Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 21+22: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019

Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 21+22: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết các lợi ích của công nghệ thông tin và tác động của CNTT đối với Xã hội.

- Biết các hạn chế của công nghệ thông tin.

2. Kĩ năng:

Sử dụng được một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống.

3. Tư duy, thái độ:

 Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Máy tính, máy chiếu, phòng máy, mạng Internet

HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.

III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Thực hành trên máy thao tác quét ổ đĩa D.

3. Bài mới:

Hoạt động: Tìm hiểu các lợi ích, tác động của tin học đối với xã hội (35 phút)

 (1) Mục tiêu: Biết các lợi ích và tác động của CNTT đối với Xã hội.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,.

 (5) Sản phẩm: Sử dụng được một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống.

 

docx 4 trang maihoap55 3830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 21+22: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	Ngày soạn: 27/10/2018
Tiết: 21 	Ngày dạy: 29/10/2018
Bài 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết các lợi ích của công nghệ thông tin và tác động của CNTT đối với Xã hội.
- Biết các hạn chế của công nghệ thông tin.
2. Kĩ năng:
Sử dụng được một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống.
3. Tư duy, thái độ:
	Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính, máy chiếu, phòng máy, mạng Internet 
HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Thực hành trên máy thao tác quét ổ đĩa D.
Bài mới:
Hoạt động: Tìm hiểu các lợi ích, tác động của tin học đối với xã hội (35 phút)
 (1) Mục tiêu: Biết các lợi ích và tác động của CNTT đối với Xã hội.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Sử dụng được một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới thiệu: Tin học là lĩnh vực rất non trẻ, song hiện đang đóng vai trò hết sức to lớn trong xã hội.
- GV gọi 1 HS đọc phần 1.a) Ứng dụng tin học ngày càng phong phú và phát triển.
- Đưa 1 số hình ảnh ứng dụng tin học trong mọi đời sống xã hội:
+ Ứng dụng văn phòng hay thiết kế
+ Ứng dụng điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, tàu vũ trụ . . .
* Hoạt động nhóm
Trả lời các câu hỏi sau:
? Kể một số lĩnh vực hoạt động đã và đang ứng dụng tin học?
? Kể những hoạt động ứng dụng tin học và máy tính giúp con người thông tin và liên lạc với nhau?
? Từ những lợi ích mà em biết thì tin học có tác động như thế nào đối với xã hội?
GV đưa ra hiệu quả hoạt động của các nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS nghe giảng
- HS thực hiện yêu cầu
HS quan sát, nghe giảng và chép bài.
- Lập danh sách học sinh, bảng điểm, quản lý trường học, sản xuất kinh doanh, xem và mua các sản phẩm qua mạng, tìm kiếm thông tin, tra cứu từ điển, 
- Con người gửi thư, gọi điện thoại thông qua bưu điện nhưng nhờ tin học mà chúng ta có thể gửi nhau những tấm hình, thư, thông báo, thư mời, một cách nhanh chóng trong vài phút.
+ Xem các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế.
+ Lũ lụt thiên tai khắp nơi cũng như các dịch bệnh SARS, cúm A H1N1 đang lan rộng.
- HS trả lời
- HS nhận xét ý kiến của nhóm khác và đưa ra ý kiến của nhóm mình.
1. Tin học trong xã hội hiện đại
a. Ứng dụng tin học ngày càng phong phú và phát triển.
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Sự phát triển của các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Tin học và máy tính đang thúc đẩy việc truyền bá thông tin và tri thức.
b. Tác động của tin học đối với xã hội
- Ứng dụng của tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Những thiết bị hiện đại và tiện ích góp phần làm thay đổi phong cách sống của con người.
- Tin học và máy tính đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
→ Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
Củng cố: (3 phút) 
- Kể vài ví dụ ứng dụng tin học mà em biết trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
- Kể vài ví dụ ứng dụng tin học mà em biết trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giải trí.
- Những tác động của tin học đối với xã hội như thế nào?
Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại nội dung đã học.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - 59
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
Tuần: 11	Ngày soạn: 30/10/2018
Tiết: 22 	Ngày dạy: 01/11/2018
Bài 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết nền kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
	- Biết thế nào là cuộc cách mạng 4.0.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được ứng dụng tin học trong cuộc sống hiện đại.
- Một số ví dụ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
3. Tư duy, thái độ:
	Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính, máy chiếu, phòng máy, mạng Internet 
HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kể tên các tác động của tin học đối với xã hội?
TL: 	- Ứng dụng của tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Những thiết bị hiện đại và tiện ích góp phần làm thay đổi phong cách sống của con người.
- Tin học và máy tính đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá (20 phút)
 (1) Mục tiêu: Biết nền kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Trả lời được thế nào là kinh tế tri thức, xã hội tin học hoá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Sự phát triển của tin học, máy tính và truyền thông không chỉ làm thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa. Tri thức còn gọi là kiến thức.
- Em cho biết mục đích học của em để làm gì?
- Nêu mối quan hệ giữa tin học và kinh tế tri thức?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Xã hội tin học hóa là gì?
- Tầm quan trọng của xã hội tin học hóa trong nền kinh tế tri thức?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Theo dõi bài.
- Học để có kiến thức, có kiến thức có thể làm giàu cho bản thân và góp phần vào sự phát triển của xã hội. 
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của công nghệ
- Xã hội tin học hóa là yếu tố quan trọng nhất quyết định nền kinh tế tri thức?
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa
a. Tin học và kinh tế tri thức
Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
b. Xã hội tin học hóa
- Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự trợ giúp của các hệ thống tin học, các mạng máy tính.
- Tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức chính là xã hội tin học hóa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (15 phút)
 (1) Mục tiêu: Biết thế nào là cuộc cách mạng 4.0. 
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân 
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính có kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Một số ví dụ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên như thế nào?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có ảnh hưởng gì đến xã hội?
- Tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên gắn với sự ra đời của đầu máy hơi nước và máy phát điện 
- Làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội cũng như toàn cầu. Kết hợp giữa thế giới ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet, và các hệ thống kết nối Internet.
- Là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức 
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên hỗ trợ sức lao động bằng cơ bắp
- Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội kết hợp giữa thế giới ảo và thực, vạn vật kết nối Internet, và các hệ thống kết nối Internet.
- Tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức chính là xã hội tin học hóa.
Củng cố: (3 phút) 
- Tại sao nói xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức? Lợi ích mà nó mang lại là gì?
- Trách nhiệm của mỗi người khi tham gia mạng internet là gì?
- Hãy cho biết các địa chỉ tài nguyên giúp em tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung các môn học như văn học, sinh học, địa lý, mua máy tính qua mạng ?
Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại nội dung đã học.
- Trả lời câu hỏi 3 SGK - 59
- Xem trước nội dung còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_2122_tin_hoc_va_xa_hoi_nam_hoc_20.docx