Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1 Kiến thức:

 + Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

 + Nắm được những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt nam.

2 Kỹ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

 + Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.

 + Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng

 +Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

3. Thái độ:

 + Giáo dục sự nhận thức đúng đắn về ý thức, nhiệm vụ của xã hội và bản thân với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

+ Có tấm lòng nhân hậu, cảm thông và chia sẻ sâu sắc đối với những em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi, có thái độ tích cực đối với những hàng vi v i phạm quyền trẻ em.

4. Đánh giá năng lực:

+ Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

+ Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.

+ Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.

B CHUẨN BỊ:

 * Giáo viên:

+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu về quyền trẻ em.

 * Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, soạn bài theo gợi ý của SGK, chuẩn bị GV giao tiết trước.

C PHƯƠNG PHÁP:

+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận, minh hoạ bằng tranh ảnh, giảng bình,

 qui nạp.

 + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, lập kế hoạch v.v.

 

doc 19 trang maihoap55 3330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 4/9/201
Tuần 3 - Tiết 11 - 12
 VĂN BẢN: 
 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1 Kiến thức: 
 + Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
 + Nắm được những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt nam.
2 Kỹ năng: 
* Kĩ năng bài dạy:
 + Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
 + Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng
 +Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ:
 + Giáo dục sự nhận thức đúng đắn về ý thức, nhiệm vụ của xã hội và bản thân với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
+ Có tấm lòng nhân hậu, cảm thông và chia sẻ sâu sắc đối với những em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi, có thái độ tích cực đối với những hàng vi v i phạm quyền trẻ em.
4. Đánh giá năng lực: 
+ Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
+ Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
+ Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
B CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: 
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu về quyền trẻ em.
 * Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, soạn bài theo gợi ý của SGK, chuẩn bị GV giao tiết trước.
C PHƯƠNG PHÁP:
+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận, minh hoạ bằng tranh ảnh, giảng bình, 
 qui nạp.
 + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, lập kế hoạch v.v..
D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Vì sao nói chúng ta đều có trách nhiệm phải ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, chống chiến tranh hạt nhân? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn nghị luận này?
 * Gợi ý: Phải ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, chống chiến tranh hạt nhân vì:
+ Sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua hạt nhân. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục. 
+ Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân: Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên.Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên -> Hành động phi lí. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
 + Lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Hệ thống lý lẽ được gắn chặt với hệ thống dẫn chứng chính xác, cụ thể. 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian: 
	GV chiếu Video/ hình ảnh những trẻ em châu Phi trong nạn đói, hình ảnh 5 chú tiểu ở tịnh thất Bồng Lai ( ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 
Gv: Nêu cảm nhận của em về video/ hình ảnh nói trên
Hs: Trả lời
( đáng thương, tội nghiệp, không được chăm lo, chăm sóc đầy đủ...)
Gv dẫn dắt vô bài
	Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em thế giới hiện đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, nhưng đồng thời đã và đang gặp những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, một phần lớn của bản “Tuyên bố...”tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại liên hợp quốc Mĩ cách đây 29 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. 
Cách 2: Giáo viên in hình ảnh cho học sinh, mặt trước của tranh là các hình ảnh sau:
Những tòa nhà chọc trời Siêu xe dát vàng
 Một thành phố ở Dubai Ẩm thực dát vàng
Gv : Cảm nhận của em về những hình ảnh này:
Hs: Giàu có, xa hoa, hoành tráng, muốn trải nghiệm
Gv: Cô còn điều bí mật phía sau những hình ảnh này. Gv lật mặt sau của các hình ảnh lại (nên làm 2 mặt để hs hiểu được tính 2 mặt của cuộc sống)
Trẻ em sống dưới gầm cầu Thực đơn bữa trưa của học sinh vùng cao
Học sinh VN chui túi bóng để qua sông đến trường Hành trình vượt núi dốc đứng tìm con chữ của hs TQ
Gv: Các em nhận thấy điều gì từ hình ảnh mặt trước và mặt sau?
Hs: trả lời
(có sự đối nghịch, nếu như những hình ảnh trước thể hiện sự xa hoa, sung túc thì những hình ảnh này là sự đói khổ, bất hạnh....)
Gv: dẫn dắt vào bài
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, trọn vẹn và ngọt ngào mà nó giống như chính bức tranh. Một mặt của nó là tươi đẹp, hào nhoáng. Nhưng mặt còn lại là sự thiếu thốn, đói khổ, bất hạnh, đau thương. Và trẻ em-vốn là "những búp trên cành" nên thường phải hứng chịu những thiệt thòi nhiều nhất. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến thực tại mà còn ảnh hưởng đến cả tương lai của các em nói riêng và của nhân loại nói chung. Để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, một phần lớn của bản “Tuyên bố...”tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại liên hợp quốc Mĩ cách đây 29 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
 ? Văn bản này được tuyên bố vào thời gian nào? Tại đâu trong hoàn cảnh nào ?
* Giáo viên: Văn bản này không phải là toàn bộ lời tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em mà sau phần nhiệm vụ (hết mục 17) bản tuyên bố còn phần cam kết, những bước tiếp theo và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm. Điều này cũng khẳng định: Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn.
? Văn bản này ra đời trong tình hình thế giới như thế nào ? ?(H khá giỏi)
- Bối cảnh thế giới mấy chục năm cuối thế kỉ XX:
+ Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để quan tâm đến trẻ em.
+ Khó khăn, những vấn đề đặt ra: Sự phân hoá rõ rệt về mức sống giữa các nước, trong một nước. Chiến tranh và bạo lực nổ ra ở nhiều nơi, có nhiều trẻ em hòan cảnh khó khăn, tàn tật, bị bóc lột, thất học.....
* Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, khúc triết từng mục để cho thấy tính cấp thiết của vấn đề tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
* Văn bản gồm 17 mục giáo viên đọc mẫu phần 1,2 Gọi học sinh đọc tiếp.
? Em hiểu chế độ Apacthai như thế nào?
? Giải thích các từ tăng trưởng, vô gia cư?
+ Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tiến bộ, tốt đẹp
+ Vô gia cư: Không gia đình, không nhà cửa
? Nhận xét về ND văn bản này thuộc cụm văn bản nào? 
+ Nhóm văn bản nhật dụng
? Xét về hình thức, cách trình bày văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
 + Nghị luận ctrị xã hội 
? Vấn đề cần đề cập là gì ?
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc và phát triển của trẻ em.
* Giáo viên: Sau hai đoạn đầu ( 1 + 2 ) khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
? Đoạn còn lại có thể chia làm mấy phần ? Dựa vào đâu em xác định bố cục đó ?
* Học sinh xác định dựa vào các tiêu mục trong SGK.
+ Phần mở đầu:( 2 mục) Lý do của bản tuyên bố 
+ Sự thách thức :( 5 mục): Nêu thực trạng cuộc sống của nhiều trẻ em...
 + Cơ hội: (2 mục) Những điều kiện thuận lợi để con người có thể quan tâm đến trẻ em được nhiều hơn.
 + Nhiệm vụ: (8 mục):Những nhiệm vụ cụ thể ....
? Em có nhận xét gì về bố của trên của văn bản?
+ Rất rõ ràng mạch lạc, các phần liên kết chặt chẽ và lôgíc.Văn bản đi từ nghiên cứu chung đến thực tế (kk, thuận lợi) và từ thực tế đề ra nhiệm vụ cụ thể.
? Đọc lại phần mở đầu và cho biết: Nội dung và ý nghĩa của từng mục vừa đọc ?
 + Mục 1: Mở đầu nêu vấn đề giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới.Tại sao phải họp hội nghị này.
 + Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền của trẻ em.
? Mở đầu văn bản Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở Niu Ooc ngày 30/9/1990 đã kêu gọi điều gì về quyền trẻ em?
? Bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn về trẻ em ntn?
* Giáo viên gợi ý ? Cách nhìn đã thể hiện Qua đặc điểm nào của trẻ em?
? Hội nghị đã khẳng định trẻ em có những quyền gì 
+ Phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi được học và phát triển, tương lai của chúng phải được trưởng thành trong sự hoà hợp và tương trợ (sống trong bình đẳng giúp đỡ và không bị phân biệt)
? Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng thế giới về trẻ em?
+ Cách nhìn tiến bộ đầy tin yêu và giàu trách nhiệm đối với thế hệ trẻ-> Hội nghị cấp cao thế giới thể hiện sự quan tâm rất đặc biệt và cần thiết với trẻ em.
? Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất như thế nào?
? Là học sinh thế hệ trẻ, em có cảm xúc gì khi biết đến lời tuyên bố này ?
+ Vui sướng vì: Quyền sống của trẻ em là vấn đề quan trọng cấp thiết trong thế giới hiện đại. 
+ Cộng đồng thế giới đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề này-> Trẻ em có quyền hi vọng vào những lời tuyên bố đó. 
? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
(H khá giỏi)
* G.viên: Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định chương trình hoạt động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em từ 1991-2000 đặt thành bộ phận chiến lược phát triển k.tế xã hội.
A.Giới thiệu chung:
* Tác phẩm:
+ Trích "Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại trụ sở Liên hợp quốc tại Niu-oóc ngày 30/9/1990
B. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc- chú thích:
2. Bố cục- Kiểu văn bản
+ Kiểu văn bản: nhật dụng
+ PTBĐ: nghị luận (chính trị -xã hội)
+ Bố cục: 4 phần
3. Phân tích:
a Nhận thức của cộng đồng về trẻ em và quyền trẻ em:
+ Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn".
-> Lí do đề ra bản tuyên bố.
+ Cách nhìn nhận trẻ em
thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
=> Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển.
=> Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một vấn đề mang tính chất nhân bản.
+ Cách nêu vấn đề gọn, rõ có tính chất khẳng định, giới thiệu mục đích, nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp, 
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 
 ? Nêu nhận thức của cộng đồng về Trẻ em và Quyền trẻ em thông qua phần một, hai của bản Tuyên bố?
 + Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn"-> Lí do đề ra bản tuyên bố.
+ Cách nhìn nhận trẻ em thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
+ Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển.
=> Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một vấn đề mang tính chất nhân bản.
 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 + Học bài, nắm xuất xứ tác phẩm, nội dung mục1,2 
 + Soạn tiếp phần còn lại (Những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
Soạn: 4/9/201
Tuần 3- Tiết 12: (Tiếp)
Văn bản: 
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1 Kiến thức: 
 + Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
 + Nắm được những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt nam.
2 Kỹ năng: 
* Kĩ năng bài dạy:
 + Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
 + Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng
 +Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ:
 + Giáo dục sự nhận thức đúng đắn về ý thức, nhiệm vụ của xã hội và bản thân với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
+ Có tấm lòng nhân hậu, cảm thông và chia sẻ sâu sắc đối với những em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi, có thái độ tích cực đối với những hàng vi v i phạm quyền trẻ em.
4. Đánh giá năng lực: 
+ Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
+ Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
+ Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
B CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: 
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu về quyền trẻ em.
 * Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, soạn bài theo gợi ý của SGK, chuẩn bị GV giao tiết trước.
C PHƯƠNG PHÁP:
+ Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận, minh hoạ bằng tranh ảnh, giảng bình, 
 qui nạp.
 + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, lập kế hoạch v.v..
D TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy khái quát nội dung ý nghĩa của mục 1& 2 ?
* Yêu cầu:+ Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn"-> Lí do đề ra bản tuyên bố. 
+ Cách nhìn nhận trẻ em thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng
+ Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển => Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một vấn đề mang tính chất nhân bản. 
=> Cách nêu vấn đề gọn, rõ có tính chất khẳng định, giới thiệu mục đích, nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới. 
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian: 3’
 Cách 1: Gv cho học sinh hát học nghe bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai sau đó dẫn dắt vào bài
 Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nhận định của Hội nghị cấp cao về trẻ em và Quyền trẻ em qua văn bản “Tuyên bố ”, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ em sẽ có những giải pháp nào để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ em.
Cách 2: Cho học sinh xem video bạo hành trẻ em ( ở VN)và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của mình về video
Gv: dẫn dắt
Bác Hồ từng nói: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Tuy nhiên không phải lúc nào những "chiếc búp" non nớt ấy cũng được nâng niu, trân trọng, yêu thương. Video các con vừa xem là một minh chứng cho điều này. Vậy để bảo vệ cho trẻ em, chúng ta cần phải làm gì? Tiết 2 của bài "Tuyến bố....." sẽ giúp chúng ta có câu trả lời
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Gọi học sinh đọc từ mục 3 đến mục 7 (SGK-32)
? Hãy cho biết vai trò và vị trí của mục 3?
+ Vai trò chuyển ý, chuyển đoạn, giới hạn vấn đề: Trong thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới không được hưởng “quyền trẻ em” bằng phép tương phản, thu hút người nghe.
? Theo dõi mục 4,5,6 và cho biết nhà phân tích đã chỉ ra những thách thức nào? 
 ? Trong thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới ntn? -> Ghi bảng
? Trình bày những dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét trên?
+ Mỗi ngày có 40.000 trẻ em bị chết
+ Hàng ngày có vô số trẻ em..bất hạnh
+ Mỗi ngày có hàng triệu...đói nghèo
? Em có nhận xét gì về cách nói và con số được đưa ra?
+ Cho thấy số trẻ em chịu bất hạnh là vô cùng lớn, các em phải chịu những bất hạnh, hiểm hoạ giáng xuống từng ngày từng giờ-> kìm hãm khả năng phát triển, quyền trẻ em bị xâm phạm.
? Tuy ngắn gọn nhưng phần “sự thách thức” đã nêu lên điều gì về tình trạng của trẻ em?
+ Bị trở thành nạn nhân của của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=> ghi bảng
? Theo em, những bất hạnh trên của trẻ em là mang tính khách quan hay chủ quan? Nhân loại có thể cải thiện tình hình đó được hay không?
+ Có thể khẳng định những bất hạnh trên là mang tính chủ quan, do chính những người vô nhân đạo gây ra, thế giới chưa có phương án quan tâm đúng mức đến trẻ em
 -> Chúng ta có thể thay đổi và cải thiện cuộc sống cho trẻ em được tốt hơn.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận ở đoạn văn nghị luận này?
+ Phân tích theo trình tự tổng- phân -hợp
+ Kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng bằng những con số xác thực, tiêu biểu
+ Giải thích thực trạng bằng nguyên nhân
+ Luận cứ liệt kê dồn dập ->gây tác động truyền cảm
+ Ba điều nói về thực trạng đều mở đầu bằng sự lặp lại của 1 cụm từ mang nghĩa khẩn cấp: " Hàng ngày....Mỗi ngày và những cụm từ có sự gợi cảm mạnh mẽ " những hiểm họa.., nỗi bất hạnh, những thảm họa..."
? Em nhận thức được điều gì qua lập luận ấy ?
? Hiện nay trẻ em ở VNam nói chung và thế giới nói riêng phải chịu đựng những thách thức nào ngoài những thách thức nêu trên?
 * Học sinh thảo luận nhóm (3 phút)
+ Buôn bán, bắt cóc trẻ em qua biên giới: T.Quốc& T.Lan
+ Nạn nhân của những vụ hiếp dâm, cưỡng dâm, xâm phạm tình dục, bạo hành trẻ em.v.v..
+ Nạn nhân của văn hoá phẩm đồ truỵ, ma tuý
+ Đói nghèo, khủng hoảng k.tế
+ Dịch bệnh nguy hiểm: Viêm cơ Đen ta, H1N1 HIV/AIDS, xương thuỷ tinh, ảnh hưởng chất độc màu da cam.v.v..
+ Nạn nhân của sóng thần, động đất, bão lụt, lũ quét.v.v..
+ Môi trường xuống cấp
* G.viên: Chiếu video sóng thần ở Nhật bản
 Sóng thần, động đất mạnh nhất trong vòng 140 năm tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 có 15.365 người thiệt mạng, 5.363 người bị thương và 8.206 người bị mất tích. 125. công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá huỷ hoàn toàn. Một loạt các nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng ngừng hoạt động khiến cho việc rò rỉ chất phóng xạ- nỗi lo lớn của toàn thể nhân dân thế giới. Trẻ em ở các nước nghèo Châu Á, Châu Phi bị chết đói. Vào tháng 1 năm 2008 cả nước ta đã trào dâng
 làn sóng phẫn nộ về trường hợp “ bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở số 1/2 đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng 
Nai hành hung 10 đứa trẻ trong quá trình trông giữ các cháu tại nhà ( Bị xử phạt 12 tháng tù giam vì tội: “ngược đãi trẻ em” theo điều 11 Bội luật hình sự ).v.v...
? Vì sao nói những bất hạnh, thảm hoạ là những thách thức đối với các nhà lãnh đạo?
+ Họ phải trăn trở suy nghĩ và tìm các giải pháp thích hợp để giảm bớt và xoá bỏ bất hạnh cho trẻ em. Họ phải làm tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể vì trẻ em.=> ghi bảng
* G.viên kết luận: Tuy ngắn gọn nhưng phần “Thách thức” đã nêu lên khá đầy đủ, cụ thể hiện trạng bị rơi vào hiểm hoạ cuộc sống khổ cực về mọi mặt của trẻ em trên thế giới và ở VNam cũng vậy. Đặt ra yêu cầu đối với cộng đồng thế giới: Cần quan tâm, bảo vệ & chăm sóc trẻ em như thế nào, ta cùng tiếp tục tìm hiểu.
 * Học sinh theo dõi mục 8 – 9 ( SGK-32,33 ).
? Em hiểu cơ hội là gì?
+ Là những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc bảo vệ & chăm sóc trẻ em.
? Tại sao sau khi nêu phần “Sự thách thức” Hội nghị cấp cao lại chỉ ra những cơ hội để quan tâm chăm sóc trẻ em?
+ Thế giới và trẻ em đang đứng trước rất nhiều thách thức song không phải là không có cơ hội để giành những điêù kiện tốt nhất cho trẻ em. Chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của trẻ em nếu biết vượt qua những thách thức và tận dụng mọi cơ hội thuận lợi
? Bối cảnh thế giới vẫn có nhiều cơ hội để bảo vệ quyền sống và phát triển của trẻ em. Đó là những cơ hội nào?
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội -> Ghi bảng
? Mục tiêu của những thuận lợi này là gì?
? Hãy lấy ví dụ chứng minh: Sự liên kết của các quốc gia và sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực để bảo vệ và chăm sóc phát triển trẻ em?
+ Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.
? Nêu những hiểu biết của em về công ước quốc tế về quyền trẻ em? (L.hệ GDCD6) ?(H khá giỏi)
+ Trẻ em có quyền vui chơi, học tập, có quyền tham gia, góp ý.v.v..
? Cách lập luận ở đoạn văn bản này có đặc điểm gì?
 + Giải thích + chứng minh : lấy sự việc để chứng minh lấy(công ước) để khẳng định ý nghĩa của sự liên kết các nước được giải thích bằng thực tại đã có( sự hợp tác, đoàn kết) kết hợp giải thích, dự báo (tài nguyên to lớn phục vụ mục đích phi quân sự)
? Liên hệ Đảng và Nhà nước ta, đã quan tâm đến Quyền trẻ em như thế nào?(
(Học sinh thảo luận nhóm lớn 5 phút - sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn- KN trình bày một phút, Kn ra quyết định, KN hợp tác,Kn lắng nghe tích cực)
* Cải thiện đ/sống của trẻ em trên mọi lĩnh vực:
+ Xây dựng Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
+ Gdục: Thực hiện Luật Phổ cập giáo dục, trường học cho trẻ khuyết tật, lớp học dành cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ.v.v..
 + Sức khoẻ: Các bệnh viện nhi, tiêm phòng, tư vấn sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí 
+Vui chơi giải trí: Công viên, nhà hát, các câu lạc bộ.v.v..
* G.viên: Năm 1991->1995 VNam nhận của UNICEF (Quỹ nhi đồng LHQ) hơn 90 triệu USD, là 1 trong 7 nước trên thế giới nhận nhiều viện trợ nhất của UNICEF=> Từ thực tế c/sống của trẻ em & những đ/kiện thuận lợi cơ bản của cộng đồng Q/Tế, bản tuyên bố đã xác định rõ n/vụ cấp bách của cộng đồng Q/Tế & từng Q/gia.
+ Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới. 
? Theo em, đất nước ta hiện nay cũng có những cơ hội thuận lợi nào để có thể chăm sóc trẻ em tốt hơn?
*Học sinh thảo luận, trình bày (KT khăn phủ bàn)
 ->Giáo viên chữa 
+ Ở Việt Nam tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng.
+ Sự quyết tâm cụ thể của Đảng và Nhà nước.
+ Sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội và phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này ..
* H.sinh đọc phần 3
? Đứng trước những thách thức và cơ hội đó, nhân loại có những nhiệm vụ gì vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em?
* HS trình bày 
* G.viên mở rộng: Hội nghị các nước phát triển (G7) thế giới họp tại Tô-ki-ô bàn cách xoá nợ, hoãn nợ, tăng viện trợ nhân đạo cho các nước Đông Nam Á bị nạn sóng thần, động đất đã lên tới 5 tỉ USD: Nhật Bản 500 triệu, Mĩ 350 triệu, Ngân hàng thế giới 250 triệu, V.Nam 450 nghìn USD.v.v..
? Em có nhận xét gì về nhiệm vụ của cộng đồng để thực hiện quyền trẻ em?
+ T/c toàn diện: từ tăng cường sức khỏe -> học hành, từ c/s hiện tại -> tương lai...
+ Từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu đến củng cố g/đình, củng cố môi trường xã hội
+ Từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến k.khích trẻ em tham gia các h/động xhội, văn hoá
-> Ghi bảng
? Dựa vào cơ sở nào để Hội nghị xác định những nhiệm vụ về quyền trẻ em? 
+ Xuất phát từ thách thức, cơ hội
? Theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?
? Để thực hiện các nhiệm vụ đó, các nước phải có biện pháp gì?
? Nhận xét về lời văn, ý văn trong phần này?
? Điều đó khẳng định đây là nhiệm vụ ntn của nhân loại?
? Ở Việt Nam đã thực hiện và chưa thực hiện được những nhiệm vụ nào mà bản tuyên bố đưa ra?
* Đã thực hiện: 
+ C/sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em
+Chăm sóc trẻ em khó khăn, khuyết tật
+ C/trình phổ cập Gdục
+ Đảm bảo quyền bình đẳng giới, tạo đ/kiện vui chơi giải trí,xây dựng môi trường trong sạch,lành mạnh
* Chưa làm được hoặc hiệu quả chưa cao: 
+Trẻ em còn cơ nhỡ, thất học, 
+ Nhiều khu vực chưa có khu vui chơi cho trẻ em.v.v..
? Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện được nhiệm vụ gì về quyền trẻ em?(KN ra quyết định)
+ G/dục s.khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống ma tuý, HIV/ AIDS. tệ nạn xã hội.v.v..
+ Hoạt động vui chơi giải trí: Câu lạc bộ, 
+ Xây dựng trường học các cấp khang trang, sạch sẽ
? Văn bản đã cho chúng ta biết được điều gì về n.vụ chăm sóc và p.triển trẻ em? 
KT trình bày một phút
 + Trên cơ sở tình trạng thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và các cơ hội đã trình bày ở trên.
? Văn bản Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có ý nghĩa như thế nào?
? Bản tuyên bố có sức thu hút người đọc nhờ phương thức biểu đạt nào ?
? Các đề mục và con số đưa vào văn bản có tác dụng gì ? ?(H khá giỏi)
+ Đề mục, con số, số liệu... đưa vào văn bản để cho dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng, đảm bảo gọn rõ có tính chất khẳng định.
? Em có ước mơ gì về cuộc sống của trẻ em ở thế kỉ XXI và những năm tiếp theo nữa?
? Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bản thân em đã làm những gì góp phần vào p.trào bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
? Chúng ta vừa học một văn bản cũng liên quan đến quyền trẻ em, đó là văn bản nào? Trong đó quyền trẻ em được hiểu ra sao?
b Những thách thức phản ánh thực trạng của trẻ em trên thế giới:
+ Trẻ em có cuộc sống khổ cực không được hưởng những quyền lợi của mình
+ Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, đói nghèo, dịch bệnh, chết vì suy dinh dưỡng,
+ Lí lẽ xác thực, lập luận chặt chẽ, đầy đủ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, mang tính liệt kê dồn dập.
=> Trẻ em trên toàn thế giới phải chịu những thảm hoạ, bất hạnh về nhiều mặt.
-> Đó là thách thức lớn với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
c Những thuận lợị để cộng đồng quốc tế thực hiện lời tuyên bố vì trẻ em:
+ Sự liên kết giữa các quốc gia.
+ Công ước về Quyền trẻ em.
+ Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện.
+ Sự hợp tác đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
=> những thuận lợi lớn nhằm cải thiện tình hình, bảo đảm quyền trẻ em.
d Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, bảo vệ, phát triển: 
+ Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng.
+ Quan tâm trẻ em tàn tật, hoàn cảnh khó khăn.
+ Tăng cường vai trò phụ nữ, bình đẳng giới.
+ Xoá nạn mù chữ ở trẻ em.
+ Quan tâm đến bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ.
+ Tạo cơ hội tìm biết nguồn gốc lai lịch của mình. 
+ Khuyến khích trẻ tham gia một số hđộng văn hoá, xã hội.
+ Khôi phục sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-> Nhiệm vụ toàn diện, cụ thể, sát thực tế để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho trẻ em.
4. Tổng kết: 
a Nội dung:- Ý nghĩa 
+ND: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là 1 trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
+ Ý nghĩa của văn bản: 
 Văn bản nêu nên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
b Nghệ thuật: 
+ Trình bày rõ ràng hợp lí.
+ Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
+ Sử dụng phương pháp pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
c Ghi nhớ: (SGK-35)
C. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp, 
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 
* GV giao việc cho HS .
+ Bài 1: Làm bài tập trắc nghiệm: SBT trắc nghiệm Ngữ văn 9( từ câu 1=> câu10)
*Yêu cầu HS trình bày đáp án đã trọn.
+ Bài 2.
* GV yêu cầu học sinh thảo luận v/đ sau :
 a) Nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với trẻ em?
 b) Để xứng đáng với sự quan tâm đó em phải làm gì?
+ Bài 3: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thực tế việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay? 
- GV gợi ý: Cảm nhận về những gì mình đang được hưởng, được ưu tiên 
III.Luyện tập.
1.Bài 1: làm bài tập trắc nghiệm.
2. Bài 2. Thảo luận
3. Bài 3: Viết đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 
? Ở nước ta hiện nay có những chương trình nào ưu tiên vì sự phát triển của trẻ em
( Chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, ưu tiên khám bệnh cho trẻ nhỏ trước, miễn phí vé xe bus, chương trình Trái tim cho em, miễn học phí cho học sinh tiểu học, phổ cập giáo dục các cấp, các chương trình về tết Trung thu....)
? Bản thân em và gia đình đã có hành động thiết thực nào để bảo vệ trẻ em
? Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề gần đây có rất nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục. Hãy gợi ý một vài giải pháp để không trở thành nạn nhân của vấn nạn này
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ 
- P

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_3_tuyen_bo_the_gioi_ve_su_song_co.doc