Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9”

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9”

1. Cơ sở lý luận.

Địa lí sẽ là một nghành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm cao nó không chỉ ngừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng Địa Lí xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố Địa Lí cũng như thấy được mối quan hệ của các yếu tố với nhau. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn , đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.Việc dạy và học môn Địa Lí ở Trường THCS muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lí thuyết thì khai thác “Phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí ” là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung hơn. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả. Do vậy khi dạy học Địa Lí người giáo viên cần xác định rõ đâu là các kỹ năng Địa lí cần thiết để học sinh sử dụng vào bài học và rút

ra được kiến thức cơ bản cho học sinh.

 

doc 8 trang hapham91 5873
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình hệ thống giáo dục quốc dân bộ môn Địa lí được xem là môn học bắt buộc, không thể thiếu trong chương trình THCS. Bởi môn Địa Lí góp phần làm cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về Trái Đất – môi trường sống của con người. Từ đó học sinh biết đươc một số đặc điểm tự nhiên , dân cư, các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ tương tác của các thành phần tự nhiên giữa môi trường với con người, thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững. Chương trình Địa Lí 6 đến 8 học sinh đã nắm được về Địa Lí đại cương, Địa Lí các châu lục và phần Địa Lí Việt Nam Đặc biệt lên lớp 9 còn trang bị cho học sinh kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta, những hiểu biết về Địa Lí địa phương tỉnh (Thành phố) nơi các em sinh sống học tập. Trong lượng kiến thức ấy cần rèn luyện cho các em nhiều kiến thưc uốn nắn kiến thức được chặt chẽ. Những kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng phân tích số liệu bảng thống kê .. Nhưng trong các kỹ năng đó thì kỹ năng phân tích số liệu thống kê từ bảng số liệu là vấn đề khó đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Địa Lí. Vì vậy trong các bài học ở chương trình địa lí lớp 9 hầu như cần đề cập đến bảng số liệu thống kê .Thông qua số liệu thống kê giúp học sinh nắm vững kiến thức và có cách nhìn đúng đắn về đối tượng nghiên cứu.
Qua phân tích số liệu so sánh, đối chiếu với học sinh phát triển năng lực tư duy kỹ năng làm việc với bảng số liệu.Từ đó học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn hơn. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và học tập về: “Phân tích số liệu thống kê trong chương trình Địa lí 9”. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu như thế nào để có hiệu quả. Từ vấn đề cấp bách nói trên bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Địa lí lớp 9 tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu tìm tòi học hỏi, để tìm ra cho mình một phương pháp dạy về phân tích số liệu thống kê một cách tối ưu nhất, giúp học sinh có được phương pháp học tốt, kích thích lòng ham mê học tập của các em, đem lại kết quả cao trong dạy và học. Qua nghiên cứu và thực nghiệm tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
	Đưa ra cách hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê trong học tập Địa lý 9. Tìm ra các bước tiền hành trong giảng dạy số liệu thống kê, hướng dẫn học sinh khai thác và xử lí số liệu thống kê theo các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh, gây hứng cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần hỗ trợ hướng dẫn tạo điều kiện cho học sinh thực hiện thành công các thao tác và các bước của hoạt động học tập với mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả học tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
	– Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm khai thác phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý.
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thực trạng dạy học Địa lý 9 tại trường THCS Khương Mai và kinh nghiệm xử lí số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9.
– Đưa ra một số giải pháp “Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9” nhằm nâng cao hiệu quả học tập, giúp học sinh tích cực trong học tập.
4. Đối tượng nghiên cứu
	Đưa ra giải pháp “Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9” ở trường THCS.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Tiến hành tại 5 lớp khối 9 của trường THCS Khương Mai năm học 2017 – 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp quan sát thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Địa lí sẽ là một nghành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm cao nó không chỉ ngừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng Địa Lí xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố Địa Lí cũng như thấy được mối quan hệ của các yếu tố với nhau. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn , đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.Việc dạy và học môn Địa Lí ở Trường THCS muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lí thuyết thì khai thác “Phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí ” là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung hơn. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả. Do vậy khi dạy học Địa Lí người giáo viên cần xác định rõ đâu là các kỹ năng Địa lí cần thiết để học sinh sử dụng vào bài học và rút 
ra được kiến thức cơ bản cho học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn.
	Qua thực trạng trong quá trình dạy học trên lớp của bản thân, quá trình đi dự giờ rút kinh nghiệm một số tiết dạy thì tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy có số liệu thống kê thì rất lứng túng trong việc truyền tải hoặc hướng dẫn học sinh khai thác tối đa kiến thức từ số liệu thống kê đem lại. Từ đó học sinh sau khi học xong bài chưa nắm vững được kiến thức, tiếp thu một cách thụ động, 1 chiều, chưa phát huy tối đa tính chủ động tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh; không đáo ứng được mục tiêu ban đầu mà bài học đề ra.
3. Kết quả khảo sát thực trạng
Từ những thực tế trên dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao tôi đã đi điều tra thực trạng đề tìm nguyên nhân.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng, khai thác thông tin từ số liệu thống kê địa lý.
 4.1. Tổ chức học sinh nghiên cứu phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 9. 
4.2. Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê Địa lí lớp 9
5. Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy
Trong chương trình môn Địa lí lớp 9 (SGK) hầu như các bài đều có đề cập bảng số liệu thống kê để giúp học sinh tiếp nhận nguồn tri thức có hiệu quả tốt thì giáo viên phải hướng dẫn tổ chức khoa học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh tiếp nhận bài một cách nhanh nhất. Qua học hỏi tìm, nghiên cứu và thực nghiệm bản thân do tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi mạnh dạn đưa ra cách hướng dẫn các bước tiến hành của một số bảng thống kê số liệu điển hình dạy ít thành công đã đưa ra ở phần thực trạng đó là các bảng: 9.1 và 27.1 
*Một số ví dụ cụ thể 
Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích bảng số liệu thống kê ở bảng 9.1 (SGK Địa lí 9 trang 34) 
Diện tích rừng nước ta năm 2000 (Nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442.5
11573,0
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích bảng thống kê số liệu 27.1 (SGK Địa lí 9 trang 100) 
Bảng 27.1: Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (Nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38,8
26,7
Khai thác
153,7
493,5
GV; Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu theo các bước:
*Kết quả sau khi áp dụng các giải pháp.
 Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học nêu trên tôi nhận thấy hiệu quả đem lại rất khả quan. Số lượng học sinh nắm bài hiểu bài cao hơn. Từ đó trong các tiết học các em có hứng thú học tập phát huy được tính tư duy, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức bài học.Thông qua việc sử dụng phương pháp này không chỉ giáo viên giảng dạy thấy nhẹ nhàng và kiểm soát được hoạt động của học sinh. Sau thời gian thực nghiệm của 2 lớp kết quả khảo sát lần 2 cụ thể:
Hình thức kiểm tra: 45 phút tại lớp 9A1, 9A2.
Thời gian kiểm tra: Tháng 10 năm 2017
Từ khảo sát kết quả cho thấy ưu điểm của việc ứng dụng các kỹ năng địa lý với vấn đề phân tích số liệu bảng thống kê trong dạy học địa lý mà tôi đã đề xuất trên .Với những kinh nghiệm này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên và học sinh . Chất lượng học tập của học sinh cao hơn so với lần một, và đã có sự phân hoá học sinh (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và số học sinh giỏi có tăng và giảm học sinh trung bình. Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu giảng dạy về “Phân tích bảng số liệu thống kê trong chương trình Địa lí lớp 9” tôi thấy rằng: Với hình thức biên soạn sách giáo khoa mới hiện nay hầu hêt các bài học đều sử dụng bảng số liệu thống kê thì trong quá trình dạy học giáo viên cần phải hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sau. 
– Kỹ năng phân loại được yêu cầu đề ra từ bảng số liệu thống kê.
– Kỹ năng xử lí số liệu.
– Kỹ năng nhận xét giải thích từ bảng số liệu thống kê. 
Với những kinh nghiệm này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên và học sinh, không chỉ giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái trong tiết dạy mà còn có điều kiện kiểm soát được hoạt động của học sinh phát huy được tính tích cực sáng tạo và hứng thú của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. 
6. Bài học kinh nghiệm 
Đề tài trên đây tôi đã thực hiện sau 4 năm tiến hành theo bộ sách giáo khoa Địa lý lớp 9 mới. Để thực hiện thành công kiểu bài có sử dụng số liệu thống kê trong quá trình dạy nên tuân theo 4 bước như đã giới thiệu. 
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Quan niệm môn học Địa lí là một môn học quan trọng hay là một môn phụ một phần là do ý thức hệ để lại từ trước, phần khác là do chính từ suy nghĩ và việc làm thực tế của bản thân những giáo viên dạy Địa lí. Nếu như giáo viên dạy môn Địa lí nào cũng chuyên tâm về nghề nghiệp nếu như tất cả các tiết dạy đều được chuẩn bị chu đáo và tổ chức hướng dẫn học sinh tốt thì chắc chắn tiết học địa lí nào cũng sôi nổi và được học sinh đoán nhận một cách hồ hởi. Sự nghiệp giáo dục trong thời đại đổi mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm và nhận thức được danh dự của bản thân mình. Do điều kiện thời gian, trình độ nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, qua đề tài này tôi mong các nhà chuyên môn, các thầy giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp góp nhiều ý kiến chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp giáo dục của mình. 
2. Kiến nghị 
Đây mới chỉ là một phần nhỏ của môn Địa lý nhưng cũng rất quan trọng trong chương trình thưc hiên phương pháp dạy học mới. Tôi mong rằng các bạn đông nghiệp và các nhà giáo dục tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm ra giải pháp, biện pháp tốt nhất áp dụng vào tiến trình dạy học để đạt hiệu quả cao. 	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở 
2. Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông 
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong địa lí nhà trường
4. Địa lí kinh tế xã hội việt nam

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_phan_tich_so_lieu_th.doc