Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 20 đến 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 20 đến 31 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn, người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại chương hồi.

 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh.

 2. Kỹ năng:

 - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tự hào về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tố cáo tội ác của quân xâm lược và bọn tay sai bán nước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.

III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:

 Gợi mở, đàm thoại; Phân tích, giảng bình

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Bài cũ:

 GV: Cuộc sống trong phủ Chúa Trịnh được miêu tả như thế nào trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?

 2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

Trong văn học Việt nam thời trung đại, có thể nói Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được nhiều thanh công cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

b. Tổ chức hoạt động:

 

doc 23 trang maihoap55 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 20 đến 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 20 	Ngày soạn: 22/9/2020 
LUYỆN TẬP
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Việt.
	- Phân biệt dẫn lời và dẫn ý.
 	2. Kỹ năng:
	- Nhjận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	- Biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trong giao tiếp.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng đúng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	 Đàm thoại; Phân tích ví dụ; Quy nap
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ: 	
	GV:Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
GV nhắc lại nội dung bài học tiết trước để vào bài mới
 	b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV gọi hs lên bảng làm BT1 theo yêu cầu SGK
HS nhận xét bài làm	
GV sửa và chốt lại nội dung bài tập
HS làm việc độc lập, cá nhân, chọn ý cần viết và triển khai theo hai cách dẫn đã học
GV gọi HS trình bày trên bảng
GV và HS khác nhận xét
GV gọi hs lên bảng làm BT3 theo yêu cầu SGK
HS nhận xét bài làm	
GV sửa và chốt lại nội dung bài tập
* Bài tập vận dụng
Viết đoạn văn có sử dung cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
III. Luyện tập
Bài tập 1
a. Lời dẫn trực tiếp: “A!...như thế này à?” ->dẫn lại ý nghĩ của cậu Vàng
b. Lời dẫn trực tiếp: “Cái vườn là còn rẻ cả” -> dẫn lại lời noi của Lão Hạc
Bài tập 2
a. Lời dẫn trực tiếp:
 Trong báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
- Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài tập 3
 Vũ Nương nhân đó cũng gửi chiếc hoa vàng mà dặn rằng nói hộ với chàn Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.
3. Củng cố
	- Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Việt.
	- Biết vận dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp vào giao tiếp cụ thể.
4. Dặn dò
	- Năm nội dung 2 mục ghi nhớ (SGK- Tr 53,54)
	- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 21 	Ngày soạn: 22/9/2020
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 Hướng dẫn đọc thêm	(Phạm Đình Hổ)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
	- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa Trịnh.
	- Đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời trung đại.
 	2. Kỹ năng:
	- Biết phân tích, cảm nhận tác phẩm viết theo thể tuỳ bút.
	- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức lên án, tố cáo CS xa hoa, lãng phí của vua chúa trong phủ chúa Trịnh
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Gợi mở, đàm thoại; Phân tích, giảng bình
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn lịch sử đen tối của nước ta trong thời kì phong kiến thối nát. Tiết học này giúp các em thấy được phần nào xã hội ấy qua văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc chú thích (*) (SGK tr61).
GV: Em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK- tr 62
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả và tác phẩm:
 - Sinh trưởng trong gia đình khoa bảng.
 - Sống trong giai đoạn XHPK khủng hoảng trầm trọng -> tư tưởng ẩn cư.
 - Vũ trung tuỳ bút gồm 88 mẫu chuyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Thói ăn chơi của chúa Trịnh được miêu tả qua những chi tiết nào?
GV: Em có nhận xét gì vể lời văn ghi chép các sự việc của tác giả?
GV: Cảnh vật trong phủ chúa Trịnh vào đêm thanh như thế nào?
HS: Đọc đoạn “Bọn hoạn quan.....tai vạ” .
GV: Bọn quan lại trong phủ chúa nhũng nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn nào?
GV: Kết thúc câu chuyện tác giả đã kể lại một chuyện có thật đã từng xãy ra tại gia đình của tác giả nhằm mục đích gì?
GV: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với bọn quan lại và vua chúa trong phủ chúa Trịnh?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh và sự sách nhiễu của quan lại.
 a. Chúa Trịnh.
 - Thích chơi đèn đuốc.
 - Xây dựng đền dài
 - Giải trí, dạo chơi lố lăng.
 - Tịch thu trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh... của nhân dân.
 -> Miêu tả tỷ mỷ, cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình.
 - Âm thanh: chim kêu vượn hót gợi cảm giác ghê rợn, mang màu sắc tan tác
 => Báo trước sự suy vong của một triều đại
 b. Quan lại.
 - Mượn gió bẻ măng.
 - Vừa ăn cướp vừa la làng.
 - Vơ vét để nít đầy túi tham lại được tiếng là mẫn cán trong phủ chúa.
 => Tăng khả năng hiện thực và tính thuyết phục người đọc, người nghe.
 2. Thái độ của tác giả.
 - Tố cáo, khinh bỉ vua chúa và quan lại trong phủ chúa.
Hoạt động 3: Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của TP
GV chốt lại vấn đề
HS đọc ghi nhớ SGK
III. Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK tr 63)
3. Củng cố
	- Cuộc sống xa hoa, phung phí trong phủ chúa
	- Thái độ của tác giả đối với quan lại và vua chúa.
4. Dặn dò
	- Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã phân tích, nội dung ghi nhớ (SGK tr63).
	- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 22 	Ngày soạn: 25/9/2020
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
	(Ngô Gia Văn Phái)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn, người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại chương hồi.
	- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh.
 	2. Kỹ năng:
	- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức tự hào về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tố cáo tội ác của quân xâm lược và bọn tay sai bán nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Gợi mở, đàm thoại; Phân tích, giảng bình
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Cuộc sống trong phủ Chúa Trịnh được miêu tả như thế nào trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Trong văn học Việt nam thời trung đại, có thể nói Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được nhiều thanh công cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc chú thích (*) (SGK tr70).
HS: Đọc chú thích (1) (SGK tr70).
GV: Em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK- tr 70
GV: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả và tác phẩm:
 - Nhóm tác giả họ Ngô (Hà Tây)
 - Tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
 - HLNTC là tiểu thuyết lịch sử viêt theo TL chương hồi bằng chữ Hán cuối TK XVIII đầu XIX, gồm 17 hồi.
 - Đoạn trích thuộc hồi 14
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 3. Bố cục.
 - P1: (từ đầu -> mậu thân 1788): Quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế để dẹp giặc.
 - P2: (tiếp theo -> kéo vào thành): cuộc hành quân thành tốc và chiến thăng của NH.
 - P3(còn lại): sự thất bại thảm hại của quân giặc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ?
GV: Hãy chỉ ra những công việc ông đã là trong một tháng để thấy được hành động quyết đoán và mạnh mẽ cua Quang Trung- Nguyễn Hụê?
GV: Qua những hành động ấy, em thấy Quang Trung- Nguyễn Huệ là người như thế nào?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhân gọn, có chủ đích, quả quyết.
 + Tế cáo trời đất để lên ngôi hoàng đế.
 + Xuất binh ra bắc.
 + Tuyển mộ binh lính.
 + Duyệt binh ở Nghệ An.
 + Lập kế hoạch đánh giặc, đối phó với quân Thanh sau khi giành thắng lợi.
 => Biết suy nghĩ, tính toán, lo xa.
3. Củng cố
	- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
	- Hành động quyết đoán, mạnh mẽ của Quang Trung.
4. Dặn dò
	- Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã phân tích.
	- Soạn Hoàng Lê nhất thống chí (tiếp theo).
	Sự đối lập giữa QT-NH với quân Thanh và bọn vua quan nhà Lê.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 23 	Ngày soạn: 25/9/2020
	HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (tiếp theo)
	 (Ngô Gia Văn Phái)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn, người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại chương hồi.
	- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh.
 	2. Kỹ năng:
	- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức tự hào về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tố cáo tội ác của quân xâm lược và bọn tay sai bán nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Gợi mở, đàm thoại; Phân tích, giảng bình
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Em có nhận xét gì về hành động của vua QT-NH qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
GV: Nhắc lại nội dung tiết trước để vào bài mới
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản (tiếp theo)
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Ngoài hành động mạnh mẽ Quang Trung- Nguyễn Huệ còn là người như thế nào? Tìm dẫn chứng chứng minh?
GV: Chi tiết nào trong tác phẩm giúp em đánh giá được tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung- Nguyễn Hụê?
GV: Việc QT-NH tuyển binh gấp và tiến quân thành tốc đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người này?
GV: Em hiểu gì về nhân vật Tôn Sĩ Nghị?
GV: Khi quân Tây Sơn đến thì vua tôi nhà Thanh như thế nào?
GV: Tình cảnh của vua tôi nhà Lê như thế nào khi quân Thanh thất bại?
GV: Tác giả đã bày tỏ thái độ gì với vua tôi nhà Lê?
. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ
 - Trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén:
 + Biết phân tích tình hình, thời cuộc, sự tương quan lực lượng giữa ta và địch..
 + Xét đoán và có tài dùng người, khen chê đúng người đúng việc.
 - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
 + Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng.
 + Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
 - Có tài dùng binh như thần: quân phải đi xa hàng trăm km mà vẫn chỉnh tề, không hề lộn xộn.
 - Lẫm liệt oai hùng nơi chiến trận.
 => Hình ảnh oai phong, lẫm liệt , giàu chất sử thi.
2. Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và vua tôi nhà Lê.
 - TSN là vị tướng bất tài, cầm quân mà không nắm rõ tình hình của đối phương lại còn tự mãn, kiêu căng, chủ quan, khinh địch, để quân lính mặc sức ăn chơi.
 - Quân Tây Sơn đến nơi thì chúng sợ mất mặt, bỏ chạy toán loạn.
 - Vua tôi nhà Lê:
 + Cỗng rắn cắn gà nhà để mưa cầu lợi ích riêng.
 + Chịu nổi khổ nhục của kẻ đi câu cận, van xin.
 -> Khốn quẩn, không lối thoát.
 => Căm ghét, ngậm ngùi lại cảm thương cho số phận của vua tôi nhà Lê.
Hoạt động3: Tổng kết
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS nêu lại những nét chính về nội dung, nghệ thuật
GV chốt lại ý chính
HS: đọc ghi nhớ (SGK tr 72)
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ (SGK tr72)
3. Củng cố
	- Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ.
	- Sự thất bại htảm hại của quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.
4. Dặn dò
	- Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã phân tích, học thuộc mục ghi nhớ SGK.
	- Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 24	Ngày soạn: 28/9/2020
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
	- Hai phương thức phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ..
 	2. Kỹ năng:
 	- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
	- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép ẩn dụ, hoán dụ.
 	 3. Thái độ:
 	- Có ý thức phát triển từ vựng khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Gợi mở; Quy nap
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Bài cũ: 	
GV: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ? Cho ví dụ minh hoạ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngừng vận động và phát triển, biến động theo sự vận động và phát triển của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt cũng như ngôn ngữ khác được thể hiện trên cả ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học này đề cập đến sự phát triển của tiêng Việt ở phương diện từ vựng.
 	b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Sự phát triển và biến đỏi nghĩa của từ vựng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”(Ngữ văn 8) để giải thích nghĩa của từ “kinh tế”
GV: Ý nghĩa của cả câu thơ là gì?
GV: Ngày nay người ta có dùng từ kinh tế với nghĩa như vậy không? Vậy kinh tế hiện nay hiểu như thế nào? (hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông... hành hoá.)
GV: Qua ví dụ này em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
HS: Đọc các câu thơ về Truyện Kiều
GV: Xác định nghĩa của từ “xuân” và “tay” trong ví dụ trên? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
GV: Các nghĩa chuyễn trên được hình thành theo cáh nào?.
HS: Đọc ghi nhớ SGK tr 56
I. Sự phát triển và biến đỏi nghĩa của từ vựng
 1. Ví dụ 1:
 - Kinh tế: viết tắt của các cụm từ:
 + Kinh bang tế thế ( trị nước cứu đời)
 + Kinh thế tế dân (trị đời cứu dân)
 -> Ý câu thơ: ôm ấp hoài bảo trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
=> Nghĩa của từ không bất biến mà thay đổi theo thời gian, có nghĩa cũ mất đi và nghĩa mới hình thành.
 2. Ví dụ 2: 
 a. Xuân 1 (chơi xuân): mùa( nghĩa gốc)
Xuân 2 (ngày xuân): tuổi trẻ (nghĩa chuyển)
b. Tay 1 (trao tay): chỉ bộ phận cơ thể (nghĩa gốc)
Tay 2 (tay buôn người): chuyên hoạt động hoặc giỏi một nghề nào đó ( nghĩa chuyển)
- Xuân 2 : chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- Tay 2 : chuyển theo phương thức hoán dụ.
 3. Ghi nhớ:
 (SGK tr 56)
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV để là BT1 (SGK tr56)
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Hãy giải thích nghĩa của từ “đồng hồ” trong các từ: đồng hồ điiện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng...
HS: Đọc và làm BT 5 theo yêu cầu của SGK
 Trình bày.
GV: Nhận xét và chữa lại BT 5
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a/ Chân: nghĩa gốc.
 b/ Chân:nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
 c/ Chân: nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
 d/ Chân: nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
 Bài tập 3:
 - Đồng hồ dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những đồ dùng có hình dáng giống nhau, có công dụng để đo.
 Bài tập 5:
 - Từ “mặt trời” trong câu “Thấy một mặy trời trong lăng rất đỏ” được dùng với biện pháp ẩn dụ tu từ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì từ “mặt trời” được dùng ở đây có tính chất lâm thời, nó không làm phát sinh nghĩa mới.
3. Củng cố
	- Hai phương thức chủ yếu để phát triễn nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ.
4. Dặn dò
	- Làm BT 2,4 (SGK- Tr57)
	- Nghiên cứu bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 25 	Ngày soạn: 29/9/2020
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Sư phát triển từ vựng bằng cách không ngừng tăng số lượng từ ngữ:
	+ Tạo thêm từ ngữ mới. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
	2. Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và sử dụng từ ngữ mới có hiệu quả.
 	3. Thái độ:
 	- Có ý thức phát triển từ vựng khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	Gợi mở, đàm thoại; Phân tíchví dụ; Quy nạp	
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:	
GV:Tìm ba từ có sự phát triễn nghĩa? Nêu các nét nghĩa phát triển của từng từ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Ở tiết trước các em đã làm quen với việc phát triển từ vựng của từ bằmg cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ. 
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tạo từ ngữ mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Dùng bảng phụ ghi các từ ở mục I1 SGK tr72, treo lên bảng .
HS: Quan sát các từ in đậm đố.
GV: Trong các từ này có từ nào mói được tạo ra trong thời gian gần đây từ những từ ngữ cho trên? Giải thích nghĩa của các từ đó?
GV: Trong tiếng việt có ngững từ được cấu tạo theo mô hình X + tặc. Tìm những từ theo mô hình đó và giải thích nghĩa của chúng?
HS: Rút ra nội dung bài học SGK tr 73.
I. Tạo từ ngữ mới.
 1. Ví dụ 1:
 - Điện thoại di động: là điịen thoại vô tuyến, nhỏ, dùng trong vùng phủ sóng.
 - Kinh tế tri thức: là nền kinh tế sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
 - Đặc khu kinh tế: là khu vực dành riêng thu hút vốn, công nghệnước ngoài với chính sách ưu đãi.
 - Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ làm ra.
 2. Ví dụ 2: 
 - Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng
 - Tin tặc; kẻ dùng kỷ thuật thâm nhập vào dữ liệu máy tính người khác để ăn cắp thông tin hoặc phá hoại.
 - Vàng tặc: kẻ ăn trộm, khai thác trộm vàng.
 - Không tặc: kẻ cướp trên không.
 - Hải tặc: kẻ cướp biển.
 3/ Ghi nhớ:
 (SGK tr 73)	
Hoạt động 2: Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc các ví dụ ở mục II2 SGK tr 73.
GV: Hãy tìm các từ Hán Việt có trongcác ví dụ trên?
GV: Trong các ví dụ trên, chúng ta mở rộng vốn từ bằng cách nào?
GV: Trong tiếng Việt dùng từ nào để chỉ căn bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong?
GV: Từ nào dùng để chỉ quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá?
GV: Những từ Ma-ket-tinh, AIDS mượn của ngôn ngữ nước nào?
HS: Rút ra bài học mục ghi nhớ SGK tr74
II. Mượn từ ngừ tiếng nước ngoài.
 1. Ví dụ 1: Từ Hán Việt:
 a/ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.
 b/ Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng gián, thiếp, đoan trang, trinh bạch, ngọc.
 -> Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài( Trung Quốc).
 2. Ví dụ 2:
 - AIDS (Acquired Immune Deficiency Sindrome)
 - Ma-ket-ting(Marketing)
-> Mượn ngôn ngữ Anh.
3. Ghi nhớ:
 (SGK tr 74)
Hoạt động 3: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Thảo luận nhóm để tìm mô hình có thể tạo từ ngữ mới theo dạng X+ tặc ở mục I2.
HS: Đại diịen nhóm trình bài.
GV: Nhận xét.
GV: Hãy tìm mốt số từ ngữ mới dùng trong thời gian gần đây và giải thích nghĩa của các từ đó?
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a/ X+ trường: chiến trường, hậu trường...
 b/ X+ hoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá,...
 c/ X+ sĩ: chiến sĩ, y sĩ, thi sĩ,...
 Bài tập 2:
 - Bàn tay vàng. 
 - Cầu truyền hình. 
 - Cơm bụi.
 - Thương hiệu...
3. Củng cố
	- Phát triển từ vựng bằng cách : tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
	- Năm nội dung 2 mục ghi nhớ (SGK- Tr 73,74)
4. Dặn dò
	- Làm BT 3,4 (SGK- Tr74)
	- Nghiên cứu bài Thuật ngữ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 26+27+28+29+30+31	Ngày soạn:04/10/2020
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TRUYỆN KIỀU
(Số tiết: 6 tiết)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
 	1. Kiến thức:
	- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, nhân vật, sự việc, cốt truyện, những giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
	- Thấy được cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của chị em Thuý Kiều. 
- Nổi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam ở Lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua một tác phẩm văn học trung đại.
	- Bút pháp nghệ thuật tựơng trưng, ước lệ trong miêu tả nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du
	- Ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du
 	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng phân tích và cảm nhận nội dung và nghệ thuật của một truyện thơ dài, kỹ năng đọc hiểu một văn bản truyện thơ trung đại.
	- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
	- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật ngày xuân.
	- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
	- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
	- Rèn kỹ năng miêu tả cho HS trong làm văn miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm trạng.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức tự hào, trân trọng vẻ đẹp vốn có của con người, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
 	- Cảm thương cho số phận của nàng Kiều. Sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực tự học;
- Năng lực phân tich tác phẩm;
- Năng lực sáng tạo;
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng ngôn ngữ Truyện Kiều vào giao tiếp;...
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. 
- Nguồn gốc, cốt truyện, hệ thống các nhân vật của Truyện Kiều
- Xuất xứ của các đoạn trích trong Truyện Kiều.
- Vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện Kiều qua đoan trích Cảnh ngày xuân.
- Vẻ đẹp, tài năng và số phận éo le, trắc trở của Thúy Kiều
- Nhận thấy được sự xấu xa, thối nát của XHPK đương thời
- Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.
- Nghệ thuật miêu tả của trong truyện Kiều: tả người, tả cảnh, dùng điển cố, điển tích,...
- Vận dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc biệt khéo léo của tác giả vào làm văn miêu tả, tự sự.
III. CÂU HỎI THEO CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Hãy nêu vài nét sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du?
- Em có cảm nhận gì về đẹp thiên nhiên trong truyện Kiều qua đoan trích Cảnh ngày xuân?
- Nghệ thuật miêu tả của trong truyện Kiều: tả người, tả cảnh, dùng điển cố, điển tích,...
- Vận dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc biệt khéo léo của tác giả vào làm văn miêu tả, tự sự.
- Hãy cho biết nguồn gốc xuất xứ của truyện Kiều?
- Vẻ đẹp, tài năng và số phận éo le, trắc trở của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều?
- Hãy kể tên các nhân vật của Truyện Kiều và tóm tắt nội dung cốt truyện?
- Nêu cảm nhận của em về XHPK đương thời?
- Xuất xứ của các đoạn trích trong Truyện Kiều?
- Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều?
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: Khởi động 
Nói đến nền văn học của dân tộc Việt Nam thời kì trung đại néu không nhắc đến Nguyễn Du và Truyện Kiều thì đó là vấn đề sai lầm và thiếu sót. Truyện Kiều là kiệt tác có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và nó còn là một tác phẩm có vị trí đặc biệt trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam
Bước 2: Hình thành kiến thức 
Tiết 1: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc phần tác giả Nguyễn Du SGK tr77
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du?
GV: Nêu vài nét về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
I. Tác giả.
 1. Cuộc đời.
 - Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc.
 - Học giỏi song cuộc đời gặp nhiều lân đận, bôn ba nhiêu nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá khác nhau.
 - Sống trong thời kì xã hội đầy biến động
 - Có trái tim giàu lòng yêu thương.
2. Sự nghiệp.
 - Thơ chữ Hán có: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.( tổng cộng 3 tập gồm 243 bài).
 - Thơ chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn...
 => Thiên tài văn học.
Hoạt động2: Tìm hiểu Truyện Kiều
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Giới thiệu nguồn gốc của Truyện Kiều, khẳng định sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.
II. Truyện Kiều.
 1. Nguồn gốc.
 - Dựa vào cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tam Tài Nhân(TQ).
 - Thay đổi hình thức: truyện sang thơ lục bát
Tiết 2: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (tiếp theo)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Truyện Kiều (tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc các phần tóm tắt nôi dung ở SGK.
HS: Tóm tắt nội dung tác phẩm thật ngắn gọn.
GV: Qua phần tóm tắt, hãy nêu những giá trị nội dung của Truyện Kiều?
GV: Giá trị hiện thực của truyện Kiều được thể hiện ở những điểm nào?
GV: Giá trị nhân đạo của truyện Kiều được thể hiện ở những điểm nào?
GV: Hãy nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện Kiều?
II. Truyện Kiều.
 1. Nguồn gốc.
 2. Tóm tắt nôi dung. (SGK)
 3. Giá trị của tác phẩm.
 a. Nội dung.
 - Giá trị hiện thực:
 + Phản ánh xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của các tâng lớp thống trị.
 + Số phận bị áp bức và khổ đau của người phụ nữ.
 - Giá trị nhân đạo:
 + Cảm thương với số phân con người.
 + Lên án, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo.
 + Đề cao, trân trọng vẻ đẹp con người.
 + Hướng tới những giải pháp đem lại hanh phúc cho con người.
 b. Nghệ thuật.
 - Ngôn ngữ có chức năng biểu dạt cao(phản ánh), biểu cảm(trình bày cảm xúc). Giàu tính thẩm mỹ.
 - Thể thơ lục bát.
 - Cốt truyện phức tạp song dễ hiểu.
Tiết 3: CHỊ EM THUÝ KIỀU
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hãy xác định vị trí của đoạn trích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm truyên Kiều?
HS: Đoc đoạn trích.
GV: Hướng dẫn HS tìm các chú thích SGK
GV: Nội dung chính của đoạn trích nay là gì?
GV: Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Nội dung mỗi phần là gì?
I. Tìm hiểu chung.
 1. Vị trí đoạn trích.
 - Nằm trong phần Gặp gỡ và đính ước ( từ câu 15 đến câu 38).
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 3. Đại ý.
 - Vẻ đẹp và số phận của chị em ThuýKiều.
 4. Bố cục.
 - P1:(4 câu đầu): Giới thiệu chung về chị em TK
 - P2:( 16 câu tiếp): Vẻ đẹp của hai chị em TK
 - P3:( 4 câu cuối): Cuộc sống của hai chị em TK
Hoạt động2: Tìm hiểu chi tiết văn bản	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Vẻ đẹp của chị em Thuý KIều được giớ thiệu bằng những hình ảnh nào trong 4 câu thơ đầu?
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều?
GV: Em hiểu gì về câu thơ “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”?
GV: Chân dung và tính cách của Thuý Vân được tác giả miêu tả như thế nào?
GV: Tác giả sử dụng nghệ t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_20_den_31_nam_hoc_2020_2021.doc