Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức : Hiểu được vai trò to lớn của nguồn nước sông đồng Nai đối với đời sống kinh tế của địa phương; các nguyên nhân dẫn đế thực trang5o6 nhiễm nguồn nước ở sông Đồng Nai

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, lập luận giải quyết vấn đề của văn bản nghị luận

- Rèn luyện sử dụng từ địa phương, biết chuyển từ địa phương sang từ toàn dân tương ứng

3 Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ mội trường ở đia phương.

4. Kỹ năng sống: Rèn luyện kỹ năng sống thích ứng với môi trường

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu bài học, bảng phụ, hình ảnh có liên quan đến việc bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Đồng Nai

- HS: soạn bài, bảng phụ, bút dạ, giấy rôky lớn, tìm hiểu thông tin , hình ảnh trên báo đài, mạng Interner.

III. Phương pháp- kỹ thuật dạy học

- Sử dụng phương pháp phát vấn, trực quan, nêu vấn đề, hợp tác,

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra

GV kiểm tra bài soạn của HS, việc sưu tầm hình ảnh, bài viết có liên quan đến việc bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Đồng Nai

3. Tổ chức các hoạt động học tập

* HĐ1: Khởi động

-> GV trình chiếu dẫn vào bài:

 Qua một số hình ảnh về địa giới ,lưu vực sông Đồng Nai

 

doc 21 trang maihoap55 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tuần 9
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
 ĐỒNG NAI
 Tiết 41:
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Hiểu được vai trò to lớn của nguồn nước sông đồng Nai đối với đời sống kinh tế của địa phương; các nguyên nhân dẫn đế thực trang5o6 nhiễm nguồn nước ở sông Đồng Nai
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phân tích, lập luận giải quyết vấn đề của văn bản nghị luận
- Rèn luyện sử dụng từ địa phương, biết chuyển từ địa phương sang từ toàn dân tương ứng
3 Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ mội trường ở đia phương.
4. Kỹ năng sống: Rèn luyện kỹ năng sống thích ứng với môi trường
II. Chuẩn bị
- GV: nghiên cứu bài học, bảng phụ, hình ảnh có liên quan đến việc bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Đồng Nai
- HS: soạn bài, bảng phụ, bút dạ, giấy rôky lớn, tìm hiểu thông tin , hình ảnh trên báo đài, mạng Interner.
III. Phương pháp- kỹ thuật dạy học
- Sử dụng phương pháp phát vấn, trực quan, nêu vấn đề, hợp tác,
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra 
GV kiểm tra bài soạn của HS, việc sưu tầm hình ảnh, bài viết có liên quan đến việc bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Đồng Nai
3. Tổ chức các hoạt động học tập
* HĐ1: Khởi động
-> GV trình chiếu dẫn vào bài:
 Qua một số hình ảnh về địa giới ,lưu vực sông Đồng Nai 
Em thấy vấn đề nảy sinh là gì?
- HS HĐ nhóm, thực hiện y/c -> HS báo cáo, chia sẻ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ2: HĐ hình thành kiến thức
Kỹ năng : tiếp cận văn bản, giao tiếp tìm hiểu thông tin
PP: phát vấn, đặt vấn đề, hợp tác 
 Em cho biết tác giả và xuất xứ của văn bản 
1. HS HS đọc văn bản.
- GV hướng dẫn cách đọc : Giọng chậm rãi, rõ ràng
- HS HĐ cá nhân: 
HS đọc thầm VB -> một em đọc to trước lớp -> NX -> GV NX, đọc mẫu (Nếu HS đọc chưa tốt)
- HS HĐCN: đọc thầm phần chú thích, nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. HD HS Tìm hiểu văn bản 
Kỹ năng : tiếp cận văn bản, giao tiếp tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề
PP: phát vấn, đặt vấn đề, hợp tác 
 Em cho biết tác giả và xuất xứ của văn bản 
H: Văn bản trên nói về vấn đề gì?
Đ: Vấn đề ô nhiễm mội trường nước trên lưu vự sông Đồng Nai.
H: Em hãy cho biết lưu vực sông Đồng Nai đi qua những tỉnh nào? 
Đ: 11 tỉnh thành , trong đó có P Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Đác Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng
GV chiếu bản đồ 
 H: Vậy vấn đề trên chỉ liên quan đến tỉnh Đồng Nai hay là thuộc trách nhiệm của những cá nhân, địa phương nào?
Đ: Nó không chỉ trách nhiệm của tỉnh Đồng Nai mà còn liện đới tất cả các tỉnh thành có sông Đồng Nai chảy qua, Bên cạnh đó có các cấp chính quyền, người đưng đầu của các tỉnh, thành phố.
H: Tóm lại , Theo em sông Đồng Nai có vai trò, vị trí và tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của người dân các tỉnh thành?
GV chốt ý và ghi bài 
 Học sinh đọc phần 2 VB
 H: Em hãy trình bày thực trạng và những nguyên nhân gây ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai?
HS liệt kê các nguyên nhân .
 H: Để thuyết phục người đọc, người viết dùng số liệu như thế nào để chứng minh?
Đ: -90% đất nền dự án đã đổ xuống sông
- có hàng nghìn điểm xả thải đổ vào các sông, suối rồi chảy về sông Đồng Nai. 
-hơn 200 bệnh viện, nhưng nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- hơn 400 làng nghề, hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gia súc, bè cá dọc lưu vực sông.
- 20% cơ sở sản xuất mủ cao su, bột mì xả thải ra sông chưa được xử lý đạt chuẩn
H: Qua số liệu, dẫn chứng thực tế, người viết đã nhấn mạnh những nguyên nhân nào là cơ bản nhất? Đâu là những nguyên nhân tiềm ẩn tiếp tục đe đạo đến sự sống của dòng sông?
H: Hệ lụy của những việc làm gây ảnh hưởng mội trường nước lưu vực sông như thế nào?
HS trình bày tác hại
H: Để thuyết phục , người viết đã đưa ra các nhận định của người có chức trách như thế nào?
Đ: 
- Theo báo cáo từ cơ quan cảnh sát bảo vệ môi trường (Bộ Công an)...
- Ông Huỳnh Anh Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước...
- Theo nhận định của PGS, TS Phùng Chí Sỹ, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
H: Để có sự thống nhất trong biện pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai 
 Các cơ quan và người có thẫm quyền đưa ra những giải pháp cơ bản nào nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai? 
Đ: Tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ nguồn nước và môi trường lưu vực. 
HS tìm dẫn chứng 
H; Theo em giải pháp nào là hữu hiệu , khả thi nhất?
Đ: Sự phối hợp chặt chẽ, dồng bộ giữa 11 tỉnh thành trên lưu vực.
Hoạt động luyện tập 
 GV chia 2 đến 4 nhóm 
 Mỗi nhóm hãy tìm thử tìm xem những thực trạng , nguyên nhân nào khác dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước trên sông Đồng Nai của chúng ta.
 Có thể HS tìm những nguyên nhân và thực trạng khác 
Hoạt động vận dụng:
 Hãy đưa ra những biện pháp, hiến kế cho việc bảo vệ môi trường nước trên sông Đồng Nai của chúng ta bằng những hành động cụ thể nhất.
 Hoạt động tìm tòi mở rộng:
 Từ kiến thức đã học , em hãy viết bài nghị luận ngắn suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại tỉnh nhà – Đồng Nai.
 Hãy thu thập các hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước tại tỉnh nhà – Đồng Nai.
I.Giới thiệu chung: 
Theo Châu Giang,nguồn 
II. Đọc hiểu văn bản 
Đọc :
Thể loại: Văn nghị luận
Bố cục: 3 phần 
P1: từ đầu ....Kinh tế xã hội: giới thiệu vị trí và tầm quan trọng của sông Đồng Nai và thực trạng ô nhiễm của sông Đồng Nai hiện nay.
P2: Từ Tại hội nghị...." mạnh ai nấy làm": thực trạng, nguyên nhân tác hại và biện pháp 
P3: phần còn lại : lời kêu gọi các cơ quan có chức năng hãy chung tay bảo vệ mội trường nước trên lưu vực sông Đồng Nai 
4 Phân tích: 
 Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lưu vực sông Đồng Nai 
Là con sông chảy qua nhiều tỉnh thành phố phía nam
Là nguồn cung cấp nước chủ yếu để sử dụng, sinh hoạt, lao động sản xuất
b. Thực trạng, nguyên nhân 
Tình trạng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt xả vô tội vạ; dòng chảy bị nạo vét, lấn chiếm tràn lan và tình trạng nuôi cá bè, lấp sông gây ùn ứ chất thải.
Quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai 
Tác hại
hệ thống cống xả nước thải từ các nhà máy, khu dân cư đổ xuống dòng sông, đen kịt. 
nạn khai thác cát tùy tiện làm sạt lở nhiều đoạn bờ
tình trạng cá bè, cá tự nhiên chết hàng loạt 
vài năm gần đây gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Làm giảm cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống con người.
 Biện pháp
11 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực cần thống nhất phối hợp huy động các nguồn lực tham gia 
Kiểm soát các nguồn xả thải, phát hiện và ngăn chặn những cơ sở sản xuất-dịch vụ xả thải lén ra môi trường theo đúng quy định của pháp luật”.
Quy hoạch phát triển thủy điện, khu công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản ở thượng lưu và quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng cơ sở ở hạ lưu .
Chỉ đạo sát sao hơn công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
III. Tổng kết:
1 NT: 
Đề cặp vấn đề mang tính địa phương
Sử dụng phương pháp lập luận, dùng dẫn chứng, số liệu...
Bố cục rõ, lời văn giàu tính thuyết phục
2. ND: Văn bản đã chỉ rõ tính cấp bách cần phải chung tay bảo vệ môi trường nước trên lưu vực sông Đồng Nai 
IV. Luyện tập 
Những nguyên nhân và thực trạng khác :
Những trang trại nuôi heo trên lưu vực sông thải ra hàng tấn nước thải chưa qua xử lý
 Việc chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ..
V. Hoạt động vận dụng:
VI. Hoạt động tìm tòi mở rộng: 
Soạn “Tổng kết từ vựng” (2 tiết)
 Gv hướng dẫn Bài giảng TNST : Phụ nữ xưa và nay 
 Rút kinh nghiệm :	
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 CHỦ ĐỀ: NGƯỜI PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Tên bài học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề: Người phụ nữ xưa và nay
Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 5 – 7 học sinh, tổ chức tại lớp học
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Học sinh: Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1; sách giáo khoa Ngữ Văn các lớp 7,8, Lịch sử 6,7 và các tranh ảnh, tài lệu 
+ Giáo viên: Máy tính có kết nối Intenet, các tài liệu nghiên cứu của các học giả có liên quan 
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DỰNG BÀI HỌC.
Qua các tác phẩm văn học, lịch sử và các tài liệu liên quan, xác định được các đặc điểm về người phụ nữ xưa và nay ở các mặt
+ Các đặc điểm bên ngoài: ăn mặc, răng, tóc 
+ Các đặc điểm về tính cách: lòng chung thủy, tình thương yêu, các quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ qua các thời đại 
+ Vai trò của phụ nữ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
Mục tiêu hoạt động:
1. Kiến thức:
Dựa vào các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay để hiểu thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
2. Kỹ năng:
Học sinh biết cách phối hợp và làm việc theo nhóm và tìm kiếm thông tin và diễn đạt thành văn bản hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ kính trọng, tự hào về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sang tạo
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt 
5. Kỹ năng sống: 
- Tự nhận thức về giá trị của bản thân trong xã hội ngày nay, ý thức quyết tâm phấn đấu để khẳng định khả năng của mình.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, tạo lập văn bản 
BƯỚC 4: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Định hướng nội dung
Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Mục tiêu:
Học sinh đọc lại các tác phẩm văn học nói về người phụ nữ Việt Nam để hiểu rõ tính cách, phẩm chất của họ
Hình thức hoạt động.
Học sinh làm việc theo nhóm 5 – 7 em
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Học sinh làm việc nhóm với SGK, tài liệu tranh ảnh:
+ Đọc lại các tác phẩm viết về người phụ nữ
+ Tìm hiểu về số phận và phẩm chất
+ Các đặc điểm bên ngoài: ăn mặc, răng, tóc 
+ Các đặc điểm về tính cách: lòng chung thủy, tình thương yêu, các quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ qua các thời đại 
+ Vai trò của phụ nữ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 
* Học sinh tìm kiếm và xử lí thông tin
- Nhóm trương phân công các thành viên trong nhóm lựa chọn và tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu, tranh ảnh 
- Các thành viên trong nhóm tìm kiếm và trình bày kết quả.
- Cả nhóm thống nhất xây dựng các thông tin và sắp xếp theo hệ thống:
Người phụ nữ xưa và nay
Các đặc điểm
Phụ nữ xưa
Phụ nữ xưa
Các đặc điểm bên ngoài:
Các đặc điểm về tính cách và số phận
Vai trò của phụ nữ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh về nhà xây dựng ý tưởng và lập dàn ý cho bài viết báo cáo
Rút kinh nghiệm :	
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: NGƯỜI PHỤ NỮ XƯAN VÀ NAY (tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Định hướng nội dung
Xây dựng ý tưởng, lập dàn ý ch bài viết báo cáo.
Hình Thức hoạt động: Hoạt động nhóm
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận:
+ Thống nhất về bố cục của bài viết báo cáo
+ Xây dựng dàn ý cho bài viết báo cáo.
Bước 1: Thống nhất về bố cục của bài viết báo cáo
Bước 2: Xây dựng dàn ý cho bài viết báo cáo.
Bước 3: Các nhóm trình bày ý tưởng
* Giáo viên phản biện, tư vấn, định hướng bài viết thu hoạch cho học sinh.
MB: Giới thiệu chung về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Đó là vẻ đẹp chân quê, giản dị và đáng yêu. Ở họ không phải lúc nào cũng là liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn một sức mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của cuộc sống nhân loại.
TB: Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
1. Ngoại hình: 
- Trước CMT8 phần lớn PNVN nhuộm răng đen, búi tóc đuôi gà, mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao 
2. Tính cách, phẩm chất:
- Người phụ nữ xưa đẹp khi có đủ “Công, dung, ngôn, hạnh” 
+Chữ ”Công” là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan.
+Chữ “Dung” là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bề ngoài, “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp xưa với người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng 
+ “Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa, dạ, Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang.
 +“Hạnh” là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh trong “Tứ đức”: chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ- chồng, con cái - cha mẹ, 
- Phụ nữ thời nay “Công- Dung-Ngôn-Hạnh” không còn nguyên nghĩa mà được mở rộng, phát triển theo nhiều hướng khác nhau.
+ Đức tính “Công” ngày nay của người phụ nữ đã có sự khác xưa. Những công việc trong gia đình không còn vất vả nhiều vì được chồng chia sẻ công việc nhà, hay thuê người giúp việc. Tuy thế, việc bếp núc trong gia đình, chăm sóc con cái vẫn cần đến bàn tay người phụ nữ, người vợ vẫn đóng vai trò chủ chốt. Ngoài ra, họ còn phải tham gia công việc xã hội, để mang lại thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội.
+“Dung” - Cái đẹp và vẻ đẹp của người phụ nữ hiện nay, nó trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Làm đẹp luôn là nhu cầu tất yếu của con người, mỗi thời đại có những quan niệm và những đánh giá khác nhau về nó. Nhưng có nhiều phụ nữ quá chú trọng đến việc chăm chút bản thân, quá chú trọng về mặt hình thức, thẩm mỹ viện, trang phục này, trang phục kia mà không biết rằng cái đẹp hình thức phải đi đôi và kết hợp với cái đẹp nội dung
+“Ngôn” - Với nhịp độ phát triển của xã hội, công việc của người phụ nữ yêu cầu đòi hỏi họ không thể lúc nào cũng khuôn phép thưa, dạ, bẩm, vâng. Ngôn từ đang được dần trí tuệ hóa, khoa học hóa, nó càng ngắn gọn, súc tích, chứa đứng hàm lượng thông tin lớn.
+“ Hạnh” Ngày nay, đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện rõ nhất là trong vai trò làm vợ làm mẹ, làm con, ở vai trò làm vợ, người phụ nữ cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình: chức năng sinh sản, làm kinh tế, giao tiếp Người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần của người chồng, chia sẻ buồn vui, thành công cũng như thất bại của chồng, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, người vợ phải làm tròn trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của chồng. 
Số phận:
Người phụ nữ xưa bị phân biệt bất bình đẳng và bị trói buộc trong vòng lễ giáo phong kiến “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nên số phân nhiều éo le đau khổ
Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,... còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân... xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước.
Vẻ đẹp người phụ nữ trong chiến đấu:
Từ xưa, phụ nữ ta đã có truyền thống chống ngoại xâm: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Trong cuộc dựng nước và giữ nước đã có nhiều phụ nữ nổi tiếng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan đã làm cho quân giặc nhiều phen bạt vía kinh hồn. 
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu hy sinh anh dũng của các chị: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Chiên, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Thắng, chị Út Tịch, mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa v.v. Quyết tâm đánh giặc đến cùng của các mẹ, các chị là Còn cái lai quần cũng đánh (Người mẹ cầm súng – Nguyến Thi) Những người mẹ, người vợ ở hậu phương luôn làm yên lòng người đi chiến đấu. 
KB: Nêu cảm nhận chung
 Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh về nhà bài viết báo cáo và trình bày vào các tết tiếp theo
 Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG 
(TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC .TỪ NHIỀU NGHĨA)
Tiết 42
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
 2/ Kỹ năng :
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản .
3. Thái độ: 
- Học sinh nghiêm túc vận dụng kiến thức
4. Tích hợp : KNS 
- Giao tiếp : Trao đổi về hệ thống những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Giao hợp đồng cho HS
- H/s: Ôn lại các nội dung đã học về từ vựng + chuẩn bị bài theo hợp đồng.
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: - KT sự chuẩn bị bài của H/s- Kết hợp kiểm tra trong giờ
3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động
Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng, từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Năng lực : trình bày, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
PP: thuyết trình , quy nạp,phân tích 
?Nhắc lại KN: từ đơn, từ phức? cho VD?
?Nhắc lại các loại từ phức, cách phân biệt?
- 1 H/s đọc BT 2
- Làm bài tập -> trình bày trước lớp
- 1 H/s đọc yêu cầu BT
Hoạt động 3:
Năng lực : trình bày, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
PP: thuyết trình , quy nạp,phân tích 
?Nhắc lại khái niệm thành ngữ?
- Đọc yêu cầu BT
- Hướng dẫn H/s làm bài
- Trình bày BT trước lớp
- 1 H/s đọc yêu cầu BT
- Làm BT -> trình bày trước lớp (chia nhóm)
Đọc yêu cầu BT
Hoạt động4:
Năng lực : trình bày, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
PP: thuyết trình , quy nạp,phân tích 
?Thế nào là nghĩa của từ?
?Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì?
Hướng dẫn H/s làm BT
Trình bày BT trước lớp
H/s khác nhận xét
Gv đánh giá
Hoạt động 5:
Năng lực : trình bày, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
PP: thuyết trình , quy nạp,phân tích 
? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì?
?Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Hướng dẫn Hs làm BT.
LH KNS:
Khi giao tiếp HS cần chú ý trao đổi về hệ thống những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
-Giúp HS ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp
GDMT: Tìm những thành ngữ, từ nhiều nghĩa hoặc viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ có nội dung ý nghĩa về môi trường
I.Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.
1 Khái niệm:
- Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt 
- Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên; chia 2 loại: 
 + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa 
 + từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào 
 2 Bài tập : 
* Bài tập 2: SGK/122
- từ ghép: giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
* Bài tập 3: SGK/123
- Từ láy: có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp
- Từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô
II. Thành ngữ:
1. Khái niệm là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng
2. Bài tập
a. Bài tập 2: SGK/123 mục II
- Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e
+ "Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm
+ "Chó treo mèo đậy": muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại
+ "Được voi đòi tiên": tham lam được cái này muốn cái khác hơn
+ "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa
- Tục ngữ: "Gần mực thì rạng": hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b.Bài tập 3: Mục II
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ + Đầu voi đuôi chuột: công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì
+ Như chó với mèo: xung khắc, không hợp nhau
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Cây nhà lá vườn: những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ)
+ Cưỡi ngựa xem hoa: việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao
c.Bài tập 4: 2 dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chương
VD: Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau 
 (Thuý Kiều báo ân báo oán)
" cái con mặt sứa gan lim này"
" tuồng mèo mả gà đồng"
 (Sùng bà nói về Thị Kính)
II.Nghĩa của từ:
1.Khái niệm
- Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị
- Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
2.Bài tập:
1.Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
Nghĩa của từ mẹ là: "người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con"
2.Chọn cách giải thích đúng, giải thích vì sao lại chọn cách giải thích đó
- cách giải thích đúng là b: 
vì cách giải thícha vì phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ,là vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ)
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
1.Khái niệm: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu; là cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc.
2.Bài tập:
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
4 .Củng cố: Hệ thống bài
- 4 nội dung: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ nhiều nghĩa
- HS hệ thống bằng bna3 đồ tư duy 
5 Dặn dò : - Hướng dẫn học sinh về nhà
- Soạn tiếp bài "Tổng kết về từ vựng"
 Rút kinh nghiệm :	
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG 
(TỪ ĐỒNG NGHĨA .TRƯỜNG TỪ VỰNG)
Tiết 43
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
 2/ Kỹ năng :
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản .
3. Thái độ: 
- Học sinh nghiêm túc vận dụng kiến thức
4. Tích hợp : KNS 
- Giao tiếp : Trao đổi về hệ thống những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: giao hợp đồng học tập cho học sinh.
- H/s: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.ổn định :
2.Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s- Kết hợp kiểm tra trong giờ
3Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
PP: thuyết trình,phân tích, vấn đáp.
Thế nào là từ đồng âm?
Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD?
Làm bài tập (mục V/SGK 124)
Hoạt động 2: 
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
PP: thuyết trình,phân tích, vấn đáp.
Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
HD H/s làm bài tập mục VI.
Chọn cáhc hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy?
- Đọc yêu cầu BT 3
- Làm BT
- Trình bày miệng trước lớp
Hoạt động 3 : 
 Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
PP: thuyết trình, phân tích, vấn đáp. 
Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD
Đọc yêu cầu BT
- Trình bày trước lớp
- GV diễn giảng thêm
Hoạt động 4 : 
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
PP: thuyết trình,phân tích, so sánh
Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD
- 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống
- 1 H/s trình bày miệng
H/s khác bổ sung
Hoạt động 5: 
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
PP: thuyết trình,phân tích, vấn đáp. 
Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho VD?
- HD H/s làm BT
- Trình bày trước lớp
LH KNS:
Khi giao tiếp HS cần chú trao đổi về hệ thống những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
-Giúp HS ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
V.Từ đồng âm:
1.Khái niệm: 
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
- Từ đồng âm: ý nghĩa của các từ này không có mối lien hệ với nhau
- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau
2.Bài tập:
a, Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa:
Lá 1: nghĩa gốc
Lá 2 (lá phổi): mang nghĩa chuyển
b, Đường 1: đường ra trận
Đường 2: như đường 
=> từ đồng âm nghĩa khác nhau không có nghĩa
VI.Từ đồng nghĩa:
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: mẹ và má, chết - hi sinh
2.Bài tập: 
a.Bài tập 2: Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng"
b.Bài tập 3: 
Khi người ta đã ngoài 70 xuân 
-> từ xuân thay thế cho từ tuổi
=> xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi (lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ)
- Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
VII.Từ trái nghĩa
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó
VD: già>< trẻ (độ tuổi)
2.Bài tập:
a.Bài tập 1: cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp
b.Bài tập 2: 
- Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp đợc với nững ừ chỉ ức độ: rất, hơi, lắm, quá)
- Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá)
VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1.Khái niệm:
- từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ khác
- Từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác
VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn
2.Bài tập
- Từ: từ đơn và từ phức
- Từ phức: từ ghép và từ láy
 + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập
 + Từ láy: láy toàn bộ + láy bộ phận
 Láy bộ phận: Láy âm và lấy vần
- Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ 
VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu
IX.Trường từ vựng
1.Khái niệm. là tập hợp tất cả những từ có một nét chung về nghĩa
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút 
2 bài tập 
2 từ cùng trường từ vựng là tắm - bể -> tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp
Hoạt động 6 : 
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
PP: thuyết trình,phân tích, vấn đáp.
GDMT: Tìm những từ đồng nghĩa , hoặc viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ đã học có nội dung ý nghĩa về môi trường
Hướng dẫn H/s làm bài
II luyện tập 
1-Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
2-Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ rõ tác dụng của chúng
4 .Củng cố: Hệ thống bài
Học + ôn lại các nội dung đã học qua BẢN ĐỒ TƯ DUY 
5 Dặn dò : - Hướng dẫn học sinh về nhà
- Soạn tiếp bài " Nghị luận trong văn bản tự sự”
 Rút kinh nghiệm :	
Ngày soạn:__/__/201 –—˜ ™–— & –—˜™–— 
Ngày dạy :__/__/201 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết 44
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1 Kiến thức 
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2 Kỹ năng : 
- Nghị luân trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể .
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc , sôi nổi , xây dựng bài học
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là miêu tả bên ngoài? Thế nào là miêu tả nội tâm?
Chuyển thành đoạn văn tự sự đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, chú ý miêu tả rõ nội tâm Thúy Kiều.
	3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động
	Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả phương thức lập luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một ý kiến. Đó chính là mục tiêu cần đạt và là nội dung bài học hôm nay.
	4. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
PP: thuyết trình,phân tích, hỏi đáp.
? Cho biết một số yếu tố để tạo nên văn bản tự sự.
- Ngôi kể, người kể, thứ tự kể, một sự việc, tự sự kết hợp miêu tả nội tâm.
? Nghị luận là gì ?
- Là nêu lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
- Để hiểu vai trò của lập luận trong văn bản tự sự, các em hãy đọc đoạn trích 1 và 2 trang 137, 138. Học sinh đọc.
- Học sinh đọc câu hỏi 2 sách giáo khoa 
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo gợi ý của sách giáo khoa trang 132, 133 (thời gian 5 phút)
- Học sinh trao đổi – Ghi ý kiến ra nháp.
? Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên.
- Học sinh phát biểu (sau khi đã thảo luận nhóm).
? Đoạn trích (a) vấn đề mà ông Giáo nêu lên suy nghĩ của mình là gì ? Câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_9.doc