Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 43+44

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 43+44

 A. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh ánh sáng đến sinh vật.

- Hiểu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn của nhân tố sinh thái ánh sáng. - Hiểu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

 2.Năng lực

 2.1. Năng lực chung:

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

2.2. Năng lực đặc thù:

 * Nhận thức khoa học tự nhiên:

- Nêu được sự ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật và thực vật.

 - Biết được sự thay đổi về hình thái bên ngoài của thực vật và những tập tính của động vật khi có ánh sáng.

 * Tìm hiểu tự nhiên:

 - Lấy được ví dụ về sự thay đổi hình thái của thực vật, giải thích được một số hiện tượng thức tế khi ánh sáng tác động lên đời sống thực vật và động vật.

 - Lấy được ví dụ về cây ưa sáng và cây ưa bóng, ví dụ về tập tính của động vật khi có ánh sáng tác động.

 *Vận dụng kiến thức kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức giải thích được mốt số hiện tượng thức tế như: vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.

 - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

 3. Phẩm chất

 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.

 - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.

 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong học tập.

 

docx 15 trang maihoap55 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 43+44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn:
Tiết 43 Ngày dạy:
Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG 
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
 A. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Hiểu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh ánh sáng đến sinh vật.
- Hiểu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn của nhân tố sinh thái ánh sáng. - Hiểu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
 2.Năng lực
 2.1. Năng lực chung:
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
2.2. Năng lực đặc thù:
 * Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được sự ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật và thực vật.
 - Biết được sự thay đổi về hình thái bên ngoài của thực vật và những tập tính của động vật khi có ánh sáng.
 * Tìm hiểu tự nhiên:
 - Lấy được ví dụ về sự thay đổi hình thái của thực vật, giải thích được một số hiện tượng thức tế khi ánh sáng tác động lên đời sống thực vật và động vật.
 - Lấy được ví dụ về cây ưa sáng và cây ưa bóng, ví dụ về tập tính của động vật khi có ánh sáng tác động.
 *Vận dụng kiến thức kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức giải thích được mốt số hiện tượng thức tế như: vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng. 
 - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
 3. Phẩm chất
 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
 - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong học tập.
 B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
 2. Học sinh
 - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
 C . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
 a) Mục tiêu
 - Ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra việc học ở nhà và việc nắm kiến thức cũ của học sinh.
 - Dẫn dắt vào bài, nêu vấn đề...
 b) Nội dung hoạt động: 
 - Tổ chức lớp
 - Kiểm tra bài cũ
 c) Sản phẩm của học sinh
 - Câu trả lời, bài làm, vở bài tập của học sinh
d) Tổ chức hoạt động
 - GV nêu câu hỏi, yêu cầu cần thực hiện. 
 + HS 1: Môi trường sống là gì? Có những loại môi trường sống nào? (7đ)
 + HS 2: Giới hạn sinh thái là gì? cho ví dụ? (3đ)
 - HS vấn đáp trả lời, làm bài tập theo yêu cầu.
 + HS 1: Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật
 - Các loại môi trường:	
 + Môi trường nước. 
 VD: cá, tôm, ...	
 + Môi trường trên mặt đất, không khí.
 VD: Mèo, thỏ, chim,...
 + Môi trường trong đất.
 VD: Giun đất, vi sinh vật,...
 + Môi trường sinh vật.
 VD: bọ chét, rận,...
 + HS 2: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
HS lấy ví dụ.
 - HS,GV nhận xét đánh giá.
II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (30’)
II.1. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.
 a) Mục tiêu:
 - HS biết đượcmột số nhóm sinh vật sống dựa vào giới hạn của nhân tố sinh thái ánh sáng.
 - Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của thực vật với môi trường.
 b) Nội dung hoạt động:
 - HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát hình ảnh so sánh được cây sống ở nơi ánh sáng mạnh và cây sống nơi ánh sáng yếu. Nêu được các đặc điểm của thực vật khi sống ở noi có ánh sáng mạnh và nơi coa ánh sáng yếu.
 - Lấy ví dụ một số loại cây ưa sáng và cây ưa bóng.
 c) Sản phẩm học tập:
 - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
 - Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:
 + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
 + Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
 d) Tổ chức hoạt động:
 - GV đặt vấn đề.
 - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của thực vật?
 - GV cho HS quan sát cây lá nốt, vạn niên thanh, cây lúa, gợi ý để các em so sánh cây sống nơi ánh sáng mạnh và cây sống nơi ánh sáng yếu.
 - HS quan sát hình ảnh và nêu được đặc điểm của cây ưa bóng và cây ưa sáng.
 - GV nêu thêm: ảnh hưởng tính hướng sáng của cây. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
1. Nhu cầu về ánh sáng của các loài cây có giống nhau không?
2. Hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết?
 3. Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân ứng dụng điều này như thế nào?
 - HS trả lời được:
 1. Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau
 2. HS lấy thêm một vài ví dụ về cây ưa bóng: cây xương rồng,cây lan ý, cây hoa nhài, lan cẩm cù .và ưa sáng như: bàng, nhãn, vải, bưởi 
 3. Trồng xen kẽ cây để tăng năng xuất và tiết kiệm đất.
 - HS chốt lại kiến thức.
II.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
 a) Mục tiêu: 
 - HS biết được ánh sáng ảnh hưởng đến tập tính, hoạt động, khả năng sinh trưởng của một số động vật. 
 b) Nội dung hoạt động:
 - Nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi sgk, vận dụng kiến thức trả lời được một số câu hỏi thực tế.
 c) Sản phẩm học tập:
 - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
 + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
 + Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
 + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
 - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
 + Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
 + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất , đáy biển.
 d) Tổ chức hoạt động:
 - GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK trang 123. Chọn khả năng đúng
- HS đọc thí nghiệm, thảo luận và chọn phương án đúng (phương án 3)
- GV yêu cầu HS nghiên ví dụ SGK và trả lời câu hỏi: 
 1. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
 2. Qua VD về phơi nắng của thằn lằn H 42.3, em hãy cho biết ánh sáng còn có vai trò gì với động vật? Kể tên những động vật thường kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
 3. Từ VD trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật?
 4. Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để gà, vịt đẻ nhiều trứng?
 - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi:
 1. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
 + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
 + Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
 + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
 2. Một số động vật kiếm ăn vào ban ngày: hươu, nai, ngựa vằn, sóc 
 Một số dộng vật kiếm ăn vào ban đêm: chuột, dơi, chim cú, sói xám, culi 
 3. HS rút ra kết luận.
 4. Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng.
 - GV thông báo thêm:
+ Gà thường đẻ trứng ban ngày
+ Vịt đẻ trứng ban đêm.
+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng, cá chép thường đẻ trứng sớm hơn.
 III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP : (5’)
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung hoạt động:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:GV hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS trả lời.
Câu 1:Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
D. Không thể sống được.
Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.
Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
B. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
Câu 4: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
C. Nơi quang đãng.
D. Nơi khô hạn.
Câu 5: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?
A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có độ ẩm cao.
C. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
D. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
Câu 6: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
Câu 7: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì
A. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên.
B. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây.
C. Cây có nhiều chất dinh dưỡng.
D. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.
Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là
A. Định hướng di chuyển trong không gian.
B. Nhận biết các vật.
C. Kiếm mồi.
D. Sinh sản.
Câu 9: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
A. Cây vẫn mọc thẳng.
B. Cây luôn quay về phía mặt trời.
C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
D. Ngọn cây rũ xuống. 
Câu 10: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.
 IV. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (3’)
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
 - GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
1/ Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng? 
2/ Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? 
3/ Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
 - HS trả lời.
 - HS nộp vở bài tập.
 - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án:
1/ HS dựa vào đặc điểm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng để so sánh.
2/ Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống sinh vật được thể hiện ở chổ: Định hướng di chuyển trong không gian, khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
3/ Cành cây phía dưới bị thiếu ánh sáng nên khả năng quang hợp yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và lấy nước kém, nên sớm bị khô héo và rụng.
Tuần 22 Ngày soạn:
Tiết 44 Ngày dạy:
Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
 - Hiểu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Hiểu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
 - Hiểu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm: ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt...
 - Giải thích được sự thích nghi của SV trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung:
 - Năng lực phát hiện vấn đề
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực hợp tác
 - Năng lực tự học
2.2. Năng lực đặc thù:
 * Nhận thức khoa học tự nhiên:
 - Nhận biết được nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp và hô hấp của cây.
 - Biết được nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái, sinh lý của động vật.
 - Hiểu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm: ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt...
 * Tìm hiểu tự nhiên:
 - Thông qua hình ảnh trực quan, nôi dung thông tin sgk giải thích được sự thích nghi của SV trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
 * Vận dụng kiến thức kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề để trả lời một số câu hỏi liên quan đến thực tiễn.
 3. Phẩm chất
 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
 - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong học tập.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh ảnh.
 2. Học sinh
 - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu
 - Ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra việc học ở nhà và việc nắm kiến thức cũ của học sinh.
 - Dẫn dắt vào bài, nêu vấn đề...
b) Nội dung hoạt động:
 - Tổ chức lớp: 
 - Kiểm tra bài cũ
c) Sản phẩm của học sinh
 - Câu trả lời, bài làm, vở bài tập của học sinh
d) Tổ chức hoạt động
 - GV nêu câu hỏi, yêu cầu cần thực hiện.
 + Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Cho ví dụ? (10đ)
 - HS vấn đáp trả lời, làm bài tập theo yêu cầu.
 + Đối với thực vật ảnh hưởng đến các đặc điểm hình thái và sinh lí. (4đ)
 + Đối với động vật ảnh hưởng đến định hướng di chuyển, sinh trưởng, sinh sản.(4đ)
 - HS,GV nhận xét đánh giá.
II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 30 phút
II.1. Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
 a) Mục tiêu: 
 - Biết được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm: ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt...
 - Giải thích được sự thích nghi của SV trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
b) Nội dung hoạt động: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm học tập: 
 - Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật.
 - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-40oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
 - Sinh vật được chia 2 nhóm:
 + Sinh vật biến nhiệt
 + Sinh vật hằng nhiệt.
d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 - GV đặt câu hỏi: Trong chương trình sinh học ở lớp 6 em đã được học quá trình quang hợp, hô hấp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?
 - HS liên hệ kiến thức sinh học 6 hiểu được: Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20- 30oC. Cây nhiệt đới ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (trên 40oC).
 - GV bổ sung: ở nhiệt độ 25oC mọt bột trưởng thành ăn nhiều nhất, còn ở 8oC mọt bột ngừng ăn.
 - GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1; VD2; VD3, quan sát H 43.1; 43.2 
 - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
 1. VD1 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật?
 2. VD2 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật?
 3. VD3 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật?
 4. Từ các kiến thức trên, em hãy cho biết nhiệt dộ môi trường đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?
 5. Các sinh vật sống được ở nhiệt độ nào? Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường? Đó là những nhóm nào?
 6. Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao?
- HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung và hiểu được :
 1. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái (mặt lá có tầng cutin dày, chồi cây có các vảy mỏng), đặc điểm sinh lí (rụng lá).
 2. Nhiệt dộ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái động vật (lông dày, kích thước lớn)
 3. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tập tính của động vật.
 4. HS khái quát kiến thức từ nội dung trên và rút ra kết luận.
 5. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-40oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
- Sinh vật được chia 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt
+ Sinh vật hằng nhiệt.
 6. Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài nhờ cơ thể phát triển, cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp mỡ, da hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da khi cơ thể cần toả nhiệt.
 - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 43.1 vào phiếu học tập.
Bảng 43.1: Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
Thằn lằn
Cá chép
Bắp cải
Bụi rậm, bờ tường.
Ao, hồ, sông...
Đất ruộng.
Sinh vật hằng nhiệt.
Cá heo
Khỉ
Đại bàng
Biển
Rừng
Rừng
 - GV treo bảng phụ bảng 43.1 của 1 vài nhóm HS để HS nhận xét.
 - GV treo đáp án đúng (Bảng 43.1 SGK)
II.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.
a) Mục tiêu: 
 - Biết được độ ẩm ảnh hưởng tới hình thái, sinh lý của sinh vật. So sánh được đặc điểm của cây ưa ẩm và cây chịu hạn.
b) Nội dung hoạt động: 
 - HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin hoàn thành bảng 43.2 sgk
c) Sản phẩm học tập: 
 - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thía thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
 - Thực vật chia 2 nhóm:
 + Nhóm ưa ẩm: họ thài lài, họ Ráy...
 + Nhóm chịu hạn: họ xương rồng, thuốc bỏng, thông, phi lao...
 - Động vật chia 2 nhóm:
 + Nhóm ưa ẩm: lớp lưỡng cư
 + Nhóm ưa khô: lớp bò sát 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn
 - Yêu cầu HS:
 - Giới thiệu tên cây, nơi sống và hoàn thành bảng 43.2 SGK.
 - HS hoàn thành bảng 43.2
Bảng 43.2: Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.
Các nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Nơi sống
Thực vật ưa ẩm
- Cây lúa nước
- Cây cói
- Cây thài lài
- Cây ráy
- Ruộng lúa
- Bãi ngập ven biển
- Dưới tán rừng
- Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn
- Cây xương rồng
- Cây thuốc bỏng
- Cây phi lao
-Cây thông
- Bãi cát
- Trong vườn
- Bãi cát ven biển
- Trên đồi
- GV chiếu kết quả của 1 vài nhóm, cho HS nhận xét.
1. Nêu đặc điểm thích nghi của các cây ưa ẩm, cây chịu hạn?
- GV bổ sung thêm: cây sống nơi khô hạn bộ rễ phát triển có tác dụng hút nước tốt.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh ếch nhái, tắc kè, thằn lằn, ốc sên :
- Yêu cầu HS:
- Giới thiệu tên động vật, nơi sống và hoàn thành tiếp bảng 43.2.
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK và hiểu được đặc điểm của động vật ưa ẩm, ưa khô SGK.
Các nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Nơi sống
Động vật ưa ẩm
- Ếch
- Ốc sên
- Giun đất
- Hồ, ao
- Trên thân cây
- Trong đất
Động vật ưa khô
- Thằn lằn
- Tắc kè
- Chó, mèo
- Bụi rậm.
- Trên cây.
- Trên mặt đất
- GV chiếu kết quả 1 vài nhóm, cho HS nhận xét.
2. Nêu đặc điểm thích nghi của động vật ưa ẩm và chịu hạn?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
3. Vậy độ ẩm đã tác động đến đặc điểm nào của thực vật, động vật?
4. Có mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau?
* Liên hệ : trong sản xuất người ta có biện pháp, kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
- HS: + Cung cấp điều kiện sống
 + Đảm bảo thời vụ
- GV: liên hệ thực tế, giáo dục HS bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: 5’
a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b) Nội dung hoạt động: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện: GV hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS trả lời.
Câu 1:Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 2:Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 3:Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. 
Câu 4:Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào?
A. 00- 400.
B. 100- 400.1
C. 200- 300.
D. 250-350.
Câu 5:Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào?
A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều.
B. Quang hợp tăng – hô hấp tăng.
C. Quang hợp giảm.– hô hấp tăng.
D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ.
Câu 6:Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:
A. Có chi dài hơn.
B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông).
C. Chân có móng rộng.
D. Đệm thịt dưới chân dày.
Câu 7:Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
Câu 8:Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
Câu 9:Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
Câu 10:Phiến lá của cây ưa ẩm, ưa sáng khác với cây ưa ẩm, chịu bóng ở điểm nào?
A. Phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển, màu xanh sẫm.
B. Phiến lá to, màu xanh sẫm, mô giậu kém phát triển.
C. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.
D. Phiến lá nhỏ, mỏng, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.
IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: 3’
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tế.
c) Sản phẩm học tập: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (MĐ1), 2 (MĐ2), 4(MĐ3) cuối bài.
 - HS trả lời.
 - HS nộp vở bài tập.
 - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án
Câu 1: Mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của thực vật ( rụng lá, có lớp bần dáy, có lớp vảy mỏng bao bọc chồi lá,...), động vật ( có lông dày,...). Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của thực vật: quang hợp, hô hấp; Động vật ( tập tính tránh nóng, ngủ hè, ngủ đông,...)
Câu 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Vì cơ thể SV hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và có trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Câu 4: 
 - ĐV ưa ẩm: ếch nhái, mọt ẩm, ốc sên, giun đất, 
 - ĐV ưa khô: thằn lằn, tắc kè, rùa, rắn hổ mang, kì đà, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_4344.docx