Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 40+41: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 40+41: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Nêu đư¬ợc các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Nhận biết đư¬ợc ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, tự học, tự luyện trong các hoạt động học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: 1ampe kế một chiều, 1 am pe kế xoay chiều, 1 công tắc, 8 sợi dây nối. 1 vôn kế một chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 nguồn điện 1 chiều 3V – 6V. 1 bóng đèn 3V có đui, 1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

Ổn định tổ chức

 

doc 5 trang maihoap55 5680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 40+41: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 /01/2021
TIẾT 40,41: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, tự học, tự luyện trong các hoạt động học. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 1ampe kế một chiều, 1 am pe kế xoay chiều, 1 công tắc, 8 sợi dây nối. 1 vôn kế một chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 nguồn điện 1 chiều 3V – 6V. 1 bóng đèn 3V có đui, 1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Ngày giảng
Tiết
Lớp dạy
Sĩ số (vắng)
Ghi chú
40
9
41
9
Hoạt động 1:Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung hoạt động: HS trình bày được đặc điểm của dòng điện xoay chiều khác với dòng điện 1 chiều, những tác dụng của dòng điện một chiều là gì, đo dòng điện 1 chiều bằng dụng cụ gì. Dự đoán tác dụng của dòng điện xoay chiều và dụng cụ dùng để đo dòng điện, hiệu điện thế xoay chiều.
c) Sản phẩm học tâp: Nêu được: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm khác so với dòng điện một chiều là có chiều luân phiên thay đổi.
d) Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều?
Dòng điện một chiều có những tác dụng gì? Đo dòng điện 1 chiều bằng dụng cụ gì?
- Học sinh tiếp nhận:
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.
- Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.
Báo cáo kết quả thảo luận: HS trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả thực hiện
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên đưa ra vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ gì
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề
 Hoạt động 2.1: Tác dụng của dòng điện xoay chiều
a) Mục tiêu: Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
b) Nội dung hoạt động:
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS quan sát TN1,2,3 và nêu rõ mỗi TN dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Quan sát TN của GV và Nghiên cứu tài liệu.
- Giáo viên: Làm TN biểu diễn như hình 35.1
- Dự kiến sản phẩm: Phát hiện ra tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
c) Sản phẩm học tâp:
 + Thí nghiệm 1: Dây tóc bóng đèn nóng sáng -> dòng điện có tác dụng nhiệt.
+ Thí nghiệm 2: Bóng đèn bút thử điện sáng -> dòng điện xoay chiều có tác dụng quang.
+ Thí nghiệm 3: Đinh hút sắt -> dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.
Ngoài ra dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lý.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động theo nhóm
- Học sinh báo cáo kết quả TN và thảo luận câu hỏi của giáo viên. Đưa ra câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS. Chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
a) Mục tiêu: Bố trí TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
b) Nội dung hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát dụng cụ. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đề ra dự đoán:
 Hiện tượng gì xảy ra với nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây như hình 35.3 ? 
- Nếu không làm được TN thì quan sát hình 35.2 (SGK-T95) và nêu cách làm.
K
K
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận dụng cụ TN. Tiến hành làm việc theo nhóm. 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về sự phụ thuộc của lực từ vào chiều dòng điện.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hiện TN
c) Sản phẩm học tâp: HS trả lời được C2 và đưa ra kết luận.
C2: Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ đẩy và ngược lại 
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của thanh nam châm lần lượt bị hút, đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều.
- Kết luận: Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều theo.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV giao dụng cụ cho các nhóm HS
- GV theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành TN, chú ý việc quan sát kết quả TN vì sự đổi chiều của lực rất nhanh.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các dụng cụ đo và cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều
a) Mục tiêu: Nhận biết được kí hiệu của ampekế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
b) Nội dung hoạt động: 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu: Dự đoán khi sử dụng ampe kế một chiều để đo dòng điện xoay chiều -> Kim có quay không? Tại sao?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Trả lời dự đoán.
- Giáo viên: Mắc vôn kế hoặc ampe kế một chiều vào mạch điện xoay chiều yêu cầu HS quan sát và so sánh với dự đoán.
- Dự kiến sản phẩm: Quan sát thấy kim vôn kế đứng yên.
c) Sản phẩm học tâp:HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để rút ra kết luận.
- Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và am pekế có kí hiệu là AC ( hay ~)
- Kết quả đo thay đổi khi ta đổi chỗ 2 chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV giao dụng cụ cho các nhóm HS
- GV theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành TN
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV thông báo : Kim của dụng cụ đo đứng yên vì lực từ tác dụng vào kim luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện. Nhưng vì kim có quán tính, cho nên không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
- GV giới thiệu : để đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế, ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC ( hay ~). 
- GV thông báo về ý nghĩa của cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng như
SGK. 
* Tích hợp 
GV thông báo việc sử dụng dòng điện xoay chiều không tạo ra tia lửa điện tạo ra ,chất gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
Theo em cần có biện pháp sử dụng điện như thế nào để bảo vệ môi trường ?
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
b) Nội dung hoạt động:Trả lời C3 và các bài tập 35.1; 35.2; 35.3; 35.6; 35.7 SBT/76
c) Sản phẩm học tâp:
C3: Sáng như nhau, vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.
35.1.C ; 35.2.A 35.3.D 35.6 D ; 35.7 D
d) Tổ chức hoạt động:
- GV quan sát học sinh làm bài và tổ chức cho hs thảo luận nêu rõ kiến thức liên quan đến câu hỏi.
- Cung cấp cho HS kiến thức liên quan.
- Đánh giá câu trả lời của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
b) Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập 35.5; 35.8; 35.10; SBT/77
c) Sản phẩm học tâp: HS hoàn thành một số nhiệm vụ GV giao trên lớp theo năng lực của HS.
Bài 35.8. Thiết kế theo sơ đồ hình vẽ:
Dây dẫn có dòng điện cần kiểm tra được đem quấn xung quanh một ống cách điện, ta tao được một nam châm điện rùi lắp vào sơ đồ như hình vẽ.
+ Nếu miếng nam châm điện gắn vào lá thép đàn hồi mà bị hút, đẩy liên tục (dao động) → dòng điện chạy qua dây là dòng điện xoay chiều.
+ Nếu miếng nam châm điện gắn vào lá thép đàn hồi mà chỉ bị hút hoặc đẩy=> dòng điện chạy qua là dòng 1 chiều.
Bài 35.8
Đóng khóa K, trong ống dây có dòng điện chạy qua, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam
+ Đối với kim nam châm:
Ban đầu, cực Bắc của kim nam châm ở gần đầu A (khi này là cực Bắc) nên bị đẩy quay ra xa, cực Nam lại gần đầu A của ống dây. Sau đó đổi chiều dòng điện thì từ cực của ống dây thay đổi, đầu A thành cực Nam, sẽ đẩy cực Nam của kim nam châm ra xa, đầu Bắc của kim nam châm lại gần A → kim nam châm bị quay 180o sau khi đổi chiều dòng điện.
+ Đối với kim sắt non: Ống dây luôn là nam châm điện dù có đổi chiều dòng điện hay không đổi chiều, do vậy nam châm điện luôn hút kim sắt non → kim sắt non vẫn đứng yên không quay dù đổi chiều dòng điện.
Bài 35.10. Tác dụng nhiệt, quang, sinh lí.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV quan sát học sinh làm bài và tổ chức cho hs thảo luận nêu rõ kiến thức liên quan đến câu hỏi. Cung cấp cho HS kiến thức liên quan.
- Đánh giá câu trả lời của HS.
- Tìm hiểu trước bài: truyền tải điện năng đi xa
Dân Quyền, ngày tháng 1 năm 2021
Xác nhận giáo án soạn hết tiết: 41
Tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_4041_cac_tac_dung_cua_dong_dien_xo.doc