Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 15: Nhiễm sắc thể - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 15: Nhiễm sắc thể - Năm học 2021-2022

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 -Nêu được khái niệm NST, mô tả được cấu trúc hiển vi của NST

2. Năng lực:

 – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập và trả lời được các câu hỏi : Nhiễm sắc thể (NST), cặp NST tương đồng, bộ NST, bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng bội là gì ?

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của NST.

 – Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

 – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin : vẽ hình NST.

 – Năng lực tính toán : tính toán kích thước hiển vi của NST.

3. Phẩm chất: GD lòng suy mê học tập

II. Đồ dùng, học liệu

- GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH KHTN 9

- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài

IV. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

GV: Giao nhiệm vụ:

- Hoạt động nhóm: Quan sát hình 15.1 sách HDH (102), thảo luận nhóm trả lời câu hỏi dưới hình (103)

HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV

GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn

GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.

GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học

- Vùng bắt màu thuộc nhân tế bào

 

docx 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 15: Nhiễm sắc thể - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 / 9 /2021
Ngày giảng: 20 / 9 / 2021
Chủ đề 3: NHIỄM SẮC THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO
Tiết 7 - Bài 15: NHIỄM SẮC THỂ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	-Nêu được khái niệm NST, mô tả được cấu trúc hiển vi của NST
2. Năng lực:
 – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập và trả lời được các câu hỏi : Nhiễm sắc thể (NST), cặp NST tương đồng, bộ NST, bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng bội là gì ? 
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của NST.
 – Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
 – Năng lực sử dụng công nghệ thông tin : vẽ hình NST.
 – Năng lực tính toán : tính toán kích thước hiển vi của NST.
3. Phẩm chất: GD lòng suy mê học tập
II. Đồ dùng, học liệu
- GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH KHTN 9
- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
GV: Giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm: Quan sát hình 15.1 sách HDH (102), thảo luận nhóm trả lời câu hỏi dưới hình (103)
HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 
- Vùng bắt màu thuộc nhân tế bào 
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Hình thái NST
*Mục tiêu: Nêu được hình thái NST điển hình ở kì giữa của nguyên phân.
GV-HS
ND
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cặp đôi: Quan sát hình 15.2 (103), thảo luận trả lời câu hỏi dưới hình (103)
-Dự kiến sản phẩm: 
+ NST ở kì giữa của quá trình phân bào gồm gồm hai cromatit đính nhau ở tâm động
+ Vị trí tâm động xác định được hình thái NST, có 4 dạng hình thái NST (NST tâm cân, NST tâm lệch, NST tâm đầu, NST tâm mút)
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái NST
+ NST ở kì giữa của quá trình phân bào gồm gồm hai cromatit đính nhau ở tâm động
+ Vị trí tâm động xác định được hình thái NST, có 4 dạng hình thái NST (NST tâm cân, NST tâm lệch, NST tâm đầu, NST tâm mút)
Hoạt động 2: Cấu trúc NST
*Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin, quan sát hình 15.3 (104), 
? mô tả các mức độ xoắn và cho biết thành phần hóa học của NST là gì
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
GV: Giao tiếp nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin, quan sát hình 15.4 (104),
? cho biết sự khác nhau giữa NST đơn và NST kép
-Dự kiến sản phẩm: 
+ NST đơn: Có 1 cromatit
+ NST kép có hai cromatit
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
GV: Y/c HS làm BT 2 phần C Tr82.
2. Cấu trúc NST
- Dài 0,5 -50 Mm
- Đường kính 0,2 – 2 Mm
- Thành phần hóa học của NST là ADN và protein (histon)
C.Hoạt động Luyện tập
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được 
Phân biệt NST đơn và NST kép
D. Vận dụng : +HD học bài mới: Lệnh mục II.1 (T84,85)?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_15_nhiem_sac_the_nam_hoc_2021_202.docx