Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22+23: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22+23: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Năm học 2020-2021

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức.

- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều cùng các đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

- Nhớ, hiểu được nội dung đặc sắc của cả TP cũng như từng đoạn trích.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.

- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt TP thơ dài, năng lực cảm thụ thơ Nôm.

- Kĩ năng phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,. qua các đoạn trích.

-Vận dụng các phương thức biểu đạt để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ.

- Yêu thích, say mê học Truyện Kiều.

- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn học, biết rung cảm và hướng thiện.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Dạy đọc hiểu

- Hoạt động khởi động, tạo tâm thế: kĩ thuật dự đoán, học cá nhân và toàn lớp.

- Hoạt động đọc tổng quan văn bản: phương pháp đọc diễn cảm, hỏi đáp, học cặp đôi.

- Hoạt động đọc hiểu chi tiết: Phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp nêu vấn đề; phiếu học tập, học theo nhóm.

- Hoạt động đọc hiểu ý nghĩa và các giá trị của văn bản; phương pháp nêu vấn đề; học toàn lớp.

- Hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn: phương pháp tình huống; máy tính, máy chiếu; một số tranh ảnh

2. Dạy viết

- Hoạt động tạo hứng thú, nhu cầu viết: PP nêu vấn đề

- Hoạt động viết: PP thực hành viết (viết nháp, viết sáng tạo).

3. Dạy nói và nghe

 - Hoạt động nói: PP thuyết trình; máy tính, máy chiếu.

- Hoạt động nghe: phiếu học tập.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những cảm nhận của em về hình tượng Quang Trung trong hồi thứ XIV của Hoàng Lê nhất thống chí?

3. Bài mới.

 

docx 16 trang maihoap55 5480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22+23: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22 - 30 	Ngày soạn:27/9/2020 
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề truyện kiều gồm các bài sau:
	Tiết 22, 23: Truyện Kiều của N. Du
	Tiết 24, 25: Chị em Thúy Kiều
	Tiết 26, 27: Kiều ở lầu Ngưng..
	Tiết 28: Miêu tả trong VB tự sự
	Tiết 29, 30: Miêu tả nội tâm trong VBTS
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều cùng các đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
- Nhớ, hiểu được nội dung đặc sắc của cả TP cũng như từng đoạn trích.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt TP thơ dài, năng lực cảm thụ thơ Nôm.
- Kĩ năng phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... qua các đoạn trích.
-Vận dụng các phương thức biểu đạt để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ.
- Yêu thích, say mê học Truyện Kiều.
- Lòng kính trọng, biết ơn, tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn học, biết rung cảm và hướng thiện.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Dạy đọc hiểu
- Hoạt động khởi động, tạo tâm thế: kĩ thuật dự đoán, học cá nhân và toàn lớp.
- Hoạt động đọc tổng quan văn bản: phương pháp đọc diễn cảm, hỏi đáp, học cặp đôi.
- Hoạt động đọc hiểu chi tiết: Phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp nêu vấn đề; phiếu học tập, học theo nhóm.
- Hoạt động đọc hiểu ý nghĩa và các giá trị của văn bản; phương pháp nêu vấn đề; học toàn lớp.
- Hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn: phương pháp tình huống; máy tính, máy chiếu; một số tranh ảnh
2. Dạy viết
- Hoạt động tạo hứng thú, nhu cầu viết: PP nêu vấn đề
- Hoạt động viết: PP thực hành viết (viết nháp, viết sáng tạo).
3. Dạy nói và nghe
 - Hoạt động nói: PP thuyết trình; máy tính, máy chiếu.
- Hoạt động nghe: phiếu học tập.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những cảm nhận của em về hình tượng Quang Trung trong hồi thứ XIV của Hoàng Lê nhất thống chí?
3. Bài mới.
I. Hoạt động khởi động.
Văn học Trung đại từ thế kỷ X đến tk XIX nổi bật nhất là đại thi hào, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Đây là tác gia quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT. Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu vào lớp 10 các em sẽ được học sâu hơn. Trong tuần học này chúng ta cùng tìm hiểu một chủ đề về phần Văn học Trung đại Việt Nam: Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Miêu tả trong văn bản tự sự, Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
II. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động thầy trò
- HS đọc phần giới thiệu tác giả Nguyễn Du.
- Đoạn trích cho em biết về những vấn đề gì trong cuộc đời của tác giả?
Cha là Nguyễn Nghiễm -Tể tướng của Chúa Trịnh, mẹ là Trần Thị Tần người Kinh Bắc. 
- Thời đại xã hội lúc bấy giờ như thế nào?
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng,nông dân khắp nơi nổi dậy mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn đại phá quân Thanh nhưng rồi nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều phong kiến cuối cùng. 
- Nêu đôi nét chính về cuộc đời Nguyễn Du?
Giáo viên nói thêm:
- Cuộc đời : Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi học giỏi nhưng chỉ đỗ tam trường. Những năm sống lưu lạc cuộc đời gió bụi (1786-1802) do mưu chống Tây Sơn không thành ( vì lòng trung với nhà Lê),ông có điều kiện nếm trải và gần gũi với đời sống nhân dân tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với nhân dân. 
Truyện Kiều có tên là Đoạn trường tân thanh là truyện thơ chữ Nôm,làm theo thể Lục bát gồm 3254 câu.Cốt truyện mượn từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Truyện Kiều không là tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du..
Giáo viên giải thích : Mặc dù có nguồn gốc từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. 
- Sự sáng tạo của thiên tài văn học Nguyễn Du (sáng tạo từ nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả) làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại.
* Hoạt động tóm tắt tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc phần tóm tắt theo SGK.
Nhiệm vụ 2: 3 học sinh tóm tắt 3 phần của tác phẩm.
Nhiệm vụ 3: Hình dung và nhận xét XH được phản ánh trong truyện Kiều là XH ntn?
Nhiệm vụ 4: Cảm nhận về số phận cuộc đời của nhân vật chính.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS)
HS hoạt động 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
* Hoạt động tìm hiểu giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm
- GV tổ chức chia nhóm HS và chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc SGK.
Nhiệm vụ 2: Chỉ rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Yêu cầu: Thời gian thực hiện: 5 phút, sản phẩm: sơ đồ tư duy có nhánh cấp 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs hoạt động theo nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- GV thuyết trình 2 thành tựu lớn về nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt, biểu cảm, thẩm mỹ. Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: giàu, đẹp.
- Nghệ thuật kể chuyện: trực tiếp lời nhân vật, gián tiếp lời tác giả. Nửa trực tiếp lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật.
- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong...
- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực sinh động tả cảnh ngụ tình.
HS đọc ghi nhớ. 
GV hướng dẫn, đọc mẫu. 
Gọi HS đọc?
Đoạn trích thuộc phần nào tác phẩm?
* Hoạt động tìm hiểu vẻ đẹp chung của hai chị em Kiều.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc 4 câu đầu.
Nhiệm vụ 2: Tìm và phân tích những từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Du dùng để tả vẻ đẹp chung của 2 chị em.
Nhiệm vụ 3: Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs hoạt động theo nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động tìm hiểu vẻ đẹp Thúy Vân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc 4 câu tả Vân.
Nhiệm vụ 2: Tìm và phân tích những từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Du dùng để tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
Nhiệm vụ 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của Thuý Vân? 
Nhiệm vụ 4: Chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận như thế nào? (Mây thua, tuyết nhường).
* Hoạt động tìm hiểu vẻ đẹp của Thúy Kiều
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc đoạn trích “Kiều càng não nhân”.
Nhiệm vụ 2: Tìm và phân tích những từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Du dùng để tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Nhiệm vụ 3: Tài năng của Kiều được Nguyễn Du nói đến ntn? Mục đích miêu tả tài của TK? Tài nào được tả sâu, tả kỹ? 
Nhiệm vụ 4: Nhận xét về cách tả người của đại thi hào Nguyễn Du.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs hoạt động theo nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Chân dung của Kiều dự cảm số phận như thế nào? Dựa vào câu thơ nào?
“ghen, hờn; Bạc mệnh” 
- NT ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì?
- Thái độ tác gỉa khi miêu tả 2 nhân vật?
HS Đọc ghi nhớ
Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Cho biết nó thuộc phần nào tác phẩm?
Đại ý của đoạn là gì?
* Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Đọc lại 6 câu đầu.
Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)
Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai? được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
Những hình ảnh ấy gợi cảnh thiên nhiên và con người như thế nào?
GV giảng: Hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp không gian diễn tả tâm trạng cô đơn của TK).
“Mây sớm đèn khuya” gợi ra điều gì? 
Hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
Một học sinh đọc 8 câu tiếp.
- Lời đoạn thơ của ai?
- Lời độc thoại của Kiều. 
- Ngôn ngữ độc thoại có ý nghĩa gì?
- Diễn tả tâm trạng.
* Hoạt động tìm hiểu nỗi lòng Kiều khi nhớ đến những người thân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Nỗi nhớ thương của Kiều được tác giả nói đến như thế nào? Kiều nhớ ai trước, ai sau?
Nhiệm vụ 2: Nhóm 1: Nỗi nhớ người yêu của Kiều được tác giả diễn tả bằng từ ngữ nào? Nhiệm vụ 3 - Nhóm 2: Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được tác giả diễn tả bằng từ ngữ nào?
Nhiệm vụ 4 - Kiều là người như thế nào? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS hoạt động theo nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS trình bày, theo dõi, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Tác giả sử dụng những thành ngữ ? Điển cố nào?
 Kiều nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau nhưng hoàn toàn phù hợp tâm lý, tinh tế bởi có trăng, nhớ người yêu là điều đương nhiên.
 * Hoạt động tìm hiểu tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 8 câu cuối.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Một học sinh đọc 8 câu cuối.
Nhiệm vụ 2: Tâm trạng của Kiều được diễn tả bằng những hình ảnh nào?
Nhiệm vụ 3: Tâm trạng ấy được diễn đạt bằng phép tu từ nào?
Nhiệm vụ 4: Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS hoạt động theo nhóm. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS trình bày, theo dõi, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV nhận xét, góp ý việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Mỗi cặp câu diễn tả một nỗi nhớ, một nỗi buồn.
- Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
- Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động nhận diện miêu tả trong tự sự
Giáo viên giới thiệu bài bằng việc nêu ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
GV gọi một học sinh đọc đoạn trích.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhóm 1: Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đó Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? Để làm gì?
- Nhóm 2: Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- Nhóm 3: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả ấy? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nêu và nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cho học sinh đọc ý kiến sgk.
- Dùng bảng phụ để học sinh quan sát
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS so sánh và nêu nhận xét.
- Giáo viên bổ sung
* Những dạng miêu tả thường sử dụng trong văn bản tự sự:
- Tả cảnh: cảnh thiên nhiên + sinh hoạt - Tạo tình huống cho sự việc tiến triển 
- Tả người: Hình dáng, tính tình, hành động, tả nội tâm. Khắc hoạ rõ nét đặc điểm, tính chất, bản chất nhân vật 
- Tả vật: Đồ vật, loài vật, cây cối.
* Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
- Chỉ làm yếu tố phụ (bổ trợ). Vì vậy miêu tả không được lấn át lời kể, làm chìm cốt truyện 
- Yếu tố miêu tả tạo nên "xương thịt" câu chuyện, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.
* Hoạt động nhận diện miêu tả nội tâm
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Học sinh học thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Nhóm 1: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều?
Nhóm 2: Theo em những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và nêu.
GV: Cảnh 4 câu đầu (Tâm trạng cô đơn bẽ bàng); 8 câu cuối (tâm trạng buồn, lo sợ của Kiều).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
HS nêu, bổ sung - gv tìm và nêu một số đoạn văn đã học để minh họa.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS so sánh và nêu nhận xét.
- Giáo viên bổ sung
HS tìm hiểu tiếp nội dung 2 (sgk).
- Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
GV khái quát: qua nội dung ta thấy miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình là miêu tả những đối tượng bên ngoài có thể quan sát được. Còn miêu tả nội tâm lại có vai trò khắc họa tính cách, đặc điểm nhân vật.
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
Lưu ý: Những tác phẩm VHDG không có miêu tả tâm trạng, nội tâm (qua hoạt động, ngôn ngữ, tính cách đơn giản - giai đoạn sau của VH viết mới có miêu tả nội tâm, tâm trạng.
Yêu cầu cần đạt
I. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
1. Tiểu sử: Nguyễn Du (1765-1820)
a. Cuộc đời. 
- Tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên; sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học
- Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.
- Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội..
- Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
b. Những sáng tác văn học.
Tác phẩm của ông có giá trị lớn, được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm:
+ Chữ Hán: 3 tập “Thanh Hiên Thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp Lục”gồm 243 bài. 
+ Chữ Nôm: Xuất sắc nhất là Đoạn trường từn thanh thường gọi là Truyện Kiều, “Văn chiêu hồn” .
II. Tác phẩm Truyện Kiều.
 * Nguồn gốc tác phẩm
- Có tên là Đoạn trường tân thanh. 
- Truyện thơ chữ Nôm, làm theo thể Lục bát gồm 3254 câu. 
- Cốt truyện mượn từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện- bằng văn học ” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc, nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn → làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại. 
1. Tóm tắt tác phẩm: 
Gồm 3 phần
- Gặp gì và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a. Giá trị nội dung
+ Giá trị hiện thực:
- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tà bạo của tầng lớp thống trị: Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư tàn ác, bỉ ổi 
- Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo:
- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tà bạo. 
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất thể hiện ước mơ khát vọng chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật:
 Truyện Kiều có thành tựu lớn về nhiều mặt:
- Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đạt đến đỉnh cao rực rỡ: thơ Lục bát. 
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật đặc sắc:
+ Tả cảnh thiên nhiên. 
+ Tả cảnh ngụ tình. 
+ Tả theo lối ước lệ tượng trưng. 
* Tóm lại: 
Là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại. Nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bậc.
- Được lưu truyền rộng rãi.
* Ghi nhớ 1: 
 SGK- T 80.
III. Chân dung chị em Kiều và bút pháp ước lệ tượng trưng khi tả người của Nguyễn Du.
1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em. 
- “Tố Nga”: cô gái đẹp
- “Mai tuyết”: Ước lệ, vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng.
- “Mười phân ” khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “ mỗi người một vẻ”
Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em
2. Tả Thuý Vân.
- “Trang trọng”: gợi cao sang, quý phái.
- Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường: khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói ® so so sánh ngầm -> hình ảnh ẩn dụ với những thứ cao đẹp nhất của tự nhiên (Trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc).
- Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái, hài hoà êm đềm với xung quanh, cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3. Tả Thuý Kiều.
a. Vẻ đẹp.
- Càng: đẹp hơn.
- Sắc sảo mặn mà: khái quát đặc điểm nhân vật. So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Thu thuỷ.. xuân sơn”: ước lệ (giống tả mắt).
+ Khác: không miêu tả tỉ mỉ, tập trung đôi mắt.
+ Hình ảnh “làn thu thuỷ”: làn nước mùa thu dợn sóng, gợi lên sự sống động, linh hoạt.
+ Hình ảnh “ nét xuân sơn”: nét nói mùa xuân, gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung
+ “Một hai thành”: điển cố, thành ngữ, giai nhân vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động.
b. Tài năng.
- Tài đành hoạ hai: đạt đến mức lí tưởng.
+ Cầm, kì, thi, hoạ: đều giỏi, người đa tài ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều.
+ Đặc biệt tài đàn (nghề riêng, ăn đứt): là sở trường, năng khiếu, vượt lên trên mọi người 
+ Cung “ Bạc mệnh”: Kiều sáng tác, ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm. 
 Dự báo số phận éo le, đau khổ.
 Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
* Kết luận. 
Nghệ thuật.
- Nghệ thuật: lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người.
Nội dung.
 Nguyễn Du trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người, gửi gắm quan niệm “Tài – mệnh”.
* Ghi nhớ 2.
 SGK -T 83.
IV. Cách diễn tả tâm trạng nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
 2. Tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
a. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
- Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi hồng, dãy núi mờ xa.
- Không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi lầu Ngưng Bích chơ vơ và con người lẻ loi, cô đơn.
- “Mây sớm đèn khuya”: sự tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn (ngày đêm thui thủi nơi đất khách quê người 1 thân 1 mình).
- Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn.
b. Nỗi lòng thương nhớ của Kiều.
* Kiều nhớ Kim Trọng (người yêu).
- Tưởng: Nhớ buổi thề nguyền đính ước tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng
- “Tấm son... phai” 
- Tấm lòng trong trắng, trinh bạch của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được. Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt.
* Nhớ cha mẹ.
Xót: Thương và xót cha mẹ.
+ Sớm chiều tựa cửa trông con, tuổi già sức yếu không người chăm sóc.
- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”
Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
- Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, có lòng vị tha.
c. Tâm trạng buồn lo, tuyệt vọng.
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> Thân phận bơ vơ nơi đất khách.
+ “Hoa trôi man mác...” -> số phận chìm nổi long đong vô định.
+ “ Nội cỏ chân mây, mặt đất xanh xanh”, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái.
+ “Tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội, biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi.
Nghệ thuật:
Dùng điệp ngữ & nhiều từ láy cùng câu hỏi tu từ. 
- Láy:
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày 1 tăng lên.
- Điệp: “Buồn trông” 4 lần: điệp khúc của tâm trạng.
- Câu hỏi tu từ không trả lời: sự bế tắc, tuyệt vọng.
- Tả cảnh ngụ tình: Buồn, lo sợ
- Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi: Sự bế tắc, tuyệt vọng.
* Kết luận. 
Nghệ thuật. 
Miêu tả nội tâm nhân vật qua:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Nội dung.
- Tâm trạng buồn của nhân vật. Thương cảm cảnh ngộ đồng thời ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, nhân hậu của Thuý Kiều.
- Tấm lòng nhân đạo đáng quý của nhà thơ.
* Ghi nhớ
Sgk T96.
V. Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự
1. Chọn và phân tích ngữ liệu
a. Đoạn trích kể về trận đánh vào Thăng Long, tiêu diệt quân Thanh.
- Quang Trung xuất hiện như một linh hồn của trận đánh.
- Trực tiếp chỉ huy chiến trận
b. Các chi tiết miêu tả:
- nhân có gió Bắc... làm hại mình. 
- Quân Tây Sơn thừa kế... đại bại
- Tác dụng: Làm rõ tài thao lược chiến trận của Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh
Tạo nên cái phông, cái nền, làm nổi bật sự việc và nhân vật
c. Nhận xét, so sánh (Đoạn văn không có yếu tố miêu tả)
- Sự việc nêu đầy đủ
- Kể lại sự việc không sinh động, vì chỉ trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào ?
- Nhờ những yếu tố miêu tả trận đánh được tái hiện sinh động.
2. Kết luận
Miêu tả trong văn bản tự sự làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động
* Ghi nhớ:(SGK)
3. luyện tập
Bài tập 1
Yếu tố tả người trong đoạn trích: Chị em Thúy Kiều
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
+ Thúy Vân: khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang; Hoa cười, ngọc thốt; Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
+ Thúy Kiều: Sắc sảo, mặn mà: Làn thu thủy, nét xuân sơn; Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh;
Tả cảnh thiên nhiên "Ngày xuân... bông hoa
 "Tà tà...... bắc ngang"
Tả cảnh sinh hoạt: " Gần xa.... như nêm "
Tác dụng: Cảnh tươi sáng phù hợp với xã hội của nhân vật trong ngày hội.
 Miêu tả cảnh ngày xuân đẹp, trong trẻo đầy sức sống (4 câu đầu). Cảnh buồn, trầm lặng (6 câu cuối) cảnh có tâm trạng - Biện pháp tả cảnh ngụ tình.
VI. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1. Chọn và phân tích ngữ liệu
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
a. Những câu thơ tả cảnh: 4 câu đầu; 8 câu cuối.
b. Những câu thơ miêu tả nội tâm: 8 câu giữa miêu tả suy nghĩ, nỗi nhớ của Kiều
c. Miêu tả cảnh có mối quan hệ với nội tâm nhân vật: cảnh góp phần bộc lộ tâm trạng qua biện pháp tả cảnh ngụ tình. 
d. Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật - sinh động hơn.
2. Cách miêu tả nội tâm nhân vật qua biểu hiện nét mặt, cử chỉ của nhân vật.
* Ghi nhớ (sgk) (HS đọc)
- Miêu tả nội tâm: tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng - Là biện pháp quan trọng trong xây dựng nhân vật.
- Miêu tả nội tâm trực tiếp hoặc qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ.
III. Hoạt động luyện tập
Hoạt động thầy trò
1. Tóm tắt ngắn gọn truyện Kiều.
2. Làm bài tập 1 trang 87:
3. Bài tập (Giao về nhà cho HS làm).
	Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” bằng một bài văn trên một trang giấy.
Yêu cầu cần đạt
So sánh câu thơ của Nguyễn Du trong đoạn trích với 2 câu thơ cổ Trung Quốc.
- Giống nhau:
Cả hai thi liệu trên đều được vẽ bằng bút pháp miêu tả tài hoa. Tả ít mà gợi nhiều. Không một chữ xuân nhưng đều vẽ lên những bức họa tuyệt đẹp với nét đặc trưng của mùa xuân: hoa lê, cỏ xanh.
- Khác nhau.
Trong câu thơ cổ Trung Quốc: Thể thơ ngũ ngôn. Bức họa mùa xuân tràn đầy sức sống, nên thơ, ngây ngất lòng người với hình ảnh: Cỏ thơm mùa xuân tiếp nối với sắc xanh của trời. Trên cành lê có mấy bông hoa đã nở.
IV. Hoạt động vận dụng
Hoạt động thầy trò
- Chốt lại những nội dung chính.
- GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ tóm tắt. 
- Học sinh dựa vào đó phát biểu.
- GV yêu cầu HS khá giỏi vận dụng kiến thức trong bài học để tìm hiểu, lí giải và đánh giá những đoạn trích Truyện Kiều được học trong chương trình Ngữ Văn 9.
Qua chủ đề đã tìm hiểu, em hãy cho biết em học tập được những gì về:
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
2. Phương pháp tả cảnh, tả người của Nguyễn Du.
3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
V. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
1. Tìm đọc Truyện Kiều và một số bài thơ viết về nhân vật trong truyện, bài nghiên cứu, phê bình về các đoạn trích Truyện Kiều được học trong chương trình Ngữ Văn 9.
2. Đọc tham khảo các bài bình giảng về các đoạn trích Truyện Kiều đã học.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_2223_truyen_kieu_cua_nguyen_du_na.docx