Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 17 đến 21 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 17 đến 21 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Hiểu đ¬ược cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.

 - Biết cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc viết, nói và nghe trong việc nhận biết và tạo lập văn bản có sử dụng 2 cách dẫn)

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

4.Các nội dung tích hợp:

- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao, giáo dục về các giá trị: tôn trọng, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: Tình huống

* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan tình huống.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra tình huống

 Trên đường đến trường, Nam dự định sẽ trốn tiết để đi luyện game. Vì thế, Nam rủ thêm người bạn đồng môn của mình là Cường.

Nam: Tiết 4, tao và mày trốn tiết đi đánh game nhé.

Cường: Ừ được đấy, ý kiến hay.

Tình cờ, Minh nghe được kế hoạch của hai người bạn này.

? Nếu là Minh, em sẽ giải quyết như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Dự kiến sản phẩm: Minh sẽ trình bầy những gì nghe được với cô giáo chủ nhiệm

+ C1: “ Tiết 4, tao và mày trốn tiết đi đánh game nhé” -> Dẫn trực tiếp.

+ C2: Tiết 4, Nam và Cường sẽ trốn tiết -> Dẫn trực tiếp.

Bước 4: Kết luận, nhận định

 Khi tạo lập bài viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song các dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

 

doc 31 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 17 đến 21 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 17
TÊN BÀI DẠY :
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
 - Biết cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc viết, nói và nghe trong việc nhận biết và tạo lập văn bản có sử dụng 2 cách dẫn)
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. 
4.Các nội dung tích hợp:
- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao, giáo dục về các giá trị: tôn trọng, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Tình huống
* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan tình huống.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đưa ra tình huống
 Trên đường đến trường, Nam dự định sẽ trốn tiết để đi luyện game. Vì thế, Nam rủ thêm người bạn đồng môn của mình là Cường.
Nam: Tiết 4, tao và mày trốn tiết đi đánh game nhé.
Cường: Ừ được đấy, ý kiến hay.
Tình cờ, Minh nghe được kế hoạch của hai người bạn này.
? Nếu là Minh, em sẽ giải quyết như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Dự kiến sản phẩm: Minh sẽ trình bầy những gì nghe được với cô giáo chủ nhiệm
+ C1: “ Tiết 4, tao và mày trốn tiết đi đánh game nhé” -> Dẫn trực tiếp.
+ C2: Tiết 4, Nam và Cường sẽ trốn tiết -> Dẫn trực tiếp.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 Khi tạo lập bài viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song các dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các quy tắc trong giao tiếp hàng ngày.
* Nội dung: Tìm hiểu phương châm về lượng, phương châm về chất
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp 
- Mục tiêu: HS nắm được cách dẫn trực tiếp là gì? (Khái niệm, đặc điểm...)
- Nội dung: Cách dẫn trực tiếp 
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu .
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 - HS thảo luận nhóm KT XYZ “ 6-4-5”
? Phần in đậm nào là lời nói, ý nghĩ? Dấu hiệu nào cho em nhận biết đâu là lời nói, đâu là ý nghĩ?
? Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu gì?
? Theo em có thể đổi vị trí của phần in đậm lên trước được không? Nếu được thì hai bộ phận được ngăn cách bằng dấu gì?
 ? Tại sao lời nói và ý nghĩ ở đây lại được đưa vào trong dấu ngoặc kép?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến câu trả lời:
a) Lời nói: Đấy bác cũng chẳng “ thèm” người là gì?
b) ý nghĩ: Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn gối chẳng hạn.
- Dấu hiệu:
+) Có từ “ nói ” và từ “ nghĩ” đứng trước phần trích dẫn ( in đậm)
- Ngăn cách bởi dấu hai chấm (:) và đặt trong dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo vị trí, ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
- Vì: - Vì: người viết muốn nhắc lại nguyên văn lời nói và ý nghĩ đó. Tức là từ không hề thay đổi, thêm bớt.
Bước 4: Kết luận, nhận định
? Từ ví dụ trên, cho biết thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- Nhắc lại lời nói và ý nghĩ một cách nguyên văn và được đặt trong ngoặc kép
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
* Tích hợp đạo đức: 
? Em hãy lấy ví dụ có sử dụng lời dẫn trực tiếp? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết?
- HS lấy VD và chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
* Giáo viên chuyển ý: Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng nắm được những lời nói hay ý nghĩ của một người nào đó một cách y nguyên mà chỉ nắm được nội dung chính. Trong trường hợp như vậy ta sẽ trích dẫn như thế nào?
I. Cách dẫn trực tiếp
1. Phân tích ngữ liệu
- a -> lời nói
- b -> ý nghĩ
- Ngăn cách bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo vị trí, ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
 - Người viết muốn nhắc lại nguyên văn lời nói và ý nghĩ đó. Tức là từ không hề thay đổi, thêm bớt.
-> Cách dẫn trực tiếp
2. Ghi nhớ (sgk/54)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp 
- Mục tiêu: HS nắm được cách dẫn gián tiếp (Khái niệm, đặc điểm...)
- Nội dung: Tìm hiểu ngữ liệu sgk
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 2:
HS suy nghĩ, trình bày cá nhân
? Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Vậy đó là lời nói của ai? Nội dung của lời nói?
? Phần in đậm được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu hiệu gì không?
? Giữa hai thành phần đó ta có thể thêm được từ ngữ nào không? Tại sao?.
? Nếu được em sẽ thay bằng từ nào? (từ “là”)
Công việc 2:
- GV đọc đoạn trích (b)
? Phần in đậm trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ ?
? Tại sao em biết đó là ý nghĩ?
? Bộ phận in đậm này được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng từ ngữ nào?
? Vậy ta có thể thay từ “rằng” bằng một từ khác được không?(được). Nếu được em sẽ thay bằng từ gì?
 ? Em hãy thay vào và đọc cho cả lớp nghe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Dự kiến:
Công việc 1: 
- Lời nói: lời khuyên của lão Hạc với con trai 
- 2 bộ phận không có dấu hiệu gì ngăn cách.
- Có thể thêm từ “là” trước từ 
“ hãy” 
- GV: hãy thay từ “ là” vào trước từ “hãy” và đọc to cho cả lớp nghe
- HS thay từ và đọc 
Công việc 2: 
- Phần in đậm là ý nghĩ
- Có từ “ hiểu”
- Dấu hiệu:
+) Từ “ hiểu” đứng đằng trước
+) Từ “ rằng”
+) Không có dấu ngoặc kép
- Có thể thay từ “ rằng” bằng từ “ là”
- HS đọc
Bước 4: Kết luận, nhận định
? Như vậy cả 2 đoạn trích (a),(b) khi trích dẫn đều không được đặt trong dấu ngoặc kép? Tại sao?
- Vì: Đây là lời nói và ý nghĩ được người viết trần thuật lại có điều chỉnh cho hợp lí.
? Cách dẫn như bài tập này là cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu: Cách dẫn gián tiếp là gì?
- 1 HS trả lời miệng 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ 2
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Phân tích ngữ liệu
- a -> lời nói
- b -> ý nghĩ
- Dấu hiệu:
+) Từ “ hiểu” đứng đằng trước
+) Từ “ rằng”
+) Không có dấu ngoặc kép
- Lời nói và ý nghĩ được người viết trần thuật lại có điều chỉnh cho hợp lí.
-> Cách dẫn gián tiếp
2. Ghi nhớ: (SGK-54)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến các đơn vị kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Tích hợp giáo dục đạo đức: 
+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1/54. 
1. Bài 1/54: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- HS động não, trình bày cá nhân
2. Bài 2: GV tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 phần.
3.Bài tập 3/54-55
- HS làm việc cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ: các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1. Bài 1/54:
a . Lời dẫn trực tiếp: “ A lão già... này à” -> ý nghĩ mà nhân vật lão Hạc gán cho con chó
b.Lời dẫn trực tiếp:“Cái vườn...” -> Đâu là ý nghĩ của lão Hạc => Là cách dẫn trực tiếp, các lời dẫn bắt đầu từ phía trong dấu ngoặc kép -> dẫn lời nói bên trong.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GVọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2/54-55? 
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2/54-55 và làm việc theo nhóm. 
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 phần
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn nghị luận
+ Hình thức đoạn: Qui nạp; diễn dịch, sử dụng câu nói đã cho chuyển thành trực tiếp hay gián tiếp.
+ Nội dung: Làm rõ, diễn giải cho nội dung dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả
- Các nhóm nhân xét chéo KT 3-2-1.
- GV nhận xét, đánh giá ý thức, hiệu quả của hoạt động nhóm trong giải quyết nhiệm vụ chung.
- GV định hướng kiến thức (máy chiếu):
a. Cách dẫn trực tiếp:
 Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Quả đúng như vậy. Trong hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã bao lần phải đối đầu với họa ngoại xâm. Nhưng không một kẻ thù nào có thể khuất phục được trái tim của những con người thiết tha với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, biết bao người anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng... Tiếp đó là những trang sử vẻ vang được viết nên bởi những tên tuổi của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta có quyền tự hào vì những chiến công của những người con vĩ đại ấy!
* Cách dẫn gián tiếp:
 Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Quả đúng như vậy. Trong hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã bao lần phải đối đầu với họa ngoại xâm. Nhưng không một kẻ thù nào có thể khuất phục được trái tim của những con người thiết tha với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, biết bao người anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng... Tiếp đó là những trang sử vẻ vang được viết nên bởi những tên tuổi của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta có quyền tự hào vì những chiến công của những người con vĩ đại ấy!
b. Trực tiếp: Trong TV một biểu hiện dân tộc nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã đã chỉ ra người Việt Nam.
Gián tiếp: Trong “TV dân tộc “ đã khẳng định rằng 
3. Bài 3:
+ Dự kiến sản phẩm:
 Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
-> GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
III. Luyện tập
1. Bài 1/54: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
a) Ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó 
® Lời dẫn trực tiếp
b) Ý nghĩ của Lão Hạc 
® Lời dẫn trực tiếp
2. Bài 2: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
3. Bài 3: Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trong khi viết, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Vì sao ?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời cá nhân.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt; có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp khi sử dụng tiếng Việt. 
? Tìm các đoạn văn trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương có cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. (HS trao đổi với bạn ở tiết học sau)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: (3 phút)
Bài cũ:
- Nắm được đặc điểm của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Sưu tầm thêm các đoạn văn, bài văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.
Bài mới:
- Đọc và nghiên cứu bài: Sự phát triển của từ vựng 
+ Soạn bài trả lời các câu hỏi.
+ Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ tiếng Việt trong lịch sử. 
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ là những phương thức nào?
+ Xem trước phần luyện tập.
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 18 
TÊN BÀI DẠY :
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. 
- Biết hai phương thức phát triển nghĩa của từ
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong giao tiếp và sử dụng TV, cảm nhận cái hay của TV)
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.
4. Các nội dung tích hợp:
- Tích hợp KNS: Giao tiếp - trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. KN ra quyết định - lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 
- Tích hợp môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: video phóng sự về con trâu 
* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Hãy chỉ ra các nghĩa khác nhau của từ “miệng”.
 1. Cái miệng của em bé rất xinh 2. Miệng cốc
3. Nhà có 5 miệng ăn
? Em có nhận xét gì về ngĩa của từ “miệng”?
? Từ nào là nghĩa gốc từ nào là nghĩa chuyển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1. Cái miệng của em bé rất xinh (Miệng: Là bộ phận trên mặt người hay ở phần trước dùng để ăn và (ở người) để nói, thường được coi việc ăn uống hoặc nói năng của con người)
2. Miệng cốc (phần trên cùng chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu) 
3. Nhà có 5 miệng ăn (Miệng là chỉ số người trong gia đình)
- Từ “miệng” là từ nhiều nghĩa
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS đánh giá, GV đánh giá bằng điểm số.
 Cùng với sự phát triển của xã hội ngôn ngữ cũng không ngừng biến đổi. Bài học hôm nay giúp ta hiểu được phần nào sự phát triển của từ vựng và các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: HS nắm được sự biến đổi và phát triển về nghĩa của từ ntn.
* Nội dung: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
* Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của gv.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV chiếu đề, HS đọc đề
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 1:
1) Hãy cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa ntn?
2) Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa của từ này theo như cụ PBC đó dựng không ? Em hiểu nghĩa từ này theo quan niệm ngày nay NTN?
3) Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
Công việc 2:
* Thảo luận nhóm (4’) -> GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm bàn tổ 1,3: Cho biết nghĩa của từ "xuân" và từ "tay" trong các câu thơ trên ? Trong các nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
+ Nhóm bàn tổ 2,4: Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? (ẩn dụ hay hoán dụ) 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Công việc 1:
- Dự kiến:
1) Từ “kinh tế” trong bài thơ là “Kinh bang tế thế” , nghĩa là trị nước cứu đời
-> cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời .
2) Ngày nay không dùng như cụ PBC nữa mà được hiểu: Toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX, trao đổi , phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
3) Nghĩa của từ không bất biến, nó có thể thay đổi theo th/gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và nghĩa mới được hình thành.
Công việc 2:
Nhóm 1,3:
- “ Xuân” 1 : Mùa chuyển tiếp từ Đông sang Hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm => Nghĩa gốc.
- Xuân 2: Thuộc về tuổi trẻ => Nghĩa chuyển - “Tay” 1 : Bộ phận phía trên của cơ thể người từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm => Nghĩa gốc - “tay”2 : Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó => Nghĩa chuyển
Nhóm 2,4:
- Phương thức chuyển nghĩa :
+ Xuân 1 và xuân 2 giống nhau nét nghĩa: gợi nên tuổi trẻ, sức sống, khao khát, hi vọng (nét tương đồng) : Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ . 
+ Tay : Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể) giỏi một nghề, một môn nào đó (nghĩa chuyển)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV quay lại VD phần mở đầu
? Theo em giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối quan hệ nào không?
- Có một nét chung nào đó về nghĩa.
? Từ” miệng được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
? Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ này có giống với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ không? Giải thích?
- Tuy đều là hiện tượng gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (ẩn dụ) hoặc có quan hệ tương cận (hoán dụ) nhưng
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ có tác dụng tạo sắc thái biểu cảm, diễn đạt sinh động.
+ Phương thức chuyển nghĩa ẩn du, hoán dụ: làm cho từ có thêm nghĩa mới (nghĩa chuyển), có thể đc giải thích trong từ điển.
? Vậy nghĩa của từ ngữ được phát triển theo phương thức nào?
- HS: Trả lời theo ghi nhớ/56 
- GV: kết luận
+ Từ vựng không ngừng đc bổ sung và phát triển. Môi trường sống thay đổi và phát triển từ vựng cũng phát triển đáp ứng y/c kịp thời.
+ Một trong những cách pt từ vựng TV là biến đổi và pt nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
+ Có 2 phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: PT ẩn dụ và PT hoán dụ
-> GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Phân tích ngữ liệu
* Ngữ liệu 1:
- Kinh tế:
+ trị nước cứu đời
+ hoạt động của con người trong LĐSX
=> Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian.
* Ngữ liệu 2:
- Xuân 1: Mùa xuân (nghĩa gốc) 
- Xuân 2:Thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển) 
- Tay 1 : Bộ phận của cơ thể (nghĩa gốc).
- Tay 2 : Người chuyên giỏi về một môn, một nghề (nghĩa chuyển).
=> Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc, theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
2. Ghi nhớ: SGK/56
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Bài tập 1/56: hs làm việc cá nhân
2. Bài tập 2/57: hs làm việc cá nhân
3. Bài tập 3/57: HS thảo luận nhóm 2 bàn 1 nhóm trong 3p
4. Bài tập 4/57: hs làm việc cá nhân
5. Bài tập 5/57: hs làm việc cá nhân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1. Bài tập 1/56
a. Chân: Một bộ phận của cơ thể con người. (Nghĩa gốc)
b. Chân: Một vị trí trong đội tuyển (Nghĩa chuyển theo phương thức Hoán dụ)
c. Chân: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng. (Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ)
d. Chân: Vị trí tiếp xúc với đất của mây. (Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ)
2. Bài tập 2/57
- “ Trà” trong trà A-ti-sô -> dùng với nghĩa chuyển : sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống.
- Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
3. Bài tập 3/57
- Đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo p/thức ẩn dụ -> Chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ : có chức năng dùng để đo.
4. Bài tập 4/57 
* Hội chứng :
- Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.
 - Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều sự kiện, hiện tượng biểu hiện 1 hiện trạng, 1 tình trạng, 1 vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi:
 VD: + Hội chứng lạm phát, thất nghiệp.
 + Hội chứng nhạc hiphop (game, ...)
* Ngân hàng :
- Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế, hđ trong lĩnh vực kinh doanh, quản lí các (lĩnh vực) nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. VD: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Nghĩa chuyển: 
+ Khu lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần: Ngân hàng máu, ngân hàng gen, 
+ Tập hợp những dữ liệu liên quan đến 1 lĩnh vực đc tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng: Ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi, ...
GV : Chốt và lưu ý cho HS (Những danh hiệu trên dành cho nam giới, còn phái nữ thì dùng Nữ hoàng.)
* GD đạo đức:
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng?
? Qua bài tập trên em thấy mình cần có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt?
5. Bài tập 5/57
*Mặt trời 2: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. 
- Tác giả gọi Bác là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa 2 đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.
- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời chỉ có tính chất lâm thời -> không làm cho từ đó thêm nghĩa mới (nghĩa có thể đưa vào từ điển)
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận và chốt đáp án
II. Luyện tập
1. Bài tập 1/56
2. Bài tập 2/57
3. Bài tập 3/57
4. Bài tập 4/57 
* Sốt:
- Nghĩa gốc: phát triển nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thờng do bị bệnh: Anh ấy sốt 39 độ .
- Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh: sốt đất, sốt vàng, sốt ngoại tệ, ...
* Vua:
- Nghĩa gốc: người đứng đấu nhà nước quân chủ.
- Nghĩa chuyển: đợc coi là nhất trong 1 lĩnh vực nhất định thường là sx, kinh doanh, thể thao , âm nhạc, VD: vua dầu lửa, vua bóng đá, vua nhạc rock, ...
5. Bài tập 5/57
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao việc, HS làm việc với SGK- hoạt động cá nhân
- HS đọc văn bản: Họ nhà Kim
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
* GV chiếu bài tập:
1. Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
2. Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ trên?
? Từ “Người cha” “Áo chàm” có phải là từ đc chuyển theo pt ẩn dụ, hoán dụ vừa học ko? Vì sao?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- 1. Ẩn dụ: “Người cha” => chỉ Bác Hồ
- 2. Hoán dụ:“Áo chàm” => chỉ đồng bào Việt Bắc
- Ko, vì đây là bptt chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; ko làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, ko đc giải thích trong từ điển.
-> GV nhấn mạnh: Từ vựng của ngôn ngữ không ngừng p/triển: nghĩa gốc -> nghĩa chuyển. Hai p/thức p/triển : ẩn dụ và hoán dụ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
* Lưu ý : ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ (các biện pháp tu từ) chỉ làm x/hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ. Còn ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng (các p/thức chuyển nghĩa của từ ngữ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển -> được đông đảo người bản ngữ thừa nhận vì thế có thể được g/thích trong từ điển.
* Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: (3p)
- Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Tìm ví dụ về sự phát triển nghĩa của từ vựng trên cơ sở nghĩa gốc và hai phương thức phát triển nghĩa của từ vựng: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển.
- Chuẩn bị: Văn bản – Hoàng Lê nhất thống chí
+ Đọc và tóm tắt văn bản, khái quát nét chính về tác giả và tác phẩm
+ Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
+ Tìm các chi tiết nói về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ: Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long.
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 19,20,21
TÊN BÀI DẠY :
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 Hồi thứ 14: Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận. 
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi
- Hiểu một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe một đoạn trích trong tiểu thuyết chương hồi, cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật VH, cảm nhận cái hay thể loại tiểu thuyết chương hồi.
3. Thái độ:
- Yêu nước, trung thực, trách nhiệm, nhân ái: Lên án vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, bạc nhược “cõng rắn cắn gà nhà. Căm ghét kẻ thù ngoại xâm. Ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng áo vải – Quang Trung. 
4. Các nội dung tích hợp:
* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung.
- Ý thức lên án vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, bạc nhược “cõng rắn cắn gà nhà”. 
- Căm ghét kẻ thù ngoại xâm. 
- Ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng áo vải – Quang Trung. 
- Giáo dục các phẩm chất: yêu nước, quê hương, nhân ái, khoan dung, tự trọng. 
* Tích hợp QPAN: H/a bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong c. dịch Điện Biên Phủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Tranh ảnh, tư liệu về phong trào Tây Sơn và vua Quang Trung, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV-SGK-Bình giảng NV9
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi
* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh xem trích đoạn video phim “TÂY SƠN HÀO KIỆT” (PHIM VUA QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ)
? Cảm nhận của em khi xem đoạn video?
? Em hiểu gì về xã hội VN và văn học giai đoạn này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Dự kiến: 
+ Chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn và sự thất bại thảm hại của lũ bán nước và cướp nước.
+ XHVN giai đoạn cuối thế kỉ 18-đầu 19 là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử chế độ PKVN - giai đoạn đánh dấu sự suy tàn, sụp đổ của chế độ PK . Vua thì “chắp tay rủ áo”, cam phận làm bù nhìn, bạc nhược “ chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui”; đê hèn, khuất phục giặc Mãn Thanh; Chúa thì hoang dâm vô độ, say mê tửu sắc, bỏ con trưởng lập con thứ, gây nên loạn từ trong nhà, anh em đánh giết lẫn nhau, rồi kiêu binh ỷ thế lộng hành. Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái PK đã đến hồi quyết liệt, dữ dội. Trong bối cảnh đó, cuộc nổi dậy đầy khí thế của p.trào Tây Sơn, mà đứng đầu là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá, dẫn dắt: Cho đến nay, trong LSVHVN chưa có 1 tác phẩm VH nào tái hiện lại 1 cách chân thực và sinh động 1 giai đoạn LS nước nhà như cuốn tiểu thuyết của Ngô Gia Văn Phái trong VHVN trung đại. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về NT tiểu thuyết.
 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
* Nội dung: Kiến thức về tác giả, tác phẩm.
* Sản phẩm: Câu trả lời
* Tổ chức thực hiện: HS Thực hiện theo sự chuẩn bị ở nhà
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày hiểu biết của em về TG, tác phẩm “HLNTC” và đoạn trích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
+ Ngô Thì Chí là em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống. Nhiều tài liệu nói ông là người viết 7 hồi đầu của TP.
+ Ngô Thì Du, anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí. Học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới thời Tây Sơn ẩn mình ở khu Kim Bảng. Thời Nguyễn ra làm quan, năm 1827 về nghỉ Ông là người viết 7 hồi tiếp theo
+ Ba hồi còn lại, có thể do 1 người khác viết khoảng đầu triều Nguyễn.
- Viết về những sự kiện LS.
- Các TG tôn trọng sự thật LS.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
-> GV: Có ý kiến cho rằng TP có thể xếp vào loại kí sự LS. Nhưng xét về HT, kết cấu, NT khắc hoạ nhân vật, cách MT TS, TP đậm chất tiểu thuyết. Vì vậy có thể coi TP là cuốn tiểu thuyết LS. Tính xác thực của các sự kiện LS, XH, nhân vật có thể xem là 1 nét đặc thù của VH VN thời kì mà quan niệm văn sử bất phân minh còn khá sâu đậm trong giới nho sĩ tri thức.
A. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Nhóm họ Ngô Thì ở Thanh Oai -HàTây.
- 2 T/giả chí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_17_den_21_nam_hoc_2021_2022.doc