Giáo án Toán Lớp 9 - Ôn tập chương 2 - Lê Thị Yến

Giáo án Toán Lớp 9 - Ôn tập chương 2 - Lê Thị Yến

I/ Mục tiêu:

1/Kiến thức:

-Học sinh phát biểu được và vận dụng được định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất vào giải toán. Học sinh vẽ được đồ thị hàm số này.

-Học sinh nêu được và vận dụng được điều kiện của hai phương trình đường thẳng để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau, vuông góc nhau để làm toán.

-Học sinh xác định được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox, xác định được hệ số góc, tung độ gốc.

2/Về năng lực:

- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học:

* Học sinh vận dụng được khái niệm của hàm số bậc nhất y= ax +b (a 0), tính đồng biến, nghịch biến để lựa chọn ra hàm số bậc nhất và lựa chọn ra hàm số đồng biến nghịch biến.

* Học sinh dựa vào điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau để xác định ví trí tương đối của hai đường thẳng dựa vào phương trình đường thẳng. Học sinh dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng và điểm thuộc đồ thị hàm số bậc nhất để lập luận hợp lí viết được phương trình đường thẳng.

- Năng lực giao tiếp toán học:

*Học sinh dùng ngôn ngữ toán học phân biệt được hệ số góc, tung độ gốc, xác định được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox .

*Học sinh đọc từ bài toán mô tả thực tiễn lập ra được hàm số bậc nhất.

3/ Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Học sinh có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà, được giao làm việc nhóm ở bài tập 2.

- Trung thực: HS phải trung thực trong báo cáo kết quả làm việc nhóm, trong kiểm tra, đánh giá phần kiểm tra 10 phút theo link được giao.

 

docx 11 trang Mai Thanh 1 22/10/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 9 - Ôn tập chương 2 - Lê Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
Tên đề bài dự thi :
Ôn tập chương II
Môn/ Khối lớp :
Môn Toán lớp 9
Giấy phép học liệu mở :
CC BY/CC BY- SA

Thông tin tác giả
 Giáo viên E-mail Đơn vị công tác
1/ Lê Thị Yến
yenlethi5@gmail.com
THCS Tân Thanh
– Giồng Trôm – Bến Tre
2/ Lê Phước Toàn
phuoctoan1980@gmail.com
THCS TT Thạnh Phú
– Thạnh Phú – Bến Tre
3/ Lê Ngọc Lào
laothcstanbinhmocaybac
@gmail.com
THCS
THCS Nguyễn Văn Bánh
– Mỏ Cày Bắc – Bến Tre

Tháng 10/2021
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Môn học/HĐGD: Toán Lớp: 9
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức:
-Học sinh phát biểu được và vận dụng được định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất vào giải toán. Học sinh vẽ được đồ thị hàm số này.
-Học sinh nêu được và vận dụng được điều kiện của hai phương trình đường thẳng để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau, vuông góc nhau để làm toán.
-Học sinh xác định được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox, xác định được hệ số góc, tung độ gốc.
2/Về năng lực:
- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học:
* Học sinh vận dụng được khái niệm của hàm số bậc nhất y= ax +b (a 0), tính đồng biến, nghịch biến để lựa chọn ra hàm số bậc nhất và lựa chọn ra hàm số đồng biến nghịch biến.
* Học sinh dựa vào điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau để xác định ví trí tương đối của hai đường thẳng dựa vào phương trình đường thẳng. Học sinh dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng và điểm thuộc đồ thị hàm số bậc nhất để lập luận hợp lí viết được phương trình đường thẳng.
- Năng lực giao tiếp toán học:
*Học sinh dùng ngôn ngữ toán học phân biệt được hệ số góc, tung độ gốc, xác định được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox .
*Học sinh đọc từ bài toán mô tả thực tiễn lập ra được hàm số bậc nhất.
3/ Về phẩm chất:
- Trách nhiệm: Học sinh có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà, được giao làm việc nhóm ở bài tập 2.
- Trung thực: HS phải trung thực trong báo cáo kết quả làm việc nhóm, trong kiểm tra, đánh giá phần kiểm tra 10 phút theo link được giao. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK Toán 9.
- Phần mềm học tập trực tuyến: Zoom, google form, youtube, azota, quizizz
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được khái niệm của hàm số bậc nhất y = ax +b (a 0) và tính đồng biến, nghịch biến của hàm số này.
- Học sinh nêu được điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau dựa vào phương trình đường thẳng.
- Học sinh phân biệt được hệ số góc, tung độ gốc, xác định được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ ở nhà:
Link: 
Nhiệm vụ 1: Dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học em hãy điền vào chỗ ( ) để hoàn thiện các khẳng định sau:
1/ Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) xác định với mọi giá trị của x thuộc Ɍ và có tính chất: 
Hàm số đồng biến khi ..
Hàm số nghịch biến khi ..
2/ Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0 ) là .
 A(xA;yA) ∈ (d): y = ax + b ⇔ .
3/ Cho (d): y = ax + b (a ≠ 0 ) 
 (d’): y = a’x + b’ (a’ ≠ 0 ), ta có:
(d) // (d’) ⇔ 
(d) ≡ (d’) ⇔ ..
(d) cắt (d’) ⇔ 
(d) vuông góc (d’) ⇔ ..
4/ Cho (d): y = ax + b (a ≠ 0 ) 
 Hệ số a được gọi là .
 Hệ số b được gọi là 
 *Chú ý:
Nếu a > 0 thì góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox là góc .. và 
tanα = a
Nếu a < 0 thì góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox là góc .
Nhiệm vụ 2: Xem lại cách viết phương trình đường thẳng của từng dạng đã học.
*HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà qua qua link google forms
Link: 
Sản phẩm: HS làm bài vào vở:
1/ Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0 ) xác định với mọi giá trị của x thuộc Ɍ và có tính chất: 
Hàm số đồng biến khi a > 0
Hàm số nghịch biến khi a < 0
2/ Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0 ) là một đường thẳng song song với đường thẳng 
y = ax (a ≠ 0 )và cắt trục tung tại điểm có tung độ b.
 A(xA;yA) ∈ (d): y = ax + b ⇔ yA = axA + b
3/ Cho (d): y = ax + b (a ≠ 0 ) 
 (d’): y = a’x + b’ (a’ ≠ 0 ), ta có:
(d) // (d’) ⇔ a = a’ và b ≠ b’
(d) ≡ (d’) ⇔ a = a’ và b = b’
(d) cắt (d’) ⇔ a ≠ a’ 
(d) vuông góc (d’) ⇔ a.a’ = -1
4/ Cho (d): y = ax + b (a ≠ 0 ) 
 Hệ số a được gọi là hệ số góc.
 Hệ số b được gọi là tung độ gốc.
 *Chú ý:
Nếu a > 0 thì góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox là góc nhọn và 
tanα = a
Nếu a < 0 thì góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox là góc tù

* Báo cáo, thảo luận: HS làm bài nộp qua google forms. 
 * Kết luận, xử lí kết quả của HS: (Phần này thực hiện khi học online khoảng 10 phút nhưng khi chuyển giao ở nhà thì online trực tiếp khoảng 2 phút) 
 -GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
 -GV chốt lại toàn bộ kiến thức cơ bản của chương 2.
2. Hoạt động 2: Luyện tập ( HS chuẩn bị bài ở nhà, khoảng 20 phút online)
a) Mục tiêu: 
* Học sinh vận dụng được khái niệm của hàm số bậc nhất y = ax +b (a 0), tính đồng biến, nghịch biến để lựa chọn ra hàm số bậc nhất và lựa chọn ra hàm số đồng biến nghịch biến.
* Học sinh dựa vào điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau để xác định ví trí tương đối của hai đường thẳng dựa vào phương trình đường thẳng. Học sinh dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng và đồ thị hàm số bậc nhất để lập luận hợp lí viết được phương trình đường thẳng.
* Học sinh tính được góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox.
b) Tổ chức thực hiện:
 1) Nhiệm vụ 1:
 *Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi trực tuyến qua công cụ Quizizz.
Link: 
Bài 1:
Câu 1: Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số bậc nhất?
y = 0x + 3
y = 3x – 1
y = 3x2 + 1
y = ( m – 1)x + m
Câu 2: Cho hàm số bậc nhất y = –5 – 3x khi đó các hệ số a, b của hàm số là
a = -5; b = 3 
a = 5; b = 3
a = 5; b = -3
a = -3; b = -5
Câu 3: Trong các hàm số bậc nhất sau hàm số nào là hàm số đồng biến?
y = (1 - 2 )x + 2
y = 12 – 3x
y = -2 + 5x
y = - 3x
Câu 4: Trong các hàm số bậc nhất sau hàm số nào là hàm số nghịch biến?
y = (1 - 2 )x - 3
y = 13 + 2x
y = 5x - 7
y = 32x + 5
 * Học sinh tham gia trò chơi .
* Từng học sinh trả lời các câu hỏi của trò chơi
Sản phẩm:
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: c
Câu 4: a
 * Giáo viên đánh giá: Giáo viên đánh giá và tuyên dương học sinh đạt nhất, nhì, ba.
2) Nhiệm vụ 2:
 *Giáo viên giao đề bài tập 2 cho học sinh nghiên cứu (đã giao trước online qua nhóm zalo):
Nội dung các bài tập như sau:
Bài 2:
 Cho hàm số bậc nhất 
 y= f(x) =(k + 1)x + 2k (k là tham số, k ≠ -1)
a)Tìm điều kiện k để hàm số này là hàm số đồng biến, nghịch biến trên R.
b)Tìm gi trị k để f(-1) = -3 , tính f (3) trong trường hợp giá trị k vừa tìm được.
 * Học sinh làm bài tập vào vở
 * Học sinh trả lời từng câu
Sản phẩm:
Bài 2: Cho hàm số bậc nhất: y = f(x) = (k + 1)x + 2k (k là tham số, k ≠ -1)
Hàm số đồng biến khi k > -1 
Hàm số nghịch biến khi k < -1.
 b) f(-1) = -3 
 ⇒k = -2 . 
 Vậy y = f(x) = - x - 4
 Tính f(3) = -7
 * Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh rồi chốt lại kết quả đúng.
3) Nhiệm vụ 3:
 *Giáo viên giao đề bài tập 3a, b, c cho học sinh nghiên cứu (đã giao trước online qua nhóm zalo):
Nội dung các bài tập như sau:
Bài 3:
a) Vẽ đồ thị hai hàm số : y = 0,5x +2 là (d1) và y = 5 – 2x là (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ.
b) Gọi giao điểm đường thẳng (d1) với Ox là A và giao điểm hai đường thẳng này là B. Tìm tọa độ các điểm A, B bằng php tính. 
c) Cho (d3): y = ax+ b (a ≠ 0 ), hãy xác định a, b biết (d3) // (d2) và đi qua điểm 
(2; -3 )
 * Học sinh chia lớp thành 4 nhóm thảo luận làm bài tập 8 phút qua breakout rooms trên nền tảng zoom 
 * Học sinh nhóm 1, nhóm 2 trình bày kết quả và hai nhóm còn lại phản biện.
Sản phẩm:
Bài 3:
y = 0,5x +2 (d1) 
 Cho x = 0 y = 2 → ( 0; 2)
 y = 0 x = - 4 → ( - 4; 0)
y = 5 – 2x (d2) 
 Cho x = 0 y = 5 → ( 0; 5)
 y = 0 x = 2,5 → ( 2,5; 0)
b) *Tọa độ A thỏa y = 0 và y = 0,5x + 2 
 0 = 0,5x + 2
 x = - 4 A(-4; 0)
*Toạ độ giao điểm B của (d1) và (d2) thoả :y = 0,5x + 2 và y = 5 - 2x
 ⇒ 0,5x + 2 = 5 – 2x
 ⇔ 2,5x = 3
 ⇔ x = 1,2
 x = 1,2 ⇒ y = 0,5 .1,2 + 2
 ⇔ y = 2,6 B (1,2; 2,6) 
c)Ta có : (d3) : y = ax+ b (a ≠ 0)
(d3) //(d) : y = 5 – 2x
 ⇒(d3) : y = -2x+ b (b ≠ 5)
(d3) : y = -2x+ b đi qua điểm (2; -3)
 ⇒ -3 = -2.2 + b
 ⇔ 1 = b (nhận)
Vậy (d3) : y = - 2x+ 1 
 * Giáo viên đánh giá tinh thần làm việc và bài làm của nhóm rồi chốt lại kết quả đúng.
4) Nhiệm vụ 4:
 *Giáo viên giao đề bài tập 3d cho học sinh nghiên cứu (đã giao trước online qua nhóm zalo):
Nội dung các bài tập như sau:
Bài 3:
d) Tính các góc tạo bởi đường thẳng (d1): y = 0,5x +2 và trục Ox (làm tròn đến phút).
 * Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.
 * Học sinh trình bày bài làm
Sản phẩm
d) Gọi là góc tạo bởi đ.thẳng (d1) với trục Ox .
 Vì a = 0,5 > 0 nên tanα = a = 0,5
 ⇒α = 26034’ 
 Vậy góc tạo bởi đường thẳng (d1) và trục Ox là 26034’ 
* Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh rồi chốt lại kết quả đúng.
 3. Hoạt động 3: Vận dụng giải toán thực tế (khoảng 8 phút online)
a) Mục tiêu: Học sinh đọc từ bài toán mô tả thực tiễn lập ra được hàm số bậc nhất. 
b) Tổ chức thực hiện
 *Giáo viên giao đề bài tập 5 cho học sinh nghiên cứu (đã giao trước online qua nhóm zalo):
Nội dung các bài tập như sau:
Bài 4: Nam và Việt là hai bạn học chung một lớp 9A nhưng gia đình bạn Việt rất khó khăn nên mỗi ngày Việt phải đi bộ khoảng 4km đến trường còn Nam thì gia đình đầy đủ hơn nên có đủ phương tiện học tập. Thấy hoàn cảnh bạn Việt vậy nên Nam có ý định để dành bớt tiền ăn hàng ngày được gia đình cho để mua tặng bạn Việt chiếc xe đạp cho bạn đi học đỡ vất vả. Hiện tại bạn Nam đã để dành được một số tiền là 800 000 đồng mà Nam đang muốn mua một chiếc xe đạp trị giá 2 000 000 đồng nên hàng ngày, bạn Nam đều để dành cho mình 20 000 đồng. Gọi m (đồng) là tổng số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau t ngày. 
a) Thiết lập hàm số của m theo t và hàm số này có phải là hàm số bậc nhất không?
b) Hỏi sau bao nhiêu lâu kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp để tặng bạn Việt.
 * Học sinh chia lớp thành 4 nhóm thảo luận làm bài tập 5 phút qua breakout rooms trên nền tảng zoom 
 * Học sinh nhóm 3, nhóm 4 chia sẻ kết quả và hai nhóm còn lại phản biện.
Sản phẩm:
a) Hàm số của m theo t là:
 m = 20 000.t + 800 000
 Hàm số này là hàm số bậc nhất.
b) Thay m = 2 000 000 vào công thức m = 20 000.t + 800 000, ta được:
 20 000.t + 800 000 = 2 000 000
 ⇔ t = 60
Vậy Nam cần tiết kiệm tiền trong vòng 60 ngày để mua được chiếc xe đạp.
* Giáo viên đánh giá tinh thần làm việc và bài làm của nhóm rồi chốt lại kết quả đúng. Giáo viên gửi thêm Link video ghi lời giảng bài tập 5 để học sinh có thể ở nhà nghiên cứu thêm.
4. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ ở nhà (Phần này thực hiện khi học online khoảng 10 phút nhưng khi chuyển kiểm tra đánh giá ở nhà thì online trực tiếp khoảng 2 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản của chương vào giải bài tập và tự làm kiểm tra đánh giá qua link của giáo viên.
b) Tổ chức thực hiện
 *GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: 
 Em hãy xem lại bài tập .
 Hoàn thành bài kiểm tra đánh giá
 Link: 
 *HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm: 
I.Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số bậc nhất :
A. y = 5x2 - 2 B. y =1 - 2x
C. y = 0x + 3 D. y = mx - 7
 Chọn B
Câu 2: Trong các hàm số sau hàm số nào đồng biến ?
 A.y = 2 - x B. y= - x + 1
 C. y = 3 - 2(1 - x) D. y= 6 - 5(x - 2)
Chọn C
Câu 3: Điểm nào trong các điểm sau thuộc đồ thị hàm số 
y = 1 – 2x ?
 A(0; 0) B(-2; 5) C(5; -2) D(-2; 3)
Chọn B
Câu 4: Đường thẳng y = ax - 3 song song với đường thẳng 
y = 1 – 2x khi a bằng :
 A. a = 1 B. a = -3 C. a = 2 D. a = -2
Chọn D
Câu 5: Không cần vẽ hình. Hãy tìm đường thẳng song song với đường thẳng y = -x – 2 trong các đường thẳng sau:
 A. y = -x + 1 B. y = 2 + x C. y = 2x - 3 D. y = 2x + 1 
 Chọn A
Câu 6: Một xe buýt chở khách đi từ bến xe của Thành phố Bến Tre về Thị trấn Bình Đại với vận tốc trung bình 35km/h. Biết bến xe cách trung tâm Thành phố Bến Tre 3 km (Bến xe nằm giữa Trung tâm Thành Phố Bến Tre và thị trấn Bình Đại). Gọi s là khoảng cách từ xe buýt đến trung tâm Thành phố Bến Tre sau t giờ xe chạy thì hàm số s theo biến t là:
s = 35t B. s = 3t C. s = 35t + 3 D. s = 3t + 35
Chọn C
II. Tự luận: 
 Cho hàm số bậc nhất: y = - 2x - 4 
Xác định tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.
Vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ vuông góc Oxy.
Tìm điểm trên đồ thị của hàm số có tổng hoành độ và tung độ 1 bằng phép tính.

Đáp án
II/ Trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
B
D
A
C
II/ Tự luận:
Đề
Lời giải
Thang điểm
Cho hàm số: y = - 2x - 4 a) Xác định tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Hàm số bậc nhất y = - 2x - 4 
Có a = -2 < 0 nên hàm số nghịch biến trên R

1,5 đ
b)Vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ vuông góc Oxy.

 y = - 2x - 4 (d)
Cho x = 0 y = - 4 → ( 0; -4)
 y = 0 x = - 2 → ( - 2; 0)
Vẽ đúng đường thẳng trên hệ trục tọa độ Oxy

0,5 đ
0,5 đ
1 đ

c)Tìm điểm trên đồ thị của hàm số có tổng hoành độ và tung độ 1 bằng phép tính.

Gọi điểm cần tìm là A(xA ; yA )
A(xA ; yA ) ∊ (d): y -2x – 4
 ⇔ yA = - 2xA – 4
Mà xA + yA = 1
Nên ta được:
 xA - 2xA – 4 = 1
⇔ - xA = 5
⇔ xA = - 5
 yA = - 2,(- 5) – 4 = 6
Vậy A( -5 ; 6 )

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_9_on_tap_chuong_2_le_thi_yen.docx