Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

1. Tầm quan trọng của việc học và làm văn nghị luận (VNL) của học sinh (HS) ở trường Trung học cơ sở (THCS)

NL không phải là điều gì xa lạ đối với con người trong cuộc sống. Khi chúng ta còn bé, còn vô tư và vô tâm đối với nhiều sự việc thì dường như ta chưa cần nhiều đến NL. Mặc dù vậy, cũng đã có rất nhiều điều ta băn khoăn, thắc mắc, tò mò, muốn tìm hiểu, muốn giải đáp. Các bài giảng về tự nhiên và xã hội của các thầy cô giáo đều ít nhiều là các lời NL khác nhau. Khi ta lớn lên, đã thành người lớn có ý thức và có suy nghĩ thì nhiều khi có người đến hỏi ta: “Ý kiến của bạn đối với việc đó (hay chuyện này) như thế nào ?”. Những người lười suy nghĩ hoặc ít trách nhiệm cũng có thể trả lời: “Tôi không có ý kiến !”. Song, cũng có nhiều lúc, ta trả lời: “Ý kiến của tôi đối với vấn đề đó là như thế này.”. Như thế là ta bắt đầu NL. Nếu đem những điều đó viết ra thì đó là VNL. Những vấn đề đặt ra có thể là những vấn đề cụ thể, thiết thực trong đời sống hằng ngày; cũng có thể NL về những vấn đề rộng lớn hơn. Có thể nói trong cuộc sống của con người không nơi đâu và không lúc nào là không có NL.

 

docx 68 trang Hoàng Giang 4344
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Làm văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng là một phần khó trong nhà trường phổ thông - một phần thực hành sáng tạo. Nhìn chung, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tích cực của giáo viên, học sinh bước đầu đã có những thành công nhất định. Thế nhưng thực tế cho thấy, làm văn nghị luận, nhiều học sinh (nhất là học sinh THCS) vẫn còn tỏ ra khó khăn, lúng túng trong kiến thức và kĩ năng đọc, lĩnh hội và thực hành. Để tháo gỡ phần nào sự khó khăn, lúng túng ấy, chúng tôi xin được góp một vài kĩ năng.
Đề tài “Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS” là kết quả làm công tác trực tiếp dạy học, là kết quả của sự miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm của bản thân và đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu. Hi vọng qua đề tài này, thầy cô giáo và các em học sinh có thể tìm thấy được điều hữu ích. 
Trong quá trình viết, chúng tôi đã nhận được sự động viên, khích lệ và sự giúp đỡ tích cực, nhiệt tình của nhiều bạn đồng nghiệp, một số tạp chí. Tuy rằng, bản thân chúng tôi đã cố gắng hết sức, song chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo, quý bạn đồng nghiệp gần xa cho tác giả những lời phê bình xây dựng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ! 
 MAI VĂN NĂM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tầm quan trọng của việc học và làm văn nghị luận (VNL) của học sinh (HS) ở trường Trung học cơ sở (THCS) 
NL không phải là điều gì xa lạ đối với con người trong cuộc sống. Khi chúng ta còn bé, còn vô tư và vô tâm đối với nhiều sự việc thì dường như ta chưa cần nhiều đến NL. Mặc dù vậy, cũng đã có rất nhiều điều ta băn khoăn, thắc mắc, tò mò, muốn tìm hiểu, muốn giải đáp. Các bài giảng về tự nhiên và xã hội của các thầy cô giáo đều ít nhiều là các lời NL khác nhau. Khi ta lớn lên, đã thành người lớn có ý thức và có suy nghĩ thì nhiều khi có người đến hỏi ta: “Ý kiến của bạn đối với việc đó (hay chuyện này) như thế nào ?”. Những người lười suy nghĩ hoặc ít trách nhiệm cũng có thể trả lời: “Tôi không có ý kiến !”. Song, cũng có nhiều lúc, ta trả lời: “Ý kiến của tôi đối với vấn đề đó là như thế này...”. Như thế là ta bắt đầu NL. Nếu đem những điều đó viết ra thì đó là VNL. Những vấn đề đặt ra có thể là những vấn đề cụ thể, thiết thực trong đời sống hằng ngày; cũng có thể NL về những vấn đề rộng lớn hơn. Có thể nói trong cuộc sống của con người không nơi đâu và không lúc nào là không có NL.
Do đó, học và làm văn NL là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu. Sự mạch lạc trong tư duy, năng lực phân tích tổng hợp khám phá các vấn đề, năng lực thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ có căn cứ xác thực là một hướng tiếp cận hết sức quan trọng đang đặt ra đối với con người hiện đại. Việc dạy học VNL vì vậy có giá trị đặc biệt trong nhà trường. Kiến thức và kĩ năng trong quá trình học tập về NL và cách NL không chỉ giúp cho HS khả năng làm văn mà còn có tác dụng hình thành năng lực cả về tư duy và sự thành công trong giao tiếp. Ảnh hưởng của văn NL đạt được không chỉ trong phạm vi môn Ngữ văn (NV) mà lan toả đối với tất cả các môn học khác ở trường phổ thông.
Văn NL là một trong sáu dạng văn bản (VB) trong sách giáo khoa (SGK) NV THCS. Cũng như các văn VB khác, ngoài mục đích văn chương, VBNL với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho người học (HS) những phát triển mà mỗi dạng VB tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm. VBNL thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm (LĐ), luận cứ (LC), lập luận (LL) và những hình ảnh sinh động gắn với thực tiễn.Vẻ đẹp riêng của văn chương NL cuốn hút hấp dẫn tạo dòng chảy tư duy mạch lạc chặt chẽ trước các vấn đề chính trị xã hội và cả đời sống nhân sinh.
VBNL được đưa vào SGK NV THCS bắt đầu từ lớp 7 đồng thời với việc hình thành các kiến thức cho HS về làm VNL. Hướng tích hợp liên thông nội dung các phân môn trong dạy học NV, đặc biệt với phân môn Tập làm văn đã giúp cho việc dạy học VBNL có được cơ sở khoa học vững chắc. HS được trang bị kiến thức đồng thời với việc sử dụng kiến thức để khám phá các tác phẩm văn chương NL.
Trong thực tế, dạy học tác phẩm văn chương NL tạo ra sự hứng thú của HS độ tuổi THCS, cũng như làm sáng lên đặc sắc của nghệ thuật, cuốn hút người đọc, người nghe đối với nghệ thuật LL đầy sức thuyết phục của tác phẩm dường như không thật dễ. Vì vậy, dạy học VBNL đòi hỏi có sự chuẩn bị hết sức công phu.
2. Thực trạng dạy và học làm văn NL ở trường THCS
Khách quan mà nói, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục, dạy và học bước đầu có nhiều khởi sắc và triển vọng, nhất là GV dạy tích cực và HS học tích cực. Qua các năm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, chất lượng dạy và học NV không ngừng được nâng cao, trong đó có làm văn NL. Minh chứng cho điều này là cách diễn đạt, lập luận trong giao tiếp đời sống xung quanh của HS ngày càng tốt; chất lượng bài viết về VNL ở trên lớp cũng như qua các kỳ thi đã xuất hiện nhiều em đạt điểm cao. Nhiều GV hứng thú và thành công trong dạy học văn NL. Nhiều nơi GV tổ chức bài học về nó diễn ra khá sôi động.
Tuy nhiên, những biểu hiện trên đây diễn ra chưa thường xuyên, chưa đều khắp. Dạy học làm văn NL vẫn còn bộc lộ hạn chế và vẫn còn điều để nói. 
- Về phía người học: Chúng tôi đã bao lần thăm dò ý kiến các em (lớp 7, 8, 9), trong đó có câu hỏi: “Các em thích học và làm văn NL không ?”. Đa số chúng tôi nhận được câu trả lời: “ Dạ thưa thầy, NL thì các em thích nhưng học và làm về nó thì các em cảm thấy khó quá !”. Điều này thật dễ sẻ chia. Bởi ở lứa tuổi của các em (độ tuổi 11 đến 15) vốn tri thức, văn hoá, xã hội, kinh nghiệm đời sống chưa trải nhiều; kiến thức và kĩ năng làm văn NL còn ít. 
Trong thiên truyện “Dưới mái trường thân yêu” của tác giả Lê Khắc Hoan, nhân vật chính là một cậu HS cấp hai rất chăm học đã nhận xét về mình và về các bạn học một cách hài hước như sau: “Lên lớp 7, chúng tôi tập làm văn nghị luận. Mới viết được vài câu thì đã hết sạch cả ý. Thế mới biết lí luận của chúng tôi cùn thật !”. Có lẽ không chỉ ở cấp THCS mà cả vào đầu cấp THPT, nhiều nhiều HS chúng ta cũng có cảm giác như nhân vật của thiên truyện trên đây. Cảm giác rằng văn NL sao mà khó khăn, khô khan, mới viết vài câu đã hết cả ý.
Chính vì thế, các em HS ngại văn NL. Mỗi lần đến giờ làm văn NL, các em rất “sợ”! So với các kiểu bài khác ( tự sự, miêu tả, biểu cảm...), bài làm về NL của các em thường đạt điểm thấp hơn.
- Về phía người dạy: Không ít GV nhận xét rằng dạy văn NL vừa khó lại vừa khô; cảm thấy chưa biết làm cách nào để gây hứng thú cho HS. GV dạy vẫn dạy, nhưng khi chọn bài để thao giảng, hội giảng thì tỉ lệ các bài được chọn văn NL thường rất khiêm tốn. Giả sử có hai bài được chọn để dạy “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và “Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi) thì ít người chọn bài thứ hai. Giả sử có hai bài được chọn để dạy “Tìm hiểu chung về văn tự sự” và “Tìm hiểu chung về văn nghị luận” thì ít người chọn bài thứ hai. Vậy nguyên nhân do đâu ?
Thứ nhất, có thể GV chưa tìm được nguồn hứng thú cho dạy học NL.
Thứ hai, có thể GV chưa thật sự tạo ra một sự đột phá, một sự sáng tạo vượt trội. Hoặc có thể căn bệnh hình thức rơi rớt vẫn còn đấy. Hoặc có thể tổ chức dạy học còn đơn điệu, cứng nhắc - còn thiên về lối truyền thụ, thông báo, giảng giải kiến thức trong SGK. Hoặc còn khó khăn trong cách giúp HS học và thực hành (băn khoăn chưa tìm ra biện pháp, cách thức rèn luyện). Hoặc “thôi thì...” để cho HS học theo văn mẫu (thuộc lòng)...
3. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài “Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn NL cho HS THCS”(*)
 a. Nâng cao chất lượng dạy học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cùng các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, gắn vận dụng. Định hướng đổi mới theo quan niệm dạy học tiến bộ là: “Dạy cách học và học cách học”. Đúng như Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Có thể nói cốt lõi của dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Hoạt động học tập là phải được nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Cho nên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hoá nội dung học tập, hoạt động học tập của HS có ý nghĩa rất quan trọng. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. 
b. Làm văn NL là một việc khó. Muốn học và làm tốt văn NL, con đường học tập của các em HS THCS vẫn hãy còn xa. Thực tế này đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải dành nhiều tâm huyết, suy nghĩ, trăn trở; phải nỗ lực, phát huy sáng tạo, có kế hoạch chỉ đạo, nghiên cứu tìm giải pháp.
(*). Ý nghĩa của vấn đề “Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn NL cho HS THCS”
Nhiều GV thường băn khoăn nêu câu hỏi: Nên bồi dưỡng văn như thế nào, theo quy trình nào ? Theo chúng tôi, bồi dưỡng văn cho HS không nên cho HS học thuộc lòng các bài văn mẫu để bắt chước. (Tất nhiên đọc văn hay của người khác là điều tốt, với điều kiện phải chủ động, sáng tạo, chắt lọc cái hay ý đẹp). Bồi dưỡng kiểu đó chỉ tạo ra những con vẹt, không khác gì con tằm ăn dâu lại nhã ra dâu. Bài văn sẽ không có cá tính, không có hồn, không làm rung động được người đọc vì giả tạo, thiếu chân thực. Chúng ta nên bồi dưỡng HS theo hướng sau: +Hướng dẫn đọc sách, nâng cao cảm thụ văn học, tích luỹ dần các tư liệu văn học; +Làm giàu vốn ngôn ngữ; +Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý; +Trau dồi cách diễn đạt (luyện nói, luyện viết); +Bồi dưỡng tình cảm, mỹ cảm,...
Qua nghiên cứu, tìm hiểu mảng làm văn NL, qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như của đồng nghiệp, qua điều tra cơ bản HS, chúng tôi nhận thấy không ít thầy cô và HS băn khoăn, lo lắng khi làm văn NL. Để góp phần giúp GV và HS dạy - học làm văn NL ngày một tốt hơn, chúng tôi thiết nghĩ đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn NL cho HS THCS” là có ý nghĩa. Bởi:
* Đối với dạy học NV
- Nhận thức đậm nét hơn vấn đề “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, “Dạy học hướng vào người học”; GV là người chỉ đạo, dẫn dắt, gợi mở cho HS học tập. 
- Làm thế nào để dạy học hướng vào giúp HS có được tâm lí, nếp quen, nhu cầu, hưng phấn, năng lực, kĩ năng hình thành tích cực.
- Tổ chức các quan hệ và môi trường học tập đa dạng, giàu cảm xúc tích cực. Mỗi bài học hay chủ đề học tập được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tránh nhàm chán, đơn điệu trong quá trình hoạt động của HS, tạo ra những tình huống nhận thức, giao tiếp, đạo đức... linh hoạt và sống động.
- Huy động và sử dụng kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập của HS ở mức tối đa và đạt hiệu quả học tập tốt nhất.
- Gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, giữa khả năng và hiện thực; từ đó HS dần dần trở thành những con người chủ động, tự tin và sáng tạo trong cuộc sống .
* Đối với học và làm văn NL
- HS có ý thức viết đúng, viết hay đoạn văn NL nói riêng, bài văn NL nói chung. HS từ nhận thức làm văn NL đi đến thực hành, vận dụng văn NL vào xã hội sau này.
- HS không còn có cảm giác ngại và khó khăn trong học và làm văn NL.
- HS ngày càng nhận ra việc học và làm văn NL là cần thiết, bổ ích, hơn nữa, còn hứng thú, hấp dẫn, nếu ta thích và say mê.
- HS em nào cũng có thể viết được một bài văn NL thuyết phục, nếu nắm được kiến thức cơ bản và thành thạo kĩ năng làm văn NL (tất nhiên còn cần đến một số yếu tố khác nữa). HS đặt niềm tin lớn: một ngày gần đây, NL của ta sẽ có chiều sâu trí tuệ, sẽ được nâng tầm, nếu biết cách đầu tư thoả đáng.
- HS nhận thức được rằng, NL là một hoạt động phức tạp, phong phú và đa dạng của tư duy, là một năng lực rất tinh vi của trí tuệ con người. Phải kinh qua rèn luyện dày công và dài lâu mới đạt đến trình độ cao. Vâng, nhà thơ Xuân Diệu đã đặt tên cho một tập NL của mình: “Dao có mài mới sắc”.
*****
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Muốn viết được tốt một bài văn NL phải dần dần từng bước (từ mức độ thấp lên mức độ cao) và nó không phải chỉ dừng lại ở một khâu, một phương diện, một yếu tố mà là cả một quy trình liên thông, gắn bó hữu cơ: Từ tích luỹ vốn sống, chuẩn bị tư liệu, tri thức đến tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý ; từ cách dùng từ, đặt câu đến dựng đoạn, viết bài văn... Trong quy trình ấy, công việc xây dựng đoạn là một trong những phần việc rất quan trọng.
A. ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm đoạn văn (ĐV) và ĐVNL
a. Đoạn văn
- Về hình thức
ĐV là phần văn bản tính bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu xuống dòng. ĐV thường do nhiều câu tạo thành. ( Cũng có khi ĐV chỉ có một câu nhằm nối kết các ĐV trước và sau; gây sự chú ý cho người đọc hoặc nhấn mạnh ý ).
- Về nội dung
ĐV thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
@ Yêu cầu chung của ĐV:
+ ĐV phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ.
+ ĐV phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các ĐV khác trong văn bản.
+ ĐV phải phù hợp với phong cách văn bản.
@ Yêu cầu cụ thể của ĐV:
(Xem “Quan hệ giữa ĐV với ĐV” và “Liên kết câu và liên kết ĐV”)
b. ĐV thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề (CĐ)
-Từ ngữ CĐ là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
-Câu CĐ là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Ví dụ:
“Từ ấy” là bài thơ có một ý nghĩa đặc biệt trong quá trình sáng tác của Tố Hữu. “Từ ấy” đánh dấu thời điểm giác ngộ lí tưởng cách mạng của Tố Hữu. Ở Tố Hữu lúc này có sự gặp gỡ của lí tưởng cách mạng, tuổi trẻ và thơ. Cuộc hội ngộ kì lạ này đã tạo nên chất men say của tình yêu đằm thắm với lí tưởng cách mạng và cuộc sống. [ ]
 ( Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại,
 NXB Hà Nội, 1998 )
+Từ ngữ CĐ: “Từ ấy”, Tố Hữu, sự gặp gỡ, cuộc hội ngộ 
+Câu CĐ: Câu đầu ĐV.
c. ĐVNL
Mỗi ĐVNL thường thể hiện một luận điểm (LĐ).
2. Trình bày ĐVNL
2.1. Văn NL
Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, muốn thế văn NL phải có các yếu tố: LĐ, luận cứ (LC) và lập luận (LL).
-LĐ là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn NL.
-LC là lí lẽ và dẫn chứng ( lí lẽ giúp người ta hiểu, dẫn chứng giúp người ta tin ) đưa ra làm cơ sở cho LĐ.
-LL là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LĐ để dẫn đến luận đề (vấn đề cần NL); là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày các LC để dẫn đến LĐ.
2.2. Cái khó của làm văn NL
Ai cũng biết rằng, công việc làm văn NL không dừng lại ở chỗ tìm ra LĐ. Người viết còn tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những LĐ mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày LĐ thì mục đích NL sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đầy đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. 
Ví dụ:
* Để khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta, tác giả Hồ Chí Minh đã đưa ra các LĐ như sau:
-Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc;
-Đồng bào ta ngày nay rấy xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước;
-Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành động yêu nước.
*Để giải quyết vấn đề tại sao phải dời đô, Lí Công Uẩn đưa ra các LĐ:
-Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô về nơi trung tâm để mưu toan việc lớn;
-Việc “cứ đóng yên đô thành ở nơi đây” của hai triều đại Đinh, Lê đã không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước;
-Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
Như vậy, hai văn bản NL trên coi như chúng ta đã tìm được và sắp xếp LĐ một cách hợp lí rồi. Nhưng chúng ta có tin rằng, như thế là chúng ta có đủ điều kiện để làm tốt bài tập làm văn chưa? Rõ ràng là chưa, vì còn phải biết trình bày LĐ như thế nào, nghĩa là phải biết viết ĐV trình bày LĐ.
Ví dụ về ĐVNL có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:
a.Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch(1)chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.
 ( Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân )
ĐV trên gồm 5 câu. Có thể phát hoạ mô hình lập luận như sau:
 Câu 1: câu CĐ – câu nêu LĐ
 Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5:
 Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ 
b.Bài ca dao(2)có bốn câu thì bốn lần chữ “nhớ” được điệp lại như một chủ âm. Một nỗi nhớ thật tròn đầy: nhớ mùi vị của quê hương qua canh rau muống, cà dầm tương, nhớ người thương đã xa. Nhớ tường tận, nhớ đến từng chi tiết. Mới hay nhớ thương chính là một biểu hiện của tình yêu thương vậy!
 ( Trần Đình Sử, Luyện viết bài văn hay )
(1).Hồn bạch: linh hồn người chết.
(2).Bài ca dao:Anh đi anh nhớ quê nhà
Cách LL của tác giả trong ĐV trên như sau:
 Câu 1: Câu 2: Câu 3:
 Luận cứ Luận cứ Luận cứ
 Câu 4: Luận điểm- Câu CĐ
2.3. Cách sử dụng LĐ, LC
2.3.1. Cách sử dụng LĐ
Trong việc trình bày ĐVNL, LĐ cần phải chính xác, rõ ràng, tập trung – phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. Ví dụ: Vấn đề đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra LĐ: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ? Rõ ràng, LĐ “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” không đủ để làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” . Và một yêu cầu nữa là LĐ phải mới mẻ - nêu ra ý mới chưa ai đề xuất (dù là nhỏ) - giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế cuộc sống. Muốn có LĐ mới thì phải có thông tin mới, cách nhìn, cách nói mới. Ví dụ, thông thường người ta nói “Học để biết”, ngày nay người ta nói thêm “Học để sống, học để sáng tạo”. Hoặc trước đây người ta nói “Cần cù bù khả năng” nhưng bây giờ có người nhận thấy “Cần cù không bù được khả năng”, thế là có cách nhìn, cách nói mới. Đặt câu hỏi là biện pháp quan trọng để gợi ra LĐ mới. Ví dụ: “Học để làm gì?”, “Học để sáng tạo thì phải học như thế nào?” 
Yêu cầu đối với các LĐ cần phải:
- Liên kết chặt chẽ.
- Có sự phân biệt với nhau (không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau).
- Sắp xếp theo một trình tự hợp lí: LĐ trước chuẩn bị cơ sở cho LĐ sau, còn LĐ sau nêu ra dẫn đến LĐ kết luận.
- Sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận: từ dễ đến khó, từ cái quen thuộc đến cái mới lạ, từ cái ở mức độ thấp đến cái ở mức độ cao.
2.3.2. Cách sử dụng LC
LĐ đưa ra có thuyết phục người đọc hay không là nhờ vào LC.
LC đòi hỏi xác đáng, chọn lọc, gọn và chắc. LC vừa nêu ra đã làm người ta bị thuyết phục. Tìm đủ LC cần thiết, tổ chức LL theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật LĐ. Cụ thể:
a. LC lí lẽ
Hệ thống lí lẽ phải sắc bén, thuyết phục người đọc, bởi lí lẽ đưa ra được xem như là chân lí (có lí, có tình), được mọi người công nhận. Các lí lẽ phải liên kết khăng khít – lí lẽ trước gợi mở ra lí lẽ tiếp theo, lí lẽ sau kế thừa và phát triển lí lẽ trước theo một thứ tự hợp lí, không thể bác bỏ. Lí lẽ nên trình bày bằng những lời văn giản dị, dễ hiểu.
Ví dụ:
Con người cần phải khiêm tốn. Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
 (Dựa theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b. LC dẫn chứng (DC)
b.1. Thế nào là DC ?
Nội dung ĐVNL được tạo nên bởi những lí lẽ và DC. Cả hai cùng có một mục đích là làm sáng tỏ LĐ.
DC có thể là những con người, sự vật, sự việc, tục ngữ, danh ngôn, câu văn, câu thơ, câu chuyện, những lời nhận xét đánh giá... lấy từ trong sử sách hay trong cuộc sống mà người viết đưa vào bài làm nhằm chứng minh, giải thích, phân tích, bình giá cho một LĐ. Các cụ xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng”, còn Gam-za-tốp thì lại nói “Kẻ ngu si làm kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm kinh ngạc bằng những câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ”. Bài văn có sức sống, LL trở nên sắc sảo, có sức thuyết phục là nhờ DC. Vì vậy, trong một bài văn hoặc ĐVNL không thể không chú ý tới DC trong quá trình viết.
Ví dụ:
Bài “Mùa xuân nho nhỏ” giàu nhạc điệu. Có lẽ chính thể thơ năm chữ cùng với cách gieo vần đầy biến hoá tạo cho bài thơ một ưu thế diễn tả niềm vui có phần nhí nhảnh yêu đời của “mùa xuân nho nhỏ” kia. Cái nhạc điệu của ngôn từ lại được nâng lên bởi chất nhạc, chất thơ của những hình tượng đẹp trong bài. Hãy đọc lại khổ thơ đầu để có thể thấy hết sự hoà quyện giữa nhạc và thơ trong từng chữ, từng dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Trong khổ thơ này có chim và hoa, chim hót vang lừng, hoa tím biếc, có trời và sông, trời rộng và sông xanh. Cảnh gợi một không gian phóng khoáng, bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng, tươi mát, một không gian rất Huế. Không gian ấy càng đậm chất Huế hơn nhờ cách dùng đúng chỗ ngôn từ đặc biệt Huế. Một từ “Ơi” đặt đầu câu thơ, một từ “chi” đi liền sau động từ “hót” đã đưa thẳng cách nói dịu ngọt, êm ái, thân thương của người Huế vào nhạc điệu của khổ thơ để gợi thương, gợi nhớ. Cả khổ thơ dẫn tới một hình ảnh đẹp:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Tiếng chim hót giữa trời xanh tưởng như vô tình nay lại được hình ảnh hoá thành “từng giọt long lanh rơi” là một sáng tác rất gợi cảm của nhà thơ. Một động tác “hứng” đủ diễn tả sự trân trọng của thi nhân đối với vẻ đẹp, chất nhạc của trời với sông, của chim với hoa, đồng thời thể hiện sự đồng cảm hồn thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.
 (Nguyễn Trí, Bình giảng văn học lớp 9, 
 NXB Giáo dục, 1997) 
b.2. Phân loại DC
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong “Muốn viết được bài văn hay”, DC trong văn NL thường có hai loại:
- DC bắt buộc là DC nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu.
- DC mở rộng là DC ngoài phạm vi trên do người viết viện dẫn để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc.
Ví dụ: Để phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, người viết nêu DC bắt buộc lấy từ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Tuy vậy, trong quá trình viết, người viết có thể liên hệ với nhiều nhà thơ khác cùng viết về mùa thu để so sánh, đối chiếu, làm nổi rõ những nét đặc sắc của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh, chẳng hạn liên hệ các câu thơ thu của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh...
b.3.Cách sử dụng DC
Có DC phong phú nhưng không biết cách sử dụng chúng thì hiệu quả cũng không cao. Muốn đạt hiệu quả trong việc dùng DC, chúng ta cần nắm vững những nguyên tắc, những yêu cầu sau đây:
b.3.1.Cách đưa DC
Gồm các bước: +Giới thiệu DC (dẫn dắt để đưa DC vào); +Nêu DC; +Phân tích DC.
DC nên được phân tích, bình giảng (vừa đủ) để cho người đọc thấy được chiều sâu, chiều rộng, cái hay, cái đẹp của DC; cũng như thấy được ý nghĩa khía cạnh cần chứng minh nhằm tăng thêm sức thuyết phục trong việc làm sáng tỏ LĐ, luận đề.
b.3.2. Trình bày DC
Thông thường có một số cách sau:
* Nêu vấn đề phân tích trước rồi đưa DC minh họa.
Ví dụ:
Hai câu cuối cùng (của bài ca dao “Sáng ngày em đi hái dâu” –MVN ) phản ánh rất rõ sự bình tĩnh, khôn khéo, thông minh, đồng thời cũng phản ánh niềm tự hào, tự trọng qua thái độ nhã nhặn, lịch sự của cô gái, khiến cho các chàng trai bị khước từ đau điếng mà không biết trách cứ vào đâu được:
Thưa rằng: “Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”
 (Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao)
* Người viết giới thiệu, nêu DC rồi sau đó phân tích – bình giảng DC.
Ví dụ:
[...]. Người đọc thích thú với cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và tuyệt đẹp như trong thơ cổ điển:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ. Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư. Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Ta thường chỉ chú ý vào sự “vội vã” đối rất đẹp với sự “dềnh dàng”. Xin chớ quên từ “bắt đầu” rất độc đáo ở đây. Bắt đầu vội vã thôi, chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay. (Cũng như Huy Cận phải tinh tế lắm mới nhận thấy “trọng lượng” của bóng chiều rơi xuống cánh chim làm cho nó chao nghiêng “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”).
 (Vũ Nho, Đi giữa miền thơ,
 NXB Văn học, 1999)
* Liệt kê các DC cho một ý đã giới thiệu để tự DC tô đậm cho những điều cần nói mà không cần phân tích giảng giải.
Ví dụ:
Ở đây là mâu thuẫn giữa mối tình vô hạn, sâu sắc và khát vọng hạnh phúc vô hạn, mãnh liệt “muôn vàn ái ân” với một sự đổ vỡ không có gì cứu vãn nổi:
- Trâm gãy bình tan;
- Tơ duyên ngắn ngủi;
- Phận bạc như vôi;
- Nước chảy hoa trôi;
- Thiếp đã phụ chàng.
 (Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều)
* Người viết giới thiệu, làm rõ ý nghĩa nội dung của DC rồi nêu DC, sau đó lại tiếp tục phân tích – bình giảng làm rõ thêm nhằm khắc sâu chủ đề cần chứng minh.
Ví dụ:
Trong khổ thơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp, bão giông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác rồi. Để ý sẽ thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, vào thế ổn định. Đâu phải là ngẫu nhiên mà mấy từ “cây đứng tuổi” lại đứng ngự vào chỗ kết thúc của bài thơ, vốn là một chỗ cực kì quan trọng ? Phải chăng cái “đứng tuổi” của cây là một cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người ? Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời ? Ngược trở lên hai khổ thơ trước, ta bỗng hiểu vì sao lại có sự “chùng chình”, bịn rịn lúc sang thu, vì sao vừa có sự “dềnh dàng” lại vừa có sự “vội vã”. Thì ra, trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đến rồi. Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ, bỗng chợt thu. Đời người vất vả, tất bật, bận rộn, lo toan đôi lúc “quên cả vừng trăng, lạc cả mùa” (Tô Hà) bỗng chốc thấy mái đầu pha sương, tuổi đứng ở mức tứ tuần, sững sờ mình cũng đã “sang thu”. Ở vào cái tuổi ấy, con người không còn bồng bột, sôi nổi, ào ạt, băng băng như thời thanh niên. Con người sâu sắc thêm, chín chắn thêm. Chín chắn đến tận cách cảm xúc và biểu đạt. Nếu là một ai khác, nếu ở thời điểm khác, khi đã nhận ra hương, ra gió, ra sương thu, sẽ có thể kêu lên, sẽ có thể reo lên: “Ôi ! Mùa thu đã về”, hoặc: “ A ! Mùa thu đã về” nhưng tác giả “Sang thu” chỉ thầm nhận xét vừa mơ hồ vừa nghi hoặc: “Hình như thu đã về”.
 (Vũ Nho, Đi giữa miền thơ, 
 NXB Văn học, 1999)
* DC lẫn trong lời văn của người viết tạo thành một mạch hoàn chỉnh, thể hiện ý định nói.
Ví dụ:
Ai có ngờ đâu, chỉ “qua năm sau” thôi, tất cả đều tan vỡ. Thay cho trăng, cho liễu, cho “cánh hồng bay bổng” và “mối tình muôn dặm quan san”, chỉ còn là nghi ngờ, la lối, mắng nhiếc và đánh đuổi. Công lao nuôi con, chờ chồng vô ích, tới mức người vợ biết rằng mình “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu”.
 (Đỗ Kim Hồi, Phân tích – bình giảng 
 Tác phẩm văn học 9)
b.3.3. Yêu cầu đối với DC
- Cần chú ý tỉ lệ giữa DC và lí lẽ sao cho phù hợp. Nếu chỉ có lí lẽ (DC quá ít), bài văn NL sẽ trở nên khô khan, tạo cảm giác nặng nề cho người đọc. Trái lại nếu bài NL chỉ toàn DC (lí lẽ quá ít) sẽ trở nên hời hợt và nhạt nhẽo gây cho người đọc cảm giác bài viết rỗng, thiếu sâu sắc. Như vậy, phải kết hợp được cả hai yếu tố này một cách thuần thục, cơ động. Giữa lí lẽ và DC phụ thuộc vào từng nội dung của vấn đề cần NL.
- Tuỳ theo yêu cầu thực tế của ĐV mà DC và trình bày DC hợp lí. Người làm văn NL phải luôn linh hoạt và sáng tạo.
- Về lượng, DC phải đầy đủ, toàn diện và vừa phải; về chất, DC phải chọn lọc, chính xác, tiêu biểu.
- Phải tôn trọng và tập trung vào những DC bắt buộc, tránh tình trạng DC mở rộng lại nhiều hơn, coi trọng hơn làm át cả DC bắt buộc.
- Người viết có thể trình bày DC theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên nên trình bày xen kẽ các cách phù hợp với sự phát triển của bài văn để tạo cho người cho người đọc cái cảm giác, cái ấn tượng bài văn của mình như một dòng chảy liên tục, không đơn điệu, trùng lặp, nhàm chán.
- Giữa trích dẫn DC và lời người viết phải luôn gắn kết nhuần nhuyễn, tự nhiên thì mới đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
2.4. Cách xây dựng LL
2.4.1. Yêu cầu đối với LL
LL là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo lập ĐVNL, bài văn NL. Chính yếu tố này đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp của văn NL.
Muốn LL chặt chẽ, kín cạnh, khi viết nên đặt mình vào địa vị người đọc, nhận là người đọc không cùng một ý với mình, rồi giả định những lời phản bác có thể có từ độc giả ấy để LL cho hết nhẽ và “kín vỏ”.
Ví dụ:
Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên Hồng thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt.
 (Nguyễn Đăng Mạnh, 
 T

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_xay_dung_doan_van_ch.docx