Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 9 có phương pháp giải bài tập vật lí

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 9 có phương pháp giải bài tập vật lí

Trong việc nâng cao chất lưượng giáo dục nói chung và chất lưượng bộ môn nói riêng. Việc cải tiến phưương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, xét cho cùng, công việc giáo dục phải đưược tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tưư duy, bồi dưưỡng phương pháp tự học là con đưường phát triển tối ưưu của giáo dục.

 Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tưư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tưư tưưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ ngưười làm bài tập hiểu đưược sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.

 Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trưường TH-THCS Lê Hồng Phong, đặc biệt là dạy Vật lí 9 cho thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi giải các bài tập Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưưởng đến chất lưượng dạy và học.

 

doc 20 trang Hoàng Giang 03/06/2022 4221
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 9 có phương pháp giải bài tập vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÚP HỌC SINH LỚP 9 CÓ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 
A .ĐẶT VẤN ĐỀ :
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.
 Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
 Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường TH-THCS Lê Hồng Phong, đặc biệt là dạy Vật lí 9 cho thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi giải các bài tập Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Có những em nhận thức còn sai, có những em hiểu vấn đề nhưng lại không biết diễn đạt hoặc trình bày không lôgic , không khoa học....
Mặt khác, do phân phối chương trình không có nhiều thời lượng cho tiết giải bài tập, thường là nồng ghép trong tiết lí thuyết. Mà học sinh thì lại rất ít được thâm nhập thực tế nên khả năng áp dụng kiến thức đã học vào giải bài tập còn hạn chế.
	Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinhnghiệm: ““giúp học sinh lớp 9 có phương pháp giải bài tập vật lí “
nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức, biết vận dụng vào thực tế. Từ đó nâng cao được chất lượng học tập bộ môn, xây dựng cho các em hứng thú và lòng yêu thích học tập bộ môn , giúp cho quá trình giảng dạy nói chung và môn vật lí nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp giải bài tập Vật lí.
- Chương trình nội dung kiến thức các bài học Vật lí ở cấp THCS. 
- Các dạng bài tập điển hình và cách giải quyết các dạng bài tập đó trong phạm vi chương trình vật lí THCS, đặc biệt là phân loại bài tập vật lí lớp 9.
Sơ đồ phân loại bài tập vật lí
	* Phân loại theo phương tiện giải :
	Bài tập vật lí
Bài tập đồ thị
Bài tập thí nghiệm
Bài tập định lượng
Bài tập định tính
Bài tập thí nghiệm
Bài tập dự đoán hiện tượng
Bài tập giải thích hiện tượng
	* Phân loại theo mức độ
Bài tập vật lí
Bài tập sáng tạo
Bài tập tổng hợp
Bài tập tập dượt
B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Các giải pháp:
 	Ä KHẢO SÁT THỰC TẾ.
 	Ä TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ.
 	Ä HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VẬT LÍ Ở NHÀ .
	Ä KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG.
1.1. Khảo sát thực tế.
 Qua tìm hiểu thực tế tình hình ở trường và qua trao đổi với đồng nghiệp và đánh giá nhận thức của HS tôi nhận thấy :
	- Có nhiều học sinh ham mê học bộ môn Vật lí, nhưng khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải. 
Thực trạng nêu trên có thể do một số nguyên nhân sau:
 	 + Học sinh chưa có phương pháp tổng quan để giải một bài tập Vật lí.
	 + Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức, định luật Vật lí ....
	 + Nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa mới không dành nhiều thời lượng cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hay luyện , dẫn đến học sinh không có điều kiện bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập Vật lí.
1.2. Tổ chức chuyên đề.
	Ngoài việc nắm vững kiến thức, để có kỹ năng tốt trong việc giải bài tập Vật lí đòi hỏi học sinh phải nắm vững phương pháp giải cũng như cách trình bày lời giải, phải có kỹ năng phân loại được các dạng bài tập.
	Vì vậy để giúp học sinh lớp 9 nắm vững phương pháp giải một bài tập vật lí, trong năm học này chúng tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức cho học sinh học chuyên đề “giúp học sinh lớp 9 có phương pháp giải bài tập Vật lí ”.
	Trong chuyên đề này chúng tôi chia thành 3 nội dung, hướng dẫn học sinh:
	 þ Trình tự giải một bài tập vật lí.
 þ Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí.
 þ Áp dụng phương pháp giải bài tập vật lí vào một số bài tập cơ bản. 
 1.2.1. Trình tự giải một bài tập vật lí.
	- Phương pháp giải một bài tập Vật lí phụ thuộc nhiều yếu tố: mục đích yêu cầu của bài tập, nội dung bài tập, trình độ của các em, v.v... Tuy nhiên trong cách giải phần lớn các bài tập Vật lí cũng có những điểm chung.
- Thông thường khi giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự sau đây: 
 a) Hiểu kỹ đầu bài. 
- Đọc kỹ đầu bài: bài tập cho biết gì? Cần phải tìm gì? 
- Bài liên quan tới những kiến thức gì đã học( Định lí, tính chất... gì? )
-Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất(nếu cần thiết ).
	- Vẽ hình , nếu bài tập có liên quan đến hìng vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ đúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm.
 b) Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. 
	- Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đẵ biết (dữ kiện)
	- Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số
 bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy.
 - Nếu là bài định tính cần phân tích kỹ hiện tượng và những hiện tượng, kiến thức có liên quan từ đó tìm ra mối liên hệ và định hướng giải.
- Phải xây dựng được kế hoạch giải.
 c) Thực hiện kế hoạch giải.
- Tôn trọng trình tự phải theo để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất là khi gặp một bài tập phức tạp.
- Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình học. Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng.
- Chỉ rõ tính chất, định luật... đã sử dụng.
	- Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa.
 d) Kiểm tra đánh giá kết quả.
	- Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? Bài giải có thuyết phục không ? Lập luận đã chặt chẽ chưa ?
	- Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính.
	- Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không.
 1.2.2.Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí.
	Xét về tính chất thao tác của tư duy, khi giải các bài tập vật lí, người ta thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
 a) Giải bài tập bằng phương pháp phân tích.
	- Theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. Người giải phải tìm xem đại lượng chưa biết này có liên quan với những đại lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu một vế của công thức là đại lượng cần tìm còn vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì công thức ấy cho ra đáp số của bài tập. Nếu trong công thức còn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác; cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng 
những đại lượng đã biết thì bài toán đã được giải xong.
	Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các bài tập phức tạp nói trên.
	 v Thí dụ ta hãy dùng phương pháp phân tích để giải bài tập sau:
	w Đề bài:
 “ Người ta dùng một loại dây hợp kim đồng có tiết diện 10 mm2 và có điện trở suất là 0,4.10-4m để làm một lò sưởi điện sưởi ấm một gian phòng. Hỏi cần phải lấy chiều dài của dây dẫn này là bao nhiêu để duy trì nhiệt độ của phòng luôn luôn không đổi nếu mỗi giờ gian phòng này bị mất một nhiệt lượng bằng 2 970 000J qua các cửa sổ và các bức tường. Biết nguồn điện cung cấp cho lò sưởi có điện áp là 220V”. 
	w Hướng dẫn giải:
	- Đại lượng cần tìm ở đây là chiều dài của dây hợp kim. Ta tìm mối liên hệ giữa chiều dài của dây dẫn với các đại lượng khác trong bài.
	- Ta biết rằng muốn nhiệt độ của phòng luôn luôn không đổi thì trong mỗi giờ nhiệt lượng lò sưởi cung cấp phải bằng nhiệt lượng mà phòng mất đi. Nhiệt lượng do lò sưởi cung cấp tương đương với điện năng mà lò sưởi tiêu thụ. Điện năng lại phụ thuộc điện trở của dây hợp kim đồng. Điện trở này lại do chiều dài của dây qui định. 
	* Nếu gọi chiều dài của dây là l, điện trở của dây là R, điện trở suất của nó là và tiết diện của nó là S, thì chiều dài của dây dẫn liên hệ với điện trở của nó bằng công thức:	 = 
Do đó:	(1)
	* Trong biểu thức của chiều dài có một đại lượng mới chưa biết đó là điện trở R của dây. Điện trở này đo bằng tỉ số của hiệu điện thế U với cường độ dòng điện I qua dây: 	(2)
	* Đại lượng mới chưa biết là cường độ dòng điện I thì liên hệ với các đại lượng khác bằng định luật Ôm và bằng công thức biểu diễn năng lượng A do dòng điện toả ra. Ta đã dùng định luật Ôm trong (2). Vậy mối liên hệ giữa I và A là:
A = I.U.t
trong đó t là thời gian dòng điện chạy qua dây; từ đó suy ra: 	
 (3)
	* Trong công thức trên, điện năng tính ra Jun. Điện năng này tương đương với nhiệt lượng Q mà dòng điện cung cấp (và với nhiệt lượng mà gian phòng mất đi) trong thời gian t theo biểu thức:
	Q =A	(4)
	ở vế phải của biểu thức (4), tất cả các đại lượng đều đã biết. Bây giờ cần thay thế biểu thức sau vào biểu thức trước và cứ thế đi dần từ biểu thức cuối lên biểu thức đầu:
	- Thay (4) vào (3) được:	 	(3)’ 	 	- Thay (3)’ vào (2) được: 	 	(2)’	
	- Thay (2)’ vào (1) được	 	(1)’ 
	-Thay các đại lượng trên bằng các trị số của chúng vào (1)’
	+Với:U = 220 V
	t = 1h = 3600s
	S = 10 mm2 = 10.10-4 m2
Q = 2 970 000 J
= 0,4.10-4 m
	+ Ta được:
	- Vậy chiều dài dây hợp kim đồng là 220m.
	b) Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp.
	Theo phương pháp này, suy luận không bắt đầu từ các đại lượng cần tìm mà bắt đầu từ các đại lượng đã biết có nêu trong bài. Dùng công thức liên hệ các đại lượng này với các đại lượng chưa biết, ta đi dần đến công thức cuối cùng trong đó chỉ có một đại lượng chưa biết là đại lượng cần tìm.
	vTheo phương pháp tổng hợp, bài tập nêu trong ví dụ trên có thể giải như sau:
	* Muốn nhiệt độ trong phòng luôn luôn không đổi thì nhiệt lượng do dòng điện qua lò sưởi toả ra trong một thời gian t nào đó (ở đây là 1giờ) phải bằng nhiệt lượng Q mà gian phòng mất đi trong thời gian đó.
	Theo định luật Jun - Len xơ thì.
	Q = I2.R.t	(1)
trong đó R là điện trở của dây dẫn của lò sưởi, I là cường độ dòng điện qua lò sưởi.
	* Theo định luật Ôm, ta có:	(2)
	* Nhưng điện trở của dây dẫn lại phụ thuộc kích thước và bản chất của dây dẫn theo công thức:	(3)
trong đó là điện trở suất, là chiều dài của dây dẫn, S là tiết diện của dây dẫn.
	* Thay các biểu thức (2) và (3) vào biểu thức (1), ta được:
	(4)
	- Từ đó rút ra:	(1)’	
	- Thay các đại lượng trên bằng trị số của chúng, ta được:
	 - Vậy chiều dài dây hợp kim đồng là 220m.
	Như vậy dùng phương pháp tổng hợp, ta cũng tìm được chiều dài của dây lò sưởi như khi dùng phương pháp phân tích.
	Nhìn chung, khi giải bất kỳ một bài toán vật lí nào ta đều phải dùng cả hai phương pháp: phân tích và tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng cách phân tích các điều kiện của bài tập để hiểu được đề bài. Phải có một sự tổng hợp kèm theo ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của sự phân tích các điều kiện ấy. Muốn lập được kế hoạch giải, phải đi sâu vào phân tích nội dung vật lí của bài tập. Tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây dựng được lời giải và kết quả cuối cùng.
	Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng phương pháp phân tích - tổng hợp.
1.2.3.áp dụng phương pháp giải bài tập vật lí vào một số bài tập cơ bản. 
Bài toán .
Một ấm điện có hai điện trở: R1 = 4 và R2 = 6. Nếu bếp chỉ dùng một điện trở R1 thì đun sôi ấm nước trong 10 phút. Tính thời gian cần thiết để đun sôi ấm nước trên khi:
a. Chỉ dùng R1.
b. Dùng R1 nối tiếp R2.
c. Dùng R1 song song R2.
(Biết không có sự mất nhiệt ra môi trường và mạng điện có hiệu điện thế không đổi).
 w Hướng dẫn giải:
* Tìm hiểu các điều kiện đã cho của bài.
- Cho biết giá trị của hai điện trở.
- Thời gian đun sôi nước khi chỉ dùng điện trở R1.
- Tóm tắt:	R1 = 4; R2 = 6
	 t1 = 10 phút
	t2 ? 
	t3 ? khi R1nt R2.	
t4 ? khi R1//R2.
* Phân tích bài toán.
-Bài toán này xuất phát từ định luật Jun-len xơ với biểu thức:
Q =I2.R.t	(1)	
trong đó nhiệt lượng mà nước thu vào bằng nhiệt lượng do các điện trở toả ra.
- Theo điều kiện đầu bài thì nếu sử dụng biểu thức (1) của định luật Jun-len xơ, thì việc giải bài toán rất phức tạp hoặc không thực hiện được. Vậy ở bài toán này mối liên hệ giữa các đại lượng để tìm cấu trúc công thức rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công.
- Như ta đã biết từ công thức (1). Ta có thể viết được một số biểu thức tương đương trên cơ sở mối liên hệ của một số đại lượng trong công thức với các đại lượng khác, để việc tính toán không làm bài toán phức tạp.
Thật vậy: vì U = I.R	nên (1) Q = U.I.t	(2)
mặt khác theo định luật Ôm: I = nên (2) Q = 	(3)
	- Từ đây nên chọn công thức nào để giải bài toán, điều này đòi hỏi sự nhanh nhạy, suy diễn cao.
	Nếu chọn (2) thì vẫn còn đại lượng I chưa biết, do đó chọn công thức (3)
	- Cần biểu diễn các đại lượng cần tính.
	+ Giá trị điện trở của ấm trong 4 trường hợp:
	1/ R = R1
	2/ R = R2
	3/ R = R1 + R2
4/ hay R = 
 -Với chú ý rằng nhiệt lượng mà dây điện trở của ấm toả ra trong 4 trường hợp là như nhau.
- Hiệu điện thế trong các trường hợp là không đổi.
* Bài giải.
	- Gọi thời gian đun sôi nước trong 4 trường hợp lần lượt là: t1, t2, t3, t4.
	- Do không có sự mất nhiệt ra môi trường nên nhiệt lượng cần để đun sôi nước bằng nhiệt lượng mà dây điện trở của ấm toả ra.
	- Áp dụng công thức:	Q = 	(Theo công thức (3) )
cho các trường hợp ta có:
	a. Chỉ dùng dây R1:	Q1 = 	(1)
	b. Chỉ dùng dây R2:	Q2 = 	(2)
 	 	 từ (1) và (2) = 	
	c. Khi dùng R1 nối tiếp R2:	Q3 = 	(3)
	 từ (1) và (3) 	 = 	
	d. Khi dùng R1 song song R2: 
	 Q4 = 	(4)
	từ (1), (2) và (4) 	
1.3. Hướng dẫn học sinh học vật lý ở nhà.
	Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường , tôi nhận thấy với cấu trúc của chương trình Vật lí THCS có rất ít các tiết bài tập, thêm nữa thời lượng của một tiết học trên lớp có hạn ( 45 phút ), học sinh chủ yếu tiếp thu kiến thức về lí thuyết một cách cơ bản hoặc giải các bài tập đơn giản và số tiết học chỉ có 2 tiết / tuần đối với lớp 9. Như vậy không có đủ lượng thời gian để giáo viên mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Do đó bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề thì một trong những biện pháp tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh để học sinh có thể thường xuyên được luyện giải nhiều dạng bài tập khác nhau, cũng như tiếp xúc với các dạng bài tập có tính chất mở rộng và nâng cao, để từ đó học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt các cách giải từng dạng bài tập đó là : “Hướng dẫn học sinh học vật lí ở nhà.”
	Việc học sinh tự học ở nhà có một ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Nếu việc học ở nhà của học sinh được tổ chức tốt sẽ giúp các em rèn luyện thói quen làm việc tự lực, giúp các em nắm vững tri thức, có kỹ năng, kỹ xảo. Ngược lại nếu việc học tập ở nhà của học sinh không được quan tâm tốt sẽ làm cho các em quen thói cẩu thả, thái độ tắc trách đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình dẫn đến nhiều thói quen xấu làm cản trở đến việc học tập. 
	Công việc học tập của học sinh ở nhà có những đặc điểm riêng sau:
 + Tiến hành trong một thời gian ngắn, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, mặc dù đấy là công việc do chính giáo viên giao cho học sinh phải tự mình hoàn thành, tự kiểm tra công việc mình làm. 
 + Công việc này được thực hiện tuần tự theo hứng thú, nhu cầu và năng lực của học sinh. 
 + Dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh khác.
	Có thể coi quá trình học tập của học sinh ở nhà bao gồm các giai đoạn: 
	Trước hết phải nhớ lại những điều đã học ở lớp sau đó rèn luyện sáng tạo. Mỗi giai đoạn có một nội dung công việc cụ thể.
	Việc học tập của học sinh ở nhà phụ thuộc phần lớn vào việc dạy học trên lớp của giáo viên. Vì vậy giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh mà giao cho các em những công việc có tính chất bổ sung phục hồi tài liệu đã học như : nghiên cứu sách giáo khoa, vẽ hình 
	Trong khi dạy về vần đề nào đó cần suy nghĩ việc giao cho học sinh các bài tập ở nhà. Chính việc giao bài làm một cách có hệ thống đảm bảo cho việc học tập của học sinh có một quy luật chặt chẽ, nhờ đó mà học sinh có thể tự lực giải quyết các bài tập kể cả những bài tập khó, vì đã có sự chuẩn bị ở các bài tập dễ. Việc học sinh hoàn thành tốt các bài tập ở nhà không những chỉ giúp các em nắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế bên cạnh những bài làm phục hồi, luyện tập và sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học cần phải giao cho học sinh những bài làm mang những yếu tố chuẩn bị cho việc tiếp thu chi thức mới. Có như vậy mới đảm bảo được việc tiếp thu một cách tích cực, tự lực đối với những tri thức mới.
	Ta có thể giao bài tập về nhà cho học sinh bằng nhiều hình thức :
	 + Giao bài tập trong thời gian truy bài đầu giờ.
	 + Giao bài tập sau tiết học. 
	 + Giao bài tập theo hệ thống bài tập SGK, SBT, sách tham khảo 
	 + Giao bài tập theo dạng, theo chuyên đề .
	Một biện pháp quan trọng nữa để đảm bảo công tác hướng dẫn học ở nhà có kết quả là cần có những biện pháp kiểm tra, động viên, khích lệ kịp thời và phù hợp : 
	 + Kiểm tra vở ghi, vở bài tập.
	 + Cho điểm khuyến khích những học sinh có nhiều cố gắng hoặc chuyển biến trong học tập, ...
1.4. Tổ chức đánh giá chất lượng :
 Sau khi tiến hành tố chức phổ biến chuyên đề “ giúp HS có phương pháp giải bài tập vật lí” và động viên , khích lệ, yêu cầu HS tham gia áp dụng chuyên đề này vào việc giải bài tập. Chúng tôi thấy tinh thần học tập bộ môn của HS tăng lên rõ rệt. Các em chăm chỉ hơn, làm bài tập đều hơn. Qua phản ánh khi gọi các em lên bảng, gọi phát biểu và qua kiểm tra vở bài tập thấy sự chuyển biến rõ rệt trong cách trình bày và trong cách lập luận, giải quyết bài toán.
	Để kiểm tra đánh giá cụ thể hiệu quả đạt được của chuyên đề chúng tôi đã thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực của HS thông qua kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra nhanh, làm trên phiếu học tập... đặc biệt là qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ. Thực tế cho thấy các em càng được cọ sát nhiều thì năng lực tư duy cũng như kỹ năng làm bài càng được trau dồi , củng cố và nâng cao hơn , các em chủ động và tích cực hơn trong lĩnh hội tri thức và trong quá trình tham gia làm bài tập.
2. Điều kiện thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho tất cả các đối tượng giáo viên dạy vật lý lớp 9 .Tuy nhiên với những giáo viên có trình độ cao và có phương pháp giảng dạy tốt thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn nhiều .
 	 Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi: 
Được ban giám hiệu tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ hoàn thành tốt chuyên đề.
Được các đồng nghiệp trong và ngoài nhóm hưởng ứng tích cực.
Được HS tin tưởng và nhiệt tình tham gia với mong muốn lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất , mong muốn tự xây dựng được phương pháp giải bài tập vật lí cho riêng mình.
	Tuy vậy cũng không tránh khỏi một số khó khăn như : 
 - Thời gian tổ chức chuyên đề còn ngắn và khối 9 chỉ có 1 lớp nên khó so sánh.
 - Học sinh thì nhúc nhát, đã quen trình bày tuỳ tiện nên cần giúp các em có hệ thống.
 - Thời lượng trong phân phối chương trình dành cho tiết luyện tập còn ít nên HS ít có cơ hội luyện tập trên lớp .
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Kết quả thực hiện :
Từ việc “ Giúp học sinh lớp 9 có phương pháp giải một bài tập vật lý “nêu trên, trong năm học 2017– 2018 thấy đa số học sinh đã vận dụng một cách nhanh nhẹn vào việc giải bài tập, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập linh hoạt hơn.
2. Bài học kinh nghiệm :
	Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lí là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là :
 	 + Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các hiện tượng Vật lí xảy ra trong bài toán sau khi tìm hướng giải.
 	+ Trong một bài tập giáo viên cần hướng cho học sinh nhiều cách giải (nếu có thể ). Để kích thích sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh rèn thói quen tìm tòi lời giải hay cho một bài toán Vật lí.
 	+ Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác. Có như vậy việc giải bài tập Vật lí của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả. 
Để làm được điều này:
	- Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp.
	- Nắm vững chương trình bộ môn toàn cấp học. 
	- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các kiến thức cần nhớ để ôn tập, nhớ lại kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, lần lượt nghiên cứu kỹ các phương pháp giải bài tập sau đó giải các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài tập để khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải. Trên cơ sở đó học sinh tự hình thành cho mình kỹ năng giải bài tập.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được từ thực tế qua quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí nói chung, cũng là kinh nghiệm rút ra được sau khi thực hiện đề tài này nói riêng.
C. KẾT LUẬN .
 Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi người học phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của mình trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn vật lí, người giáo viên cần căn cứ vào phương pháp đặc thù của khoa học lấy hoạt động nhận thức của học sinh làm cơ sở xuất phát, thầy chỉ đạo, trò chủ động, tích cực tiếp thu tri thức , vận dụng linh hoạt vào thực hành và vào trong đời sống.
	 Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tôi đã thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Giúp học sinh lớp 9 có phương pháp giải bài tập vật lí” với mong muốn: phát triển năng lực duy rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Vật lí. Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Trên đây là một số ý kiến của tôi kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu và xem xét để giúp tôi hoàn thành tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao./.
 Yama, Ngày 22 tháng 10 năm 2018
 Người thực hiện
 NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lý 9 – NXB Giáo dục 2005
2. Sách thiết kế bài giảng Vật lý 9 – NXB Giáo dục 2005
3. Hoạt động dạy và học ở trường THCS – NXB Giáo dục 2000
4. Phương pháp giảng dạy học sinh bậc trung học – Sách dịch của
D.Vid Ha Ly Day 
5. Sách hướng dẫn làm bài tập vật lý 9 - NXB Giáo dục 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lý 7 – NXB Giáo dục 2005
2. Sách thiết kế bài giảng Vật lý 7 – NXB Giáo dục 2005
3. Hoạt động dạy và học ở trường THCS – NXB Giáo dục 2000
4. Phương pháp giảng dạy học sinh bậc trung học – Sách dịch của
D.Vid Ha Ly Day 
5. Sách hướng dẫn làm thí nghiệm vật lý 7 - NXB Giáo dục 2005
MỤC LỤC 
 Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề .....................1
I. Lý do chọn đề tài .....................1
II. Đối tượng nghiên cứu .... .....................2
B. Nội dung nghiên cứu ......................3
I. Các giải pháp và điều kiện thục hiện. ...........................3
II. Kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm: ............15
C. Kết luận .............................16
	Tài liệu tham khảo ..18

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_9_co_phuong_phap_gia.doc