Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021

I. THÔNG TIN BÀI HỌC

- Loại giáo án: Lý thuyết

- Chuyên đề: Nhiễm sắc thể

- Vị trí bài học: Tiết 8 theo KHDH, Tiết 1 theo chuyên đề

- Thời lượng: 1 tiết

II. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân.

- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

pdf 8 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY SINH HỌC 9 
Năm học 2020-2021 
 * * * 
BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ 
I. THÔNG TIN BÀI HỌC 
- Loại giáo án: Lý thuyết 
- Chuyên đề: Nhiễm sắc thể 
- Vị trí bài học: Tiết 8 theo KHDH, Tiết 1 theo chuyên đề 
- Thời lượng: 1 tiết 
II. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. 
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân. 
- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng. 
2. Năng lực 
 Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt 
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt 
- Năng lực phát hiện vấn đề 
- Năng lực giao tiếp 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lực tự học 
- Năng lực kiến thức sinh học: cấu tạo NST, tính 
đặc trưng của NST, chức năng NST,... 
- Năng lực thực nghiệm: giải thích được bản chất 
sự khác biệt giới tính trong di truyền, cách li sinh 
sản khác loài,... 
- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát hình vẽ, 
phân tích bảng,... 
3. Phẩm chất 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: 
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, đất nặn, giấy A4, nam châm,... 
2. Học sinh: Vở ghi, SGK 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3p) 
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế 
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. 
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng 
lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
Trong chương I, chúng ta đã tìm hiểu về những thí nghiệm của Menđen trên các cặp 
nhân tố di truyền (gen) nằm trên NST. Vậy NST là gì? 
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Nhiễm sắc thể trong Chương II. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (28p) 
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. 
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên phân. 
- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng. 
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt 
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. 
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
- GV dẫn dắt: NST tồn tại 
bên trong nhân tế bào. 
- GV yêu cầu HS nghiên 
cứu mục I SGK, quan sát H 
8.1 để trả lời câu hỏi: 
+ NST tồn tại như thế nào 
trong tế bào sinh dưỡng và 
trong giao tử? 
- HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
+ Trong tế bào sinh dưỡng 
NST tồn tại từng cặp tương 
đồng. Trong giao tử NST chỉ 
có 1 NST của mỗi cặp tương 
đồng. 
I. Tính đặc trưng của bộ 
nhiễm sắc thể (15p) 
+ Thế nào là cặp NST 
tương đồng? Tại sao gen 
trên NST cũng tồn tại thành 
từng cặp tương ứng ( như 
AA, Bb,...) 
+ Phân biệt bộ NST lưỡng 
bội, đơn bội? 
- GV chốt kiến thức. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
hoạt động nhóm (lớp gồm 4 
nhóm 1, 2, 3, 4) trong 4 
phút yêu cầu nghiên cứu 
SGK, quan sát H 8.2 và sử 
dụng đất nặn để thể hiện bộ 
NST của ruồi giấm đực và 
cái trên giấy A4. 
- Hết thời gian. GV yêu cầu 
4 nhóm nộp sản phẩm. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu 
hỏi: Hãy mô tả bộ NST của 
ruồi giấm về số lượng và 
hình dạng ở con đực và con 
cái? 
- GV yêu cầu HS kết luận: 
+ Vậy ở các loài đơn tính có 
NST giới tính như thế nào? 
NST giới tính có nhất định 
tương đồng hay không? 
+ 2 NST giống nhau về hình 
dạng, kích thước. Trong cặp 
NST có 1 chiếc nguồn gốc từ 
bố, 1 chiếc từ mẹ nên gen trên 
NST cũng tồn tại thành từng 
cặp tương ứng. 
+ Bộ NST chứa cặp NST tương 
đồng, kí hiệu: 2n (bộ lưỡng 
bội). Bộ NST chỉ chứa 1 NST 
của mỗi cặp tương đồng, kí 
hiệu: n (bộ đơn bội). 
- HS thảo luận nhóm. 
- HS trình bày sản phẩm. 
- HS các nhóm nhận xét. 
-HS quan sát trả lời. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
Ruồi giấm có 4 cặp NST gồm: 
 + 2 đôi hình chữ V 
+ 1 đôi hình hạt 
+ 1 đôi XX hình que ở con cái; 
1 đôi XY gồm 1 chiếc hình que 
và hình móc ở con đực. 
- Trong tế bào sinh dưỡng, 
NST tồn tại thành từng 
cặp tương đồng. Tập hợp 
các cặp NST tạo thành bộ 
NST là bộ lưỡng bội, kí 
hiệu là 2n. 
- Trong tế bào sinh dục, 
(giao tử) chỉ chứa 1 NST 
trong mỗi cặp tương đồng 
(NST đơn)  trong giao 
tử chứa bộ đơn bội, kí 
hiệu là n. 
- Ở những loài đơn tính có 
sự khác nhau giữa con đực 
và con cái ở 1 cặp NST 
giới tính kí hiệu là XX, 
XY. (XX là NST tương 
(GV mở rộng: Có loài NST 
giới tính chỉ có 1 chiếc như 
bọ xít, châu chấu, rệp...) 
- GV yêu cầu HS đọc bảng 
8 để trả lời câu hỏi: 
- Nhận xét về số lượng NST 
trong bộ NST lưỡng bội ở 
các loài? 
- Số lượng NST có phản 
ánh trình độ tiến hoá của 
loài không? Vì sao? 
- GV chốt kiến thức. 
- HS suy nghĩ trả lời. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
+ Số lượng NST ở các loài 
khác nhau. 
+ Số lượng NST không phản 
ánh trình độ tiến hoá của loài. 
Vì gà có 78 cặp NST lớn hơn 
người có 46 cặp NST. 
đồng, XY là NST không 
tương đồng) 
- Mỗi loài sinh vật có bộ 
NST đặc trưng về số 
lượng và hình dạng. 
- GV yêu cầu HS nghiên 
cứu SGK trả lời câu hỏi: 
Mô tả hình dạng, kích 
thước của NST ở kì giữa. 
- GV chốt kiến thức. 
- GV vẽ NST ở kỳ giữa lên 
bảng (tương tự H 8.5) yêu 
cầu HS chú thích các bộ 
phận của NST vào hình vẽ. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu 
hỏi: 
- HS quan sát và mô tả. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
- HS điền chú thích vào hình. 
1- crômatit 
2- Tâm động 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
- Hs suy nghĩ trả lời. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
II. Cấu trúc của nhiễm 
sắc thể (8p) 
- Cấu trúc điển hình của 
NST biểu hiện rõ nhất ở kì 
giữa của quá trình phân 
bào: 
+ Hình dạng: hạt, que, chữ 
V, móc ,... 
+ Dài: 0,5 – 50 micromet, 
đường kính 0,2 – 2 
micromet. 
+ Cấu trúc NST ở kì giữa 
của quá trình phân bào gồm 
các bộ phận nào? 
+ Ngoài gắn 2 cromatite với 
nhau, tâm động còn có chức 
năng gì? 
+ Nêu thành phần cấu tạo 
của cromatite. 
- GV chốt kiến thức. 
 + Cấu trúc ở kì giữa NST 
gồm 2 cromatit gắn với 
nhau ở tâm động. (NST 
kép). (hình) 
+ Tâm động là điểm dính 
NST với thoi phân bào 
giúp NST di chuyển về 2 
cực của tế bào trong kỳ 
phân bào. 
+ Mỗi cromatit gồm 1 
phân tử ADN và prôtêin 
loại histôn. 
Hình vẽ NST ở kỳ giữa: 
- GV yêu cầu HS nghiên 
cứu mục III SGK, trả lời 
câu hỏi: 
- NST là gì? 
- NST có vai trò gì đối với 
sự di truyền các tính trạng. 
- Gv chốt kiến thức. 
- HS đọc thông tin mục III 
SGK và trả lời câu hỏi. 
- HS khác nhận xét bổ sung. 
III. Chức năng của 
nhiễm sắc thể (5p) 
- NST là cấu trúc mang 
gen có bản chất là ADN. 
- Sự tự nhân đôi của ADN 
dẫn tới sự tự nhân đôi của 
NST do đó các gen qui 
định các tính trạng được 
di truyền qua các thế hệ tế 
bào và cơ thể. 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6p) 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. 
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. 
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp 
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. 
- GV yêu cầu HS hoạt động theo bàn để hoàn thành các bài tập trong phiếu luyện tập 
sau. GV sẽ thu 10 phiếu hoàn thành nhanh nhất để đánh giá lấy điểm. 
Nội dung phiếu luyện tập: 
PHIẾU LUYỆN TẬP BÀI 8 
Chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: 
Câu 1: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: 
 A. Hình que B. Hình hạt 
 C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng 
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: 
 A. Vào kì trung gian B. Kì đầu 
 C. Kì giữa D. Kì sau 
Câu 3: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm: 
 A. một crômatit B. một NST đơn 
 C. một NST kép D. cặp crômatit 
Câu 4: Thành phần hoá học của NST bao gồm: 
 A. Phân tử prôtêin C. Prôtêin và phân tử ADN 
 B. Phân tử ADN D. Axit và bazơ 
Câu 5: Đặc điểm của NST trong các tế bào soma là: 
 A. Luôn co ngắn lại thành từng cặp 
 B. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ 
 C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng 
 D. Luôn tồn tại thành từng cặp không tương đồng 
Câu 6: Cặp NST tương đồng là: 
 A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. 
 B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. 
 C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. 
 D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. 
Câu 7: Loài nào NST giới tính chỉ có 1 chiếc? 
 A. Ruồi giấm C. Gà 
B. Gián D. Rệp 
Câu 8: Tinh tinh có bộ NST 2n = 48, giao tử của nó có số NST là: 
 A. 48 B. 24 
 C. 46 D. 96 
Câu 9: 8 NST ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào có bao nhiêu tâm động? 
 A. 8 B. 4 
 C. 16 D. 6 
Câu 10: 8 NST ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào có bao nhiêu crômatit? 
 A. 8 B. 4 
 C. 16 D. 6 
Đáp án: 
Câu 1:D; 2. C, 3. B, 4.C, 5. B, 6. A, 7. D, 8. B, 9. A, 10. C 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (6p) 
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học để làm bài tập 
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh 
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. 
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo bàn dể vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học ra 
giấy A4. 
V. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà (2p) 
1. Tổng kết: ghi nhớ SGK 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
 - Học bài theo nội dung SGK và vở ghi 
 - Trả lời các câu hỏi SGK/Trang 26 
 - Đọc và chuẩn bị trước bài 9: Nguyên phân: 
 Kẻ trước bảng 9.2 vào giấy A4 và vào vở. 
 Lớp chia làm 4 nhóm chuẩn bị mỗi nhóm 1 hộp đất nặn. 
PHIẾU LUYỆN TẬP BÀI 8 
Nhóm HS:.......................................................................................... 
Chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: 
Câu 1: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: 
 A. Hình que B. Hình hạt 
 C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng 
Câu 2: Trong quá trình phân chia tế bào có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở kì: 
 A. Vào kì trung gian B. Kì đầu 
 C. Kì giữa D. Kì sau 
Câu 3: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm: 
 A. một crômatit B. một NST đơn 
 C. một NST kép D. cặp crômatit 
Câu 4: Thành phần hoá học của NST bao gồm: 
 A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN 
 C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ 
Câu 5: Đặc điểm của NST trong các tế bào soma là: 
 A. Luôn co ngắn lại thành từng cặp 
 B. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ 
 C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng 
 D. Luôn tồn tại thành từng cặp không tương đồng 
Câu 6: Cặp NST tương đồng là: 
 A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. 
 B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. 
 C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. 
 D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. 
Câu 7: Loài nào NST giới tính chỉ có 1 chiếc? 
 A. Ruồi giấm B. Gián 
 C. Gà D. Rệp 
Câu 8: Tinh tinh có bộ NST 2n = 48, giao tử của nó có số NST là: 
 A. 48 B. 24 C. 46 D. 96 
Câu 9: 8 NST ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào có bao nhiêu tâm động? 
A. 8 B. 4 C. 16 D. 6 
Câu 10: 8 NST ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào có bao nhiêu crômatit? 
A. 8 B. 4 C. 16 D. 6 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_8_nhiem_sac_the_nam_hoc_2020_2021.pdf