Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

- Biết cách vận dụng những kiến thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học hiện đại.

- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chính của cả bài thơ.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong ba khổ cuối bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

- Khái quát được nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ.

* Tích hợp môn lịch sử: phim tư liệu về hình ảnh chiếc xe không kính, người lính lái xe, bếp Hoàng Cầm.

* Môn GDCD : Lí tưởng sống, trách nhiệm của thanh niên trong thời kì mới.

3. Thái độ :

 - Tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

- Giáo dục HS lòng yêu mến, trân trọng người lính và phẩm chất tâm hồn của họ .

- Giáo dục tinh thần coi thường khó khăn, gian khổ, niềm lạc quan vui tươi, yêu đời, hiên ngang, dũng cảm.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

B. CHUẨN BỊ

* GV : - soạn bài, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ

* HS : - Soạn bài.

- Tìm hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm kháng chiến chống Mĩ.

C. PHƯƠNG PHÁP– KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích cắt nghĩa, giải thích – minh họa, so sánh, đối chiếu, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

- Động não, khăn phủ bàn.?

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* GV Cho HS xem 1 đoạn phim tài liệu (3 phút)

? Em cảm nhận được những gì sau khi xem đoạn phim?

- HS bộc lộ

- GV khái quát: Đoạn phim đã làm sống dậy một thời gian khổ nhưng hào hùng của cả dân tộc tiến lên đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào. Góp vào chiến thắng đó có đóng góp to lớn của những người lính lái xe Trường Sơn với những phẩm chất cao quý.

? Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu những vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn? => dẫn vào bài mới .

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 29’

 

docx 8 trang maihoap55 6640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Tiết 3) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 	 Ngày soạn : 28-10-2020 	 Ngày dạy : 06-11-2020
Tiết 47
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (tiết 3) 
 (Phạm Tiến Duật)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
- Biết cách vận dụng những kiến thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học hiện đại.
- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chính của cả bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. 
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong ba khổ cuối bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
- Khái quát được nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ.
* Tích hợp môn lịch sử: phim tư liệu về hình ảnh chiếc xe không kính, người lính lái xe, bếp Hoàng Cầm...
* Môn GDCD : Lí tưởng sống, trách nhiệm của thanh niên trong thời kì mới.
3. Thái độ :
 - Tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
- Giáo dục HS lòng yêu mến, trân trọng người lính và phẩm chất tâm hồn của họ .
- Giáo dục tinh thần coi thường khó khăn, gian khổ, niềm lạc quan vui tươi, yêu đời, hiên ngang, dũng cảm...
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
B. CHUẨN BỊ 
* GV : - soạn bài, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
* HS : - Soạn bài.
- Tìm hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm kháng chiến chống Mĩ.
C. PHƯƠNG PHÁP– KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích cắt nghĩa, giải thích – minh họa, so sánh, đối chiếu, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Động não, khăn phủ bàn.?
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* GV Cho HS xem 1 đoạn phim tài liệu (3 phút)
? Em cảm nhận được những gì sau khi xem đoạn phim?
HS bộc lộ
- GV khái quát: Đoạn phim đã làm sống dậy một thời gian khổ nhưng hào hùng của cả dân tộc tiến lên đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào. Góp vào chiến thắng đó có đóng góp to lớn của những người lính lái xe Trường Sơn với những phẩm chất cao quý.
? Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu những vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn? => dẫn vào bài mới .
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 29’
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
*GV khái quát nội dung của 2 tiết trước 
- GV gọi HS đọc khổ thơ 5,6 và khái quát nội dung 2 khổ thơ => GV chuyển ý.
- Tình đồng chí, đồng đội của người lính được thể hiện qua những câu thơ nào?
? Chi tiết nào đã thể hiện rõ nhất tình đồng chí ?
?Cái bắt tay ở đây có gì đặc biệt?
- HS bộc lộ
- GV giảng giải: Cái bắt tay thay cho lời chào, thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng.
? Chi tiết cái “bắt tay” khiến em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu?
? So sánh cái “bắt tay” và nắm tay?
- GV mở rộng.
- Sau những chặng đường hành quân vất vả, người lính có những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn, sinh hoạt khẩn trương giữa chiến trường. Họ nhóm bếp Hoàng Cầm, chung nhau bữa cơm đầm ấm 
 ? Em biết gì về bếp Hoàng Cầm?
- HS dựa vào chú thích sgk trả lời
- GV chiếu ảnh về bếp và Anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm.
- GV tích hợp với môn lịch sử giới thiệu thêm: Bếp mang tên anh nuôi Hoàng Cầm chế tạo ra từ chiến dịch Hòa Bình 1951.Đây cũng là chứng tích về một thời gian khổ của bộ đội ta.
- GVdẫn dắt: Bình thường nói đến gia đình là nói đến những người cùng chung huyết thống nhưng ở đây nhà thơ đã định nghĩa về gia đình như thế nào?
- HS dựa vào câu thơ để trả lời.
- GV: cách định nghĩa giản dị, độc đáo hóm hỉnh: chung bát đũa trở thành gia đình gắn bó thân thiết như máu thịt.
- Sau bữa cơm người lính tranh thủ thư giãn trên chiếc võng. Trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” có từ ngữ nào đặc sắc?
? “Chông chênh” là từ ghép hay từ láy?Việc sử dụng từ ngữ này gợi ra nhịp sống sinh hoạt của nười lính như thế nào?
- GV: “Chông chênh” từ láy gơi tư thế chênh vênh của chiếc võng, sự khẩn trương trong giấc ngủ của người lính trong giây phút nghỉ ngơi.
? Em có nhận xét gì về chi tiết, hình ảnh, cách dùng từ ngữ trong 7 dòng thơ trên,? Qua đó em cảm nhận như thế nào về tình đồng chí của những người lính?
- GV dẫn dắt : Và sau những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, khẩn trương, đoàn xe lại lên đường -> đọc câu cuối.
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ và biện pháp nghệ thuật ở câu thơ cuối. Tác dụng của những tín hiệu nghệ thuật này? 
- GV : hình ảnh trời xanh thêm ẩn dụ cho khát vọng hòa bình độc lập tự do và niềm tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
* GV bình: Trong hai đoạn thơ, hình ảnh đọng lại mãi trong tâm trí người đọc có lẽ là cái bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay độc đáo, đặc biệt ở chỗ, người lính không cần mở cửa xe, chỉ cần đưa tay qua cửa kính vỡ là đã có thể bắt tay nhau. Nó như một lời chào gặp mặt, thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, chia sẻ những khó khăn. Ở đây có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng cái nắm tay ấy thật lặng lẽ thể hiện tình thương mộc mạc, đơn sơ của những người lính xuất thân từ nông dân thời chống Pháp .Còn cái bắt tay xủa người lính lái xe thời chống Mĩ lại thể hiện sự tinh nghịch, trẻ trung, vui nhộn. Đó là bước trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.Đây cũng là nét làm nên sức hấp dẫn riêng của từng tác phẩm.
? Qua soạn bài ở nhà, em hãy khái quát nội dung chính của đoạn thơ cuối bài? => GV chuyển ý.
? Ở khổ thơ đầu những chiếc xe vận tải xuất hiện không có kính. Đến khổ thơ này những chiếc xe ấy còn hỏng hóc những bộ phận nào? 
? Theo em, nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ này là gì? Việc sử dụng nghệ thuật đó có tác dụng gì?
? Các em thấy, suốt dọc bài thơ là chiếc xe ngày càng hư hỏng, biến dạng, thay đổi, vậy mà có một thuộc tính lại bất biến đó là thuộc tính “luôn tiến về phía trước”. Vậy nhờ đâu mà những chiếc xe đó vẫn chạy? Sức mạnh thần kì đó nằm ở đâu? 
(HS đọc hai câu thơ cuối)
? Em hãy cho biết, giữa hai câu đầu và hai câu cuối của khổ thơ có mối quan hệ thế nào về ý nghĩa ? (Gợi ý cụ thể hơn nếu HS chưa phát hiện ra được: Trong khổ cuối có sự đối lập giữa cái không và cái có. Hãy chỉ ra sự đối lập này? 
- GV: Cái không ở đây chính là sự thiếu thốn, mất đi các bộ phận cần thiết của những chiếc xe - cái không có của vật chất, trong cái không ấy có một cái có (có xước) nhưng đó là cái có mất mát, khiến xe thương tích thêm. Cái có ở đây là cái có của tinh thần để chiếc xe vẫn thẳng tiến về phía trước, đó là có 1 trái tim luôn hướng về miền Nam.
 * Thảo luận nhóm cặp đôi chia sẻ (2phút)
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh trái tim?
? Có thể khái quát gì về đặc sắc nghệ thuật trong khổ thơ cuối? 
? Qua nghệ thuật đối lập, và hoán dụ tác giả muốn khẳng định và ca ngợi điều gì?
 GV bình : Có thể nói, chi tiết hay nhất ở khổ thơ cuối là hình ảnh “trái tim”. Đó là hình ảnh hoán dụ đẹp chỉ người lính lái xe với trái tim yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, với tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Có thể coi nó là nhãn tự làm nổi bật chủ đề bài thơ, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chốngMĩ.
? Qua hình ảnh người lính lái xe. em có cảm nghĩ gì về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ?
- GV khái quát: Đó là thế hệ trẻ anh hùng luôn hăm hở với khí thế: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
- GV cho HS quan sát 4 tranh về hình ảnh người lính trong thời chiến và thời bình:
? Qua bốn bức tranh em cảm nhận được điều gì về người lính xưa và nay?
+ Liên hệ :Có thể nói, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc là lí tưởng sống hết sức cao đẹp của thế hệ trẻ ngày trước, vậy còn bản thân em, thế hệ thanh niên thời đại 4.0, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc là gì? (HS bộc lộ)
?GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy
- GV sử dụng bản đồ câm
- GV cho HS vẽ trên bảng phụ
- GV chiếu đáp án, đối chiếu với kết 
quả của HS.
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc –chú thích
2. Phân tích
a. Hình ảnh những chiếc xe không kính
b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe 
b1. Tư thế, cảm giác
b2. Tinh thần, thái độ
b3. Tình đồng chí, đồng đội (10’)
- Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
-> Chi tiết, hình ảnh chân thực, gợi cảm, từ ngữ gợi hình.
=> Tình đồng đội sôi nổi, đoàn kết gắn bó thắm thiết, keo sơn như tình ruột thịt.
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
-> Nhịp thơ 2/2/3, điệp ngữ “lại đi”, ẩn dụ“trời xanh ” 
=> Gợi ra nhịp hành quân khẩn trương, liên tục, niềm lạc quan phơi phới, khát vọng hòa bình và niềm tin chiến thắng.
b4. Ý chí chiến đấu vì miền Nam (12’)
- Không có kính không có đèn
Không có mui thùng xe có xước
-> Liệt kê, điệp ngữ
=> Tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh. 
=> Làm nổi bật ý chí tinh thần của những người lính lái xe.
không kính
không đèn >
không mui 
có xước
 < Xe vẫn chạy 
 có một trái tim
-> Đối lập (không vật chất - có tinh thần), hình ảnh hoán dụ «kép» trái tim.
=> Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe : Tình yêu tổ quốc nồng nàn, tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường, sắt đá quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Người lính thời chiến
Người lính thời bình
4. Tổng kết (7’) (sử dụng sơ đồ tư duy)
a. Nghệ thuật 
b. Nội dung 
* Ghi nhớ : SGK tr. 133
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
- Hình ảnh chân thực, độc đáo. 
- Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, giọng điệu ngang tàng 
- Biện pháp tu từ: Đảo ngữ, điệp ngữ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ
Nghệ thuật
Nội dung
Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe 
Lòng yêu nước 
nồng nàn, ý chí quyết 
tâm giải 
phóng miền Nam 
Tư thế 
ung dung,
hiên 
ngang 
Tinh thần 
dũng cảm 
lạc quan,
bất chấp 
hiểm nguy 
Tình đồng đội gắn bó,
yêu thương 
sôi nổi 
Hình ảnh những chiếc xe không kinh
 3. Hoạt động luyện tập (5’)
- GV cho hs thảo luận nhóm trong 3 phút, trình bày và sửa chữa, bổ sung 2 phút
? So sánh hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đòng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Gợi ý :
- Giống nhau : đề tài, phẩm chất ...
- Khác nhau : giai cấp, phong cách 
Nét riêng
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Những chiến sĩ lái xe trẻ tuổi trong thời kì chống Mĩ ngang tàng trẻ trung, tinh nghịch, sôi nổi, hóm hỉnh, tếu táo. 
Đồng chí
 Những người nông dân mặc áo lính, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc tình cảm chân thành, chất phác.
- Cùng phải chịu những khó khăn gian khổ ở chiến trường.
- Cùng có ý chí, nghị lực, niềm tin, lí tưởng và tinh thần yêu nước; có tình đồng chí, đồng đội gắn bó, keo sơn.
Hình ảnh người lính qua hai bài thơ
Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Điểm chung
4. Hoạt động vận dụng (7’)
+ Phương pháp: Trò chơi 
+ Thời gian: Dự kiến 7 p
Trò chơi: AI LÁI XE NHANH HƠN?
* Phân công:
- Lớp trưởng điều hành đoàn xe và có nhiệm vụ đọc câu hỏi nêu đáp án
- Cử 1 thư kí có nhiệm vụ ghi chép kết quả. Đáp án đúng gạch 1 gạch.
- Chia lớp thành 2 tiểu đội xe có kính và tiểu đội xe không kính, mỗi tiểu đội cử ra một người lái xe để điều khiển xe. các thành viên còn lại ngồi vòng tròn và của đại diện phất cờ để giành quyền trả lời
* Luật chơi:
- Cô có 8 câu hỏi, khi lớp trưởng đọc xong câu hỏi hai đội mới được phất cờ. Nếu đội nào phất trước sẽ bị mất lượt không được trả lời.
- Nhóm nào phất cờ nhanh sẽ giành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng người điều khiển xe sẽ bước lên phía trước một bước.trả lời sai đứng nguyên tại chỗ.
- Đội nào tiến sát đích đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Câu hỏi và đáp án:
Quê quán nhà thơ Phạm Tiến Duật( Phú Thọ)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm nào?( 1969)
Trong bài thơ có bao nhiêu từ “nhìn”(5 từ)
Bài thơ viết theo thể thơ nào?( tự do)
Câu thơ nào gần với ý thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay của nhà thơ Chính Hữu.( Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi)
Nhà thơ định nghĩa về “gia đình” bằng ba từ nào?( chung bát đũa)
Đọc thuộc lòng khổ cuối bài thơ
Hình ảnh nào trong khổ thơ cuối mang ý nghĩa biểu tượng chỉ người lính ( trái tim)
- Thư kí công bố kết quả. GV nhận xét ý thức tham gia trò chơi và trao quà cho cả hai đội.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật.
- Hoàn thành sơ đồ tư duy khái quát những vẻ đẹp tiêu biểu của người lính lái xe.
- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
- Soạn bài : Đoàn thuyền đánh cá. (Đọc kĩ bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu về tác giả, cảm hứng chủ đạo, bố cục bài thơ, trả lời câu hỏi đọc – hiểu trong SGK.)
* HS yếu : Học thuộc lòng bài thơ, năm được nội dung và nghệ thuật. Nêu ngắn gọn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ. Chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_47_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_k.docx