các trang văn, trang thơ, in dấu ấn trong cả các trang nhật kí của người lính. Em biết tác phẩm, câu thơ, bài hát, cuốn nhật kí nào cũng nói về những năm tháng ác liệt ở TS? - Liên hệ: Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc và một số tác phẩm thơ văn khác. (Nhật ký Đặng Thùy Trâm là tập nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970. Cuốn sách đã khiến bạn đọc bật khóc trước những dòng ghi chép chân thực của cô về nỗi đau do đế quốc Mỹ gây ra, ở đó luôn hiện hữu nhiều tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, ghi lại cả một thời đại ác liệt, gian lao nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc ta). GV nhấn mạnh: Hòa bình mà chúng ta đang có hôm nay được đổi bằng mồ hôi, máu và nước mắt của thế hệ cha anh. Vì thế mà chúng ta cần hết sức trân trọng, giữ gìn, biết ơn thế hệ đi trước. *Củng cố, HDHB - GV khái quát lại bài học. - HS VN: Học thuộc bài thơ, viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính. I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Tác giả (SGK) - Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê Phú Thọ. - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thơ ông thường tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc k/c chống Mĩ. - Phong cách thơ: sôi nổi, trẻ trung, hồn hiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1969, thời kì ác liệt nhất của cuộc k/c chống Mĩ. - Thể thơ: tự do - PTBĐ chính: Biểu cảm II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhan đề bài thơ - Lạ và độc đáo -> Thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Nguyên nhân: Ko có kính ko phải vì xe ko có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi -> NT điệp ngữ, động từ mạnh, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, hóm hỉnh, lời thơ gần với văn xuôi đã giải thích rất thực nguyên nhân của những chiếc xe không kính: do bom đạn chiến tranh tàn phá. - Hình ảnh chiếc xe: Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước -> NT tả thực, điệp ngữ, liệt kê tăng cấp làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mình đầy thương tích, bị biến dạng bởi bom đạn Trường Sơn. => Hình ảnh những chiếc xe không kính phản ánh hiện thực vô cùng ác liệt của cuộc chiến tranh trên tuyến đường TS những năm chống Mĩ. Tiết 2 - KT bài cũ: H: Cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe không kính? Qua đó t/g’ muốn phản ánh điều gì? - Khởi động: H: Nhan đề bài thơ là Bài thơ về ... nhưng theo em, những chiếc xe k kính có phải là mục đích mt’ k? Vì sao? - GV KL nêu VĐ vào bài mới: Những chiếc xe k kính k phải là mục đích mt’, mà thông qua đó tác giả muốn nói đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe. Vậy họ là những con người ntn, mang những vẻ đẹp gì của anh bộ đội thời kì chống Mĩ? - HS chú ý 2 khổ đầu HĐCĐ 3’, TLCH: H: Tìm chi tiết, câu thơ miêu tả tư thế của người lính? Tác giả đã s/d NT gì? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tư thế của những chiến sĩ lái xe ? - HS trao đổi, thảo luận -> Báo cáo, chia sẻ -> GV NX, KL. - ung dung: dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, không hề lo lắng hay bận rộn. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thì tư thế này thể hiện sự hiên ngang và lòng dũng cảm. - Do không có kính chắn gió nên người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài: nhìn đất, nhìn trời. Nhìn thẳng: cái nhìn tự tin, không hề né tránh, dám nhìn thẳng vào gian khổ, hi sinh. - Câu thơ diễn tả những cảm giác khi ngồi sau tay lái của những chiếc xe không kính. Đó là cảm giác tất cả từ bụi, từ gió, rồi sao trời, cánh chim ... như sa như ùa vào buồng lái. Cái cảm giác mạnh và đột ngột. -> Câu thơ không chỉ nói nên hiện thực gian khổ mà còn có chút thú vị của người lính: nhờ những chiếc xe không kính mà các chiến sĩ như được giao hoà, giao cảm với thiên nhiên -> chất hiện thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn. HS: Chú ý khổ thơ 3,4, HĐCĐ 3’, TLCH: H: Người lính đã gặp phải những gian khổ gì khi lái những chiếc xe không kính? Họ đã chấp nhận hiện thực đó với thái độ ntn? Tìm hình ảnh thơ diễn tả điều đó? H: N/x về NT, lời thơ và giọng điệu thơ? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tinh thần, thái độ của họ trước những khó khăn, gian khổ? - HS trao đổi, thảo luận -> Báo cáo, chia sẻ -> GV NX, KL. - GVMR: Thiên nhiên ở rừng TS vô cùng khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, khó khăn, muỗi, vắt... Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay Ngày nắng đường TSơn ngập trong bụi "Bụi TSơn nhòa trong trời lửa" (Nguyễn Đình Thi), ngày mưa, nước tuôn xối xả, đường đi trơn trượt, bùn đất... GV: Những người chiến sĩ: dù bụi phun tóc trắng, mặt lấm lem, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời nhưng người chiến sĩ vẫn chấp nhận thử thách như một tất yếu, bình thản, vô tư, dường như những gian khổ nguy hiểm của chiến tranh không mảy may làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Họ xem đó là một dịp thử thách sức mạnh và ý chí của mình. HS: Đọc thầm khổ 5, 6, HĐCN 2’, TLCH: H: Tình đồng chí đồng đội của họ được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? Tác giả đã s/d NT gì? Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của họ? - HS trao đổi, thảo luận -> Báo cáo, chia sẻ -> GV NX, KL. GV bình: Những người lính lái xe - họ từ trong bom rơi, đạn nổ, tập hợp về đây và họp thành tiểu đội. Đã là người lính, ngồi trên xe tức là chung một chiến hào, chung một nhiệm vụ, chung cả những khó khăn, gian khổ. Và vì thế, họ đều là bạn bè. Thiếu đi những phương tiện vật chất lại tạo điều kiện để họ thể hiện tình cảm đồng chí đồng đội với nhau “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Một tình cảm thân mật, keo sơn, sôi nổi. Và đến khi: chung bát đũa thì họ đã trở thành một gia đình thực thụ, cùng nhau chia sẻ H: Hai câu thơ cuối tác giả sử dụng NT gì? Tác dụng ? - Từ láy “chông chênh”, điệp từ "lại đi", câu thơ toàn thanh bằng cho thấy: sau phút giây gặp gỡ chớp nhoáng, họ lại tiếp tục cuộc hành quân, lại tiếp tục lên đường lái xe về phía trước, tạo thành những đoàn xe nối dài vô tận, lặng lẽ mà mạnh mẽ tiến về miền Nam. HS: Đọc thầm khổ cuối, HĐCN 2’, TLCH: H: Ý chí chiến đấu của họ được thể hiện qua những câu thơ nào? Tác giả đã s/d NT gì? Tác dụng? Qua đó em cảm nhận được điều gì về ý chí chiến đấu của những người lính? - HS trao đổi, thảo luận -> Báo cáo, chia sẻ -> GV NX, KL. - Giọng điệu: khẳng định, thể hiện quyết tâm của người lính “xe vẫn chạy”. - NT đối lập giữa cái không và cái có. + Không: của xe. + Có: của con người - trái tim người lính. GV bình: Khổ thơ có sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần. Chiếc xe dù có bị hư hỏng vẫn băng ra chiến trường. Bởi vì trong xe có những con người mang trái tim yêu thương và căm giận, trái tim sục sôi chiến đấu. Trái tim lí tưởng chính là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu thơ vang lên như một lời thề, gian khổ của cuộc chiến đấu không ngăn được ý chí quyết tâm của người lính vì miền Nam ruột thịt. Họ có lý tưởng sống cao đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn, mang tầm vóc thời đại. Họ chính là đại diện của một dân tộc kiên cường, bất khuất. H: Nêu những đặc sắc về NT của BT? Từ đó khái quát nội dung chính của bài thơ? GV: HD HS xây dựng kết hợp trình chiếu sơ đồ GV: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Hóa ra thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn. H: Theo em thanh niên ngày nay có cần lòng yêu nước? Lòng yêu nước được thể hiện ntn trong thời kì hiện tại? - HS tự liên hệ. 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe a. Tư thế - Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” - Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim, Như sa, như ùa vào buồng lái -> NT tả thực, từ láy, đảo ngữ, điệp từ, nhân hoá, so sánh đã làm nổi bật tư thế bình tĩnh, chủ động, ung dung, hiên ngang, trong bom đạn vẫn ngẩng cao đầu, hoà mình cùng thiên nhiên, vũ trụ của những chiến sĩ lái xe. b. Tinh thần, thái độ - Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. - Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Thưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. -> NT điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, lời thơ gần với khẩu ngữ, giọng điệu thản nhiên, ngang tàng, thách thức cho thấy thái độ bình thản, bất chấp khó khăn, coi thường hiểm nguy, gian khổ, tinh thần lạc quan, dũng cảm, nét hồn nhiên, sôi nổi, yêu đời, đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe. c. Tình đồng chí, đồng đội Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy -> NT tả thực cho thấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó, thân mật, sôi nổi, keo sơn, yêu thương nhau như trong một gia đình. d. Ý chí chiến đấu Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim -> NT: đối lập, hoán dụ, giọng điệu khẳng định đã làm nổi bật lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm cao độ, ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu của những chiến sĩ lái xe. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Giọng điệu ngang tàng, tự nhiên, khoẻ khoắn. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ. - BPTT: đảo ngữ, điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ, đối lập... 2. Nội dung - Bài thơ đã khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. - Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế ung dung, hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tình đồng chí đồng đội gắn bó và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. 4. Củng cố H: Cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS những năm chống Mĩ? GV: Khái quát ND bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 5. Hướng dẫn học bài - Bài cũ: Về nhà học bài, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính trong BT. - Bài mới: Chuẩn bị - Luyện tập văn bản “BT về tiểu đội xe không kính” Ngày soạn: 17/9/2021 Ngày giảng: 20/9 (9E); 21/9 (9A) Tiết 14 LUYỆN TẬP VĂN BẢN “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức về bài thơ. So sánh được vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính với bài thơ Đồng chí. 2. Năng lực: Viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học. 3. Phẩm chất: Yêu mến, trân trọng, cảm phục anh bộ đội cụ Hồ. * Yêu cầu đối với học sinh khá giỏi: So sánh được vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính với bài thơ Đồng chí. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: Tư liệu phân tích bài thơ. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ (KT sự chuẩn bị của HS) H: Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích trong bài “BT về TĐXKK” của PTD? Vì sao em thích đoạn thơ đó? 3. Tổ chức các hoạt động học tập *Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập - Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. - GV: Từ KT bài cũ GV nêu nhiệm vụ tiết học. HĐ của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 2: Luyện tập - Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức về bài thơ. So sánh được vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính với bài thơ Đồng chí. HS: Nêu y/c bài tập GV: HD HS cách làm - HS HĐCĐ 3’ -> Báo cáo, chia sẻ -> GVKL. * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn nghị luận văn học. GV: Nêu y/c BT H: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mĩ qua bài thơ? GV: Gợi ý và HD cách làm HS: Viết đoạn văn, trình bày, nhận xét GV: Chấm chữa bài cho HS. I. Ôn tập kiến thức cơ bản II. Luyện tập Bài tập 1/82 So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với người lính trong bài thơ “Đồng chí” - Giống nhau: Nét đẹp chung của anh bộ đội cụ Hồ: lí tưởng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần lạc quan, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ; tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. - Khác nhau: + "Đồng chí": Những người lính xuất thân từ nông dân mang vẻ đẹp giản dị, chân thành, chất phác. + "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": Những người chiến sĩ xuất thân từ tầng lớp trí thức mang vẻ đẹp trẻ trung, hóm hỉnh, hồn nhiên, yêu đời. -> Sự phát triển trong nhận thức và tình cảm của người lính từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ. Bài tập số 2 Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mĩ - Tư thế ung dung, hiên ngang - Tinh thần lạc quan, dũng cảm - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn - Ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu -> Những người lính mang vẻ đẹp thời đại HCM. 4. Củng cố GV: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 5. Hướng dẫn học bài - Bài cũ: Viết đoạn văn cảm nhận 4 câu thơ cuối bài. - Bài mới: Chuẩn bị - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (SGK tập 2 - Đọc VB, trả lời các câu hỏi)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1213_van_ban_bai_tho_ve_tieu_doi.doc