Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2020-2021 - Lục Sóc Na

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2020-2021 - Lục Sóc Na

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của hình tượng của con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong TP

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt diễn biến chuyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong TP.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu lao động, có ý thức vượt khó và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- HS ý thức kính trọng, yêu mến những con người lao động, nhất là những người lao động cống hiến trong sự thầm lặng.

- Các KNS được gd trong bài:

+ Rèn kỹ năng đọc, kể được tác phẩm truyện ngắn giàu chất trữ tình, PT lời kể, giọng kể từ điểm nhìn nhân vật.

4. Tích hợp môi trường: Con người đang vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

+ Kế hoạch bài dạy ứng dụng CNTT, kế hoạch bài dạy Word tương ứng.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để kiểm tra phần đọc văn bản, kiểm tra mức độ tự học và tiếp nhận văn bản trước ở nhà của học sinh.

 - HS: Chuẩn bị bảng nhóm (giấy A0), bút chì màu để thực hiện công việc cụ thể như sau:

• Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy về tác giả

• Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm.

• Nhóm 3: Hoàn cảnh sống và làm việc.

• Nhóm 4: Những suy nghĩ của anh về cuộc sống và công việc.

• Nhóm 5: Lối sống của anh thanh niên.

• Nhóm 6: Thái độ, tình cảm đối với mọi người

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:(5’)

Giới thiệu bài: HS xem video về Sa Pa- Điểm đến hấp dẫn!

? Em hãy cho biết đoạn video vừa rồi đã giới thiệu cảnh đẹp ở nơi nào trên đất nước ta?

- Đúng vậy, Sa Pa là một địa điểm du lịch rất kì thú và nổi tiếng ở nước ta. Nơi đây không chỉ biết đến với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí vô cùng trong lành mát mẻ quanh năm, những ruộng bậc thang, những ngọn núi cao hùng vĩ, mà còn là nơi sống và làm việc của những con người lao động thầm lặng với những phẩm chất cao đẹp, đáng quí. Nhà văn Nguyễn Thành Long viết về họ bằng một tác phẩm truyện ngắn vô cùng đặc sắc, dào dạt chất thơ. Đó chính là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Ở bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi Sa Pa nhé.

 

doc 19 trang maihoap55 3451
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2020-2021 - Lục Sóc Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.3. Tiến trình thực hiện:
Tuần 14 Tiết 68-69-70 Ngày dạy: 01/12/2020. Lớp 9A7 (SS: 40/40)
 Ngày dạy: 02/12/2020. Lớp 9A1 (SS: 32/32)
LẶNG LẼ SA PA
(Trích) _Nguyễn Thành Long_
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của hình tượng của con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong TP
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến chuyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong TP.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu lao động, có ý thức vượt khó và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- HS ý thức kính trọng, yêu mến những con người lao động, nhất là những người lao động cống hiến trong sự thầm lặng.
- Các KNS được gd trong bài:
+ Rèn kỹ năng đọc, kể được tác phẩm truyện ngắn giàu chất trữ tình, PT lời kể, giọng kể từ điểm nhìn nhân vật.
4. Tích hợp môi trường: Con người đang vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 
+ Kế hoạch bài dạy ứng dụng CNTT, kế hoạch bài dạy Word tương ứng.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để kiểm tra phần đọc văn bản, kiểm tra mức độ tự học và tiếp nhận văn bản trước ở nhà của học sinh.
 - HS: Chuẩn bị bảng nhóm (giấy A0), bút chì màu để thực hiện công việc cụ thể như sau:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy về tác giả
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm. 
Nhóm 3: Hoàn cảnh sống và làm việc.
Nhóm 4: Những suy nghĩ của anh về cuộc sống và công việc.
Nhóm 5: Lối sống của anh thanh niên.
Nhóm 6: Thái độ, tình cảm đối với mọi người
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
çHOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:(5’) 
Giới thiệu bài: HS xem video về Sa Pa- Điểm đến hấp dẫn!
? Em hãy cho biết đoạn video vừa rồi đã giới thiệu cảnh đẹp ở nơi nào trên đất nước ta? 
Đúng vậy, Sa Pa là một địa điểm du lịch rất kì thú và nổi tiếng ở nước ta. Nơi đây không chỉ biết đến với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí vô cùng trong lành mát mẻ quanh năm, những ruộng bậc thang, những ngọn núi cao hùng vĩ, mà còn là nơi sống và làm việc của những con người lao động thầm lặng với những phẩm chất cao đẹp, đáng quí. Nhà văn Nguyễn Thành Long viết về họ bằng một tác phẩm truyện ngắn vô cùng đặc sắc, dào dạt chất thơ. Đó chính là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Ở bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi Sa Pa nhé.
GV: chiếu bản đồ vị trí Sa Pa – Lào Cai
çHOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:(95’)
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
BÀI GHI CỦA HỌC SINH
HĐ 2. Hướng dẫn tìm hiểu chung: (20’)
*GV: Trình chiếu chân dung tác giả
(Khi tìm hiểu về 1 tg văn học, các em cần nhớ những đặc điểm về tên, quê quán, nét nổi bật về cuộc đời, đề tài, phong cách sáng tác, sự nghiệp,..
? Dựa vào chú thích sgk, em hãy giới thiệu khái quát về tg Nguyễn Thành Long? (đây là yêu cầu cô giao các em về làm bằng cách vẽ sơ đồ tư duy, những hình thức sơ đồ tư duy đẹp sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về tg)
+ HS nhóm 1 giới thiệu về tác giả 
 (Sơ đồ tư duy nhóm 1)
GV chốt: (chiếu, bổ sung thêm về tác giả)
GV: chiếu các tác phẩm tiêu biểu:
HĐ3: KIỂM TRA: Đọc văn bản ở nhà (10’)
Trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa có những nhân vật nào? Ai là NVC? Ai là nhân vật quan trọng? (NVC: anh TN; các NVP: ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, .NVQT: ông họa sĩ → vì truyện không được kể ngôi thứ nhất, nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ sự quan sát và ý nghĩ của NV ông họa sĩ)
Nhân vật anh TN được bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư bằng biệt danh gì? (người cô độc nhất thế gian)
Trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhân vật anh thanh niên đã tặng quà cho những ai? (Vợ bác lái xe- củ tam thất; hoa cho cô gái; ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe- làn trứng)
Củ tam thất là gì? (trình chiếu về cây tam thất kết hợp chú thích)
Anh thanh niên làm việc ở đâu, ở độ cao bao nhiêu mét? (trên đỉnh Yên Sơn thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao 2.600m)
Anh thanh niên làm công việc gì? (công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu)
Vẻ đẹp của bức tranh Sa Pa được kể đến bắt đầu bằng hình ảnh của sự vật nào? (Bắt đầu bằng những rặng đào)
Nhân vật cô kĩ sư có người yêu chưa? (có – “cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ”/187.)
 9. Có mấy nhân vật chỉ xuất hiện qua lời kể anh thanh niên kể với ông họa sĩ? (3: anh bạn trên trạm đỉnh Phăn xi băng; ông kĩ sư vườn rau; đồng chí nghiên cứu sét)
*GV: Trình chiếu khái quát TP
 (khi tìm hiểu tp, đầu tiên các em cần nắm hoàn cảnh ra đời của tp, vì khi biết rõ hoàn cảnh ra đời tp, các em sẽ hiểu rõ hơn nội dung và ý nghĩa của văn bản) các em cần liên hệ với hoàn cảnh đất nước khi biết rằng 1970 là thời điểm mà nhân dân miền Bắc vẫn đang hăng say lao động sản xuất để tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Lấy bối cảnh hiện thực đn những năm 70 như vậy, nhà văn muốn ngợi ca những con người đang âm thầm cống hiến cho đất nước, những con người đang chiến đấu trên mặt trận không tiếng súng nhưng cũng đầy gian khổ, vất vả, hi sinh.
+ HS thông qua chú thích giới thiệu về tác phẩm: HCST, xuất xứ, thể loại, PTBĐ, ngôi kể, bố cục.
 ( Sơ đồ tư duy về tác phẩm của học sinh nhóm 2)
GV chốt chiếu:
GV: Từ HCST, các em liên hệ đến ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
? Tại sao nhà văn đặt tên tác phẩm là Lặng lẽ Sa Pa 
+ 1 HS trình bày phần tóm tắt – HS khác nhận xét – GV nhận xét, chỉnh sửa
* GV chốt - trình chiếu tóm tắt:
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: 
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) - quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Đề tài: vẻ đẹp bình dị của con người, thiên nhiên, đất nước.
-Truyện của ông nhẹ nhàng, tình cảm, pha chất kí và giàu chất thơ.
* Một số tác phẩm tiêu biểu: 
Bát cơm cụ Hồ (được giải thưởng Phạm Văn Đồng - 1955); Giữa trong xanh (1972); Lí Sơn mùa tỏi (1980) 
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: vào mùa hè 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn
- Xuất xứ: trích từ tập “Giữa trong xanh” (1972)
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự (biểu cảm, miêu tả, nghị luận)
- Ngôi kể: thứ ba (điểm nhìn trần thuật đặt vào ông họa sĩ, đôi khi là cô kĩ sư)
- Nhân vật: chính (anh TN); Nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe; những người chỉ xuất hiện qua lời kể của anh TN) 
- Ý nghĩa nhan đề: (tham khảo trình chiếu)
- Tóm tắt: (tham khảo trình chiếu)
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
BÀI GHI CỦA HỌC SINH
HĐ 4: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu VB:
Bước 1: Tìm hiểu tình huống truyện (10’)
? Hãy nêu tình huống truyện? 
? Nhân vật anh thanh niên xuất hiện trong tình huống nào?
? Nhaän xeùt gì veà tình huoáng truyeän? 
 ? Vai troø tình huoáng naøy trong vieäc giôùi thieäu nhaân vaät chính? 
→ Tình huống truyện tuy đơn giản nhưng có vai trò giới thiệu nhân vật rất tự nhiên→ Anh thanh niªn chØ hiÖn ra trong chèc l¸t nh­ng ®Ó l¹i cho c¸c nh©n vËt kh¸c nh÷ng ấn tượng sâu sắc.
II. Đọc – hiểu VB:
1. Tình huống truyện: 
- Tình huống: cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
→ Tác dụng: tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
Bước 2: Tìm hiểu cảnh đẹp của Sa Pa (10’)
+HS: Đọc đoạn miêu tả về thiên nhiên Sa Pa
? Cảnh đẹp Sa Pa được miêu tả qua những hình ảnh nào? (câu văn nào miêu tả cảnh đẹp Sa Pa?)
- Chi tiết: một buổi sáng, nắng từ từ lan tỏa làm bừng dậy “rừng cây”, những đám sương còn sót lại trong không gian ngày mới .
? Em cảm nhận ntn về vẻ đẹp ở nơi đây? 
? Để tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp như thế, tg đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Em có thái độ gì khi biết được nước ta có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như thế?
*GV(LGMT): Vẻ đẹp thơ mộng thể hiện ở nhiều góc không gian SaPa làm ta thêm yêu mến, tự hào thiên nhiên tươi đẹp nước ta.
Chuyển ý: Sa Pa không chỉ có thiên nhiên kì ảo thơ mộng mà con người cũng là những khám phá đầy thú vị của tác giả trong chuyến đi thực tế. 
2. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa
- Hình ảnh: 
+ Sa Pa bắt đầu với những rặng đào.
+ Những đàn bò lang gặm cỏ buổi sáng.
+ Nắng, những cây thông, những cây tử kinh màu hoa cà, màu xanh của rừng.
+ Mây bị nắng xua, cuộn tròn từng cục luồn cả vào gầm xe.
=> Bức tranh tươi sáng, rực rỡ, thơ mộng, tràn đầy sức sống. 
=>NT miêu tả đặc sắc, Sa Pa “đẹp một cách kì lạ”.
Bước 3: Tìm hiểu nhân vật anh thanh niên (35’)
a/ Hoàn cảnh sống và làm việc:
-HS: Trong truyện, sự xuất hiện của anh thanh niên có gì đặc biệt?
-GV: Hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiện lên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác .
? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên? (sống nơi nào, làm việc gì?)
? Nhiệm vụ cụ thể của anh là gì?
? Công việc ấy đòi hỏi người làm việc phải ntn?
? Vậy em có cảm nhận gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh TN qua các chi tiết vừa tìm hiểu trên?
-GV: Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao à Công việc thầm lặng nhưng chứa đựng sự gian khổ, nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa bão, gió tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài để làm công việc. 
Lồng ghép môi trường: con người đang vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào cuộc sống.
 (SĐTD của HS nhóm 3)
3. Nhân vật anh thanh niên
a. Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình ở độ cao 2600m à vắng vẻ, cô độc nên “thèm người”.
- Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất nhằm dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất. 
à Tỉ mỉ, chính xác, kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao.
→ Anh sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt và cô đơn.
b/ Suy nghĩ về công việc và cuộc sống:
(GV chuyển ý: Vậy điều gì đã giúp anh TN vượt lên được hoàn cảnh sống đặc biệt như vậy)
GV chiếu đoạn văn gợi ý
? Anh TN đã có suy nghĩ gì về công việc của mình?
? Anh thanh niên đã có ý thức như thế nào về công việc của mình ?
 (SĐTD của HS nhóm 4)
c/ Lối sống, cách tổ chức, sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao?
GV chiếu đoạn văn gợi ý
? Anh TN còn có niềm vui là gì? (Đọc sách)
? Anh TN xem sách như là gì?
-GV (giảng bình): dù sống 1 mình nhưng anh không hề cô đơn, không hề bị cô lập giữa rừng xanh mây trắng. Anh vẫn học hỏi, mở mang kiến thức và kết nối được với cuộc sống bên ngoài qua những trang sách, các em nên học tập ở anh.
? Ngoài việc đọc sách, anh TN còn có thú vui nào khác? 
( trồng hoa, nuôi gà)
? Nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn là gì?
 (SĐTD của HS nhóm 5)
- Em đã học tập được điều tốt đẹp gì ở anh qua những chi tiết trên? (HS tự liên hệ bài học nhận thức)
GV (giảng bình): Có thể nói tình yêu, tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình cống hiến trong công việc là một biểu hiện của ty Tổ quốc. HP là cống hiến, hp là làm tròn trách nhiệm cv của mình. ATN thực sự là 1 người có lí tưởng đẹp, suy nghĩ và hành động đẹp, phong cách sống cao đẹp, một nghị lực sống mạnh mẽ, tâm hồn trong sáng. Là 1 người khiến chúng ta của ngày hôm nay phải khâm phục, ngưỡng mộ và nên học tập những phẩm chất cao đẹp đó.
d/ Thái độ, tình cảm đối với mọi người:
? Trong cuộc trò chuyện, gặp gỡ giữa anh thanh niên với các nhân vật khác, em nhận thấy nhân vật anh TN còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất nào nữa?
 (Sơ đồ của HS nhóm 6)
GV (giảng): Anh TN hiếu khách: chắn cây ngang đường để được gặp mọi người; mời mọi người lên nhà, tiếp đón nồng hậu; quan tâm người xung quanh: tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe; làn trứng cho mọi người; xúc động khi chia tay, không dám tiễn khách dù chưa đến giờ “ốp”.
GV: chốt về NV anh thanh niên
b. Suy nghĩ về công việc và cuộc sống:
- Tinh thần yêu nghề:
+ Coi công việc như người bạn.
+ Ý thức được công việc của mình có ích cho cuộc sống.
+ Ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước.
+ Hạnh phúc khi được làm việc và cống hiến.
c. Lối sống của anh thanh niên:
- Tự tạo ra nguồn vui: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách (xem sách là người bạn tâm tình).
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng, chủ động.
* NT xây dựng chân dung nhân vật tỏa sáng với chiều sâu tư tưởng, bằng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, miêu tả NV với nhiều điểm nhìn.
→ Say mê, tự giác, tận tụy trong công việc; lối sống khoa học, ngăn nắp; có tâm hồn cao đẹp.
d. Thái độ, tình cảm đối với mọi người:
- Cởi mở, chân thành, hiếu khách, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người.
- Khiêm tốn, giản dị (nói về sự đóng góp của người khác với sự thán phục, ca ngợi), thành thực.
Bước 4: Höôùng daãn tìm hiểu caùc nhaân vaät phuï khaùc (15’)
? Ông họa sĩ là người như thế nào?
? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm?
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã tác động đến cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ như thế nào?
- Qua đó nhân vật để lại cho em ấn tượng gì?
- Vì sao ông thấy “nhọc quá” khi ký họa và suy nghĩ về điều anh nói?
GV chiếu chốt:
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh TN có tác động như thế nào đối với cô kĩ sư?
? Nhân vật bác lái xe là người như thế nào? 
? Các nhân vật phụ, họ mang những nét phẩm chất đáng quý nào?
? Hãy tìm hiểu vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt, họ là những ai?
? Họ có những phẩm chất đáng quý nào ?
? Tất cả các NV ấy đều được gọi tên như thế nào? (không được đặt tên, gọi theo giới tính, nghề nghiệp) 
? Tác giả Nguyễn Thành Long muốn gởi gắm chúng ta điều gì khi ông có cách gọi tên các nhân vật như vậy?
→ Họ đều là những con người lao động bình thường đang lặng lẽ làm việc, âm thầm cống hiến để xây dựng và làm giàu thêm cho đất nước.
? Nêu ý nghĩa truyện? (qua VB, nhà văn ca ngợi những ai và ca ngợi về điều gì?)
HĐ 5: Tổng kết (5’) 
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
? Nêu nội dung chính của truyện?
? Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện?
GV: chốt kiến thức bằng SĐTD tổng kết bài học:
4. Các nhân vật phụ:
a. Các nhân vật phụ có mặt:
* Ông họa sĩ:
- Là người trí thức, từng trải trong cuộc sống.
- Say mê hội họa, yêu cái đẹp.
- Khi gặp anh thanh niên “ông đã xúc động bối rối.
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ .
=> Những cảm xúc, suy tư của ông họa sĩ làm cho chân dung nhân vật anh thanh niên thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
* Cô kĩ sư:
- Mới ra trường, nhận việc ở Ty nông nghiệp Lai Châu; có lí tưởng, hoài bão, ham học hỏi, năng động, tế nhị.
 -Cô yên tâm với quyết định của mình khi nhận công tác ở nơi m.núi xa xôi.
=> Qua tâm tư, cảm xúc của cô kĩ sư, ta nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh thanh niên.
* Bác lái xe:
- Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc.
- Là một người niềm nở và cởi mở.
- Bác còn là một người có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa.
=> Những con người lao động bình thường và yêu cuộc sống, khát khao được cống hiến.
b. Các nhân vật phụ vắng mặt:
- Anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – pang cao 3142m.
- Ông kỹ sư vườn rau: tự thụ phấn hao cho củ su hào thêm to, thêm ngọt.
- Anh cán bộ khoa học nghiên cứu và hoàn thành công trình
bản đồ sét.
- Họ chính là những người vô danh, đều hi sinh quyền lợi riêng, quên mình vì công việc chung.
à Sức mạnh tiềm tang trong công cuộc xây dựng CNXH những năm đầu của thế kỉ XX.
4. Ý nghĩa văn bản: 
Là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của NV ông hoạ sĩ. Qua đó tác giả thể hiện niềm tin yêu đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ: SGK/189) 
çHOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: (10’) 
? Phát biểu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên?
GV: Định hướng một số ý cơ bản sau:
- Khái quát chung:giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, tình huống truyện; hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
- Cảm nhận: 
+ Anh thanh niên là một người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Anh thanh niên là một người có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống, có nếp sống khoa học.
+ Anh thanh niên là một người chân thành, cởi mở và hiếu khách.
+ Anh thanh niên là một người rất khiêm tốn.
- Hình tượng anh thanh niên gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc khi được nhà văn đặt trong một tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn; để nhân vật tự bộc lộ trong các cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình tượng con người thầm lặng, cống hiến quên mình vì Tổ quốc. Nhân vật anh thanh niên chính là hình tượng lí tưởng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xứng đáng trở thành những đại diện tiêu biểu cho tất cả những người Việt Nam yêu nước.
(Bài làm của học sinh)
çHOẠT ĐỘNG 4 VÀ 5: VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG:(20’) 
Câu 1: Về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là chất trữ tình. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
*Gợi ý:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
- Giải thích ngắn gọn ý kiến:
+ Thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được tạo nên từ nhiều yếu tố ( tình huống truyện, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, ). Trong đó, chất trữ tình là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
+ Chất trữ tình của tác phẩm được tạo nên bởi cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng và thể hiện bằng những lời văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, 
-Chứng minh ý kiến:
+ Chất trữ tình được tạo nên từ những chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa Pa qua cái nhìn của người nghệ sĩ già.
+ Chất trữ tình còn được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị, từ những câu chuyện về cuộc sống lặng lẽ ở Sa Pa (qua lời kể của anh thanh niên và bác lái xe, suy nghĩ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ) và từ những cảm xúc, tình cảm mới nảy nở trong tâm hồn các nhân vật khi gặp gỡ nhân vật anh thanh niên.
+ Để tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm, nhà văn đã sử dụng lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh; giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng.
-Nhận xét, đánh giá: Chất trữ tình kết hợp với bình luận, tự sự đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Truyện khắc họa thành công những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
*Gợi ý: Trên cơ sở nắm được kiến thức về tác phẩm, HS cảm nhận, phân tích, đánh giá về đất nước và con người Việt Nam trong Lặng lẽ Sa Pa qua các ý cơ bản sau:
a/ Về đất nước Việt Nam:
-Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi.
b/ Về con người Việt Nam:
-Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước.
-Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời.
-Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng.
Bài làm tham khảo:
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Thành Long năm 1970. Trong không khí cả miền Bắc thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ, thống nhất đất nước; tác phẩm đã ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng có trái tim sôi nổi trẻ trung, hết lòng vì Tổ quốc. Cách kể chuyện của tác giả rất tự nhiên, kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Câu chuyện nhẹ nhàng đến với người đọc nhưng đem lại rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về sự đóng góp của con người và đất nước.
Mở đầu và kết thúc truyện là bức tranh tuyệt đẹp của Sa Pa. Thiên nhiên miền Tây Bắc hiện ra qua ngòi bút giàu chất thơ trở nên ấm áp, thú vị. Những nét vẽ tinh nghịch khiến cho Sa Pa không hề hoang vu mà trái lại rất hữu tình, thơ mộng, tráng lệ và đầy sức sống. Trên nền bức tranh ấy, cuộc sống của con người ở miền Tây Bắc Tổ quốc càng thêm ý nghĩa. 
Nhân vật của truyện cũng rất giản dị, ngay cả cái tên cũng không có. Tác giả gọi họ bằng những danh từ chung: anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư .Bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với khách. Cách dẫn chuyện của bác không chỉ tạo ra sự thân thiện mà còn lôi cuốn người nghe: “Tôi sắp giới thiệu với bác một con người cô độc nhất thế gian”. Ông họa sĩ già say mê nghệ thuật “xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước khi về hưu”. Lúc nào ông cũng trăn trở “phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích”. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, từ cuộc đời học trò chật hẹp bước vào cuộc sống bát ngát, mới mẻ. Cái gì cũng rạo rực, háo hức .Cô khát khao đất trời rộng lớn, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì .Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào củ to và ngọt để phục vụ nhân dân và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học “suốt ngày chờ sét” nửa đêm mưa gió hễ nghe sét là “choáng choàng chạy xem”, mười một năm không một ngày xa cơ quan .Tiêu biểu nhất trong số đó là anh thanh niên hai bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, sống và làm bạn với mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm mưa tuyết lạnh cóng, anh vẫn cầm đèn bão ra vườn lấy số liệu, khi trở về nhà “không thể nào ngủ lại được”. Anh làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây khô trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ. Không chỉ có tinh thần trách nhiệm, anh còn là người có đời sống tâm hồn phong phú. Anh cần cù chịu khó, nuôi gà lấy trứng, trồng hoa khiêm tốn khi nói về mình và dành những lời đẹp đẽ nhất để ca ngợi đồng nghiệp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm củ tam thất, tặng cô kĩ sư một bó hoa, gửi ông họa sĩ làn trứng để ăn trưa. Tất cả đều toát lên sự ấm áp tình yêu thương của lí tưởng cao đẹp: “ Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” .Qua đó, anh thanh niên càng để lại cho người đọc những ấn tượng cao đẹp, trong sáng.
Qua những lí lẽ phân tích trên, chúng ta đều cảm nhận rằng tất cả nhân vật thật đúng là những con người mẫu mực trong mọi lĩnh vực: công việc, tình cảm, đời sống, phẩm chất .Họ đều đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước, cho Tổ quốc. Mỗi người là một bông hoa tươi đẹp, lặng lẽ tỏa hương, là một nốt nhạc trầm trong bản hùng ca của dân tộc. Chính những nét đẹp ngời sáng ấy đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ ngày nay noi theo. Hình ảnh anh thanh niên đó còn là một tấm gương cho con người trí thức khoa học ngày nay: biết nghĩ – dám làm, làm việc hữu ích, kết quả thật đáng trân trọng.
*Lưu ý: GV có thể linh động về mặt thời lượng để nội dung luyện tập được nhiều hơn.
*Hướng dẫn HS học ở nhà và CBB mới (5’):
-Học ghi nhớ, ý nghĩa VB, tóm tắt VB, nêu được cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật của tp.
-Soạn bài: Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
+ Tóm tắt VB; trả lời câu hỏi 1-4/202 SGK.
+ Đọc kĩ ( chú thích, VB, ghi nhớ, câu hỏi phần đọc – hiểu).
+ Tìm hiểu tình huống truyên, nhân vật ông Sáu và bé Thu? Diễn biến tâm lí NV?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_14_lang_le_sa_pa_nguyen_thanh_lon.doc