Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 6: ARN mối quan hệ giữ gen và ARN (Tiếp) - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được quá trình truyền thông tin di truyển từ gen đến ARN
- Nêu được định nghĩa gen và mối quan hệ giữa gen và ARN
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng
3. Thái độ
- Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy chiếu, sổ tay lên lớp
2. Học sinh
- Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tổ chức hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả cấu trúc của ARN, so sánh ARN và ADN
3. Bài mới
* Khởi động
- GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi. Dự đoán:
+ Tính trạng màu mắt, màu da là do các sắc tố của tế bào và được quy định bởi thông tin di truyền của các gen tương ứng. Làm thế nào để thông tin di truyền trong các gen đó có thể được biểu hiện thành tính trạng này?
+ Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài. Bộ nhiễm sắc thể ở người gồm 46 nhiễm sắc thể, nhưng trong hệ gen người có tới hàng chục ngàn gen. Vậy gen là gì?
- HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
- GV: Gọi nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
- GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học
Ngày soạn: 12/9/2020 Ngày dạy: 17/9/2020 Tiết 6 - Bài 20. ARN, MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giải thích được quá trình truyền thông tin di truyển từ gen đến ARN - Nêu được định nghĩa gen và mối quan hệ giữa gen và ARN 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng 3. Thái độ - Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Máy chiếu, sổ tay lên lớp 2. Học sinh - Chuẩn bị trước bài ở nhà III. Tổ chức hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Mô tả cấu trúc của ARN, so sánh ARN và ADN 3. Bài mới * Khởi động - GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi. Dự đoán: + Tính trạng màu mắt, màu da là do các sắc tố của tế bào và được quy định bởi thông tin di truyền của các gen tương ứng. Làm thế nào để thông tin di truyền trong các gen đó có thể được biểu hiện thành tính trạng này? + Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài. Bộ nhiễm sắc thể ở người gồm 46 nhiễm sắc thể, nhưng trong hệ gen người có tới hàng chục ngàn gen. Vậy gen là gì? - HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV - GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn - GV: Gọi nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. - GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học B. Hoạt động hình thành kiến thức (tiếp theo) Hoạt động 1. Tổng hợp ARN Mục tiêu: - Nêu được định nghĩa gen - Giải thích được quá trình truyền thông tin di truyển từ gen đến ARN Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Giao nhiệm vụ Hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin mục II. Trả lời câu hỏi: Gen là gì? HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi GV: Chốt kiến thức. GV: Giao nhiệm vụ - Hoạt động nhóm: Đọc thông tin, quan sát hình 20.4 (105), trả lời các câu hỏi trong sách HDH (105, 106). HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. * Yêu cầu sản phẩm + ARN được tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn + Liên kết theo NTBS: A - U; T - A; G - X; X – G + ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo NTBS. + Kết quả: Tạo ra một ARN mới GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân II. Tổng hợp ARN - Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một vật chất di truyền xác định. - Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian. + Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn. + Các (Nu) ở mạch khuôn liên kết với (Nu) tự do theo NTBS. + Khi tổng hợp song ARN tách khỏi gen đi ra chất TB. * Nguyên tắc tổng hợp : - Khuôn mẫu: Dựa trên 1 mạch đơn của gen. - Bổ sung: A - U; T - A G - X ; X – G Hoạt động 2. Mối quan hệ gen và ARN Mục tiêu: - Nêu được mối quan hệ giữa gen và ARN Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân: Dựa vào nội dung phần II trả lời câu hỏi trong sách HDH (106) HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn GV: Gọi 1 – 2 HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các bạn khác. GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân III. Mối quan hệ gen và ARN Mối quan hệ gen – ARN: Trình tự các (Nu) trên mạch khuôn quy định trình tự các (Nu) trên ARN. C. Hoạt động luyện tập GV: Giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân: Làm bài tập trong sách HDH (106, 107) HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn GV: Gọi 1- 2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác. GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân Bài tập 1 (106). HS làm vào vở bài tập Bài tập 2(106): Đáp án: B Bài tập 3 (106) a. Enzim b. mạch bổ sung của ADN c. Nucleotit tự do. d. mạch khuôn của ADN e. Phân tử ARN mới tạo thành f. Phân tử ARN đang tạo thành Bài tập 4 (106) (Áp dụng NTBS: A - T; G - X) Bài tập 5 (106): Đáp án: D Bài tập 6 (107): Đáp án: B D, E. Hoạt động vận dụng và Hoạt động tìm tòi, mở rộng GV: Giao nhiệm vụ cho HSG về nhà: Hoạt động cá nhân trao đổi cùng người thân, bạn bè hoàn thành nội dung trong sách HDH mục D, E và báo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau HS: Trao đổi với người thân, bạn bè hoàn thành các bài tập và báo cáo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau. 4. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại kiến thức đã học - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của Prôtêin + Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo prôtêin và các bậc cấu trúc hóa học của prôtêin. + Từ các ví dụ mục II hãy chỉ ra chức năng của protein.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_6_arn_moi_quan_he_giu_gen_va_arn.doc