Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2018-2019

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày đ¬ược PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS hiểu trình bày được ng.nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng giải thích.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

3. Phẩm chất năng lực cần hình thành

a. Năng lực chung

+ Năng lực tự học

+ NL giải quyết vấn đề: Giải thích các câu hỏi phân biệt, giải thích.

+ Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác

+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Tìm kiếm các tư liệu liên quan đến nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trong diễn đạt và trình bày.

b. Các năng lực chuyên biệt

+ Quan sát: tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống

+ Sưu tầm, phân loại: nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống

+ Thiết kế thí nghiệm: Tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày đ¬ược PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS hiểu trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

 

docx 139 trang maihoap55 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/1/2019
Tiết 37
Tuần 19
BÀI 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 
- HS hiểu trình bày được ng.nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống. 
2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng giải thích. 
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành
a. Năng lực chung
+ Năng lực tự học 
+ NL giải quyết vấn đề: Giải thích các câu hỏi phân biệt, giải thích. 
+ Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Tìm kiếm các tư liệu liên quan đến nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống. 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trong diễn đạt và trình bày. 
b. Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát: tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống
+ Sưu tầm, phân loại: nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống
+ Thiết kế thí nghiệm: Tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 
- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- HS hiểu trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
4. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm: 
- Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
II. Chuẩn bị 
1. GV: Tranh phóng to hình 34.1 (tr. 99) 34.3 (tr.100). 
 Tư liệu về sự thoái hoá
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
 Ôn lại bài phép lai một cặp tính trạng.
3. Câu hỏi- bài tập trắc nghiệm;
Câu 1(NB): Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
A. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần và thể dị hợp giảm dần.
B. Tỷ lệ thể đồng hợp giảm dần và thể dị hợp tăng dần.
C. Không có sự thay đổi tỷ lệ thể đồng và thể dị hợp.
2.(TH) Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng . vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
 Từ cần điền: thoái hóa, củng cố
3. (VD) Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
A.Tăng Tỷ lệ thể đồng hợp
B. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
C. Tỷ lệ thể dị hợp
III. Phương pháp dạy học 
 -Vấn đáp - tìm tòi; Trực quan; Hoạt động nhóm; Hỏi chuyên gia; Giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9A3
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá (17 phút).
Mục tiêu: HS trình bày được hiện tượng thoái hoá ở ĐTV, từ đó hiểu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.
Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại, 
Phương tiện:Tranh 
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HĐ cá nhân:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nhớ lại kiến thứ đã học, trả lời câu hỏi: Việc thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn nhằm mục đích gì?
HS trả lời câu hỏi: 
Phương án HS trả lời: Tạo ra dòng thuần.
GV bổ sung dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng hợp.
GV Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK -> Nhận xét về kiểu hình của ngô khi tự thụ phấn bắt buộc qua 7 thế hệ.
HS: Nhận xét chiều cao của ngô giảm dần.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV biểu hiện như thế nào?
HS có thể trả lời: Ở thế hệ sau phát triển chậm, năng suất, phẩm chất kém, sức sống giảm và xuất hiện những biến dị xấu.
GV: Tìm VD về hiện tượng thoái hoá?
HS có thể trả lời: Lấy VD hồng xiêm thoái hoá quả không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ, khô.
GV: Thế nào là thoái hoá?
HS: Dựa vào ND SGK/99 trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
HS: Nghe giảng ghi nhớ Kiến thức vào vở học.
I. Hiện tượng thoái hoá.
1. Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV:
- Ở TV: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít.
- Ở ĐV: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
2. Khái niệm: Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.
- Giao phối gần (cận huyết) là g/phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá (12 phút).
Mục tiêu: HS giải thích được hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc hại.
Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại,HĐ nhóm chuyên gia
Phương tiện:bảng phụ, tranh..
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: P: Aa x Aa -> F1?
Nhớ lại kiến thức, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phép lai: F1 
 KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 KH: 3Trội : 1Lặn
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trình bày bảng 34.3.
- HĐ nhóm chuyên gia: Lớp chia thành 6 nhóm
+ Vòng 1(3 phút): Nhóm 1,2,3 thảo luận trả lời câu hỏi
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ động hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử biến đổi như thế nào?
+ Nhóm 4,5,6 thảo luận trả lời câu hỏi
- Tại sao thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?
Sau thời gian thảo luận
+ Vòng 2( 2 phút): thành lập 6 nhóm mới=>HS thảo luận nhóm, trao đổi kiến thức cho nhau. 
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv chuẩn kiến thức: 
- Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. Tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ động hợp lặn bằng nhau.
- Câu hỏi TL 2: 
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn thường không biểu hiện, không gây hại khi ở thể dị hợp.
+ Các gen lặn gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình. 
GV: NX k/quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
GV: Tỉ lệ kiểu gen AA, Aa, aa như thế nào qua quá trình tự thụ phấn hoặc giao phối qua các thế hệ? - Thế hệ thứ 2?
Thế hệ thứ n?
HS có thể trả lời: Thế hệ thứ 2: KG Aa = 50%; AA= aa = 25%.
 Thế hệ thứ n: Aa = (1/2)n
 AA= aa = {1 - (1/2)n } : 2
GV yêu cầu HS áp dụng: Tính tỉ lệ kiểu gen của quá trình khi quần thể xuất phát Aa tự thụ phấn qua 5 thế hệ?
Tỉ lệ KG: Aa = (1/2)5 = 1/32
 AA = aa = {1 - 1/32} : 2
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
GV mở rộng: Ở một số loài ĐTV cặp gen động hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá => vẫn tiến hành giao phối gần.
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.
 Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống (10 phút).
Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.
Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại .
Phương tiện: Tranh..
Tiến hành: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS Nghiên cứu SGK và tư liệu trả lời câu hỏi:
? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những PP này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
Phương án HS trả lời: 
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp. 
+ Xuất hiện tính trạng xấu.
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại TT mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.
- HS: Trình bày => lớp nhận xét.
GV:Hoàn thiện kiến thức.
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
III. Vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.
- Vai trò của PP tự thụ phấn giao phối cận huyết trong chọn giống
+ Củng cố đặc tính mong muốn.
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
4. Củng cố (4 phút): 
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị
Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS học về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 102.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục”em có biết, nghiên cứu trước tiết 38.
VI. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/12/2020
Tiết 38
Tuần 19
BÀI 35: ƯU THẾ LAI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- HS nắm được 1 số khái niệm: ưu thế lai, lai kinh tế. 
- HS hiểu, trình bày được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nh/giống
- HS hiểu và trình bày được các biện pháp duy trì ưu thế lai, PP tạo ưu thế lai. 
- HS hiểu, trình bày được các PP thường dùng để tạo ưu thế lai KT ở nước ta. 
- Hiểu, trình bày được PP thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng giải thích hiện tượng thoái hoá bằng khoa học, phân tích tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát tranh hình tìm kiếm kiến thức.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- phát triển
a. Năng lực chung
+ NL tự học, tư duy, sáng tạo, hợp tác
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Tìm kiếm các tư liệu liên quan đến các biện pháp duy trì ưu thế lai, PP tạo ưu thế lai 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trong diễn đạt và trình bày. 
b. Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát: các biểu hiện ưu thế lai, PP tạo ưu thế lai
+ Sưu tầm, phân loại: biểu hiện ưu thế lai ỏ ĐV và TV
+ Thiết kế thí nghiệm: tạo ưu thế lai
+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: bảng học tập
4. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm: 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh H 35 SGK; Tranh 1 số giống động vật. 
 Kết quả của phép lai kinh tế.
Biểu đồ sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp do tự thụ phấn.
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà: Tìm hiểu lai kinh tế ở nước ta.
3. Câu hỏi- bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB):
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:
A. thoái hóa giống B. ưu thế lai C. bất thụ D. siêu trội
2.(TH)Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
C. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp không phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
D. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
Câu 3 (VD):Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống
A. lúa B. cà chua C. dưa hấu D. nho
III. Phương pháp dạy học 
Quan sát tìm tòi.
 Hỏi đáp nêu vấn đề; Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút): 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): 
Câu hỏi: Trong chọn giống người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Trả lời: Trong chọn giống người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích:
+ Củng cố đặc tính mong muốn.
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai (20 phút)
Mục tiêu: HS nắm được k/n ưu thế lai, trình bày được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai.
Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại .
Phương tiện: Tranh..
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HĐ cá nhân.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tư liệu, trả lời câu hỏi:
 - So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 hình 35 SGK.
HS: Q/s hình phóng to hoặc hình SGK chú ý điểm sau:
+ Chiều cao thân cây ngô
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt
=> Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ.
GV: nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt => hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
- Ưu thế lai là gì? cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV?
HS: Dựa vào ND SGK/102 trả lời câu hỏi.
- Tại sao khi lai 2 dòng thuần chủng ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung, Gv chuẩn kiến thức.
Gợi ‎ý: Vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.
- Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Gợi ‎ý: Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ gen di hợp giảm nên dẫn đến hiện tượng thoái hoá.
- Đánh giá kết quả và bổ sung kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích
- Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
GV: Hoàn thiện kiến thức.
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
I. Hiện tượng ưu thế lai.
1. Khái niệm:
* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng tốt.
2. Cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp => chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- TT số lượng, hình thái, năng suất do nhiều gen trội qui định.
VD: P: AA bbcc x aaBBCC
F1: AaBbCc
- Muốn duy trì ưu thế lai con người dùng phương pháp nhân giống vô tính, chiết ghép, vi nhân giống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai (15 phút).
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lai kinh tế, trình bày được các PP tạo ưu thế lai.
Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại,HĐ nhóm .
Phương tiện: Tranh, bảng phụ.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi => yêu cầu HS Nghiên cứu thông tin SGK. 
- Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng PP nào?( phương pháp lai khác dòng, lai khác thứ.)
- Thế nào là lai khác dòng và lai khác thứ?
GV: cho HS đọc mục thông tin trong sgk-103, 104 - - HĐ nhóm 3 phút trả lời câu hỏi:
- Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai KT để nhân giống? Cho VD ?
HS HĐ nhóm trả lời, đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt KT
Yêu cầu cần đạt: Nếu nhân giống thì các thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại (các gen lặn ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng).
GV: Mở rộng:
+ Lai KT thường dùng con cái là giống trong nước.
+ Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh
+ Lai bò vàng thanh hoá với bò Honsten Hà Lan => con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa phát triển.
+ Người ta sử dụng lai xa (lai khác loài) -> tạo ưu thế lai.
VD: Vịt + ngan -> cà sáy.
 ♂ ngựa + ♀lừa -> La
♂ Lừa + ♀ngựa -> Boócđô
Con lai có năng suất cao nhưng bất thụ.
II. Các PP tạo ưu thế lai
1. PP tạo ưu thế lai ở cây trồng.
- Có 2 phương pháp: Lai khác dòng và lai khác thứ
- Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng.
- VD: ở lúa, ngô..
2. PP tạo ưu thế lai ở vật nuôi
* Lai KT: Là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sp, không dùng nó làm giống.
*VD lợn ỉ Móng cái x lợn Đại bạch
=> lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, phát triển nhanh, tỉ lệ nạc cao.
- Ngày nay nhờ kiến thức giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kiến thức kích thích nhiều trứng cùng rụng 1 lúc để thụ tinh nên việc tạo con lai KT đối với bò, lợn, có rất nhiều thuận lợi.
4. Củng cố (4phút): 
Ưu thế lai là gì? cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
Đáp án:
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, có tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai F1 để nhân giống; sự tập trung của gen trội có lợi ở cơ thể lai F1.
Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn có hại.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút): 
GV yêu cầu HS học về nhà học bài, làm bài tập SGK/ 103.
GV yêu cầu HS học về nhà đọc mục”em có biết SGK/ 103, nghiên cứu lại nội dung ưu thế lai và thoái hoá giống.
VI. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/01/2019
Tiết 39
Tuần 20
BÀI 38: THỰC HÀNH TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- HS nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. 
- HS được củng cố Kiến thức lí thuyết về lai giống. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành theo nhóm nhỏ.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành
a. Năng lực chung NL tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận. 
- Năng lực kiến thức sinh học: thực hành
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn. 
4. Các nội dung tích hợp- Trải nghiệm: 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục ‎ý thức hợp tác, đoàn kết trong quá trình thực hành, ý thức bảo vệ các dụng cụ thực hành.
II. Chuẩn bị
* GV: 
- Tranh hình 38 SGK tr 112, tranh phóng to: cấu tạo hoa lúa.
- Giống lúa hoặc ngô có cùng th/gian s/trưởng nhưng khác nhau về chiều, màu sắc, kích thước hạt; Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu trồng cây, bông. Hoa bầu, bí. (Bài giảng paopoi, video về thao tác giao phấn)
* HS: 
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
- Ôn tập về kiến thức về lai giống.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm, trực quan.
- Làm việc với SGK.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút): 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
 Lúa, ngô, đu đủ, cà chua là cây đơn tính hay lưỡng tính, hình thức thụ phấn như thế nào?
Đáp án: 
- Lúa: Cây lưỡng tính: tự thụ phấn 
- Ngô: cây lưỡng tính giao phấn
 - Đu đủ: cây đơn tính 
 - Cà chua: cây lưỡng tính tự thụ phấn
3. Bài mới GV tóm tắt kiến thức của các tiết trước về vấn đề gây đột biến nhân tạo, tạo ưu thế lai, các PP chọn lọc cho đến nay đã thu được thành tựu đáng kể, để dẫn dắt vào bài đó là các thành tựu ở VN
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (5 phút)
 GV: Chia 4 nhóm HS nhắc nhở ý thức hợp tác, đoàn kết trong quá trình thực hành, ý thức bảo vệ các dụng cụ thực hành.
 Yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK/112, quan sát kỹ H38/112.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 phút)
GV treo tranh hình 38 SGK yêu cầu HS giải thích tranh minh hoạ.
+ Có những dụng cụ nào dùng trong giao phấn?
+ Phải chọn 2 cây như thế nào để giao phấn?
+ Các bước tiến hành?
GV Gọi HS trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa.
HS: Tr/bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa 
GV yêu cầu HS tiến hành làm bài thực hành.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (15 phút)
GV tiến hành: Nêu rõ yêu cầu để HS nắm được các bước tiến hành và cho HS xem băng hình 2 lần. 
HS: Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, nêu được:
 Cắt vỏ trấu, khử nhị -> Rắc nhẹ phấn lên nhuỵ -> Bao nilong BV.
HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm. Bổ sung giúp các nhóm hoàn thiện kiến thức.
HS: Theo dõi phần đánh giá và bổ sung của GV.
GV yêu cầu nhiều HS trình bày đầy đủ 3 bước trong thao tác giao phấn (thụ phấn).
HS: Trình bày đủ 3 bước thao tác giao phấn (thụ phấn).
- Bước 1: Chọn cây mẹ chỉ giữ lại 1 số bông và hoa phải cha vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
- Bước 2: Khử đực ở cây mẹ.
+ Cắt chéo vỏ chấu ở phía bụng, lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
- Bước 3: Thụ phấn.
+ Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhuỵ của hoa ở cây mẹ. 
(lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhuỵ hoặc lắc nhẹ hoa cha khử đực để phấn rơi lên nhuỵ)
+ Bao nilông ghi ngày tháng.
( HS có thể làm trên mẫu vật là cây cà chua....)
Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)
GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch:
+ Trình bày được các thao tác giao phấn.
+ Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công ở bài thực hành.
- Phân tích nguyên nhân do: Thao tác; Điều kiện tự nhiên; Lựa chọn cây mẹ và hạt phấn.
HS: Xem lại ND vừa thực hiện.
GV: Thu bản thu hoạch của HS 10 bài, nhận xét đánh giá.
4. Củng cố (4 phút): 
GV: Nhận xét việc chuẩn bị, tiến hành, hiệu quả bài thực hành... của các em. 
 Thu dọn vệ sinh phòng thực hành.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút): 
- Viết thu hoạch theo nhóm.
- Tìm hiểu bài 43- Môi trường và các nhân tố sinh thái.
V . Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 9/01/2019
Tiết 40
Tuần 20
Bài 36: 
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VỚI NỘI DUNG
THOÁI HÓA VÀ ƯU THẾ LAI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Củng cố cho HS khái niệm thoái hoá giống, HS trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 
- HS hiểu được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nhân giống. 
- HS hiểu và xác định, phân tích được kết quả phép lai là hiện tượng thoái hoá hay ưu thế lai. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin.
- Rèn kĩ năng làm bài tập về các phép lai, phân tích kết quả.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành:
a. Các năng lực chung
+ NL tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, năng lực hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ
+ NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các ND, ghi chép, báo cáo KQ
NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) Các kiến thức liên quan đến thoái hoá giống, tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 
b. Các năng lực chuyên biệt: 
- NL ng.cứu KH: dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí KQ, kết luận. 
- NL kiến thức sinh học: kiến thức DTH; NL sử dụng ngngữ bộ môn. 
4. Các nội dung tích hợp- Trải nghiệm: 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
II. Chuẩn bị
1. GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. HS: Xem lại các kiến thức về thoái hoá giống và ưu thế lai.
3. Câu hỏi – bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 (NB) Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:
A/ Các cá thể khác loài B/ Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
C/Các cá thể được sinh ra từ 1 cặp bố mẹ D/ Các hoa đực và hoa cái.
Câu 2:Để tạo ƯTL khâu quan trọng đầu tiên là:
A/ lai khác dòng B/ Lai kinh tế C/ Lai phân tích D/ Tạo ra các dòng thuần.
Câu 3( VD) Để tạo ƯTL ở cây tròng người ta dùng PP chủ yếu nào sau đây?
A/ Tự thụ phấn B/ Cho cây F1 lai với P C/ Lai khác dòng D/ Lai phân tích
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
Ổn định tổ chức lớp (1phút): 
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9A2
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) 
Cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai?
Đáp án:
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp => chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- TT số lượng, hình thái, năng suất do nhiều gen trội qui định. ( 5 đ)
VD: P: AA bbcc x aaBBCC ( 3 đ)
F1: AaBbCc
- Muốn duy trì ưu thế lai con người dùng phương pháp nhân giống vô tính, chiết ghép, vi nhân giống.( 2 đ)
3. Các hoạt động dạy học: (34 phút)
Mục tiêu: Củng cố cho HS khái niệm thoái hoá giống, HS trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 
- HS hiểu được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nhân giống. 
- HS hiểu và xác định, phân tích được kết quả phép lai là hiện tượng thoái hoá hay ưu thế lai. 
Phương pháp:HĐ nhóm, đàm thoại, hỏi đáp...
Phương tiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 Ưu thế lai là gì? cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
 Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?
- Gọi 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV đưa ra nội dung bài tập, yêu cầu HS nghiên cứu, thảo luận nhóm 3 phút để hoàn thành.
Nhóm 1,2,3:
ë chã, l«ng ng¾n tréi hoµn toµn so víi l«ng dµi.
a. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho chó lông ngắn thuần chủng lai với lông dài.
b. Xác định tỉ lệ xuất hiện kiểu gen dị hợp ở mỗi đời. Giải thích?
- GV gọi đại diện HS lên viết sơ đồ lai.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS xác định tỉ lệ mỗi kiểu gen và rút ra kết luận.
Nhóm 4,5,6
- Ở lúa các tính trạng thân cao, cây cứng, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, cây yếu, hạt dài. Làm thế nào để tạo được ưu thế lai từ hai dòng lúa thuần chủng dựa vào các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai minh hoạ.
- GV hướng dẫn HS cách tạo các dòng lúa thuần chủng dựa vào các tính trạng đã cho.
- GV đi các nhóm quan sát, giúp đỡ nhóm yếu. Sau khi thảo luận xong GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
- GV giao bài tập:
a. Ở ngô tính trạng hạt vàng là trội so với hạt trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho ngô hạt vàng thuần chủng lai với hạt trắng. 
b. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng thoái hoá và tạo được ưu thế lai dựa vào các tính trạng trên?
- GV gợi ý để HS đưa ra cách giải bài tập.
- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
I. Kiến thức cần nhớ
- Khái niêm thoái hoá giống.
- Khái niệm ưu thế lai.
- Ứng dụng.
II/. Bài tập
Bài tập 1: 
a. Quy ước gen A quy định tính trạng lông ngắn; gen a quy định tính trạng lông dài.
- Sơ đồ lai:
P AA x aa
GP A a
F1 Aa (100% lông ngắn)
F1 x F1 Aa x Aa
GF1 A, a A, a
F2 1AA : 2 Aa : 1 aa
 (3 chó lông ngắn: 1 chó lông dài)
b. Tỉ lệ gen dị hợp: Đời F1: 100% ; Đời F2: 50%.
=> Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ, đây là hiện tượng thoái hoá giống.
Bài tập 2: 
- Quy ước gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp;gen B quy định tính trạng thân cứng, gen b quy định tính trạng thân yếu; gen D quy định tính trang hạt tròn, gen d quy định tính trạng hạt dài.
- Để tạo được ưu thế lai các cây đem lai cần có kiểu gen: 
 AAbbDD: Thân cao, yếu, hạt tròn
 aaBBdd: Thân thấp, cứng, hạt dài.
Hoặc: 
AAbbdd: Thân cao, yếu, hạt dài
aaBBDD: Thân thấp, cứng, hạt tròn 
- Sơ đồ lai:
P AAbbDD x aaBBdd
Gp AbD aBd
F1 AaBbDd
 (100% Thân cao, cứng, hạy tròn)
Bài tập 3: 
a. Quy ước: Gen A quy định tính trạng hạt vàng; gen a quy định tính trạng hạt trắng.
Sơ đồ lai: 
P: AA x aa
F1: Aa (100% hạt vàng)
F1 x F1: Aa x Aa
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
(3 hạt vàng : 1 hạt trắng)
b. Để hạn chế hiện tượng thoái hoá và tạo ưu thế lai cần chọn các cá thể có kiểu gen đồng hợp đem lai với nhau (thuần chủng).
4. Củng cố (4 phút): 
- Yêu cầu HS : Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị vàrút ra kết luận về cách xác định hiện tượng thoái hoá và ưu thế lai.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút): 
GV yêu cầu HS học về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.
GV 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2018_2.docx