Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 17+18: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính.
- Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính như:
+ Yếu tố công nghệ - vật lí.
+ Yếu tố bảo quản và sử dụng.
+ Virus máy tính.
2. Kĩ năng:
- Có kiến thức để bảo vệ máy tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học
4. Định hướng năng lực
Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu
2. Học sinh: Sgk, vở ghi chép, nội dung bài học chuẩn bị trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 17+18: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: 14/10/2018 Tiết :17 Ngày dạy: 16/10/2018 Baøi 6: Baûo veä thoâng tin maùy tính I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính. - Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính như: + Yếu tố công nghệ - vật lí. + Yếu tố bảo quản và sử dụng. + Virus máy tính. 2. Kĩ năng: - Có kiến thức để bảo vệ máy tính. 3. Thái độ: - Nghiêm túc học 4. Định hướng năng lực Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực làm việc nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu 2. Học sinh: Sgk, vở ghi chép, nội dung bài học chuẩn bị trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: VÌ SAO CẦN BẢO VỆ THÔNG TINH MÁY TÍNH (1) Mục tiêu: Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu trong máy tính. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận, vấn đáp (4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính kết nối mạng,... (5) Sản phẩm: Nắm được việc lưu trữ thông tin như thế nào? Gv: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào? Gv: Khi em lưu trữ thông tin của mình dưới dạng tệp và thư mục đó nhưng đến khi cần sử dụng thì lại không mở được. Khi đó chúng ta không thể sử dụng được mà phải làm lại. Nếu như vậy thì mất rất nhiều thời gian. Gv: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tinh, một quốc gia nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào? Gv: Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. Hs: Đọc thông tin sách giáo khoa Hs: Trả lời. Hs: Lắng nghe và ghi nhớ Hs: Suy nghĩ và trả lời. Hs: Lắng nghe và ghi nhớ 1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? - Bảo vệ thông tin máy tính nhằm tránh mất mát hoặc hư hỏng thông tin. - Sự mất mát thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa đến những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN CỦA THÔNG TIN MÁY TÍNH (1) Mục tiêu: tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thông tin máy tính. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận, vấn đáp (4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính kết nối mạng,... (5) Sản phẩm: Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trong máy tính. Gv: Tuổi thọ của máy tính có ảnh hưởng gì đến tốc độ và khả năng lưu trữ của máy tính không? Gv: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xảy ra? Gv: Cần phải bảo quản máy tính như thế nào để tránh làm mất thông tin của máy? Gv: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì dẫn tới điều gì? Gv: Virus máy tính xuất hiện khi nào? Gv: Tác hại của Virus là gì? Gv: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. Gv: Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào? Hs: Suy nghĩ và trả lời. Hs: Suy nghĩ và trả lời. Hs: Suy nghĩ và trả lời Hs: Có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy. Hs: Nó là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng. Hs: Chúng ta cần phải sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. a. Yếu tố công nghệ – vật lí b. Yếu tố bảo quản và sử dụng. c. Virus máy tính. Kết luận : Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính. 4. Củng cố và dặn dò Hệ thống lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và xem lại bài - Xem nội dung còn lại. V. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 09 Ngày soạn: 14/10/2018 Tiết :18 Ngày dạy: 16/10/2018 Baøi 6: Baûo veä thoâng tin maùy tính (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết Virus máy tính là gì. Biết tác hại của virus máy tính là như thế nào. - Biết các con đường lây lan của virus.Biết phòng tránh được virus. 2. Kĩ năng: - Hiểu được thao tác ngăn chặn và phòng tránh virus. 3. Thái độ - Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính và virrus máy tính 4. Định hướng năng lực : Năng lực tự học, tự nghiên cứu. Năng lực làm việc nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi chép, nội dung bài học chuẩn bị trước ở nhà. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính mà em biết? Trả lời: .- Yếu tố công nghệ – vật lí - Yếu tố bảo quản và sử dụng. - Virus máy tính. 3. Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (1) Mục tiêu: tìm hiểu được virus máy tính là gì? Tác hại và cách phòng tránh. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận, vấn đáp (4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính kết nối mạng,... (5) Sản phẩm: Biết được các tác hại của virus máy tính, biết cách phòng tránh virus. Gv : yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa. Gv: Virus máy tính là gì ? Gv: nhận xét, chốt lại, ghi bảng Gv: Vật mang virus là những vật nào? Gv: Em hãy nêu những tác hại của virus máy tính mà em biết? Gv: nhận xét, chốt lại và ghi bảng. Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa. Gv: Em hãy kể những con đường lây lan của Virus máy tính mà em biết. Gv: Nhận xét, chốt lại và ghi bảng. Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa. Gv: Muốn phòng tránh virus em phải làm như thế nào?. Gv: nhận xét, chốt lại và ghi bảng. Gv: Có những phần mềm nào diệt Virus mà em biết? Gv: nhận xét, chốt lại, ghi bảng. Gv: Có rất nhiều phần mềm diệt vi rút nhưng mỗi phần mềm chỉ diệt được 1 loại virus. Hs: đọc thông tin sách giáo khoa Hs: trả lời. Hs: Ghi Hs: Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...). Hs: Trả lời Hs : Lắng nghe và ghi nhớ Hs: Đọc thông tin sách giáo khoa. Hs: trả lời Gv: Ghi nhớ Hs: đọc thông tin sách giáo khoa. Hs: trả lời. Hs: trả lời 3. Virus máy tính và cách phòng tránh. a.Virus máy tính là gì? - Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. - Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...). b. Tác hại của virus. - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. - Phá huỷ dữ liệu. - Phá huỷ hệ thống. - Đánh cắp dữ liệu. - Mã hoá dữ liệu để tống tiền. - Gây khó chịu khác: c. Các con đường lây lan của virus. - Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus. - Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu. - Qua các thiết bị nhớ di động. - Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử. - Qua "lỗ hỗng" phần mềm. d. Phòng tránh virus. Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: "Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" 1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet ... 2. Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có ... 3. Không truy cập các trang web không rõ nguồn gốc. 4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm ... 5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus. - Có rất nhiều chương trình diệt virus khác nhau như các phần mềm của McAfee, Norton, Kaspersky... BKAV 4. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung tiết học. 5.Hướng dẫn về nhà:- Học lại nội dung bài đã học. - Làm bài tập trong sách giáo khoa IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_1718_bao_ve_thong_tin_may_tinh_na.docx