Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 14: Giới thiệu về di truyền học - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 14: Giới thiệu về di truyền học - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là sự di truyền? Thế nào là biến dị?

- Giải thích được vì sao các cá thể của một loài sinh vật có sự giống nhau và khác nhau, vì sao các loài sinh vật khác nhau.

- Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học,

- Đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và phát triển tư duy logic.

3. Thái độ

- Thêm hứng thú trong việc tìm hiểu thế giới sinh vật, có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên.

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được Thế nào là sự di truyền? Thế nào là biến dị? Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học, đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học về vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.

- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 31/05/2022 5240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 14: Giới thiệu về di truyền học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/9/2020
Ngày dạy: 07/9/2020 
Tiết 1. Bài 14. GIỚI THIỆU VỀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là sự di truyền? Thế nào là biến dị?
- Giải thích được vì sao các cá thể của một loài sinh vật có sự giống nhau và khác nhau, vì sao các loài sinh vật khác nhau.
- Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học, 
- Đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và phát triển tư duy logic.
3. Thái độ
- Thêm hứng thú trong việc tìm hiểu thế giới sinh vật, có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-	Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được Thế nào là sự di truyền? Thế nào là biến dị? Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học, đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
-	Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học về vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
-	Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số: 9A: / 9B: / 
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú học tập: GV tổ chức hoạt động khởi động lớp học.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức: Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học. Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học, đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
- Phương thức tổ chức: GV hướng dẫn học sinh hoạt động cặp đôi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sách HDH trang 75.
- Sản phẩm dự kiến:
+ Các cá thể ở Hình 1.1 (A) và Hình 1.1 (B) có tên gọi tương ứng là chó và mèo. Chúng không thuộc cùng một loài mà là 2 loài khác nhau. 
+ Nêu điểm khác nhau giữa các cá thể ở Hình 1.1 (A): con thì lông vàng xen lông trắng, con lông đen tuyền, con lông đen có chỗ lông vàng, 
+ Nêu điểm khác nhau giữa các cá thể ở Hình 1.1 (B): con lông trắng có vạch lông vàng dưới tai, con lông vàng có đốm lông trắng ở ngực, 
´ Em có biết tại sao trong gia đình, con cháu thường giống với ông, bà, bố mẹ: đặc điểm của ông, bà, bố mẹ đã di truyền cho con cháu.
´ Lĩnh vực Sinh học nào nghiên cứu về các hiện tượng trên: Di truyền học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Di truyền và biến dị
Mục tiêu: 
- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là sự di truyền? Thế nào là biến dị?
- Giải thích được vì sao các cá thể của một loài sinh vật có sự giống nhau và khác nhau, vì sao các loài sinh vật khác nhau.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi trong mục 1, sách HDH 
- HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp đôi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm: 
´ Tính di truyền là gì?
´ Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng di truyền của thế giới sinh vật xung quanh em: gà chỉ đẻ ra gà, vịt chỉ sinh ra vịt, 
- Trong chăn nuôi, trồng trọt, có công việc chứng tỏ con người đã ứng dụng tính di truyền của sinh vật là công tác chọn lọc và cải tạo giống. 
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi trong mục 2, sách HDH /Tr76.
- HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp đôi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm: 
´ Biến dị là gì?
´ Mặc dù các cá thể cùng loài, thậm chí trong cùng 1 gia đình luôn giống nhau nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được từng cá thể khác nhau? Hãy nêu một vài ví dụ minh họa cho hiện tượng này. 
-> Có sự khác nhau ở các đặc điểm của cơ thể, giữa con cháu với bố mẹ, tổ tiên và giữa các cá thể con cháu với nhau. Ví dụ trong cùng 1 gia đình có đứa cao hơn, đứa thấp hơn, 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc ví dụ trong mục 3 và trả lời các câu hỏi bên dưới ví dụ.
- HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp đôi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm: 
´ Hãy chỉ ra hiện tượng nào là di truyền: Các cây đậu có hạt màu xanh. Khi cho hạt của các cây này mọc thành cây con và cũng tạo ra hạt màu xanh. Các cây đậu hạt vàng cũng sinh ra cây đậu thế hệ sau cho hạt vàng. Hiện tượng nào là biến dị có trong ví dụ nêu trên: Tuy nhiên, có một số ít cây đậu cho hạt vàng.
´ Tính di truyền và biến dị không phải là hai hiện tượng loại trừ nhau ở sinh vật. 
-> Vì tính di truyền và biến dị là 2 mặt trái ngược nhau cùng tồn tại trong quá trình sinh sản.
- GV giải thích thêm: Song song với tính di truyền, sinh vật còn có tính biến dị. Đây là hai đặc tính cùng tồn tại ở mỗi sinh vật. Nếu chỉ có tính di truyền mà không có biến dị, sinh vật sẽ không có sự biến đổi theo thời gian. Do đó, thế giới sinh vật cũng không có tính đa dạng như ngày nay. Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng tồn tại ở sinh vật và gắn liền với quá trình sinh sản. Thông qua quá trình sinh sản, các đặc tính được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp giữ lại tính đặc trưng của cá thể, của loài sinh vật. Cũng nhờ quá trình sinh sản, những sai khác có thể hình thành, làm tăng tính đa dạng của sinh vật.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức.
I. Di truyền và biến dị
1. Khái niệm tính di truyền
- Di truyền là hiện tượng truyền lại các đặc điểm, đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Nhờ có tính di truyền, sinh vật giữ lại được các đặc điểm của tổ tiên. Cũng nhờ đó, mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng và ổn định qua thời gian lịch sử.
2. Khái niệm biến dị
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều đặc điểm của cơ thể.
3. Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị
- Di truyền và biến dị là 2 mặt trái ngược nhau cùng tồn tại trong quá trình sinh sản.
Hoạt động 2. Di truyền học
Mục tiêu: 
- Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học, 
- Đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yều cầu HS hoạt động nhóm lớn, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục II, sách HDH trang 76.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi và thảo luận nhóm lớn, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác chia sẻ kết quả.
- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm: 
´ Theo em, các nội dung nghiên cứu của di truyền học là gì? 
´ Hãy nêu ví dụ từ thực tiễn để làm sáng tỏ nhận định cho rằng: 
- Di truyền học đóng góp cơ sở khoa học cho Y học, Khoa học chọn giống và Khoa học hình sự (nhận dạng cá thể).
- Di truyền học tác động đến đời sống của con người theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ giúp giải thích về tính di truyền và biến dị ở sinh vật, Di truyền học còn cung cấp cơ sở khoa học cho lĩnh vực Y học, đóng góp vào việc sàng lọc sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị nhiều bệnh di truyền và các bệnh khác ở người. Ngày nay, công nghệ di truyền được sử dụng để phát triển các thuốc mới để chữa bệnh. Bên cạnh lĩnh vực Y học, Di truyền học còn là nền tảng để phát triển Khoa học chọn giống, ứng dụng trong việc chọn tạo các giống vật nuôi, cây trồng. Đặc biệt, sự ra đời và phát triển của Công nghệ Di truyền đã tạo ra cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Khoa học hình sự, khi mà thông tin di truyền có thể là minh chứng xác thực đóng góp vào việc điều tra tội phạm, xác định danh tính cá thể.
´ Di truyền học có ý nghĩa như thế nào đối với nghiên cứu khoa học và thực tiễn? 
II. Di truyền học
- Di truyền học là lĩnh vực nghiên cứu sinh học, trong đó bao gồm các nguyên lý, các quá trình liên quan đến sự di truyền và biến dị ở sinh vật. Di truyền học nghiên cứu cấu trúc, chức năng của vật chất di truyền, cơ chế, đặc biệt là các quy luật của của hiện tượng di truyền và biến dị, góp phần làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng xảy ra ở cơ thể sống.
- Ý nghĩa: Di truyền học cung cấp cơ sở lý thuyết và đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau như Khoa học chọn giống, Y học và Công nghệ Sinh học.
C. Hoạt động luyện tập
+ Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được ở mục B.
+ Nội dung: Xem trang 77 sách hướng dẫn học KHTN 9.
+ Phương thức tổ chức: GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.
+ Sản phẩm: Các ý kiến trả lời của HS.
1. Hãy tự nhận xét về các đặc điểm trên khuôn mặt của em (mũi, mắt, môi): đặc điểm nào là được di truyền từ bố, từ mẹ; đặc điểm nào là biến dị so với bố mẹ và với anh/chị/em của em?
2. Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các ví dụ khác minh họa tính di truyền và biến dị ở sinh vật: đàn gà nhà em có con lông vàng, có con lông nâu, có con lông trắng; 
3. Hãy cho biết, tại sao cả biến dị và di truyền đều gắn liền với quá trình sinh sản? Vì có sinh sản thì bố mẹ mới sinh ra con, mọi đặc điểm của cá thể con đều do sinh sản mà có.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Thế nào là di truyền, biến dị?
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu hình thái và cấu trúc của NST.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_14_gioi_thieu_ve_di_truyen_hoc_na.doc