Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 70 đến 80 - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Nhận biết sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe từ ngữ địa phương; cảm nhận nét đẹp văn hóa vùng miền qua các từ ngữ địa phương)
3. Phẩm chất:
- BD tình yêu TV, có trách nhiệm gìn giữ các phương ngữ
4. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết
- Kĩ năng sống: giao tiếp: hiểu biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp; ra quyết định, biết phân tích các cách sử dụng từ phù hợp với giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: hình ảnh, câu hỏi
* Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu đoạn thơ của Tố Hữu (Mẹ Suốt)
? Tìm các từ ngữ ĐP: chi, rứa, nờ,chi, hắn, tui, răng, ưng, tui, coi, mụ
? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng:
? Tác dụng của TTĐP trong đoạn thơ trên? Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ (cá nhân) và báo cáo kết quả -> GV vào bài
Bước 4: Kết luận, nhận định
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS Nội dung
? Thế nào là từ ngữ địa phương? Từ toàn dân? Lấy VD?
- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Từ toàn dân là từ được sử dụng rộng rãi trong toàn dân.
- VD: ba, má, u, bầm, me, mạ mẹ
? Thế nào là phương ngữ? Ví dụ?
- Phương ngữ là ngôn ngữ của một vùng.
-VD: Phương ngữ Bắc, Trung, Nam
- Phương ngữ Bắc Bộ- Trung Bộ- Nam Bộ khác biệt về ngữ âm rất rõ. I/ Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
1. Phân biệt từ ngữ đại phương- từ ngữ toàn dân
2. Phương ngữ
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 70 TÊN BÀI DẠY : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt ) Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 . Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất. - Nhận biết sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. 2. Năng lực: - NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe từ ngữ địa phương; cảm nhận nét đẹp văn hóa vùng miền qua các từ ngữ địa phương) 3. Phẩm chất: - BD tình yêu TV, có trách nhiệm gìn giữ các phương ngữ 4. Các nội dung tích hợp - Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết - Kĩ năng sống: giao tiếp: hiểu biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp; ra quyết định, biết phân tích các cách sử dụng từ phù hợp với giao tiếp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm * Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới. * Nội dung: hình ảnh, câu hỏi * Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận * Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu đoạn thơ của Tố Hữu (Mẹ Suốt) ? Tìm các từ ngữ ĐP: chi, rứa, nờ,chi, hắn, tui, răng, ưng, tui, coi, mụ ? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng: ? Tác dụng của TTĐP trong đoạn thơ trên? Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ (cá nhân) và báo cáo kết quả -> GV vào bài Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Thế nào là từ ngữ địa phương? Từ toàn dân? Lấy VD? - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định. - Từ toàn dân là từ được sử dụng rộng rãi trong toàn dân. - VD: ba, má, u, bầm, me, mạ mẹ ? Thế nào là phương ngữ? Ví dụ? - Phương ngữ là ngôn ngữ của một vùng. -VD: Phương ngữ Bắc, Trung, Nam - Phương ngữ Bắc Bộ- Trung Bộ- Nam Bộ khác biệt về ngữ âm rất rõ. I/ Mở rộng vốn từ ngữ địa phương 1. Phân biệt từ ngữ đại phương- từ ngữ toàn dân 2. Phương ngữ 4.3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập - PP, KT : thuyết trình, nêu vấn đề, kĩ thuật động não - Thời gian : 20 phút - Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ, HS tiếp nhận và thực hiện, báo cáo kết quả Hoạt động của GV và HS Nội dung * Giao nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm làm bài 1 (T175): (kĩ thuật động não) + Nhóm 1,2 phần a + Nhóm 3,4 phần b + Nhóm 5,6 phần c - HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả - GV gọi nhóm 1,3,5 trình bày trên máy chiếu H, các nhóm còn lại nhận xét bạn * Dự kiến SP: GV chiếu hình ảnh trên máy Bài 1 a/ Các sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ địa phương: - Nhút: Món ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình miền Trung. Nguyên liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng muối nén ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được. - Bồn bồn: là loại cây có thân được ghép lại từ những lá bẹ dẹp và dài, cao ngang đầu người, xuất xứ từ xứ "đồng chua nước mặn" Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. - Bánh tày lồng ẹp: là món bánh truyền thống của người Quảng Ninh, được làm từ bột gạo nếp với nước cốt gừng, đường hoa mai (Hoặc đường phên), nhào nhuyễn đem hấp, khi bánh gần chín rắc lạc rang chín bỏ vỏ lên trên. b/ Những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm Phương ngữ miền Bắc Phương ngữ miền Trung Phương ngữ miền Nam bố mạ má mẹ bọ, cha, ba tía bà mệ bà ngã bổ té vứt vất Dụi bẩn dớp nhơ màn mùng mùng Bài tập 2: - HS hoạt động cặp đôi: 3 phút - GV gọi đại diện cặp đôi chia sẻ - Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bài tập 3: - GV chiếu 2 bảng mẫu 1b,1c - HS quan sát và trả lời câu hỏi - GV chiếu thêm 1 số loại quả của Nam Bộ được coi là ngôn ngữ toàn dân: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt 1c. Tìm từ ngữ giống về âm nhưng khác về nghĩa với từ ngữ trong phương ngữ khác? MIỀN BẮC MIỀN TRUNG MIỀN NAM Nón: dùng để đội đầu, làm bằng lá Nón: dùng để đội đầu, làm bằng lá Nón: chỉ chung cả nón và mũ Hòm: dụng cụ để đựng đồ Hòm: quan tài để người chết Hòm: quan tài để người chết Bổ: có ích Bổ: ngã Bổ: té ốm: bị bệnh ốm: gầy ốm: gầy Mắc treo Mắc: bận Mắc: đắt Bài tập 2/ 175 - Sự xuất hiện những từ ngữ có ở địa phương này mà không có ở những địa phương khác, cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lí, phong tục tập quán... =>Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều. Bài 3/ 175 - Những từ ngữ như: cá quả (cá chuối), lợn, ngã... ở trường hợp b được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. - Những cách hiểu như: ốm (bị bệnh), ở trường hợp c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. * GV chiếu bài tập thêm: Tìm những câu thơ, câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương: + Miền Trung: Nhớ- Hồng Nguyên “Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví” + Miền Nam: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu “Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô .......... Nghêu ngao nay chích mai dầm Một bầu trời đất vui thầm ai hay.” + Miền Bắc: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu “Chúng bay chui xuống đất Chúng bay chạy đằng trời Trời không của chúng bay Đất không của chúng bay.” 4.4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức, vận dụng thực tế viết đoạn văn - PP, KT : nêu vấn đề, kĩ thuật động não, viết tích cực - Thời gian :10 phút - Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ, HS tiếp nhận và thực hiện, báo cáo kết quả ? Viết một đoạn văn ngắn (8-> 10 câu), giới thiệu về quê hương yêu dấu, trong đó có sử dụng từ địa phương. ? XĐ yêu cầu HT một đoạn văn + Hình thức: - Viết đúng hình thức một đoạn văn - Các câu có sự liên kết mạch lạc - Đảm bảo số câu theo quy định - Có sử dụng từ ngữ địa phương ? Nội dung cần đảm bảo ý gì? - Giới thiệu về quê hương yêu dấu - GV gọi 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết - GV gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn Đoạn văn tham khảo: Mời bạn đến thăm quê hương tôi- Quảng Ninh yêu dấu. Nơi có nhiều danh thắng đẹp như: vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, bãi biển Trà Cổ. Đến với Quảng Ninh bạn không chỉ ngắm cảnh đẹp mà còn thưởng thức những món hải sản ngon bổ dưỡng như: chả mực, tôm, cua, sá sùng. Vào dịp tết Nguyên Đán bạn còn được thưởng thức các món bánh truyền thống ngon nổi tiếng là bánh gio, bánh tày lồng ẹp Quảng Ninh còn là tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh của quê tôi.Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ ngày càng giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng và phát triển quê hương mình. * Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (5p) - Nắm vững các khái niệm phương ngữ và từ ngữ địa phương. - Nhận xét khái quát vai trò tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương đúng cách, đúng hoàn cảnh. - Tìm các phương ngữ ở các địa phương – từ toàn dân tương ứng; các đoạn văn (thơ) có sử dụng phương ngữ -> lưu lại sổ tay văn học - Chuẩn bị bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm + Đọc và trả lời câu hỏi dưới các ngữ liệu (SGK/177) + Xem trước phần luyện tập Ngày giảng: . / / 2021 TiÕt 71-72 TÊN BÀI DẠY : ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 . Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nhận biết đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Hiểu tác dụng của việc sử dụng đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 2. Năng lực: NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo -NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe đối thoại, độc thoại và độc thoại nt, cảm nhận cái hay của văn ts có các yếu tố này, cảm nhận đc vẻ đẹp của nhân vật). 3. Phẩm chất Nhân ái, trách nhiệm: hiểu và chia sẻ tâm trạng, t/c của nhân vật trong văn tự sự 4. Các nội dung tích hợp: - KNS: ra quyết định, giao tiếp - GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm * Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới. * Nội dung: hs sắm vai thể hiện đoạn trích. * Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận * Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho 3 HS sắm vai thể hiện đoạn trích “Làng” từ chỗ “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin..... để nhục nhã thế này” ? Nội dung của đoạn trích? ? Để khắc hoạ thành công hình ảnh ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, tác giả chú ý miêu tả nhân vật ở những phương diện nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Gọi đại diện 1 HS lên bảng trình bày Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe được những người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo giặc - Đặc biệt chú ý miêu tả ngôn ngữ và nội tâm nhân vật Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tuyên dương và dẫn vào bài. Một văn bản tự sự được coi là sinh động , hấp dẫn không thể thiếu được: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Vậy ta hiểu cụ thể các yếu tố đó như thế nào? Cách vận dụng và nhận biết chúng ra sao? Tiết học ngày hôm nay cô và trò ta cùng tìm hiểu. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VB tự sự * Nội dung: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VB tự sự * Sản phẩm: câu trả lời của hs * Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân ? Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? ? Theo em , mục đích nói của họ là gì? Ta gọi đó là hình thức nòa trong giao tiếp * Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm Chia lớp làm 4 nhóm - Thời gian: 4 phút Nhóm 1+3: 1. Câu “- Hà, nắng gớm, về nào ” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó. Nhóm 2+4: 2. Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)? * Nhiệm vụ 3: HS HĐ nhóm nhỏ (Cặp đôi chia sẻ ) 2 phút: ? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? ? Các hình thức diễn đạt đó đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Dự kiến sản phẩm * Nhiệm vụ 1: - Những người tản cư nói với nhau (ít nhất 2 người). * Dấu hiệu: Dấu hiệu có 2 lượt lời qua lại Lượt 1: - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... Lượt 2: - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! - Có 2 gạch đầu dòng ở 2 lượt lời - Mục đích: Hướng vào làng chợ Dầu theo Tây - Hình thức: Đối thoại * Nhiệm vụ 2: 1. Ông Hai nói với chính mình - Mục đích: bâng quơ, trống lảng để tìm cách thoát lui ra về. ông ngầm lảng tránh chuyện không vui vừa nghe được - Không phải đối thoại vì: + Nội dung không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào và không liên quan đến chủ đề mà hai người đang trao đổi + Không có người đáp lại. - Câu: “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì thế này”. - Ông Hai nói với một ai đó trong tưởng tượng. * Dấu hiệu: + Nói với chính mình thốt ra bằng lời. + Có gạch đầu dòng 2. Là lời của ông Hai hỏi chính mình - Không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. -> Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai trong những phút giây nghe tin làng Dầu theo giặc. * Dấu hiệu: + Nói với chính mình không thốt ra bằng lời + Không có gạch đầu dòng * Nhiệm vụ 3: + Hình thức đối thoại: Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế. Thể hiện thái độ yêu – ghét phân minh của những người phụ nữ tản cư. Tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật + Hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm :Giúp tác giả khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Bước 4: Kết luận, nhận định * Nhiệm vụ 1: GV bổ sung, kết luận : Trường hợp như trên, người ta gọi là đối thoại. ? Qua việc phân tích ngữ liệu hãy cho biết thế nào là đối thoại ? Dấu hiệu nào để nhận biết - Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người....... - Trong văn bản tự sự , trước mỗi lượt lời đều có gạch đầu dòng * Nhiệm vụ 2: * Gọi các kiểu câu như trong mục b là kiểu câu độc thoại ? Hãy rút ra nhận xét độc thoại là gì? - HS trình bày GV: Là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. - Trong văn tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói phải có gạch đầu dòng * Gọi các kiểu câu như trong mục c là kiểu câu độc thoại nội tâm ? Thế nào là độc thoại nội tâm? GV : - Độc thoại nội tâm: + Nói với chính mình không thốt ra bằng lời + Không có gạch đầu dòng (còn gọi là độc thoại không thành lời). * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ ( SGK.178) I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VB tự sự 1. Phân ngữ liệu: * Đoạn trích: sgk/176 a. 3 câu đầu: miêu tả cuộc nói chuyện của những người phụ nữ tản cư. - Có ít nhất 2 người phụ nữ tham gia bởi có 2 lượt lời - Hình thức: Gạch đầu dòng, xuống dòng -> Đối thoại b. Câu “Hà! Nắng gớm, về nào ” ông Hai nói với chính mình và nói với ai đó trong tưởng tượng -> Độc thoại. - Những câu trên là ông Hai tự hỏi chính mình. Những câu hỏi ấy không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. -> Độc thoại nội tâm. d. Tác dụng: - Thể hiện rõ thái độ, diễn biến tâm lí, tình cảm, nội tâm nhân vật. 2. Ghi nhớ : (Sgk/178) * Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau (5p) - Học thuộc phần ghi nhớ - Nắm chắc khái niệm về đối thoại, độc thoại nội tâm - Sưu tầm các hình thức diễn đạt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ở một số văn bản đã học - Chuẩn bị cho giờ sau: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ( tiết 72) + Đọc và chuẩn bị trước bài tập 2 ( 179 ) CHUYỂN TIẾT 2 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức để làm bài tập thực hành. Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Nội dung: Bài tập sgk * Sản phẩm: làm được bài tập * Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV-HS Ghi bảng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1( SGK/178): HS thảo luận theo nhóm bàn ? Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích ? 1. Cuộc đối thoại diễn ra có bình thường không? 2. Em có nhận xét gì về lời thoại ở đây ? 3. Tác dụng của hình thức đối thoại đó 2. Bài 2: Viết đoạn văn. Gợi ý: + Nội dung: đề tài tự chọn (nên chọn các đề tài gần gũi). + Hình thức: sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. + Kết cấu đoạn văn: có 3 phần: Mở đoạn- Phát triển đọan- Kết đoạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Dự kiến: 1. Không bình thường: Cuộc thoại diễn ra trong đêm khuya khi mọi người đã ngủ cả. 2. Bà Hai : 3 lượt lời . - Ông Hai : 2 lượt lời . + Câu thoại đầu: bà Hai gọi, ông Hai không nói gì . + Câu thoại 2: Bà Hai hỏi, ông Hai đáp lại cộc lốc “Gì ? ” + Câu thoại 3: bà Hai hỏi, ông Hai gắt lên “Biết rồi” => Lời thoại đều ngắn, có câu hỏi, câu cảm thán, có lời không nói hết câu (chấm lửng) - Lời đối thoại không liền nhau mà xen kẽ với lời người dẫn chuyện kể về hai nhân vật: + Ông Hai (nằm rũ ra ở trên giường, không nói gì, sau đó khẽ nhúc nhích, và cuối cùng gắt lên), còn bà Hai thì nín bặt sau lời gắt của chồng, và gian nhà lặng đi, hiu hắt 3.Tác dụng : Tất cả cho thấy một không khí buồn bã và lo âu đang bao trùm lên cuộc thoại giữa đêm khuya khoắt, trong đó cả hai nhân vật đều đang nơm nớp lo sợ trước cái tin dồn về làng mình theo giặc. Hình thức đối thoại ngắn, lời thoại xen kẽ với lời kể đã bộc lộ rõ điều đó. Kin Lân đã dựng lên một cuộc đối thoại sinh động, tái hiện cuộc thoại như thật, bộc lộ rõ tính cách và tâm trạng của hai nhân vật, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao cho đoạn văn tự sự. 2. Bài 2: Viết đoạn văn. - Hoa, chỉ còn gần 1 tháng nữa là chúng mình thi hết học kì 1 rồi, thế mà cậu cứ chăm chăm vào "chát chít" thế này ư? - Ai lo thân nấy? Mặc kệ tớ. Hoa đáp lại tôi bằng câu lạnh lùng như vậy và tôi cảm thấy mình hoàn toàn bị hẫng hụt vì Hoa. Sau một thoáng tĩnh tâm, tôi phân trần: - Là bạn thân suốt 8 năm, mình mới nhắc bạn thế thôi! Không khí tình bạn nặng trĩu, hai chúng tôi vẫn đi bên nhau trên đường về nhà nhưng chẳng đứa nào nói với đứa nào một câu. "Được, đã vậy ai lo thân người ấy", tôi tự nhủ. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tổ chức cho HS nhận xét- đánh giá - GV kết luận: Chốt đáp án lên máy chiếu Bài tập 1 (SGK.178) Tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân. - Đối thoại diễn ra giữa hai vợ chồng ông Hai không bình thường. Cuộc thoại diễn ra trong đêm khuya khi mọi người đã ngủ cả. + Lời thoại đều ngắn, có câu hỏi, câu cảm thán, có lời không nói hết câu (chấm lửng) + Lời đối thoại không liền nhau mà xen kẽ với lời người dẫn chuyện kể về hai nhân vật: =>Tác dụng: Dựng lên cuộc đối thoại sinh động, tái hiện cuộc thoại như thật, bộc lộ rõ tính cách và tâm trạng của hai nhân vật: Buồn bã, chán chường, đau khổ thất vọng khi nghe tin làng theo giặc. 2. Bài 2: Viết đoạn văn. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức, vận dụng thực tế viết đoạn văn * Nội dung: bài tập vận dụng * Sản phẩm: hoàn thành viết đoạn văn * Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1: GV đưa bài tập lên máy chiếu * GV giao nhiệm vụ cho HS - HS hoạt động cá nhân Kể chuyện về một cuốn sách ngữ văn 9, có một bạn viết một đoạn đối thoại như sau: Cô chủ ơi, tôi rét quá! Sao mày lại ở dưới đất thế! Chính cô bỏ tôi ở đâykhi vội chạy đi chơi trưa nay mà. Ôi! Đợi tí , tao đang vội làm bài toán đây: (Hôm sau, bạn đó không làm được bài kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn) Tôi ân hận quá, về nhà cố tìm xem quyển Ngữ văn 9 ở đâu. Ngữ văn 9 ơi! Mày ở đâu? Tôi đây này, ở xó tủ đây này Tôi vồ lấy nó, vui mừng khôn xiết và bọc lại cẩn thận a. Nêu tác dụng của lời đối thoại trên b. Thay đổi hoặc thêm đôi ba lời thoại để thể hiện nội tâm nhân vật cho đầy đủ hơn Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (nội dung tự chọn) * Hình thức: Đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm * Nội dung: Đề tài tự chọn - Học sinh viết đoạn văn (theo từng học sinh cá nhân) - GV gọi 2 học sinh trình bày trên bảng - Lớp nhận xét, chữa bài - HS dưới lớp trình bày đoạn văn của mình Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận. * Dự kiến: Bài tập 1: a. Đoạn đối thoại có tác dụng kể việc. Như vậy đã góp phần làm cho cách tự sự được sinh động , nhưng chưa thể hiện được thái độ, tâm lí nhân vật b. Sau lời thoại:” Ôi, đợi tao tí, tao đang vội làm bài toán đây” nên thêm lời độc thoại nội tâm của quyển sách ngữ văn 9 ví dụ: Quyển sách bất lực nhìn cô chủ, nó nghĩ bụng: Cô ta có quan tâm đến mình đâu, mình luôn bị bỏ rơi, thể nào cô ta học dốt môn Ngữ văn là phải - Ở đoạn sau: Tôi vồ lấy nó, vui mừng khôn xiết và bọc lại cẩn thận tự nhủ rằng : Mình học yếu môn ngữ văn có lẽ một phần cũng là tại mình cứ vứt sách lung tung, thôi có lẽ từ nay mình sẽ đối sử thật tốt với nó. Bài tập 2: * GV chiếu nội đoạn văn tham khảo: Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi được ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi bi bô: - Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy! - Thật thế sao em! Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên: - Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé Bước 4: Kết luận, nhận định *. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (5p) - Học thuộc ghi nhớ, làm hoàn thiện các BT - Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm một cách có hiểu biết và hiệu quả. - Viết đoạn văn ngắn (từ 10-12 câu) phân tích tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích phần I của bài học trang 176-177: GV gợi ý: Đoạn văn phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Về hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, có độ dài 10-12 câu, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng. - Thể loại: nghị luận - Về nội dung: hướng vào chủ đề chung: phân tích tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm GV cho HS tham khảo đoạn văn sau: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. Ở đoạn trích trên, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có hiệu quả lớn trong việc tạo không khí của chuyện, đặc biệt giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai. Mở đầu đoạn trích cho thấy có hai người trong đó có ít nhất một người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết đó là đối thoại vì có hai lượt lời qua lại, nội dung cùng hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng. Lời đối thoại này tạo nên không khí câu chuyện, làm không khí câu chuyện nóng lên, xôn xao chuyện “đổ đốn” của làng Dầu theo Tây. Thái độ của người tản cư trong câu chuyện càng làm ông Hai đau xót, tủi hổ, vội vàng đánh trống lảng ra về. Bằng lời độc thoại “Hà, nắng gớm, về nào” cho ta thấy ông nói với mình bằng một câu nói bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoát lui, để rồi phải đau đớn, tủi nhục : “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây được diễn tả sâu sắc hơn bằng những độc thoại nội tâm : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu “. Những câu hỏi không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Dằn vặt, đau đớn, tủi hổ. Tình yêu làng, tự hào về làng trở thành nỗi đau khiến nước mắt ông lão giàn giụa. Các hình thức đối thoại làm câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Chuẩn bị trước bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Yêu cầu: Chuẩn bị ở nhà 3 đề bài sgk/179: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho các đề văn + Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn. + Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp,ở đó em đã pbyk để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. + Đề 3 : Đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. - Nghiên cứu lại cách trình bày bài nói trước lớp Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 73,74 TÊN BÀI DẠY : LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 . Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu biết tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. - Hiểu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện 2. Năng lực - NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận cái hay của yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn tự sự, rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về văn tự sự có 2 yếu tố đó). 3. Phẩm chất - Giáo dục tính chăm chỉ, trách nhiệm cho bản thân qua bài nói. 4. Các nội dung tích hợp - Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung - Kĩ năng sống: đặt mục tiêu, quản lí thời gian, chủ động trình bày trước lớp; giao tiếp, trình bày câu chuyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm * Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới. * Nội dung: câu hỏi * Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận * Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh thi làm bài theo nhóm (2 phút) + Nhóm 1: Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? + Nhóm 2: Dấu hiệu nhận biết yếu tố độc thoại nội tâm và đối thọai trong văn bản tự sự ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận. + Yếu tố nghị luận làm tăng sức thuyết phục cho người đọc, người nghe, làm người đọc, người nghe hiểu sâu hơn về vấn đề cần trình bày. + Dấu hiệu nhận biết đối thoại: Là những lời trao đáp giữa 2 người (trò chuyện), thể hiện bằng gạch đầu dòng lời trao, lời đáp. + Dấu hiệu nhận biết độc thoại nội tâm: Lời nói không phát ra thành tiếng, không có gạch đầu dòng (nói với chính mình trong suy nghĩ, tình cảm) => Yếu tố miêu tả nội tâm sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng, tình cảm của nhân vật. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tuyên dương và dẫn vào bài. Như vậy việc kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự là rất cần thiết. Chúng ta sẽ kết hợp các yếu tố này như thế nào, các em đã có sự chuẩn bị bài ở nhà, chúng ta sẽ trình bày các nội dung đó trước lớp để rút kinh nghiệm về việc kết hợp các yếu tố này và nâng cao kĩ năng nói trước đám đông cho các em. 2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP+VẬN DỤNG Hoạt động của GV- HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV củng cố kiến thức cho học sinh trước khi vào phần luyện nói: ? Đặc điểm của văn bản tự sự? ? Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? ? Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? ? Lưu ý khi sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn bản tự sự. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 1. Đặc điểm của văn bản tự sự: - Cốt truyện,nhân vật,sự việc... 2. Vai trò của yếu tố nghị luận trong tác phẩm tự sự : - Được sử dụng để làm cho việc tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá 3. Vai trò của miêu tả trong tác phẩm tự sự : - Được sử dụng để làm hiện lên hình ảnh nhân vật với các đặc điểm, diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật 4. Lưu ý khi sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn bản tự sự. - các yếu tố nghị luận và miêu tả không được lấn át tự sự. Bước 4: Kết luận, nhận định Gv chốt chuyển sang thực hành. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hoạt động nhóm: chia lớp thành 3 nhóm, cùng làm đề 1 trong SGK/179 -> HS thảo luận - Thống nhất dàn ý chung: 5p - Cử đại diện trình bày dàn ý đã thống nhất. GV: HDHS: + Xác định các yếu tố nghị luận và miêu tả trong một văn bản tự sự, xác định giọng kể cho phù hợp với câu chuyện. + Lập dàn ý cho câu chuyện sẽ được kể. Dựa vào dàn ý đó, tìm các yếu tố nghị luận cần thiết cho việc kể, hình dung tâm tư, tình cảm của nhân vật cần được khắc hoạ. -> Bổ sung hoàn chỉnh dàn ý đã thống nhất * Gợi ý : Bài tập số 1: + Em gây ra chuyện có lỗi với bạn nào? Khi nào? ở đâu? đó là người bạn nào của em (cùng xóm, cùng lớp...) + Em gây ra lỗi gì cho bạn -> Làm tổn thương đến bạn như thế nào? + Sau khi xảy ra câu chuyện đó em có tâm trạng ra sao? ( dằn vặt, hối hận...) + Em đó làm gì để sửa lỗi lầm ấy? + Qua đó em rút ra bài học gì về lẽ sống, đạo đức, tình bạn... - Giáo viên yêu cầu: + Bài nói phải đạt được các ý chính. Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe. + Lựa chọn ngôn ngữ để trình bày trước lớp cần lưu ý: - Chọn vị trí để kể sao cho có thể nhìn thấy người nghe. - Lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các yếu tố miêu tả, nghị luận, kể theo dàn ý đã chuẩn bị để diễn tả nội tâm nhân vật, thể hiện suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về sự việc được kể. - Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn, phù hợp với nội tâm nhân vật và diễn biến
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_70_den_80_nam_hoc_2021_2022.doc