Sáng kiến kinh nghiệm Dạy Vật lý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy Vật lý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế

1.5 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.

 Trong xã hội hiện nay việc hướng nghiệp cho học sinh khi đang học xong phổ thông là một vấn đề nam giải nhất mà các trường học đều chú trọng. Vậy để giải quyết vấn đề cấp bách và nóng bỏng này thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần hướng cho học sinh qua các bài học, môn học mà mình phụ trách phải thật hấp dẫn trong mỗi tiết dạy nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều ứng dụng, kiến thức của môn học này được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hàng ngày đối với mỗi con người chúng ta. Sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Môn vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra. Nhưng với thực trạng hiện nay của đa số các trường THCS còn gặp khó khăn trong dạy học ôn tập vật lý là:

 - Thiếu thiết bị thí nghiệm, các thí nghiệm được cấp đã lâu độ tin cậy chưa cao, trong khi làm thí nghiệm kết quả giữa l‎ý thuyết và thực nghiệm còn sai số rất lớn.

 - Việc lắp ráp các thiết bị thí nghiệm học sinh còn làm chậm mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến tiết học.

 - Học sinh đã được học các kiến thức ở Tiểu học nhưng kinh nghiệm về tích lũy kiến thức ít nhiều vẫn còn hạn chế.

 - Khi họat động thảo luận nhóm chỉ có các em mạnh dạn, khá giỏi là tích cực còn lại chỉ quan sát các bạn làm thậm chí lơ là.

 - Với điều kiện xã hội hiện nay học sinh học xong phổ thông hoặc cao hơn nữa có thể tìm cho mình một công việc phù hợp để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 Trong xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người càng cao, cần có tri thức và kỹ năng trong công việc càng lớn. Vì vậy giáo viên với tư cách là người thầy dạy cho học sinh những kiến thức ở trong sách giáo khoa đã biên soạn mà còn hướng nghiệp cho các em những công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Trong bài viết này tôi muốn đề cập tới một giải pháp hữu ích khi dạy học Vật lý đó là: ‘‘Dạy Vật lý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế‎ ’’ nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học của học sinh.

 

doc 22 trang maihoap55 8023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy Vật lý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường PTDTNT Trùng Khánh Cao Bằng.
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Hà Thị Yến
27/01/1967
Trường PTDTNT Trùng Khánh
Giáo viên
ĐHSP
Toán
100 %
I. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Dạy Vật l‎ý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế.‎ 
II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hà Thị Yến.
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Áp dụng cho giáo viên dạy Vật lý.
 Áp dụng cho học sinh bậc Trung học cơ sở.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 1/9/2015.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
1.5 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
 Trong xã hội hiện nay việc hướng nghiệp cho học sinh khi đang học xong phổ thông là một vấn đề nam giải nhất mà các trường học đều chú trọng. Vậy để giải quyết vấn đề cấp bách và nóng bỏng này thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần hướng cho học sinh qua các bài học, môn học mà mình phụ trách phải thật hấp dẫn trong mỗi tiết dạy nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều ứng dụng, kiến thức của môn học này được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hàng ngày đối với mỗi con người chúng ta. Sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Môn vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra. Nhưng với thực trạng hiện nay của đa số các trường THCS còn gặp khó khăn trong dạy học ôn tập vật lý là: 
 - Thiếu thiết bị thí nghiệm, các thí nghiệm được cấp đã lâu độ tin cậy chưa cao, trong khi làm thí nghiệm kết quả giữa l‎ý thuyết và thực nghiệm còn sai số rất lớn. 
 - Việc lắp ráp các thiết bị thí nghiệm học sinh còn làm chậm mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến tiết học.
 - Học sinh đã được học các kiến thức ở Tiểu học nhưng kinh nghiệm về tích lũy kiến thức ít nhiều vẫn còn hạn chế.
 - Khi họat động thảo luận nhóm chỉ có các em mạnh dạn, khá giỏi là tích cực còn lại chỉ quan sát các bạn làm thậm chí lơ là.
 - Với điều kiện xã hội hiện nay học sinh học xong phổ thông hoặc cao hơn nữa có thể tìm cho mình một công việc phù hợp để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 
 Trong xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người càng cao, cần có tri thức và kỹ năng trong công việc càng lớn. Vì vậy giáo viên với tư cách là người thầy dạy cho học sinh những kiến thức ở trong sách giáo khoa đã biên soạn mà còn hướng nghiệp cho các em những công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Trong bài viết này tôi muốn đề cập tới một giải pháp hữu ích khi dạy học Vật lý đó là: ‘‘Dạy Vật lý THCS và những ứng dụng của Vật l‎ý trong thực tế‎ ’’ nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học của học sinh. 
2.5 Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả.
 Trong thực tế cuộc sống hàng ngày các em đã được áp dụng nhiều kiến thức Vật l‎ý vào các công việc của gia đình (chẳng hạn như: dùng đòn bẩy trong sử dụng xe cải tiến khi chở phân hoặc chở lúa ở gia đình, sử dụng mặt phẳng nghiêng để dắt xe lên thềm nhà dễ dàng hơn, dùng thiết bị điện đúng với hiệu điện thế định mức thì thiết bị sẽ bền lâu hơn, sử dụng ròng rọc khi đưa các vật nặng lên cao sẽ đỡ được sức lao động của con người, sử dụng gương trong trang trí .). Do đó yêu cầu người thầy phải tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học. Bài giảng của thầy tạo được hấp dẫn cho học trò, có hệ thống câu hỏi phù hợp với ba đối tượng hoc sinh, rèn thao tác tư duy từ dễ đến khó. Tạo ra các tình huống có vấn đề và hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải quyết vấn đề để tìm ra chân lý, phát huy hết tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Để học sinh học tập tốt khâu đặc biệt đó là phương pháp giảng dạy của người thầy làm cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, liên quan kiến thức từ bài trước đến bài sau ứng dụng kiến thức của bài giảng vào thực tế như thế nào?. Trong giảng dạy Vật lý cho thấy nếu kiến thức học sinh học trên lớp mà có thể ứng dụng được trong thực tế sẽ làm học sinh hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn.
Vì vậy:
+ Để bài giảng có hiệu quả thì người thầy cần có kiến thức nhất định và hướng học sinh đến những ứng dụng của bài học đó vào thực tế cuộc sống.
+ Học sinh sẽ rất thích môn học khi biết rằng những kiến thức mà người thầy mang lại sẽ áp dụng vào cuộc sống một cách thiết thực chứ không phải là lý‎ thuyết suông. 
+ Việc ứng dụng từ bài học vào thực tế và hướng nghiệp cho học sinh là vấn đề nóng bỏng nhất mà xã hội rất quan tâm.
Từ những phân tích trên và để giúp cho học sinh học môn Vật lý THCS đạt hiệu quả cao trong giảng dạy tôi đã làm như sau:
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Việc hướng dẫn học sinh học tập tốt cần:
+ Chuẩn bị bài giảng (Soạn giáo án, soạn giáo án điện tử (nếu có), các thiết bị thí nghiệm, làm thí nghiệm thử trước khi lên lớp, phân tích kết quả thí nghiệm đặt ra các giả định, sử lý các tình huống giả định, rút kinh nghiệm để có được kết quả khả quan tin cậy, tham khảo các hình ảnh, thí nghiệm ảo để minh họa.
+ Xác định mục tiêu cần đạt. 
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi – đáp án chặt chẽ.
+ Xác định những kiến thức sẽ sử dụng như sách giáo khoa, bài tập, sách tham khảo .
 + Dự kiến những vấn đề sẽ hướng dẫn học sinh trong bài dạy và giải đáp thắc mắc cho học sinh trong quá trình hướng dẫn, phát huy tính tích cực tự giác của ba đối tượng. 
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để bài giảng được sinh động học sinh dễ hiểu bài hơn. 
b) Chuẩn bị của học sinh: 
Giáo viên cần cho học sinh biết:
+ Kiến thức sẽ học trong bài, hệ thống câu hỏi (có thể đưa ra câu hỏi để trò chuẩn bị đáp án)
 + Phân tích tìm tài liệu để trả lời câu hỏi và bài tập mà thầy đã đưa ra (học sinh có thể trao đổi thảo luận để cùng thống nhất đưa ra vấn đề..) 
	+ Chuẩn bị dụng cụ học tập cho bài học. 
2. Hướng dẫn học sinh trên lớp.
Một số ví dụ minh họa:
Phần Cơ học:
1, Ví dụ 1: Tiết 4 Bài 5 ĐO KHỐI LƯỢNG (Vật lý 6)
Đo khối lượng bằng cân đồng hồ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát cân hướng dẫn cách điều chỉnh cân thử một số vật như 1 gói đường 1 kg, túi bột giặt O mo ..
- Cho học sinh thực hành cân các vật cần cân như: Quyển sách vật lý, 1 bơ gạo hoặc ngô .
* Qua bài này giáo viên có thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống như: 
- Khi đi mua hoặc bán hàng cần cân đong cho đầy đủ giữ chữ tín trong mua bán .
- Cân đong chính xác trong khi làm thí nghiệm, trong chế biến thực phẩm để thu được kết quả chính xác.
2, Ví dụ 2: Tiết 14 Bài 13 MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (Vật lý 6)
Cho học sinh nêu một số máy cơ đơn giản đã sử dụng trong thực tế:
Mặt phẳng nghiêng.
Đòn bẩy
Ròng rọc
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Các vật dụng này đã được sử dụng trong những công việc gì? Lợi ích của chúng ra sao?
Trả lời:
- Mặt phẳng nghiêng có tác dụng để đưa các vật nặng lên cao như: đưa xe máy lên nhà, đẩy vật nặng lên sàn xe ô tô 
- Đòn bẩy thường được sử dụng trong các công việc: Búa nhổ đinh, cái bấm móng tay, cầu bập bênh 
- Ròng rọc: có hai loại:
+ Ròng rọc cố định: lợi về hướng của lực kéo.
+ Ròng rọc động: lợi về lực.
* Câu hỏi: Ứng phó với biến đổi khí hậu: Em hãy nêu tác dụng của ruộng bậc thang ở miền núi? (Ở vùng núi, do độ dốc của sườn đồi lớn nên khó giữ nước. Để canh tác, đồng bào đã làm ruộng bậc thang để giảm độ dốc. Do vậy, ở miền núi vẫn có thể trồng lúa và các cây hoa màu khác, trồng các loại cây lấy gỗ như: lát, xa mộc, thông .để chống xói mòn và giữ nước.) 
3, Ví dụ 3: Bài tập: (Vật lý 8): So sánh vận tốc của chuyển động. 
Cho biết trong 1h xe ô tô đi được 36km, xe đạp đi được 10,8km. Trong 1s tàu hỏa đi được 10m.
Ta có: 
 vô tô = 36 km/h; vxe đạp = 10,8 km/h
vtàu = 10m/s = 10. 3,6 km/h
 = 36 km/h
 vô tô = vtàu > vxe đạp
Vậy ô tô và tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất. 
* Giáo dục kỹ năng sống: Học sinh trung học không được đi xe máy trên 50 phân khối, vì không đảm bảo an toàn giao thông.
4, Ví dụ 4: Tiết 9 Bài 7 ÁP SUẤT (Vật lý 8)
Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?.
- Y/c hs làm thí nghiệm theo hình 7.4 SGK. Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV ghi kết quả vào bảng 
- (đặt khối sắt hình hộp chữ nhật lên chậu cát)
* Lần 1: đặt 1 khối sắt nằm ngang với diện tích lớn nhất, đặt thêm một khối sắt lên thanh thứ nhất y/c hs đo độ lún ở trường hợp 1 và 2 (h1,h2 ) so sánh F1,F2, S1, S2 ; h1, h2 sau đó hs điền dấu vào bảng 7.1 (dòng thứ 2 của bảng )
* Lần 2: đặt thanh sắt lên chậu cát với diện tích nhỏ nhất, hs đo độ lún h3, so sánh F1, F3; S3, S1, h1, h3 
Từ kết quả thí nghiệm trên y/c hs hoàn thành kết luận:
?Vậy ứng dụng trong thực tế ở thí nghiệm trên là gì?
(Ví dụ khi ta cần đóng cọt thì đầu cọt vót càng nhọn ta đóng xuống đất càng dễ)
?Vậy áp suất được ứng dụng trong thực tế như thế nào?
(Trong xây dựng người ta thường làm 
móng nhà, móng các công trình xây dựng to rộng hơn tường để tránh bị lún cho các công trình đó)
?Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
 Trả lời: Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại giảm diện tích tiếp xúc, mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn. 
1) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Dựa vào thí nghiệm hình 7.4. Hoàn thành bảng 7.1 
Áp lực(F)
Dieän tích (S)
Ñoä luùn (h)
F2 > F1
S2 = S1
h2 > h1
F3 = F1
S3 < S1
h3 > h1
 Kết luận (C3): Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực (1) càng mạnh và diện tích bị ép (2) càng nhỏ
Phần Nhiệt học:
Dạy phần này giáo viên nên cho học sinh tìm ra những ứng dụng của Nhiệt học trong cuộc sống hàng ngày, chỉ ra được lợi ích của chúng.
1) Ví dụ 1:
Trong thực tế người ta ứng dụng sự bay hơi vào những công việc gì? Tại sao khi trồng chuối hoặc mía họ lại phạt bớt lá?
Trả lời: 
- Trong thực tế người ta ứng dụng sự bay hơi vào những công việc như phơi thóc, ngô sau khi thu hoạch .
- Khi trồng chuối hoặc mía họ lại phạt bớt lá: để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước.
2) Ví dụ 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ. 
? Giữa chuyển động của các phân tử và nhiệt độ của vật có mối quan hệ như thế nào? 
Trả lời: Nhiệt độ càng cao, chuyển động của các nguyên tử, phân tử càng nhanh. Vì vậy chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động nhiệt.
? Trong thực tế ta đã ứng dụng sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử vào những công việc gì? 
Trả lời: Khi chế biến thức ăn hay làm một số loại bánh cho đường khi nấu đường nhiệt độ cao thì đường sẽ tan nhanh hơn.
3) Ví dụ 3: Sự dẫn nhiệt của các chất.
? Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Trả lời: Nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ. 
Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thì thức ăn nhanh chín. Còn sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội
4) Ví dụ 4: Các loại xe như ô tô, xe máy đều dùng nhiên liệu là xăng hoặc dầu điêzen. Em hãy nêu nhược điểm khi sử dụng các loại nhiên liệu này?
Trả lời: Các loại xe như ô tô, xe máy đều dùng nhiên liệu là xăng hoặc dầu điêzen, nhược điểm khi sử dụng các loại xe này là xả vào môi trường sống của chúng ta các khí độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người.
5) Ví dụ 5: Bài tập áp dụng toán học (Vật lý 8): Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở . Hỏi muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu?
Gv hướng dẫn học sinh đọc kỹ đầu bài tóm tắt đầu bài, phân tích bài toán:
- Bài toán cho ta biết những gì? Đại lượng nào đã biết đại lượng nào cần tìm?
- Muốn đun cho nước sôi ta cần cung cấp nhiệt lượng cho 2 chất nào?
Tóm tắt
mấm= 0,5 kg 
cấm = 880 J/kg.K 
mnước = 2 l = 2 kg
cnước =4 200 J/kg.K
 Q = Qấm + Qnước = ?
Bài giải
Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là: 
Q = Qấm + Qnước
Q = (mấm.cấm + mnước .cnước).(100 – 25) 
 = (0,5.880 + 2.4 200).75 
 = 663 000(J) = 663 (kJ).
? Qua bài tập này em có nhận xét gì khi ta cần đun nấu một vật gì đó?
(Khi ta cần đun nước thì cần cung cấp nhiệt lượng cho ấm nhôm và nước như vậy ta cần đun nấu làm sao cho tiết kiệm nhiệt năng cần cung cấp cho chúng tránh lãng phí nhiên liệu, tương tự khi nấu ăn trong gia đình cũng vậy)
C. Phần Âm học:
1, Ví dụ 1: Tiết 15 Bài 14 PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG (Vật lý7)
Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động.
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK.
GV: Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? Tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS: Dụng cụ: Thước thép, hộp gỗ.
 Tiến hành: Như hướng dẫn SGK. 
GV: Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm. Hướng dẫn HS quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra và điền vào bảng 1
Thí nghiệm
Nâng đầu thước lệch nhiều
Nâng đầu thước lệch ít
- Nâng đầu thước lệch nhiều Thước dao động mạnh Âm phát ra to.
- Nâng đầu thước lệch ít Đầu thước dao động yếu âm phát ra nhỏ.
* Bằng một chiếc trống và một quả bóng treo trên sợi dây, hãy nêu phương án làm thí nghiệm để kiểm tra nhận xét.
HS: Nêu phương án thí nghiệm. 
GV: Sửa chữa và yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm chứng. Lưu ý: lắng nghe âm phát ra và quan sát biên độ dao động của quả bóng.
GV: Khi gõ nhẹ và khi gõ mạnh âm phát ra như thế nào? Biên độ dao động của quả bóng như thế nào?
GV giới thiệu: Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn: 70 dB.
GV liên hệ: Trong chiến tranh, người dân ở gần chỗ bom nổ tuy không bị thương nhưng lại có thể bị điếc tai do độ to của âm lớn hơn 130 dB làm cho màng nhĩ bị thủng.
Quả cầu bấc lệch càng nhiều chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.
* Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn càng lớn.
2, Ví dụ 2: Tiết 16 Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (Vật lý7)
 Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn là gì? Các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn? Liên hệ ở địa phương em đang sống có những trường hợp nào làm ô nhiễm tiếng ồn cách khắc phục?
Trả lời: 
- Tình trạng tắc đường trong các thành phố ở nước ta hiện nay diễn ra rất phổ biến ở các giờ cao điểm làm cho người đi đường rất khó chịu và mệt mỏi vì tiếng nổ của các động cơ, xe cộ, kèm theo đó là khói bụi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
- Các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là: Trồng nhiều cây xanh, cải tạo lại hệ thống đường giao thông, vận động các cá nhân sử dụng phương tiện công cộng để đi lại trong thành phố 
	- Ở địa phương em đang sống có những trường hợp làm ô nhiễm tiếng ồn và cách khắc phục: hát Ka - ra- ô - kê đến khuya ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Để giảm hiện tượng này cần vận động người dân sống trong khu dân cư tôn trọng mọi người xung quanh, nội quy của xóm làng khu phố.
3, Ví dụ 3: ? Trong các phòng hoà nhạc, phòng ghi âm muốn tránh hiện tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài thì phải làm như thế nào?
 	Trả lời: Làm tường sần sùi, treo rèm vải dày.
D. Phần Điện học: 
Ví dụ 1: (Vật lý 7): Câu hỏi: Tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu:
 ? Nêu lợi ích và tác hại của sấm sét trong tự nhiên?
( Phần lớn học sinh chỉ nêu được tác hại của sấm sét không nêu được lợi ích nên giáo viên cần hướng dẫn chỉ ra cho các em thấy được lợi ích của chúng)
 Trả lời: + Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu làm cho cây cối tươi tốt, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển.
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng của con người 
- Để giảm tác hại của sét ta cần làm gì?
(Để giảm tác hại của sét ta cần xây dựng các cột thu lôi dể bảo vệ nhà cửa các công trình xây dựng )
Ví dụ 2: (Vật lý 9): Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 5 giờ. 
a) Tính lượng điện năng mà bếp điện này sử dụng và số đếm của công tơ khi đó? 
b) Tính số tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày), nếu giá mỗi kW.h là 1500 đồng.
Tóm tắt:
P = 1000 W = 1kW
U = 220 V
t = 5 h 
A = ?. Số đếm của công tơ là bao nhiêu số?
T = ? ( 1 tháng 30 ngày)
* Liên hệ cho học sinh cách tiết kiệm điện trong sinh hoạt hàng ngày.
a) Điện năng tiêu thụ của bếp điện trong 5 giờ là: 
A = P t = 1.5 = 5 (kW.h)
Số đếm của công tơ khi đó là 5 số.
b) Tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày) là: 
T = 5.30.1500 = 225000 (đồng)
Ví dụ 3: (Vật lý 9): ? Sử dụng tiết kiệm điện năng có những lợi ích gì? Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng? 
Trả lời:
* Sử dụng tiết kiệm điện năng có những lợi ích:
- Giảm chi tiêu cho gia đình
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn 
- Giảm bớt được các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống điện bị quá tải, đặc biệt trong giờ cao điểm.
- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất, xuất khẩu.
 	- Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
* Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lý, đủ mức cần thiết.
- Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện khi không cần thiết.
- Ngắt điện khi ra khỏi nhà
E. Phần Quang học:
Ví dụ 1: Ở những nơi nào sử dụng nhiều ánh sáng màu (đèn màu)? Như vậy có ảnh hưởng gì không? Nêu biện pháp để giảm được những tác hại đó?
	Trả lời: Tại các thành phố lớn, do sử dụng quá nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm này dẫn đến giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn, ngoài ra chúng còn lãng phí điện.
 	- Cần quy định tiêu chuẩn và sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo.
	- Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu.
	- Hạn chế sử dụng điện để thắp đèn quảng cáo để tiết kiệm điện.
Ví dụ 2: Nêu những biểu hiện của người bị cận thị?
 - Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
 - Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
 - Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
?Nguyªn nh©n g©y cËn thÞ lµ g×?
(¤ nhiÔm kh«ng khÝ, sö dông ¸nh s¸ng kh«ng hîp lý, thãi quen lµm viÖc kh«ng khoa häc, chơi các trò chơi điện tử - game).
?Ng­êi bÞ cËn thÞ cã nh÷ng biÓu hiÖn vµ ¶nh h­ëng g×?
(Ng­êi bÞ cËn thÞ, m¾t liªn tôc ph¶i ®iÒu tiÕt nªn th­êng bÞ t¨ng huyÕt ¸p, chãng mÆt, ®au ®Çu, ¶nh h­ëng ®Õn lao ®éng trÝ ãc vµ tham gia giao th«ng).
?Nêu các biện pháp bảo vệ mắt
 	(Gi÷ g×n m«i tr­êng trong lµnh, kh«ng cã « nhiÔm, cã thãi quen lµm viÖc khoa häc. Ng­êi bÞ cËn kh«ng nªn ®iÒu khiÓn ph­¬ng tiÖn giao th«ng vµo buæi tèi, trêi m­a, víi tèc ®é cao. CÇn cã biÖn ph¸p b¶o vÖ vµ luyện tập cho mắt )
? Cách khắc phục tật cận thị?
( Đeo kính phần kỳ (kính cận) đúng số đo của mắt và theo chỉnh định của bác sỹ chuyên khoa) 
Ví dụ 3: Bài tập Vật lý 9: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một người cao 1,6 m đứng cách máy ảnh 4 m.
 a, Hãy vẽ ảnh của người đó trên phim.
 b, Biết ảnh của người đó trên phim có chiều cao 2,4 cm. Tính khoảng cách từ phim đến vật kính?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài, phân tích các số liệu đã biết số liệu cần tìm, vẽ ảnh...sau khi giải xong bài tập nên hướng cho học sinh: Vậy các em có thích chụp ảnh không? Sau này em sẽ chọn công việc gì? Ở địa phương chúng ta có thể phát triển các loại hình du lịch nào để thu hút du khách....?)
Tóm tắt: 
h =1,6 m = 160 cm 
f = 2,4 cm 
a , Vẽ ảnh của người đó trên phim
b, d/ =?
Bài giải
a, Vẽ ảnh đúng
 P
B
 A/
O
A
B/
b, Ta có ∆ A/B/O ~ ∆ ABO 
Ví dụ 4: Con người và động thực vật rất cần ánh sáng cho cuộc sống hãy lấy ví dụ minh họa? (học sinh quan sát hình ảnh và trả lời)
Trả lời: Ánh sáng rất cần thiết cho cuộc sống con người và động thực vật, nguồn năng lượng chính cung cấp cho sự sống trên Trái Đất chúng ta là Năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời có những tác dụng: Làm nóng đồ vật, giúp cây quang hợp, tạo ra điện, đèn điện để thắp sáng dùng cho sinh hoạt hàng ngày, ánh sáng của đèn điện còn sử dụng trong chăn nuôi 
(Vậy mỗi học sinh chúng ta sau khi học xong phổ thông sẽ có những hướng chọn cho mình nghề gì? Qua đó giáo viên có thể hướng nghiệp cho học sinh) 
*Tóm lại: Khi dạy vật lý ở THCS thì
- Đối với bài dạy có thí nghiệm:
Việc lắp rắp và thực hiện thí nghiệm có thể cho học sinh thấy rằng trong thực tế nếu ở gia đình sử dụng các máy móc nông nghiệp sẽ giúp cho các em thao tác nhanh chính xác và đảm bảo an toàn. Việc điều chỉnh thiết bị để kết quả thu được đúng với lý thuyết là cần thiết nó giáo dục tính cẩn thận kiên trì của học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị kỹ dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm nhiều lần trước khi lên lớp để tránh những sai số không cần thiết.
Yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, phân tích bài học, đưa ra những thắc mắc (nếu có).
- Đối với bài dạy có liên hệ thực tế tích hợp bảo vệ môi trường: giáo viên cần phân tích gợi ý đưa ra lợi ích, tác hại, cách khắc phục...
- Các câu hỏi và bài tập củng cố cần đưa ra sát thực với bài học những ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
- Bài tập về nhà nên cho các bài tập bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, bài tập là những ứng dụng thường gặp trong đời sống....
3.5 Hiệu quả:
Sau khi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy rằng môn Vật lý có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày, nó liên quan đến nhiều kiến thức từ toán học, hóa học, sinh học, công nghệ . Vì vậy người thầy biết hướng học sinh đến những ứng dụng của môn học và hướng nghiệp cho học sinh thì hiệu quả của giờ học và chất lượng của bộ môn sẽ tăng đáng kể, các em sẽ có hứng thú học tập hơn, tự tin hơn vào cuộc sống.
4.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Cơ sở vật chất của nhà trường cần được trang bị đầy đủ, có phòng bộ môn Vật lý riêng để học sinh có thể thực hành.
- Cần cung cấp các thiết bị bảo đảm chính xác độ tin cậy cao, sai số ít.
- Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, tìm kiếm các thông tin hình ảnh, thí nghiệm ảo, dụng cụ thí nghiệm, tiến hành làm thử, trình chiếu thử sao cho chính xác. Do đó người thầy cần thành thạo công nghệ thông tin, biết khai thác các thông tin từ Internet một cách hợp lý hỗ trợ cho bài dạy.
- Trong quá trình lên lớp cần tạo cho giờ học không khí ấm cúng thoải mái, tự tin có khen chê nhẹ nhàng kịp thời nhằm kích lệ tinh thần học tập của học sinh và để học sinh yêu thích môn học.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
- Đối với học sinh: cần cho các em biết bài học sau liên quan đến kiến thức nào cần chuẩn bị ra sao, các đồ dùng học tập cần có là gì, học kỹ bài làm bài tập ở nhà, các kiến thức liên quan đến bài mới. 
VI. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.
Từ khi có giải pháp trên thì tỷ lệ % học sinh tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng học sinh yếu giảm, điều đáng kể hơn cả là tính năng động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá tốt, quan hệ thầy trò trở nên gần gũi hơn. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp. Học sinh mạnh dạn hỏi thầy, trình bày quan điểm và lập trường của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em. 
Kết quả kiểm tra và so sánh kết quả của năm học trước đã có kết quả chênh lệch đáng kể như sau:
 * KẾT QUẢ CỦA MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2016 - 2017.
Khối 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
6
48
8 - 16 %
22– 44 %
18- 36 %
0
8
48
12- 25 %
34- 70,8 %
2- 4,2 %
0
* KẾT QUẢ CỦA MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2017 - 2018.
Khối 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
7
63
24- 38,1 %
27- 42,9 %
14- 19 %
0
9
47
12 - 16 %
26 - 16 %
9 - 16 %
0
* KẾT QUẢ CỦA MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2018 - 2019.
Khối 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
6
52
7- 13,5%
33- 63,5 %
12- 23 %
0
8
61
17 – 27,9 %
32 – 52,5 %
9 – 14,8 %
0
- Học sinh lớp 8 đã quen với phương pháp của THCS nên học sinh khá giỏi nhiều hơn so với lớp 6 nên giáo viên cần phát huy những mặt đã đạt được và bồi dưỡng phụ đạo khối lớp 6 nhiều hơn.
- Để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và để các em đạt kết quả tốt trong việc học Vật lý, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô gích nhằm động não cho HS phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt bên cạnh đó qua mỗi bài dạy việc hướng nghiệp cho các em có một tác động lớn tới ý thức học tập và niềm tin cho tương lai sau này.‎ 
	- Những tiết lý thuyết, thực hành cũng như tiết bài tập GV phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo ý định của GV, có như vậy học sinh mới cảm thấy thoải mái trong giờ học từ đó khắc sâu được kiến thức và ứng dụng những kiến thức của bài học vào thực tế.
	- Thường xuyên nhắc nhở các em yếu, động viên, biểu dương các em khá giỏi, cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập.
	- Đối với một số HS chậm tiến bộ thì phải thông qua GVCN kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn, hoặc qua GV bộ môn để giúp đỡ một số HS yếu . Từ đó gây sự đam mê, hứng thú học hỏi bộ môn vật lý.
	Mặc dù đã có thời gian nghiên cứu và thử nghiệm trong giảng dạy, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục thêm. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến này hoàn thiện hơn. Bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời không ngừng học hỏi, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học của mình.‎ 
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
..................................................................................................................................................................................................................
Hoàng Văn Giai
Trùng Khánh, ngày 2 tháng 1 năm 2019
Người yêu cầu
Hà Thị Yến
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
I. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến
1
2
II. Lĩnh vực áp dụng
1
3
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
1
4
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
1
5
1.5 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
1
6
2.5 Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả
2
7
3.5 Hiệu quả
16
8
4.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
16
9
VI. Đánh giá lợi ích dự kiến có thể thu được
17
Mặc dù nhiệt kế y tế học sinh đã được biết nhưng cách sử dụng nhiệt kế và cách đọc kết quả còn nhiều lúng túng, còn có nhiều học sinh chưa biết sử dụng. Giáo viên giới thiệu cách dùng nhiệt kế như sau:
- Kiểm tra xem mục thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống bầu.
(Chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác và văng ra ngoài, cần cầm chặt nhiệt kế).
- Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
- Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế (hoặc cũng có thể đo bằng cách kẹp khuỷu tay lại). Chú ý khi đo cần cho bầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da.
- Giữ nhiệt kế trong tình trạng đó từ 4-5 phút rồi lấy nhiệt kế ra để đọc. Cần chú ý cách đọc nhiệt độ của nhiệt kế cho chính xác.
Phát dụng cụ thí nghiệm cho tất cả các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. Ghi kếMÆc dï nhiÖt kÕ y tÕ häc sinh ®· ®­îc biÕt nh­ng c¸ch sö dông nhiÖt kÕ vµ c¸ch ®äc kÕt qu¶ cßn nhiÒu lóng tóng, cßn cã nhiÒu häc sinh ch­a biÕt sö dông. Gi¸o viªn giíi thiÖu c¸ch dïng nhiÖt kÕ nh­ sau:
- KiÓm tra xem môc thuû ng©n ®· tôt hÕt xuèng bÇu ch­a, nÕu cßn trªn èng qu¶n th× cÇm vµo phÇn th©n nhiÖt kÕ, vÈy m¹nh cho thuû ng©n tôt hÕt xuèng bÇu.
(Chó ý kh«ng ®Ó nhiÖt kÕ va ®Ëp vµo vËt kh¸c vµ v¨ng ra ngoµi, cÇn cÇm chÆt nhiÖt kÕ).
- Dïng b«ng y tÕ lau s¹ch th©n vµ bÇu nhiÖt kÕ.
- Dïng tay ph¶i cÇm th©n nhiÖt kÕ, ®Æt bÇu nhiÖt kÕ vµo n¸ch tr¸i, kÑp c¸nh tay l¹i ®Ó gi÷ nhiÖt kÕ (hoÆc còng cã thÓ ®o b»ng c¸ch kÑp khuûu tay l¹i). Chó ý khi ®o cÇn cho bÇu nhiÖt kÕ tiÕp xóc trùc tiÕp vµ chÆt víi da.
- Gi÷ nhiÖt kÕ trong t×nh tr¹ng ®ã tõ 4-5 phót råi lÊy nhiÖt kÕ ra ®Ó ®äc. CÇn chó ý c¸ch ®äc nhiÖt ®é cña nhiÖt kÕ cho chÝnh x¸c.
Ph¸t dông cô thÝ nghiÖm cho tÊt c¶ c¸c nhãm, yªu cÇu c¸c nhãm tiÕn hµnh thÝ nghiÖm. Ghi kÕt quả thí nghiệm vào báo cáo.
Bài 5: (Vật lý 9): Ng­êi bÞ cËn thÞ cã nh÷ng biÓu hiÖn vµ ¶nh h­ëng g×? Nêu các biện pháp bảo vệ mắt?
 Trả lời: 
- Ng­êi bÞ cËn thÞ, m¾t liªn tôc ph¶i ®iÒu tiÕt nªn th­êng bÞ t¨ng huyÕt ¸p, chãng mÆt, ®au ®Çu, ¶nh h­ëng ®Õn lao ®éng trÝ ãc vµ tham gia giao th«ng.
- Gi÷ g×n m«i tr­êng trong lµnh, kh«ng cã « nhiÔm, cã thãi quen lµm viÖc khoa häc. Ng­êi bÞ cËn kh«ng nªn ®iÒu khiÓn ph­¬ng tiÖn giao th«ng vµo buæi tèi, trêi m­a, víi tèc ®é cao. CÇn cã biÖn ph¸p b¶o vÖ vµ luyện tập cho mắt.
2) Đối với bài tập vận dụng củng cố:
Bài 1: (Vật lý 6): Hãy tìm những ví dụ thực tế về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng?
Trả lời: Dùng một cái vợt đập vào một quả bóng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Lực mà mặt vợt tác dụng vào quả bóng làm cho quả bóng bị biến dạng. Ngược lại, lực mà quả bóng tác dụng vào mặt vợt cũng làm cho mặt vợt bị biến dạng.
Bài 2: (Vật lý 7): Trong các phòng hoà nhạc, phòng ghi âm muốn tránh hiện tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài thì phải làm như thế nào?
 	Trả lời: Làm tường sần sùi, treo rèm vải dày.
 Bài 3: (Vật lý 8): Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
 Trả lời: Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại giảm diện tích tiếp mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn. 
Bài 4: (Vật lý 8): So sánh vận tốc của chuyển động. 
a) Cho biết trong 1h xe ô tô đi được 36km

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_vat_ly_thcs_va_nhung_ung_dung_cua.doc