Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Bố trí và tiến hành TN kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.

- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.

- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

2. Năng lực:

- Kĩ năng mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.

- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

3. Phẩm chất:

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.

* Tích hợp môi trường (Ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng)

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 Đối với mỗi nhóm HS: Hai dây dẫn khác nhau có

 Dây 1: Constantan, dây 2: Nicrom, 1 nguồn điện 4.5V, 1 công tắc.

 1 ampe kế có GHĐ là 1A và ĐCNN là 0.01A.

 1 vônkế có GHĐ là 6V và ĐCNN là 0.1V. Các đoạn dây nối.

 

doc 11 trang Hoàng Giang 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /9/2021 Tiết 9 Tuần 5
Chủ đề: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây vào tiết diện dây, vật liệu làm dây(Tiết 3)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Bố trí và tiến hành TN kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.
- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.
- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
2. Năng lực: 
- Kĩ năng mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.
- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
* Tích hợp môi trường (Ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng)
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
 Đối với mỗi nhóm HS: Hai dây dẫn khác nhau có 
 Dây 1: Constantan, dây 2: Nicrom, 1 nguồn điện 4.5V, 1 công tắc.
 1 ampe kế có GHĐ là 1A và ĐCNN là 0.01A.
 1 vônkế có GHĐ là 6V và ĐCNN là 0.1V. Các đoạn dây nối.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động
Mục đích: Hiểu được sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây
dẫn. Thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm TN và đọc kết quả TN. Hình thành năng lực hoạt động nhóm.
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm hoạt động: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
+ Qua tiết 7, 8 ta biết R của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
+ Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để giúp các em trả lời chính xác các câu hỏi trên, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
+ R của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều dài và tiết diện dây dẫn. R của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài khi cùng vật liệu và cùng tiết diện; tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn khi cùng vật liệu và cùng chiều dài.
+ Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ta phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng các dây dẫn có vật liệu khác nhau.
Chủ đề: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây vào tiết diện dây, vật liệu làm dây(Tiết 3)
B. Hoạt động hình thành kiến thưc mới
1. Mục tiêu: Hiểu được sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây
dẫn. Thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm TN và đọc kết quả TN. Hình thành năng lực hoạt động nhóm.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
V
A
+
-
-Gv: yêu cầu HS trả lời câu C1
Hs: làm câu C1
Gv: hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm và lập bảng ghi kết quả thí nghiệm?
Hai Hs lên bảng thực hiện.
 Hs1: vẽ sơ đồ
 Hs2: lập bảng ghi kết quả.
Gv: tiến hành thí nghiệm cho Hs quan sát ghi kết quả vào bảng.
Gv: Gọi đại diện các nhóm nêu nhận xét rút ra từ kết quả TN.
Hs: thảo luận cặp rút ra kết luận.
I. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
C1: Đo điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.
1.Thí nghiệm
2. Kết luận:
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
1. Mục tiêu: Biết được điện trở suất công thức tính điện trở. Vận dụng được công thức R = và giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn. Hình thành năng lực tự học.
2. Nội dung: 
- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm: Câu C2,3/SGK.
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
-Yêu cầu HS đọc mục 1 và trả lời câu hỏi:
+Điện trở suất của một vật liệu là gì?
Hs: đọc mục 1 một em trả lời 
Gv: giới thiệu:
+Kí hiệu, đơn vị của điện trở suất?
Hs: theo dõi ghi bài.
-GV treo bảng điện trở suất của một số chất ở 200C. Gọi HS tra bảng để xác định điện trở suất của một số chất và giải thích ý nghĩa con số.
Hs: thực hiện.
-Yêu cầu cá nhân hoàn thành C2.
Hs: thực hiện
Gv: nhận xét, chính xác kết quả.
Gv: treo bảng 2 yêu cầu Hs làm câu C3 theo các bước rồi rút ra kết luận.
Hs: hoàn thành bảng 2 . Rút ra kết luận.
-Yêu cầu HS ghi công thức tính R và giải thích ý nghĩa các kí hiệu, đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
Hs: thực hiện.
* Gv: Tích hợp môi trường ( Ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng)
 Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm tỏa nhiệt trên dây. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là nhiệt vô ích, làm hao phí điện năng.
+ Mỗi dây dẫn làm bằng một chất xác định chỉ chịu được một cường độ dòng điện xác định. Nếu sử dụng dây dẫn không đúng cường độ dòng điện cho phép có thể gây ra hỏa hoạn và những hậu quả môi trường nghiêm trọng.
- Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm năng lượng, cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra một số chất có tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ của chất thì điện trở suất của chúng giảm về giá trị bằng không (siêu dẫn). 
II. Điện trở suất-Công thức điện trở.
1.Điện trở suất.
-Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2.
Điện trở suất được kí hiệu là ρ
Đơn vị điện trở suất là Ωm.
C2: Dựa vào bảng điện trở suất biết có nghĩa là một dây dẫn hình trụ làm bằng constantan có chiều dài 1m và tiết diện là 1m2 thì điện trở của nó là .Vậy đoạn dây constantan có chiều dài 1m, tiết diện 
1mm2=10-6m2 có điện trở là 0,5Ω.
2-Công thức điện trở.
C3: Bảng 2
3.Kết luận: (SGK)
, trong đó:
 là điện trở suất (Ωm)
l là chiều dài dây dẫn (m)
S là tiết diện dây dẫn (m2).
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, hướng dẫn làm các bài tập
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: 
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
-GV hướng dẫn HS hoàn thành câu C4:
Hs: đọc, tóm tắt.
Gv: hướng dẫn: 
+Để tính điện trở ta vận dụng công thức nào?
+Đại lượng nào đã biết, đại lượng nào trong công thức cần phải tính?
→Tính S rồi thay vào công thức để tính R.
-Từ kết quả thu được ở câu C4→Điện trở của dây đồng trong mạch điện là rất nhỏ, vì vậy người ta thường bỏ qua điện trở của dây nối trong mạch điện.
-Tương tự Gv cho Hs làm câu C5
Gv: hướng dẫn câu a
 2 Hs lên bảng thực hiện câu b,c
Hs: Khác nhận xét 
Gv: Hướng dẩn cho Hs C6 
- Hs lên bảng thực hiện.
Gv: nhận xét, chính xác kết quả.
Gv: hướng dẫn vận dụng công thức tính điện trở của dây dẫn để giải bài tập
Câu 8(BTCBVNC). Liệu có một dây dẫn bằng kim loại có đường kính 1mm, chiều dài 1m và điện trở 100 không
III. Vận dụng:
C4: Tóm tắt: l=4m; d=1mm=10-3m.
.
R=?
Bài giải: Diện tích tiết diện dây đồng là:
Áp dụng công thức tính 
Điện trở của dây đồng là 0,087Ω
C5: Áp dụng công thức
R =r 
a/ R= 2,8..
= 0,056 ()
b, c/ Tương tự câu a
C6: tiết diện dây là: 
= 
Từ công thức điện trở:
Câu 8(BTCBVNC)
Vậy: không có dây dẫn bằng kim loại như vậy
D. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm:
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, hướng dẫn các bài tập cho HS về nhà
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Củng cố
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc mục có thể em chưa biết. C5,6.
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 9.1 -> 9.7/SBT.
Hướng dẫn về nhà 
Gv: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
Dặn Hs về nhà học bài, làm bài tập còn lại trong(SBT).
Xem trước nội dung “ Bài 10. BIẾN TRỞ- ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT”
Hs: lắng nghe, tiếp thu.
Ngày soạn: /9/2021 Tiết 10 Tuần 5
Bài 10. BIẾN TRỞ- ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được biến trở là gì? và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở.
- Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cđdđ trong mạch.
- Nhận ra được các biến trở dùng trong kĩ thuật.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Kĩ năng mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
Đối với mỗi nhóm HS: 
- Biến trở: con chạy, Nguồn điện 3V. 
- Bóng đèn 2,5V-1W, Công tắc, dây nối.
- 3 điện trở kĩ thuật có ghi trị số điện trở, 3 điện trở kĩ thuật có các vòng màu.
 III. Tiến trình dạy học: 
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm: HS biết được một số biến trở trong thục tế quan sát được nhưng chưa biết cách lý giải cách sử dung như thế nào.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu:
+ Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? Viết công thức biểu diễn sự phụ thuộc đó?
+ Từ công thức trên, theo các em có cách nào làm thay đổi giá trị điện trở của dây dẫn?
 ? Trong 2 cách thay đổi trị số của điện trở, theo em cách nào dễ thực hiện?
- Học sinh tiếp nhận:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Điện trở có thể thay đổi trị số được gọi là biến trở chúng ta nghiên cứu bài mới.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
+ Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào: Chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn.
 Điện trở của dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài(khi các dây cùng vật liệu và cùng tiết diện), tỉ lệ nghich với tiết diện (khi các dây cùng chiều dài và cùng vật liệu) và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. 
 Viết công thức:
Trong đó: là điện trở suất (Ωm)
 l là chiều dài dây dẫn (m)
 S là tiết diện dây dẫn (m2)
 + Cách làm thay đổi giá trị điện trở của dây dẫn: Thay đổi l hoặc tiết diện dây
 + Thay đổi chiều dài dây dễ thực hiện. Khi thay đổi chiều dài dây dẫn thì trị số điện trở thay đổi.
Bài 10. BIẾN TRỞ- ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT
B. Hoạt động hình thành kiến thưc mới
1. Mục tiêu: Biết được biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cđdđ trong mạch. Thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong quá trình làm TN và đọc kết quả. Hình thành năng lực cho học sinh phân tích tổng hợp, năng lực hoạt động nhóm. 
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C1 - C3.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Gv: Treo tranh vẽ các loại biến trở.
Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp các loại biến trở, kết hợp với hình 10.1, trả lời C1.
Hs: thực hiện.
-Gv đưa ra các loại biến trở thật, gọi HS nhận dạng các loại biến trở, gọi tên chúng.
-Hs: lần lượt nhận dạng các loại biến trở, gọi tên chúng.
-Dựa vào biến trở đã có ở các nhóm, đọc và trả lời câu C2.C3
Muốn biến trở con chạy có tác dụng làm thay đổi điện trở phải mắc nó vào mạch điện qua các chốt nào?
-HS chỉ ra các chốt nối của biến trở khi mắc vào mạch điện và giải thích vì sao phải mắc theo các chốt đó. 
-Gv gọi HS nhận xét, bổ xung. Nếu HS không nêu được đủ cách mắc, GV bổ sung.
-Gv giới thiệu các kí hiệu của biến trở trên sơ đồ mạch điện, HS ghi vở.
-Gọi HS trả lời C4.
-Yêu cầu HS quan sát biến trở của nhóm mình, cho biết số ghi trên biến trở và giải thích ý nghĩa con số đó.
Hs:(20Ω-2A) có nghĩa là điện trở lớn nhất của biến trở là 20Ω, cường độ dòng điện tối đa qua biến trở là 2A.
-Yêu cầu HS trả lời câu C5.
-Hướng dẫn thảo luận →Sơ đồ chính xác.
-Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ, làm thí nghiệm theo hướng dẫn ở câu C6. Thảo luận và trả lời câu C6.
-Biến trở là gì? Biến trở có thể được dùng làm gì?→Yêu cầu Hs ghi kết luận đúng vào vở.
Hs: thực hiện.
-GV liên hệ thực tế: Một số thiết bị điện sử dụng trong gia đình sử dụng biến trở than (chiết áp) như trong rađiô, tivi, đèn để bàn .
I. Biến trở.
1.Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
* Các loại biến trở: 
Con chạy, tay quay, biến trở than ( chiết áp).
* Cấu tạo chính của biến trở là 1 cuộn dây dẫn.
Có thể thay đổi điện trở của cuộn dây bằng cách thay đổi chiều dài của cuộn dây dẫn.
Ký hiệu các loại biến trở:
2/ Sử dụng biến dể điều chỉnh cường độ dòng điện
 *Sơ đồ mạch điện
Khi ta tăng (hoặc giảm) chiều dài của dây dẫn thì điện trở của nó cũng tăng 
(hoặc giảm) theo. Do đó cường độ dòng điện sẽ giảm (hoặc tăng ) . 
3/ kết luận:
Biến trở có thể dùng để điều chỉnh CĐDĐ trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó
1. Mục tiêu: Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kỹ thuật. Hình thành năng lực cho học sinh phân tích tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm.
2. Nội dung: 
- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm: Câu C7,8/SGK.
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Gv: Hướng dẫn trung cả lớp trả lời câu C7.
Lớp than hay lớp kim loại mỏng có tiết diện lớn hay nhỏ →R lớn hay nhỏ .
-Yêu cầu HS quan sát các loại điện trở dùng trong kĩ thuật của nhóm mình, kết hợp với câu C8, nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật.
-Hs: quan sát, nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật. 
-GV nêu VD cụ thể cách đọc trị số của hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật
II. Các điện trở dùng trong kỹ thuật.
C7: Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng 1 lớp than hay lớp kim loại mỏng →S rất nhỏ →có kích thước nhỏ và R có thể rất lớn.
 -Hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật:
+Có trị số ghi ngay trên điện trở.
+Trị số được thể hiện bằng các vòng màu trên điện trở.
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: 
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Gv: Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C9.
Gv: Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành Bài 10.2
Tóm tắt:
Biến trở (20Ω-2,5A);
L = 50m
a) Giải thích ý nghĩa con số.
Umax=?, c)
 S=?
C9.
Bài giải:
Ý nghĩa của con số: 20 là điện trở lớn nhất của biến trở; 2,5A là cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là:
c) Từ công thức:
D. Hoạt động vận dụng. 
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. 
Hướng dẫn các bài tập cho HS về nhà.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, hướng dẫn các bài tập cho HS về nhà
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Củng cố
Gv: Yêu cầu HS làm bài 10.10 
Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
A. Có giá trị O
B. Có giá trị nhỏ.
C. Có giá trị lớn.
D. Có giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn về nhà 
Gv: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
Dặn Hs về nhà học bài, làm bài tập còn lại trong(SBT).
Xem trước nội dung “ Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điên trở của dây dẫn”
Hs: lắng nghe, tiếp thu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.doc