Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 37 đến 47

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 37 đến 47

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.

+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.

2. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

3. Phẩm chất: + Giáo dục ý thức yêu thích môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-T¬ranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK

-Tài liệu về hiện tượng thoái hoá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Nội dung: Học sinh xem video về kỹ thuật nuôi cấy mô ở cây phong lan.

- Sản phẩm: Trả lời câu hỏi

- Tổ chức thực hiện:

Kiểm tra theo sự chuẩn bị của HS: Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá.

- HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

Hoạt động 2.1: I.TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ

 - Mục tiêu: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật

 - Từ đó nêu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.

- Nội dung: Học sinh làm bài tập hình thành khái niệm thoái hóa giống, giao phối cận huyết

- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.

 

docx 29 trang maihoap55 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 37 đến 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
TIẾT 37 - Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
VÀ GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
3. Phẩm chất: + Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-Tranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK
-Tài liệu về hiện tượng thoái hoá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Nội dung: Học sinh xem video về kỹ thuật nuôi cấy mô ở cây phong lan.
- Sản phẩm: Trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện: 
Kiểm tra theo sự chuẩn bị của HS: Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô.....
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: I.TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
 - Mục tiêu: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật 
 - Từ đó nêu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập hình thành khái niệm thoái hóa giống, giao phối cận huyết
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi:
 ? Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được hiểu như thế nào ?
? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá
? Thế nào là thoái hoá
? Giao phối gần là gì
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Quan sát, hỗ trợ học sinh
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích H 34.3 phóng to.
B4. Đánh giá kết quả
- GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK 
- QS H 34.1 và 34.2
HS trao đổi, chia sẻ thông tin thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+ Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật 
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức.
+ Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại diện nhóm trình bày trên H 34.3 ® các nhóm khác theo dõi nhận xét.
I. HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
a) Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- Ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng hạt ít.
- Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hoá:
+ Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
+ Ở động vật: do giao phối gần.
b) Khái niệm:
- Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm 
- Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2.2: II.TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
- Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi:
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ dị hợp biến đổi như thế nào ? 
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Quan sát, hỗ trợ học sinh
(GV giải thích H 34.3 màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn)
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án
B4. Đánh giá kết quả
- GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK và H 34.3 ® ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được :
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm (tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau) 
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
- HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức
II.NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA:
* Kết luận: 
Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 2.3: III.VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG
 - Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Quan sát, hỗ trợ học sinh
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án
B4: hoàn thiện kiến thức
(GV lưu ý: nội dung trừu tượng nên lấy Ví dụ cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu)
- HS nghiên cứu SGK và tư liệu GV cung cấp trả lời câu hỏi.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng
- HS trình bày ® lớp nhận xét.
III.VAI TRÒ CỦA PP.TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG:
* Kết luận :
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
+ Cũng cố đặc tính mong muốn
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nội dung: Các câu hỏi 
- Sản phẩm: Các câu trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên phát phiếu bài tập với các câu hỏi luyện tập sau:- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì?
 Giải thích nguyên nhân?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện trả lời các câu hỏi. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
B3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, nhận xét và bổ sung.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên thông báo đáp án và học sinh tự chấm điểm, báo cáo kết quả tự chấm điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- GV mở rộng thêm: ở 1 số loài động vật , thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
Ngày dạy:
Tiết 38 - Bài 35: ƯU THẾ LAI
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
+ HS nêu được khái niệm : ưu thế lai, lai kinh tế.
+ HS hiểu và trình bày được:
- Cơ sở di truyền của hiện tượnh ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân 
 giống
- Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai.
- Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.
3. Phẩm chất:
+ Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tranh phóng to H 35 SGK
Tranh một số động vật Bò, Lợn kết quả của phép lai kinh tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Nội dung: Học sinh xem video về kỹ thuật nuôi cấy mô ở cây phong lan.
- Sản phẩm: Trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện: 
Gv yêu cầu Hs so sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong các hình ảnh Gv đưa ra. Rút ra các đặc điểm di truyền của cơ thể lai F1 vượt trội hơn cây bình thường ở đặc điểm nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
 - Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được khái niệm ưu thế lai
 - HS trình bày được nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong 
H 35 SGK
- GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt ® hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ưu thế lai.
B2 :GV nêu câu hỏi.
? Ưu thé lai là gì ? Cho Ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật 
B3 :GV cung cấp thêm 1 số Ví dụ để minh hoạ.
- GV nêu vấn đề: Để tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
HS trả lời câu hỏi:
? Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất.
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B4 :GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng 
- GV hỏi:
? Muốn di trì ưu thế lai con người đã làm gì?
- HS quan sát hình SGK chú ý đặc điểm sau:
+ Chiều cao thân cây ngô
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt
- HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
- HS trình bày và lớp bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với nội dung vừa so sánh ® khái quát thành khái niệm 
+ HS lấy Ví dụ SGK 
- HS nghiên cứu SGK trang 102 và 103.
- Chú ý Ví dụ lai 1 dòng thuần có 1 gen trội.
Yêu cầu nêu được:
+ Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm (hiện tượng thoái hoá)
- Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung.
- HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính
- HS tổng hợp khái quát kiến thức.
I.HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
a) Khái niệm
* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng 
II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
 Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
* Kết luận :
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp ® chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen qui định.
Ví dụ :
P : AAbbcc x aaBBCC
® F1 : AaBbCc
Hoạt động 2.2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
- Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được khái niệm lai kinh tế 
 - Trình bày được các phương pháp tạo ưu thế lai.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng
và vật nuôi.
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
? Nêu Ví dụ cụ thể
B2:GV giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ.
B3:GV hỏi:
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào
? Cho Ví dụ .
? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống
B4. Gv chốt kiến thức
- HS nghiên cứu SGK và các tư liệu sưu tầm trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu chỉ ra 2 phương pháp:
+ Lai khác dòng
+ Lai khác thứ
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với tranh ảnh về các giống vật nuôi.
Yêu cầu nêu được :
+ Phép lai kinh tế
+ áp dụng ở lợn và bò
- HS trình bày ® lớp bổ sung.
- HS nêu được : 
Nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯU THẾ LAI:
a) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.
- Lai khác dòng: 
Ví dụ : ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 ® 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: 
b) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
* Lai kinh tế: 
VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại bạch ® Lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. 
- Nội dung: Các câu hỏi 
- Sản phẩm: Các câu trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập với các câu hỏi luyện tập sau: 
? Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ?
? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện trả lời các câu hỏi. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
B3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, nhận xét và bổ sung.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên thông báo đáp án và học sinh tự chấm điểm, báo cáo kết quả tự chấm điểm.
4. Hoạt động 4:Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
+ Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước
+ Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh
+ Lai bò vàng Thanh Hoá với bò Hônsten Hà Lan ® con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
---------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết 39: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 + HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
 + HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
3. Phẩm chất:
 + Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giấy trong in nội dung từ bảng 40.1 40.5 trang 116 và 117
Máy chiếu, bút dạ, vở bài tập HS 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Nội dung: Chiếu phim trong của các nhóm.Tranh ảnh liên quan đến di truyền.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện:
Để củng cố lại kiến thức phần di truyền và biến dị, hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV chia lớp thành 12 nhóm nhỏ và y/c:
+ Hai nhóm cùng nghiên cứu một nội dung
+ Hoàn thành các bảng kiến thức từ 40.1 ® 40.5
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm ghi những kiến thức cơ bản
B2:GV chữa bài bằng cách:
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét
B3:GV lưu ý: Sau phần trình bày nhận xét bổ sung của từng nhóm ® GV đáng giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức (nếu cần)
B4: GV lấy kiến thức ở SGK làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 ® 40.5 trang 129 ® 130.
- Các nhóm nhận phim trong đã có sẵn nội dung
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung đó.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của mình trên máy chiếu
- Sau khi nghe nhận xét và bổ sung kiến thức của GV, các nhóm tự sữa chữa và ghi vào vở bài tập của cá nhân.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của mình trên máy chiếu
Hoạt động 2.2: TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV y/c HS trả lời 4 câu hỏi trang 117, còn lại HS tự trả lời.
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5.
B2. GV quan sát, hỗ trợ HS trả lời
B3:GV cho thảo luận toàn lớp để học sinh được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau.
+ ở người sinh sản muộnvà đẻ ít con
+ Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội.
Câu 5: Ưu thế của công nghệ tế bào 
+ Chỉ nuôi cấy tế bào , mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo ® tạo ra cơ quan hoàn chỉnh
+ Rút ngắn thời gian tạo giống
+ Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người.
B4. GV công bố đáp án đúng
- HS tiếp tục trao đổi nhóm, vận dụng các kiến thức vừa hệ thống ở hoạt động trên để thống nhất ý kiến trả lời.
Yêu cầu:
Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng . Cụ thể:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
+ mARN làm khuôn mẫu tổng hợp chuỗi a xít amin cấu thành prôtêin
+ Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng 
Câu 2: 
- KIểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
3. Hoạt động 3: Luyện tập: 
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở SGK trang 117
GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động của nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Vận dụng: Bất kì một giống nào (kiểu gen) muốn có năng suất (số lượng kiểu hình) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh)
-----------------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết 40: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 + HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền học người
 + HS biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập phả hệ
2. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
3. Phẩm chất:
 + Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hệ thống các bài tập di truyền học người
Máy chiếu, bút dạ, vở bài tập HS 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Nội dung: Nếu trong 1 gia đình có cả bố và mẹ đều bị bệnh câm điếc bẩm sinh thì họ có nên sinh con không, nếu sinh con thì xác suất sinh ra những đứa con bình thường là bao nhiêu %?
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện:
Để giúp các em thành thạo kĩ năng giải bài tập di truyền học người, hôm nay chúng ta có tiết bài tập
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1: hướng dẫn cách giải:
- Xác định được gen quy định tính trạng là trội hay lặn
- Xác định được gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính
- Xác định được kiểu gen của từng cá thể trong quần thể.
B2:GV hướng dẫn:
- Nếu tính trạng được phân bố đều ở cả 2 giới thì gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
- Nếu bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh à bệnh do gen lặn, nằm trên nst thường
B3:GV giao bài tập cho HS
B4: GV chữa bài
Bài 1. 
- Quy ước:
Gen A: bình thường
Gen a: mù màu
- Gen gây bệnh nằm trên NST X
a. P: bố bt x mẹ mù màu
 XAY x XaXa
GP: XA, Y Xa
F1: 1 XAXa : 1 XaY
 1 nữ bt : 1 nam mù màu
b. P: bố mù màu x mẹ mù màu
 XaY x XaXa
GP: Xa , Y Xa
F1: 1 XaXa : 1 XaY
 100% mù màu
c. 2 trường hợp
P: XAY x XAXa
P: XAY x XAXA
Bài 2:
- người con trai và người bố mù màu: XaY
- người con trai mù màu nhận Xa từ mẹ, mà mẹ bt nên có KG: XAXa
- người con gái bt nhận Xa từ bố nên có KG là XAXa
- người con trai bt có KG XAY
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS vận dụng làm bài tập
Bài 1. Bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn a qui định nằm trên NST giới tính X. Hãy cho biết kết quả ở đời con về bệnh mù màu trong các trường hợp sau:
Bố bình thường, mẹ bệnh mù màu.
Bố, mẹ đều bệnh mù màu.
Bố bình thường, mẹ bình thường.
Bài 2. Bệnh mù màu ở người do gen lặn m qui định. Gen trội hoàn toàn M qui định nhìn màu bình thường. Các gen đều nằm trên NST giới tính X. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Hãy xác định KG của từng người trong gia đình trên?
3. Hoạt động 3: Luyện tập: 
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nội dung: Học sinh làm bài tập 
- Sản phẩm: Kết quả các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS Hoàn thành các bài còn lại
Bài 3. Mẹ tóc thẳng, sinh con trai tóc xoăn, con gái tóc thẳng. Con trai lấy vợ tóc thẳng sinh cháu trai tóc xoăn, cháu gái tóc thẳng. Con gái lấy chồng tóc xoăn, sinh năm cháu trai và bốn cháu gái đều tóc xoăn. Em hãy xác định kiểu gen của cha,mẹ, các con, dâu, rể và các cháu nội, ngoại. Vẽ sơ đồ phả hệ về dạng tóc.
4. Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
Vận dụng: lập sơ đồ phả hệ về màu mắt ở gia đình em.
------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày dạy: 
Tiết 40 - Bài 39: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS phải biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
2. Năng lực:
 + Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Phát triển giống vật nuôi và cây trồng ở địa phương cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Nhân ái: Giúp đỡ người trồng cây và người chăn nuôi ở địa phương phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
	- Một số tranh hoặc ảnh về các giống vật nuôi: bò lai F1, lợn lai F1, vịt lai F1, gà lai F1, cá lai F1, giống lúa, giống đậu tương ( hoặc lạc, dưa), ngô lai.
- Chuẩn bị phiếu học tập hoặc bảng phụ ghi nội dung bảng 39/115.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG.
Mục tiêu: Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu về một số thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Nội dung: Câu chuyện về 2 giống cây trồng cho năng suất khác nhau.
Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
d. Cách thức tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
+ Giáo viên nêu tình huống: Dù đã tốt nghiệp trường đại học nhưng An vẫn mong muốn được làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. An tâm sự với mẹ về mô hình kinh tế mình đang ấp ủ là VAC. Mẹ khuyên An cần chuẩn bị kiến thức thật kĩ như nuôi bò lấy sữa thì nuôi giống bò sữa hà Lan còn lấy thịt nuôi bò lai sind hay gà thịt nên nuôi gà tam hoàng còn gà lấy trứng nuôi gà ri, gà siêu trứng, nuôi cá nên chọn các giống cá khác nhau tận dụng nhiều tầng nước như rô phi, cá chép, cá chim trắng Tại sao, mẹ lại khuyên An như vậy?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ với bạn bên cạnh về những vấn đề trong tình huống.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Học sinh tìm hiểu những thông tin trong tình huống, thảo luận với bạn bên cạnh
+ Giáo viên quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập 
* Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Giáo viên mời một học sinh báo cáo
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu thêm một số quan điểm và tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng. 
+ Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh 
+ Giáo viên không xác nhận kiến thức mà chuyển những ý kiến của học sinh thành vấn đề học tập mới, cụ thể: “Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi ở Việt nam là gì?”
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI 
Hoạt động 2.1. Thành tựu về chọn giống vật nuôi
Mục tiêu
Qua tranh hay hình ảnh cùng tư liệu sưu tầm được nêu được hướng sử dụng và tính trạng nổi bật của từng giống.
b) Nội dung: Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập tính trạng nổi bật của từng giống vật nuôi trong bảng 39.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập về tính trạng nổi bật của từng giống vật nuôi trong bảng 39.
d) Cách thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm học tập (4–6 học sinh/nhóm); trong mỗi nhóm HS sắp xếp hình ảnh về các nhóm của từng giống theo hướng dẫn của GV, thảo luận và điền phiếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Phân công nội dung học tập cho các nhóm: 
+ nhóm 1+2 chia Tranh, hình ảnh về các nhóm rồi tìm hiểu hướng sử dụng và tính trạng nổi bật của nội dung 1 trong bảng 39.
+ Nhóm 3+4 tương tự nhóm trên tìm hiểu các giống lợn ND2
+ Nhóm 5+6: tương tự nhóm trên tìm hiểu các giống lợn ND3
+ Nhóm 7+8: tương tự nhóm trên tìm hiểu các giống lợn ND4
+ Nhóm 9+10: tương tự nhóm trên tìm hiểu các giống lợn ND5
Nhóm nhận nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ/trả lời câu hỏi của học sinh
- Nhóm học sinh thảo luận, chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu/tìm hiểu, thống nhất/hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên tổ chức: 
- Một nhóm báo cáo kết quả học tập.
- Các nhóm thảo luận về vấn đề mà nhóm đã báo cáo.
- Nhóm học sinh báo cáo
- Các nhóm học sinh khác thảo luận về vấn đề mà nhóm báo cáo trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng 
Các nhóm học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng 
- Giáo viên đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng học tập, báo cáo của học sinh
- Giáo viên xác nhận kiến thức
Bảng 39: Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi:
TT
Tên giống
Hướng sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sin
- Lấy thịt
- Có khả năng chịu nóng
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao
2
Giống lợn:
- Lợn ỉ Móng cái
- Lợn Bớc sai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con, nhiều nạc, tăng trọng nhanh
3
Giống gà:
- Ga Rôt ti
- Gà tam hoàng
- Lấy thịt và trứng
- Tăng trọng nhanh
- Đẻ nhiều trứng
4
Giống vịt:
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt Supermeat
- Lấy thịt và trứng
- Dễ thích nghi
- Tăng trọng nhanh
- Đẻ nhiều trứng
5
Giống cá:
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
- Lấy thịt
- Dễ thích nghi
- Tăng trọng nhanh
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP KIẾN THỨC VỀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
 - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nội dung: Các câu hỏi 
- Sản phẩm: Các câu trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện:
GV nhận xét các nhóm, cho điểm nhóm làm tốt.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC VỀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Bảng 40: Các tính trạng nổi bật của một số giống cây trồng
TT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao
- Chống chịu được rầy nâu
- Không cảm quang
2
Giống ngô:
- Ngô lai LNV4
- Ngô lai LVN20
- Khả năng thích ứng rộng
- Chống đổ tốt
- Năng suất từ 8 –12 tấn/ha
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng lan
- Cà chua P375
- Thích hợp với vùng thâm canh
- Năng suất cao
* hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
--------------------------------------------------------------------------
PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI
Ngày dạy: 
Tiết 42 - Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật
+ Phân biệt được nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người 
+ HS trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái
2. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
3. Phẩm chất:
+ Giáo dục kỷ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh phóng to H 41.1 SGK
- Một số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Nội dung: Học sinh xem ảnh về MT sống của các sinh vật
- Sản phẩm: Trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện: 
Từ khi sự sống được hình thành, sinh vật và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tác động đó có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? 
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
 - Mục tiêu: - HS nêu khái niệm môi trường sống của sinh vật
 - Nhận biết được các môi trường sống của sinh vật 
- Nội dung: Học sinh xem ảnh về MT sống của các sinh vật
- Sản phẩm: Trả lời câu hỏi
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:GV viết sơ đồ lên bảng như sau:
 Thỏ rừng
? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
B2:GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ
? Môi trường sống là gì
B3:GV giúp học sinh hoàn chỉnh khái niệm 
- Để tìm hiểu về môi trường các em hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK và quan sát các tranh hình đã chuẩn bị
? Sinh vật sống trong những môi trường nào
B4:GV thông báo: có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường 
- HS theo dõi sơ đồ trên bảng. Trao đổi nhóm
+ Điền từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên
- Đại diện HS lên bảng hoàn thành sơ đồ ® HS kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_37_den_47.docx