Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

KIỂM TRA GIỮA HKI

I.Mụctiêu :

1. Kiến thức: - Kiểm việc lãnh hội các kiếm thức trọng tâm đã học tới hết bài 15

- Kiểm tra khả năng tính toán, vận dụng các quy tắc và kiến thức đã học đã học

- HS tự giác làm bài.

2. Năng lực: - Năng lực tìm tòi, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tính toán và trình bày.

Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.

3. Phẩm chất: Tích cực, trung thực trong khi làm bài.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên: đề, đáp án và thang điểm

 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức chương I theo hướng dẫn.

III. Đề kiểm tra:

Đề tập trung

IV. Đáp án và thang điểm

Đáp án chung

 

doc 6 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2019 Tiết: 17 Tuần 9
KIỂM TRA GIỮA HKI
I.Mụctiêu :
1. Kiến thức: - Kiểm việc lãnh hội các kiếm thức trọng tâm đã học tới hết bài 15
- Kiểm tra khả năng tính toán, vận dụng các quy tắc và kiến thức đã học đã học
- HS tự giác làm bài.
2. Năng lực: - Năng lực tìm tòi, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tính toán và trình bày.
Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
3. Phẩm chất: Tích cực, trung thực trong khi làm bài.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: đề, đáp án và thang điểm
	2. Học sinh: Ôn tập kiến thức chương I theo hướng dẫn.
III. Đề kiểm tra:
Đề tập trung
IV. Đáp án và thang điểm
Đáp án chung
V. Kết quả
 Lớp
KQ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9C
9D
9E
9F
Lỗi cơ bản:
Nguyên nhân:
 Hướng phấn đấu:
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 23/10/2019 Tiết: 18 Tuần 9
Bài 16. LUẬT JUN – LEN-XƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
- Phát biểu định luật Jun - len – xơ và vận dụng được biểu thức này để giải bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Bình nhiệt lượng kế; Biến trở con chạy,
- Biến áp nguồn, ampe kế, vôn kế, Nhiệt kế, nước sạch, giá thí nghiệm, dây nối điện.
2. Học sinh: Đọc trước bài 16.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động (5 phút)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm:
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu:
+ Thu Báo cáo thực hành.
+ Điện năng có thể biến đổi thành các dạng năng lượng nào? Cho ví dụ?
- Học sinh: Làm theo yêu cầu.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
 Trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào các yếu tố nào? 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
Điện năng Nhiệt năng : VD bóng đèn dây tóc.
+ Điện năng Quang năng : VD đèn LED.
+ Điện năng Cơ năng: VD quạt, máy bơm.
Bài 16. LUẬT JUN – LEN-XƠ
B. Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
1. Mục tiêu: 
- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
- Phát biểu định luật Jun - len – xơ và vận dụng được biểu thức này để giải bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm thực tế.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C1,2,3.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên ba dụng cụ biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành năng lượng ánh sáng?
- HS: Đèn dây tóc, đèn LED, đèn bút thử điện: Biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành năng lượng ánh sáng.
+ Hãy kể tên ba dụng cụ biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành cơ năng?
HS: Máy sấy tóc, quạt điện, máy khoan: Biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành cơ năng.
+ Kể tên ba dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng?
+ Nồi cơm điện, bàn là, mỏ hàn điện: Biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
+ GV thông báo: Các dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng có một bộ phận chính là dây dẫn bằng hợp kim nikêlin hoặc constantan.
+ Công thức điện năng tiêu thụ trong thời gian t: A =? 
+ Thông báo: Định luật BT và chuyển hoá năng lượng đúng cho sự chuyển hoá năng lượng điện thành nhiệt năng.
+ Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua R trong thời gian t nếu điện năng biến hoàn toàn thành nhiệt năng: Q =?
+ Biến đổi Q theo I, R, t? (nhóm)
+ Yêu cầu HS phát biểu định luật
I.Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
 1. Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
Các dụng cụ biến đổi: Đèn dây tóc, máy sấy tóc, quạt điện . . .
2. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
Các dụng cu biến đổi:Nồi cơm điện, bàn là, mỏ hàn điện.
Các dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng có một bộ phận chính là dây dẫn bằng hợp kim nikêlin hoặc constantan.
II. Định luật Jun – Len - Xơ:
1. Hệ thức định luật.
 Q = I2Rt
Với: 
+ Q: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn (J)
+ I: Cường độ dòng điện qua dây dẫn (A).
+ R: Điện trở dây dẫn ()
+ t: Thời gian dòng điện qua dây dẫn (s)
 3. Phát biểu định luật.
 - Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương CĐDĐ, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Hoạt động luyện tập (10 phút)
1. Mục tiêu: Biết phát biểu và viết được hệ thức định luật Jun- Len- xơ. Biết được biện pháp tiết kiệm điện năng làm giảm sự hao phí do tỏa nhiệt. Thái độ nhanh nhạy, nghiêm túc hoạt động nhóm tốt. Hình thành năng lực cho học sinh giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứ tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C4,5.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời C4 SGK
+ Q phụ thuộc thế nào vào các yếu tố nào?
+ Tại sao cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao còn dây dẫn nối đèn hầu như không nóng?
C5(cá nhân):
GV;Yêu cầu HS tóm tắt
HS lên bảng tóm tắt
Gợi ý:
+ So sánh A và Q?
+ Biểu thức A =?; Q =?
+ Từ đó tính t =?
- HS: 
+ Điện năng tiêu thụ: 
 A = UIt
+ Năng lượng bảo toàn nên nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn có điện trở R: 
 Q = A
 Q = UIt ( 1)
 Nhóm thảo luận: 
+ Đoạn mạch có R: U = IR
 (1) Q = I2Rt.
III. Vận dụng.
C4: (HS khá)
+ Q tỉ lệ với I2, với R và với t. 
+ Vì dây dẫn nối tiếp với đèn nên I qua chúng cùng thời gian t như nhau. Mà Q = I2Rt nên Q tỉ lệ với R, dây tóc của đèn có R lớn hơn nhiều so với dây nối. 
C5
+ Tóm tắt: U = Uđm = 220V
 P = Pđm = 1000W; 
m = 2kg;
 t1 = 200C; t2 = 1000C; C = 4200J/kg.K
Tìm t =?
Giải
+ Theo định luật bảo toàn năng lượng:
A =Q hay Pt = Cm(t2 – t1)
t== 672(s)
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Hướng dẫn về nhà làm các bài tập
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tích hợp BVMT: - Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là, bếp điện, lò sưởi việc tỏa nhiệt là có ích. Nhưng một số thiết bị khác như: động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc tỏa nhiệt là vô ích. 
 - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
GV yêu cầu HS:
 - Làm bài tập trong sách bài tập
 - Chuẩn bị bài 17“BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN–LEN-XƠ”
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc