Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

BÀI 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

 QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố.

2. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

3. Phẩm chất:

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.

II. Thiết bị dạy học và học liệu :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học: - 1 ống dây dẫn khoảng từ 500 - 700vòng, , 1 thanh nam châm; 1 sợi dây mảnh dài 20cm; 1 giá TN, 1 nguồn điện, 1 công tắc.

+ Bảng phụ ghi các bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà:

Một số bài tập xác định từ trường, lực điện từ, chiều dòng điện trong sách bài tập.

 

doc 8 trang Hoàng Giang 4440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12/2020 Tiết 31 Tuần 16
Tên bài dạy: 
BÀI 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI 
 QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học: - 1 ống dây dẫn khoảng từ 500 - 700vòng, , 1 thanh nam châm; 1 sợi dây mảnh dài 20cm; 1 giá TN, 1 nguồn điện, 1 công tắc.
+ Bảng phụ ghi các bài tập. 
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà:
Một số bài tập xác định từ trường, lực điện từ, chiều dòng điện trong sách bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động (7 phút)	
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
+ HS phát biểu được quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
4. Tổ chức thực hiện.
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
+ Phát biểu được quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
- Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.
- Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần. 
- Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
1. Quy tắc nắm tay phải:
Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
2. Quy tắc bàn tay trái:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. Hoạt động luyện tập (33 phút)
1. Mục tiêu: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: lời giải mỗi bài tập 1,2,3/SGK theo yêu cầu.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
GV: Gọi 1 Hs đọc đề bài, 1 HS tóm tắt đề bài.
HS: Đọc đề bài, tóm tắt đề bài, Hs khác nhận xét, ghi vào vở và giải bài 1.
GV: Hướng dẫn chung cả lớp bài 1: bài này đề cập đến vấn đề gì? Vận dụng quy tắc nắm tay phải và làm TN kiểm tra
GV: Gọi Hs nhắc lại quy tắc nắm tay phải
HS: Trả lời các câu hỏi, nêu cách giải 
GV: Yc Hs làm việc cá nhân hoàn thành câu a, b
HS: Cá nhân trình bày bài 1 lên bảng, hs khác nhận xét, chữa bài vào vở.
GV: Nhận xét- kết luận
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài 2
HS: Đọc đề bài tập
GV: Yêu cầu hoạt động nhóm giải bài 2 theo đúng bước giải.
Hướng dẫn: kí hiệu ; cho biết điều gì, cho biết chiều dòng điện như thế nào.
HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu đề bài, vẽ hình trình bày bài giải lên bảng.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nêu nhận xét.
Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài tập.
Bài 1:
a) Nam châm bị hút vào ống dây
b) Lúc đầu NC bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của NC hướng về phía đầu B của ống dây thì NC bị hút vào ống dây
Bài 2:
Dùng bảng phụ
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm:
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
- Giáo viên yêu cầu:
+ Về nhà làm bài tập 30.1 - 30.3/SBT.
+ Xem trước bài 31: “Hiện tượng cảm ứng điện từ”.
- Học sinh tiếp nhận: 
- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.
HS lắng nghe
Về nhà làm bài tập 30.1-30.3/SBT.
Ngày soạn: 5/12/2020 Tiết 32 Tuần 16
Tên bài dạy: 
BÀI 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu :
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: 
+ 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED.+ 1 thanh nam châm.
+ 1 nam châm điện và nguồn điện.
2. Học sinh: 
+ Học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm: 
+ Nêu được vấn đề để tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc nguồn điện -> Tìm thêm trường hợp không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không? 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Để tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc nguồn điện -> Tìm thêm trường hợp không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không? 
- Học sinh: Làm theo yêu cầu.
- Giáo viên: Lắng nghe và bổ sung khi cần.
- Dự kiến sản phẩm: Có thể/ Không thể.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời chính xác câu hỏi trên chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
 ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
Bài 31. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. Hoạt động luyện tập 31’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Dinamo xe đạp. (10 phút)
1. Mục tiêu: 
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của Đinamo xe đạp.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
GV: Yêu cầu học sinh xem tranh đinamô xe đạp và quan sát một đinamô đã tháo rời vỏ, trả lời câu hỏi: 
Hãy chỉ ra các bộ phận chính của đinamô
HS: quan sát tranh một đinamô và quan sát một đinamô đã tháo rời vỏ, trả lời câu hỏi: 
Hãy dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào đã gây ra dòng điện.
Khi nào thì đèn phát sáng. Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra được dòng điện không.
HS: trả lời câu hỏi.
HS khác, nhận xét bổ sung cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp 
GV: Nhận xét chung cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp 
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp 
- Gồm nam châm và cuộn dây
- Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện (15 phút)
1. Mục tiêu: - Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu, thí nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: / - Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. / - Giáo viên đánh giá.
GV: Yc hoạt động nhóm thực hiện C2
HS: Hoạt động nhóm thực hiện C2
Đại diện nhóm trình bày.
Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại và kết luận trường hợp nào dòng điện xuất hiện 
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1. Dùng nam châm vĩnh cửu
* TN 1
C2: Trong cuộn dây có xuất hiện dđ cảm ứng
* Nhận xét 1: 
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực NC lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
2. Dùng nam châm điện
* TN 2
C3: Dòng điện xuất hiện trong khi đóng, ngắt mạch điện
* Nhận xét 2:
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện cảm ứng điện từ (5 phút)
1. Mục tiêu: - Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
- Nêu được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên 1 vật.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm: 
- Phiếu học tập cá nhân: / - Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. / - Giáo viên đánh giá.
GV: Qua những thí nghiệm trên, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét bổ sung.
GV: Gọi Hs đọc câu C4 và nêu dự đoán
HS: Đọc câu C4 và nêu dự đoán.
GV: Dựa vào đâu mà dự đoán như thế 
Yc Hs hoạt động nhóm làm TN kiểm tra
HS: Hoạt động nhóm làm TN kiểm tra, trả lời câu hỏi đề bài đưa ra.
HS khác nhận xét, bổ sung về hiện tượng cảm ứng điện từ. 
GV: Gọi Hs trả lời câu hỏi đề bài đưa ra
HS: trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung về hiện tượng cảm ứng điện từ. 
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ
C4: Trong cuộn dây có dđ cảm ứng xuất hiện
C5: Nhờ NC mới có thể tạo ra dđ
Kết luận: Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 
C. Hoạt động luyện tập 7 phút
1. Mục tiêu: dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C4 - C5.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
+ Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
- Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?
+ Y/c các nhóm thảo luận làm C4 - C5.
- Học sinh: thảo luận cách làm và trình bày lời giải.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: 
IV. Vận dụng
C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.
C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.
D. Hoạt động Luyện tập 3 phút
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
- Nhắc lại dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- GV: Hướng dẫn HS về nhà: 
- Hs về nhà học bài, làm bài tập trong SBT .
- Xem trước nội dung bài 32.
HS lắng nghe
BTVN từ 31.1 - 31.5/SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc