Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 1 đến 54 - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
- Biết được khái niệm mạng máy tính.
- Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng.
2. Kĩ năng.
- Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng
không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ.
3. Thái độ.
- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm mạng máy tính là gì?
Câu 2: Em hãy cho bíêt các thành phần chính của mạng là gì?
3. Bài mới:
- Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài này.
GIÁO ÁN TIN HỌC 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 PHẦN I: MẠNG MÁY TÍNH Ngày soạn:10/08/2019 Ngày dạy: /08/2019 Tiết: 01 TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông. - Biết được khái niệm mạng máy tính. - Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng. 2. Kĩ năng. - Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, chuẩn bị phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Như vậy là chúng ta đã được học và biết cách sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, để làm bảng tính và biết lập trình để giải các bài toán đơn giản ở các lớp dưới. Năm nay chúng ta sẻ cũng nhau đi tìm hiểu thế nào là mạng máy tính và mạng Internet. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Vì sao cần có mạng máy tính? - Khi máy tính ra đời và ngày cáng làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi và xử lý thông tin cung tăng dần và việc kết nối mạng là một điều tất yếu. - Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK và tìm hiểu khái niệm mạng máy tính. - Nêu các thành phần của một mạng máy tính? + Các máy tính + Thiết bị kết nối + Chương trình cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy. + Sao chép dữ liệu giữa các máy + Nhiều máy dùng chung thiết bị, tài nguyên. - Nhận xét và cho Hs ghi bài 1. Vì sao cần có mạng máy tính? - Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh nhu cầu cần trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm. - Tuy nhiên với cách này không tiện khi 2 máy ở cách xa nhau. - Khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn. + Các máy tính + Thiết bị kết nối + Chương trình cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy. + Sao chép dữ liệu giữa các máy + Nhiều máy dùng chung thiết bị, tài nguyên. Hoạt động 2. Khái niệm mạng máy tính. ?Tìm hiểu thông trong sách giáo khoa và các em cho biết mạng máy tính là gì? - Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin... ? Em hãy kể các dạng của mạng máy tính. ? Em hãy cho biết mạng máy tính kết nối kiểu hình sao là mạng như thế nào. ? Em hãy cho biết mạng máy tính kết nối kiểu đường thẳng là mạng như thế nào. ? Em hãy cho biết mạng máy tính kết nối kiểu vòng là mạng như thế nào. HS: Lắng nghe GV giảng bài và ghi bài ? Vậy để có thể lắp đặt được 1 mạng máy tính thì em cần có những gì? - Để thực hiện kết nối các máy tính cần sử dụng các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng, Hub, Bộ khuyếch đại và chuyển tiếp (Repeater), Bộ chuyển mạch (Switch)... GV: Nhận xét và cho Hs ghi bài ? Môi trường truyền dẫn trong mạng máy tính được hiểu là như thế nào. ?Giao thức truyền thông trong mạng máy tính là gì. 2. Khái niệm mạng máy tính a. Mạng máy tính là gì? - Mạng máy tính được hiểu đơn giản là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo 1 phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm - Mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao. - Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng gọi là mạng đường thẳng. - Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn gọi là mạng vòng. b. Các thành phần của mạng - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in ...kết nối với nhau tạo thành mạng. - Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua nó. - Các thiết bị kết nối mạng như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch (switch), modem, - Giao thức truyền thông (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. 4. Củng cố. - Em hãy cho biết khái niệm mạng máy tính là gì? - Em hãy cho biết các thành phần chính của mạng là gì? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài 1. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn:10/08/2019 Ngày dạy: ./08/2019 Tiết: 02 TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông. - Biết được khái niệm mạng máy tính. - Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng. 2. Kĩ năng. - Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, chuẩn bị phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm mạng máy tính là gì? Câu 2: Em hãy cho bíêt các thành phần chính của mạng là gì? 3. Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1. -Tuỳ theo các tiêu chí đặt ra mà người ta phân chia mạng thành nhiều loại khác nhau: + Mạng có dây, mạng không dây. + Mạng cục bộ và mạng diện rộng. ?Em hãy cho biết mạng có dây là gì và mạng không dây là gì. ?Em hãy cho biết mạng cụ bộ là mạng như thế nào và diện rộng là mạng như thế nào. HS: lắng nghe và ghi bài 3. Phân loại mạng máy tính a. Mạng có dây và mạng không dây - Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (Cáp đồng trục, cáp quang, ) - Mạng có không dây sử dụng môi trường truyền dấn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại...) b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng - Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà - Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia, Hoạt động 2 . GV: Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách - chủ (Client - Server). Khi đó thì mỗi máy tính đều có vai trò và chức năng nhất định trong mạng. HS: lắng nghe GV GV: giới thiệu cho Hs biết về Máy chủ và Máy trạm là như thế nào. 4. Vai trò của máy tính trong mạng a. Máy chủ (Server) - Máy chủ thường là máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung. b. Máy trạm (Client, Workstation) - Các máy tính sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp được gọi là máy trạm (hay là máy khách) Hoạt động 3 . GV: Việc kết nối các máy tính thành mạng cần phải có những chi phí nhất định. Nhưng lợi ích mà mạng đem lại là lớn hơn nhiều so với những chi phí phải bỏ ra. GV: và việc kết nối mạng giúp chúng ta có thể chia sẻ các tài nguyên máy tính có trên mạng. 5. Lợi ích của mạng máy tính - Dùng chung dữ liệu - Dùng chung các thiết bị phần cứng - Dùng chung các phần mềm - Trao đổi thông tin. 4. Củng cố. - Em hãy cho biết mạng máy tính được phân thành mấy loại? - Em hãy cho bíêt vai trò của máy tính trong mạng là gì? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà học bài cũ và xem trước bài 2. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Kiểm tra, ngày tháng năm 201.. Tổ trưởng Ngày soạn:15/08/2019 Ngày dạy: /08/2019 Tiết: 03 MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được mạng Internet là gì? - Biết được một số dịch vụ có trên Internet. 2. Kĩ năng. - Sử dụng được các dịch vụ có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, chuẩn bị phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Thế nào là mạng máy tính? Hãy nêu các lợi ích của nó? Trả lời - Mạng máy tính được hiểu đơn giản là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo 1 phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm - Dùng chung dữ liệu - Dùng chung các thiết bị phần cứng - Dùng chung các phần mềm - Trao đổi thông tin. Câu 2: Thế nào là mạng LAN và thế nào là mạng WAN? Trả lời - Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà - Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia, Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp bài tiếp theo thế nào là “Mạng thông tin toàn cầu Internet”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Internet là gì? -Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 1. GV: Em hãy cho biết khi các máy tính có kết nối Internet thì có những lợi ích gì? - Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Cung cấp cho người dùng khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như: nghe, đọc ... GV: Vậy mạng máy tính này do ai quản lý? - Mạng Internet là của chung không ai là chủ thực sự của nó. GV: Khi các máy tính này kết nối vào mạng Interet thì như thế nào? - Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào mạng Internet một cách tự nguyện và bình đẳng. Gv: Nhận xét và bổ sung những ý nếu còn thiếu. Hoạt động 2: Một số dịch vụ trên Internet. GV: Giới thiệu cho Hs biết thế nào là World Wide Web. Dịch vụ này tổ chức thông tin (gồm văn bản, hình ảnh, ) dưới các trang nội dung, được gọi là các trang Web. GV: Giới thiệu cho Hs biết thế nào là máy tìm kiếm thông tin. Thế nào là danh mục thông tin? Internet là gì? - Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Cung cấp cho người dùng khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như: nghe, đọc ... - Mạng Internet là của chung, không ai là chủ thực sự của nó. - Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào mạng Internet một cách tự nguyện và bình đẳng. 2. Một số dịch vụ trên Internet a. Tổ chức và khai thác thông tin trên Web. - Dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất của Internet là tổ chức và khai thác thông tin trên World Wide Web (WWW, còn gọi là Web). b. Tìm kiếm thông tin trên Internet. - Máy tìm kiếm là công cụ được cung cấp trên Internet giúp tìm kiếm thông tin trên đó dựa trên cơ sở các từ khoá liên quan đến vấn đề tìm kiếm. - Danh mục thông tin (Directory) là trang Web chứa danh sách các trang Web khác có nội dung được phân theo các chủ đề. 4. Củng cố. Em hãy cho biết mạng Internet là gì? Em hãy cho bíêt một vài dịch vụ trên Internet là gì? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. Về nhà học bài cũ và xem trước Phần còn lại của bài 2. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn:15/08/2019 Ngày dạy: /08/2019 Tiết: 04 MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được mạng Internet là gì? - Biết được một số dịch vụ có trên Internet. 2. Kĩ năng. - Sử dụng được các dịch vụ có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, chuẩn bị phòng máy. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Một số dịch vụ trên Internet (tiếp) Gv: Giới thiệu cho Hs biết Thư điện tử là gì? So sánh cách đưa thư truyền thống và gữi thư thông qua mạng Internet. Cách nào nhanh hơn. Gv: Giới thiệu cho Hs biết thế nào là Hội thảo trực tuyến. Với cách tổ chức các cuộc họp như vậy sẻ giúp tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc Hoạt động 2: Một vài ứng dụng khác trên Internet Gv: Giới thiệu cho Hs biết cách thức Đào tạo qua mạng là như thế nào. Và lợi ích của việc đào tạo qua mạng. Gv: Giới thiệu cho Hs biết Thương mại điện tử là gì. Và cách thực hiện giao dịch qua mạng diễn ra như thế nào? Hoạt động 3: Làm thế nào để kết nối Internet? Gv: Để kết nối được với Internet thì các em phải tiến hành đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hổ trợ và lắp đặt mạng. Gv: Giới thiệu các nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu ở Việt Nam như: VNPT, FPT, Viettel. 2. Một số dịch vụ trên Internet. a. Tổ chức và khai thác thông tin trên Web. b. Tìm kiếm thông tin trên Internet. c. Thư điện tử (E – mail). - Thư điện tử là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử. d. Hội thảo trực tuyến. - Internet cho phép tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau. 3.Một vài ứng dụng khác trên Internet. a. Đào tạo qua mạng. - Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn, các bài tập trực tiếp từ giáo viên thông qua mạng mà không cần đến lớp. b. Thương mại điện tử. - Khả năng thanh toán, chuyển khoản qua mạng cũng cho phép người dùng mua hàng trả tiền thông qua mạng. 4. Làm thế nào để kết nối Internet? - Người dùng cần đăng ký với 1 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider) để được hổ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet. - Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu ở Việt Nam như: VNPT, FPT, Viettel. 4. Củng cố. Em hãy cho biết một vài ứng dụng có trên Internet là gì? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. Về nhà học bài cũ và xem trước bài 3. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Kiểm tra , ngày tháng năm 201.. Tổ trưởng Ngày soạn: 21/08/2019 Ngày dạy: /08/2019 Tiết: 05 TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET Mục tiêu. Kiến thức. - Biết được cách tổ chức thông tin trên Internet. - Biết được website, địa chỉ website và trang chủ. Kỹ năng. - Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin học 4, máy tính,.. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Internet là gì? - Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Cung cấp cho người dùng khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như: nghe, đọc ... Câu 2: Hãy nêu một vài ứng dụng có trên mạng Internet? - Hội thảo trực tuyến. - Đào tạo qua mạng. - Thương mại điện tử. 3. Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm thế nào là Web. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về Web và cách truy cập 1 trang Web như thế nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tổ chức thông tin trên Internet . Gv: Giải thích cho HS biết thế nào là Siêu văn bản (HyperText)? ?Siêu liên kết (HyperLink) là gì. ?Siêu văn bản được tạo ra bằng ngôn ngữ gì? ?Theo em hiểu như thế nào được gọi là Website. ? Địa chỉ website và trang chủ là như thế nào. Hoạt động 2: Truy cập web. ?Để truy cập Web ta phải sử dụng phần mềm gì. Gv: Giới thiệu cho Hs biết các trình duyệt web phổ biến nhẩt hiện nay. Đó là Internet Explorer (IE), Mozilla FireFox (FireFox). Hs: Lắng nghe Gv giảng bài và ghi bài đầy đủ. 1. Tổ chức thông tin trên Internet. a. Siêu văn bản và trang Web. - Siêu văn bản (HyperText) là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video - Siêu liên kết (HyperLink) tới các văn bản khác. - Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperTextMarkup Language) nên còn được gọi là trang HTML. b. Website, địa chỉ website và trang chủ. - Một hoặc nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ truy cập chung tạo thành 1 website. - Địa chỉ truy cập chung này được gọi là địa chỉ của website. - Địa chỉ của website cũng chính là địa chỉ của trang chủ (Homepage) của website. 2. Truy cập web a. Trình duyệt web - Để truy cập các trang web người dùng phải sử dụng 1 phần mềm được gọi là trình duyệt web (web browser). - Có nhiều trình duyệt web như Internet Explorer (IE), Mozilla FireFox (FireFox) 4. Củng cố. Em hãy cho biết một siêu văn bản là gì? Em hãy cho biết thế nào gọi là Website, địa chỉ Website và trang chủ là gi? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài 3. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn: 21/08/2019 Ngày dạy: /08/2019 Tiết: 6 TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET I. Mục tiêu. Kiến thức. - Biết được cách tổ chức thông tin trên Internet. - Biết được website, địa chỉ website và trang chủ. Kỹ năng. - Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin học 4,máy tính,.. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm thế nào là Web. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về Web và cách truy cập 1 trang Web và cách sử dụng các máy tìm kiếm như thế nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Truy cập web. Gv: Hướng dẫn cho Hs cách để truy cập được 1 trang web là như thế nào. - Mỗi trang web sẻ được cung cấp 1 địa chỉ cụ thể và duy nhất trong một máy chủ trên mạng. Gv: Gọi 1- 2 em học sinh lên thực hành cách truy cập. ?Để tìm kiếm được thông tin trên mạng ta thực hiện như nào, có những công cụ nào để hỗ trợ tìm kiếm. Hoạt động 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet. Gv: Giới thiệu cho Hs biết các máy tìm kiếm như: +Google.com +Yahoo.com + Bing.com Gv: Hướng dẫn cho Hs biết cách sử dụng các máy kiếm khi không nhớ rỏ địa chỉ của 1 trang web nào đó. Vd: Muốn tìm kiếm với từ khoá là “Máy tính” + Truy cập vào máy tìm kiếm như: Google.com + Gõ từ khoá vào ô dành để nhập từ khoá. + Nhấn Enter hoặc nháy nút tìm kiếm. Gv: Gọi Hs lên thực hành lại nội dung tìm kiếm thông tin trên mạng qua máy tìm kiếm. 2. Truy cập web a. Trình duyệt web b. Truy cập trang web - Để truy cập 1 trang web ta cần biết địa chỉ của trang web đó để nhập vào ô địa chỉ trên của sổ trình duyệt. 3. Tìm kiếm thông tin trên Internet. a. Máy tìm kiếm - Có nhiều máy tìm kiếm như: +Google.com +Yahoo.com + Bing.com b. Sử dụng máy tìm kiếm - B1: Truy cập máy tìm kiếm - B2: Gõ từ khoá vào ô dành để nhập từ khoá. - B3: Nhấn Enter hoặc nháy nút tìm kiếm.. 4. Củng cố. - Em hãy cho biết một siêu văn bản là gì? - Em hãy cho biết thế nào gọi là Website, địa chỉ Website và trang chủ là gì? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà học bài cũ và xem trước Bài thực hành số 1. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Kiểm tra, ngày . tháng . năm 201.. Tổ trưởng chuyên môn Ngày soạn:06/09/2019 Ngày dạy: /09/2019 Tiết: 07 BÀI THỰC HÀNH 1 SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB ĐỂ TRUY CẬP WEB Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được cách sử dụng trình duyệt Firefox. - Biết được cách truy cập các trang web. 2. Kỹ năng. - Sử dụng trình duyệt Firefox để truy cập web. - Sử dụng được các máy tìm kiếm để tìm các trang web có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin 3, 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị bài trước ở nhà, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Thế nào là website, địa chỉ website và trang chủ? Câu 2: Em hãy nên cách sử dụng máy tìm kiếm? 3. Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với các trình duyệt Web. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào làm thực hành để hiểu rõ hơn vấn đề đó? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Khởi động và tìm hiểu 1 số thành phần của cửa sổ Firefox. HS: Nhắc lại các cách khỏi động của phần mềm. Hs: Lên máy thao tác lại cách làm Gv: Mời Hs khác nhận xét và đánh giá. Vậy thì cách khởi động của trình duyệt web này cũng không có gì khác so với lại cách khởi động của Word. Hs: Lên khởi động trình duyệt web với sự giúp đỡ của Gv. Gv: Hướng dẫn sử dụng một số trình duyệt khác ngoài trình duyệt Firefox, có thể sử dụng trình duyệt Chorme hoặc Cốc Cốc,.. Hoạt động 2: Xem thông tin trên các trang web. Gv: Hướng dẫn cho Hs biết các sử dụng các nút lệnh cơ bản trong khi sử dụng trình duyệt web. - Sử dụng các nút lệnh (Back) và nút (Forward) để chuyển qua lại giữa các trang web đã xem Hs: Lên máy thực hiện các thao tác trên. Gv: Nhận xét các em vừa lên thực hành và tiến hành chấm điểm 1 số em. Gv: Hướng dẫn học sinh truy cập vào một số trang Web phù hợp với học sinh, tránh vào những trang Web có nội dung không phù hợp với lứa tuổi học sinh và đạo đức xã hội. Bài 1: Khởi động và tìm hiểu 1 số thành phần của cửa sổ Firefox. - C1: Nháy đúp vào biểu tượng của Firefox trên màn hình nền. - C2: Chọn Start à Programs à Mozilla Firefox à Mozilla Firefox Bài 2: Xem thông tin trên các trang web. - Sử dụng các nút lệnh (Back) và nút (Forward) để chuyển qua lại giữa các trang web đã xem 4. Củng cố. Em hãy cho biết cách khởi động 1 trình duyệt Firefox? Em hãy cho biết cách vào 1 trang web trang 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của BTH số 1. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn:06/09/2019 Ngày dạy: /09/2019 Tiết: 08 BÀI THỰC HÀNH 1 SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT ĐỂ TRUY CẬP WEB Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được cách sử dụng trình duyệt Firefox. - Biết được cách truy cập các trang web. 2. Kỹ năng. - Sử dụng trình duyệt Firefox để truy cập web. - Sử dụng được các máy tìm kiếm để tìm các trang web có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin 3, 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị bài trước ở nhà, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy lên thực hiện thao tác khởi động một trình duyệt bất kì và truy cập vào trang Web hoabinh.edu.vn sau đó tìm hiểu một số nội dung trong trang Web. ? 3. Bài mới. Trong tiết trước thầy và các em đã cùng nhau tìm hiểu cách truy cập vào các trang web và tìm hiểu thông tin của các trang web, hôm nay thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu cách lưu các nội dung của trang web. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Lưu thông tin. Gv: Hướng dẫn Hs biết cách lưu lại những gì mà mình muốn có ở trên web. - Để lưu hình ảnh trên trang web ta làm như sau + Nháy chuột phải vào hình ảnh muốn lưu + Chọn Save Image As. + Chọn vị trí để lưu ảnh và đặt tên. + Nhấn Save - Để lưu cả trang web ta làm như sau + Chọn File à Save Page As. + Chọn vị trí để lưu tệp và đặt tên. + Nhấn Save - Để lưu 1 phần của văn bản của trang web: + Chọn phần văn bản đó rồi nhấn Ctrl + C + Mở Word và nhấn Ctrl + V rồi lưu lại. Hs: Lắng nghe và lên máy tiến hành thao tác lại GV: Quan sát học sinh thực hành, hướng dẫn và giải thích thêm những nhóm chưa làm được. Bài 3: Lưu thông tin. - Để lưu hình ảnh trên trang web ta làm như sau + Nháy chuột phải vào hình ảnh muốn lưu + Chọn Save Image As. + Chọn vị trí để lưu ảnh và đặt tên. + Nhấn Save - Để lưu cả trang web ta làm như sau + Chọn File à Save Page As. + Chọn vị trí để lưu tệp và đặt tên. + Nhấn Save - Để lưu 1 phần của văn bản của trang web: + Chọn phần văn bản đó rồi nhấn Ctrl + C + Mở Word và nhấn Ctrl + V rồi lưu lại. 4. Củng cố. - Giáo viên nhận xét nhóm thực hiện tốt, khuyến khích những nhóm thực hành chưa tốt cần rèn luyện về kiên thức bài thực hành. - Giáo viên gọi 1 học sinh thực hành tốt, lên thực hành lại toàn bộ nội dung của bài thực hành để cả lớp quan sát. 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Yêu cầu học sinh về xem trước nội dung phần bài tập 1 và bài tập 2 bài thực hành 2: “Tìm kiếm thông tin trên Internet” để tiết sau học. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Kiểm tra, ngày .... tháng .... năm 201.. Tổ chuyên môn Ngày soạn:12/09/2019 Ngày dạy: ...../09/2019 Tiết: 09 BÀI THỰC HÀNH 2 TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được cách sử các máy tìm kiếm. - Biết được cách truy cập các trang web nhờ máy tìm kiếm. 2. Kỹ năng. - Sử dụng các máy tìm kiếm Google.com để truy cập web. - Sử dụng được các máy tìm kiếm để tìm các trang web có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin 3, 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị bài trước ở nhà, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hãy nêu cách Lưu hình ảnh trên 1 trang web? Câu 2: Hãy nêu cách Lưu cả 1 trang web? 3. Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với các trình duyệt Web. Hôm nay chúng ta sẻ đi vào làm thực hành để nắm rõ hơn vấn đề đó? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên web. Gv: Hướng dấn cho Hs cách đăng nhập vào máy tìm kiếm Gv: Hướng dẫn cho Hs biết chổ nhập từ khoá. Gv: Hướng dẫn cho Hs biết cách xem thông tin trên kết quả hiện ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. Gv: Hướng dẫn cho Hs cách nhập từ khoá Cảnh đẹp SaPa vào ô tìm kiếm. Hs: Lên máy thực hành theo hd Gv: Hd cho Hs cách tìm với cụm từ “Cảnh đẹp SaPa” để trong ngoặc nháy và so sánh kết quả với lần trước. Hs: Lên máy làm theo hd Bài 1: Tìm kiếm thông tin trên web. - Nhập địa chỉ vào ô địa chỉ và nhấn Enter. - Sau khi nhập từ khoá và nhất nút Enter ta sẻ thấy kết quả hiện ra như hình sau: - Các thông tin của kết quả tìm được Tiêu đề của trang web Đoạn VB trên trang web chứa từ khoá Địa chỉ của trang web Bài 2: Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. - Với từ khoá Cảnh đẹp SaPa có kq tìm kiếm - Nếu để như sau “Cảnh đẹp SaPa” thì kq tìm kiếm sẻ chính xác hơn. 4. Củng cố. - Em hãy so sánh kết quả tìm kiếm giữa cụm từ Cảnh đẹp Sapa và “Cảnh đẹp Sapa”. 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà học bài cũ và xem trước phần bài tập 3, 4, 5 của bài thực hành số 2. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Ngày soạn:12/09/2019 Ngày dạy: ./09/2019 Tiết: 10 BÀI THỰC HÀNH 2 TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được cách sử dụng trình duyệt Firefox. - Biết được cách truy cập các trang web. 2. Kỹ năng. - Sử dụng trình duyệt Firefox để truy cập web. - Sử dụng được các máy tìm kiếm để tìm các trang web có trên Internet. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin 3, 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị bài trước ở nhà, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên web về lịch sử dựng nước. Gv: Hướng dẫn cho Hs tìm kiếm với cụm từ lịch sử dựng nước. Gv: Chỉ cho Hs quan sát kết quả mà máy tìm kiếm đã tìm thấy. Hs: Quan sát Gv hướng dẫn cho biết chổ hiện kết qủa lúc tìm kiếm được. Gv: Sau đó tiến hành làm thêm như sau: - Sau đó thêm vào từ khoá “Lịch sử dựng nước” “Vua Hùng”. Rồi quan sát kết qủa tìm thấy được - Sau đó thêm vào từ khoá cụm từ “Văn Lang”. Rồi so sánh kết qủa giữa 2 lần tìm được. Hoạt động 2: Tìm kiếm thồng tin trên Web về ứng dụng của Tin học.. Gv: Hướng dẫn cho biết cách chọn mục hình ảnh khi tìm kiếm ở dạng hình ảnh. Hs: Làm theo hướng dẫn của Gv sau đó quan sát kết qủa tìm thấy được. Gv: Em hãy sử dụng Google để tìm các hình ảnh liên quan đến 1 số vân đề như: lịch sử phát triển máy tính, các loài hoa đẹp Bài 3: Tìm kiếm thông tin trên web về lịch sử dựng nước. - Sau đó thêm vào từ khoá “Lịch sử dựng nước” “Vua Hùng”. Rồi quan sát kq tìm thấy được - Sau đó thêm vào từ khoá cụm từ “Văn Lang”. Rồi so sánh kết qủa giữa 2 lần tìm được Bài 4: Tìm kiếm thồng tin trên Web về ứng dụng của Tin học - Sử dụng các từ khoá sau: Tin học, ứng dụng Bài 5: Tìm kiếm hình ảnh - Hãy sử dụng Google để tìm các hình ảnh liên quan đến 1 số vân đề như: lịch sử phát triển máy tính, các loài hoa đẹp 4. Củng cố. - Em hãy sử dụng google để tìm kiếm hình ảnh liên quan đến một số vấn đề như: Lịch sử phát triển máy tính, các loài hoa đẹp,... 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Yêu cầu học sinh về xem trước nội dung phần 1 “Thư điện tử là gì?” trong bài 4: “Tìm hiểu thư điện tử” để tiết sau học. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Kiểm tra, ngày .... tháng .... năm 201.. Tổ chuyên môn Ngày soạn: 19/09/2019 Ngày dạy: ...../09/2019 Tiết: 11 TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được thư điện tử là gì? - Biết được cách gửi thư điện tử. 2. Kỹ năng. - Sử dụng được thư điện tử. 3. Thái độ. - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Giáo án, SGK tin 3, 2. Chuẩn bị của học sinh. - Chuẩn bị bài trước ở nhà, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hãy nêu cách Lưu hình ảnh trên 1 trang web? Câu 2: Hãy nêu cách Lưu cả 1 trang web? 3. Bài mới. - Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với các tìm kiếm thông tin trên Internet. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tụ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_1_den_54_nam_hoc_2019_2020.doc