Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Trần Thị Thu Huyền

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Trần Thị Thu Huyền

Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về cơ thể sinh vật- đó là những cơ thể sống. Qua chương trình Sinh học lớp 6, lớp 7 các em đã được nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của cơ thể thực vật, động vật, thấy được tính đa dạng và phong phú của thực vật, động vật cũng như sự thích nghi kì diệu của chúng với môi trường sống. Đồng thời các em cũng thấy được sự tiến hoá của cơ thể đến giản đến phức tạp và có cấu tạo ngày càng phù hợp với chức năng, ngày càng hoàn thiện đã phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài.

Bước sang chương trình sinh học lớp 8, các em sẽ được tìm hiểu sâu về con người là động vật thuộc lớp thú. Trong chương trình sinh học lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu về những điều bí ẩn trong chính bản thân mình, biết cách áp dụng các biện pháp vệ sinh , rèn luyện thân thể khoẻ mạnh tạo điều kiện cho học tập và lao động có kết quả tốt. Tuy nhiên chương trình Sinh học lớp 8 lại rất nhiều lí thuyết nên học sinh rất ngại học thuộc, nếu có học thì thường là học vẹt vì vậy rất nhanh quên bài.

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học, đặc biệt là Sinh học lớp 8 đã 9 năm và đã tham gia nhiều chuyên đề của Sở, của Bộ GD- ĐT, đồng thời tôi trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp nhiều năm tôi nhận thấy: Kĩ năng trả lời câu hỏi Sinh học 8 của học sinh THCS chưa tốt . Học sinh khó nhận dạng, khó hiểu nội dung câu hỏi. Vậy nên tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng dạy môn Sinh- phân môn Sinh học 8 cho phù hợp với xu thể đi lên của xã hội, phù hợp với tâm sinh lí học sinh và mang lại sự hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học, để đạt kết quả cao trong các kì thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi.

Qua nhiều năm giảng dạy ở tất cả các khối lớp, các đối tượng học sinh khác nhau tôi đã vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp để rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân. Với đề tài ‘Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học lớp 8” Tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà ngày càng phát triển, phần nào giúp cho giáo viên, học sinh dễ dàng hơn trong việc dạy, học Sinh học, đặc biệt là trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học các cấp.

 

doc 57 trang Hoàng Giang 3752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Trần Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về cơ thể sinh vật- đó là những cơ thể sống. Qua chương trình Sinh học lớp 6, lớp 7 các em đã được nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của cơ thể thực vật, động vật, thấy được tính đa dạng và phong phú của thực vật, động vật cũng như sự thích nghi kì diệu của chúng với môi trường sống. Đồng thời các em cũng thấy được sự tiến hoá của cơ thể đến giản đến phức tạp và có cấu tạo ngày càng phù hợp với chức năng, ngày càng hoàn thiện đã phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài.
Bước sang chương trình sinh học lớp 8, các em sẽ được tìm hiểu sâu về con người là động vật thuộc lớp thú. Trong chương trình sinh học lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu về những điều bí ẩn trong chính bản thân mình, biết cách áp dụng các biện pháp vệ sinh , rèn luyện thân thể khoẻ mạnh tạo điều kiện cho học tập và lao động có kết quả tốt. Tuy nhiên chương trình Sinh học lớp 8 lại rất nhiều lí thuyết nên học sinh rất ngại học thuộc, nếu có học thì thường là học vẹt vì vậy rất nhanh quên bài.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học, đặc biệt là Sinh học lớp 8 đã 9 năm và đã tham gia nhiều chuyên đề của Sở, của Bộ GD- ĐT, đồng thời tôi trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp nhiều năm tôi nhận thấy: Kĩ năng trả lời câu hỏi Sinh học 8 của học sinh THCS chưa tốt . Học sinh khó nhận dạng, khó hiểu nội dung câu hỏi. Vậy nên tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng dạy môn Sinh- phân môn Sinh học 8 cho phù hợp với xu thể đi lên của xã hội, phù hợp với tâm sinh lí học sinh và mang lại sự hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học, để đạt kết quả cao trong các kì thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi. 
Qua nhiều năm giảng dạy ở tất cả các khối lớp, các đối tượng học sinh khác nhau tôi đã vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp để rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân. Với đề tài ‘Ứng dụng bản đồ tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học lớp 8” Tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà ngày càng phát triển, phần nào giúp cho giáo viên, học sinh dễ dàng hơn trong việc dạy, học Sinh học, đặc biệt là trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học các cấp.
II- ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Chương trình trung học cơ sở - Môn Sinh học lớp 8.
Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên một số tài liệu tham khảo chuyên môn.
- Kinh nghiệm của bản thân.
- Thực trạng lĩnh hội kiến thức của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
III- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Kiến thức Sinh học lớp 8.
- Địa điểm: Học sinh lớp 8 trường THCS Khánh Thuỷ, THCS Khánh Hồng, Khánh nhạc.
IV- NỘI DUNG
Kiến thức về Giải phẫu và sinh lí Người.
 Hướng dẫn trả lời các câu hỏi về “Giải phẫu và sinh lí Người” .
CHƯƠNG I- KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1. Bảng thành phần và nhiệm vụ chức năng của các hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động 
+ Cơ, xương
Nâng đỡ và b¶o vÖ c¬ thÓ, t¹o cö ®éng vµ di chuyÓn cho c¬ thÓ vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
+ Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến tụy, tuyến gan, tuyến nước bọt.
Tiếp nhận thức ăn, nước uống, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
Hệ tuần hoàn
+ Tim
+ Hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
+ Hệ bạch huyết
Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi tới các tế bào, đồng thời vận chuyển các chất thải, khí CO2  đến các cơ quan bài tiết.
Hệ hô hấp
+ Đường dẫn khí: mũi, họng, khí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi.
Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Đưa khí O2 vào và ra thải CO2
Hệ bài tiết
+ Da, phổi, thận
Lọc và thải các sản phẩm phân hủy của tế bào và các sản phẩm thừa độc hại.
Hệ thần kinh
+ Trung ương thần kinh: não, tủy sống.
+ Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh.
Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất.
Hệ nội tiết
+ Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy 
Tiết ra các hoccmoon để điều hòa trao đổi chất và chuyển hóa trong tế bào và cơ thể
Hệ sinh dục
+ Buồng trứng, tinh hoàn 
Sinh sản, duy trỳ nòi giống.
Câu 2. Cơ thể người gồm mấy phần chính, mỗi phần chứa những cơ quan nào?
* Cơ thể người gồm 3 phần:
- Đầu.
- Thân: 	+ Khoang ngực: Tim, phổi 
	+ Khoang bụng: Gan, dạ dày, thận, bóng đái, ruột non, ruột già 
	 Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bởi cơ hoành.
- Chi: 	
+ Chi trên:	- Phần cố định: xương đai vai
	- Phần tự do: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay, xương ngón tay.
+ Chi dưới:	- Phần cố định: xương đai hông	
	- Phần tự do: xương đùi, xương ống chân, xương bàn chân, xương ngón chân.
Câu 3. Nêu cấu tạo của tế bào, bộ phận nào của tế bào quan trọng nhất vì sao?
a. Cấu tạo của tế bào là:
- Màng sinh chất: 	+ Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
+ Bảo vệ các bộ phận ở bên trong và làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào và bao gồm các bào quan:
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển chất.
+ Riboxom: Nơi tổng hợp Prôtêin.
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng.
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
+ Bộ máy gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành protein và có vai trò quyết định trong di truyền.
+ Nhân con: Tổng hợp ARN riboxom (rARN)
b. Bộ phận quan trọng nhất của tế bào là nhân. Bởi vì nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 4. Mô là gì? Có những loại mô nào? Nêu chức năng chính của những loại mô.
a. Mô là tập hợp các tế bào chuyển hóa, cơ cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
b. Có 4 loại mô chính của cơ thể:
- Mô biểu bì: có chức năng bảo vệ hấp thu tiết.
- Mô liên kết: chức năng nâng đỡ liên kết các cơ quan.
- Mô cơ gồm: cơ trơn, cơ vân, cơ tim có chức năng co giãn.
- Mô thần kinh: tạo lên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
Câu 5. Bằng một ví dụ hãy phân tích vai trò của hệ thần kính trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
* Ví dụ: 
Khi chạy hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cùng tăng cường hoạt động như nhịp tim tăng, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh hơn và sâu hơn (hệ hô hấp), mồ hôi tiết ra nhiều hơn (hệ bài tiết) 
Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh (sơ đồ hình 2.3 SGK/9).
Câu 6. Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. Hãy giải thích và minh họa?
Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo lên cơ thể vì: 
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan lại có nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan lại được tập hợp bởi nhiều mô có nhiều chức năng giống nhau. Mỗi mô lại do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành.
- Mà tất cả các tế bào đều có thành phần cấu tạo rất giống nhau gồm màng sinh chất.
+ Chất tế bào: bào quan như lưới nội chất, riboxom, ti thể, trung thể, bộ máy gôngi.
+ Nhân: màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con.
 Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
Câu 7. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 
- Mỗi tế bào trong cơ thể đều gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
- Chất tế bào là nơi xảy ra các hoạt động sống như: 
- Ti thể: nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
- Riboxom: nơi tổng hợp protein.
- Bộ máy gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.
- Lưới nội chất: vận chuyển các chất trong tế bào.
- Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào và sinh sản của tế bào.
Vậy chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành sẽ tham gia vào quá trình sinh sản.
Câu 8. Phân biệt 4 loại mô.
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm 
cấu tạo
Các tế bào sếp xít nhau
Các tế bào nằm rải rác trong chất nền
Các tế bào dài xếp thành lớp, thành bó
Nơron và các tế bào thần kinh đệm, mỗi nơron gồm thân, sợi trục, sợi nhánh
Chức năng
Bảo vệ, hô hấp
Nâng đỡ liên kết các cơ quan
Co dãn tạo ra sự vận động của cơ quan và ở thể
Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin, điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường
Câu 9. Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết.
Mô biểu bì
Mô liên kết
Vị trí
Bao bọc mặt ngoài cơ thể hay lót ở mặt trong các cơ quan rỗng
Liên kết các cơ quan và khoang có thể hay cấu tạo mô máu, mô xương, mô mỡ, mô sụn.
Sắp xếp tế bào
Các tế bào xếp sít nhau
Các tế bào nằm rải rác trong chất nền và tách rời nhau.
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
	Câu 10. Phân biệt mô cơ vân, cơ trơn và cơ tim.
Cơ vân
Cơ trơn
Cơ tim
Đặc điểm cấu tạo
Tế bào có nhiều nhân, nhân ở phía ngoài, sát với màng có vân ngang
Tế bào có một nhân, nhân nằm giữa tế bào, không có vân ngang
Tế bào có nhiều nhân nhánh nhân nằm giữa tế bào có vân ngang
Sự phân bố trong cơ thể
Luôn gắn với xương (một số cơ phân bố ở các nội quan như cơ thắt vân ở cổ bàng quang, ở trực tràng)
Tham gia cấu tạo thành nội quan: thành dạ dày, bóng đái, ruột, thành mạch máu
Tạo nên thành của quả tim
Khả năng co giãn
Cơ dãn tạo nên sự vận động cơ thể theo ý muốn
Co dãn nhẹ
Co dãn làm cho tim co bóp, tạo lực đẩy để đẩy máu đi nuôi cơ thể 
Câu 11. Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn gồm những loại mô nào?
* Trên chiếc chân giò lợn gồm 4 loại mô.
- Mô biểu bì (da)
- Mô liên kết (sụn, xương, mỡ, máu, sợi)
- Mô cơ vân (bắp cơ)
- Mô thần kinh
Câu 12. Phản xạ là gì? Lấy ví dụ về phản xạ.
Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
* Ví dụ:
- Tay chạm vào vật nóng thị rụt lại.
- Đèn chiếu sáng vào mắt thì đồng tử co lại.
- Thức ăn chạm vào miệng thì tuyến nước bọt tiết ra nước bọt 
Câu 13. Nêu khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ, so sánh cung phản xạ với vòng phản xạ.
- Cung phản xạ là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh (não và tủy sống) đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau và đường liên hệ ngược nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể một kích thích nào đó.
* So sánh giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
Giống nhau
- Đều là đường lan truyền xung thần kinh có kích thích tác động lên cơ thể.
- Đều có chức năng giúp cơ thể phản ứng lại các kích thích.
Khác nhau
- Cung phản xạ là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh (não và tủy sống) đến cơ quan phản ứng.
- Chi phối một phản ứng.
- Thời gian ngắn hơn.
- Mang nhiều tính năng hơn.
- Vòng phản xạ là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau và đường liên hệ ngược nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể một kích thích nào đó.
- Chi phối nhiều phản ứng.
- Thời gian dài hơn.
- Có thể có sự tham gia của ý thức. 
CHƯƠNG II- VẬN ĐỘNG
Câu 1. Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? Nêu chức năng của bộ xương người.
a. Bộ xương người gồm 3 phần.
- Xương đầu: xương sọ và xương mặt.
- Xương thân.
+ Lồng ngực gồm nhiều xương sườn gắn với cột sống ở phía sau và gắn với xương ức ở phía trước để bảo vệ tim, phổi.
+ Cột sống do nhiều đốt sống khớp với nhau.
b. Chức năng của bộ xương.
- Bộ xương là bộ phận nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
* Ví dụ:
- Hộp sọ bảo vệ não, cột sống bảo vệ tủy sống.
- Xương là nơi bám của các cơ, xương phối hợp với cơ tạo ra bộ máy vận động cơ thể, giúp cơ thể vận chuyển thực hiện các công việc trong đời sống và phản ứng trước tác động của môi trường.
- Bộ xương làm cho cơ thể có hình dạng nhất định.
Câu 2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
Xương tay
Xương chân
Giống nhau
- Đều được cấu tạo bởi 2 bộ phận là:
+ Phần cố định: xương đai
+ Phần tự do
Khác nhau
- Xương đai gồm xương dẹt (xương bả vai) và xương dài (xương đòn)
- Phần cẳng tay gồm xương trụ và xương quay tạo nên khớp bán động.
- Có chức năng là bộ phận lao động của cơ thể.
- Phần đai gồm có xương dẹt (xương chậu) và xương ngắn (các xương đốt sống cùng)
- Phần cẳng chân gồm xương chày và xương mác tạo thành khớp bất động.
- Có chức năng chống đỡ và tham gia vận chuyển cơ thể.
Sự khác nhau có ý nghĩa
- Ở tay có các khớp bàn tay và cổ tay linh hoạt, đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.
- Ở chân xương cổ chân và xương gót phát triển lùi về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
	Câu 3. Trình bày sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỷ lệ sọ, mặt
Lồi cằm ở xương mặt
- Lớn
- Nhỏ
- Nhỏ
- Lớn
Cột sống
Lồng ngực
- Cong 4 chỗ
- Nở sang hai bên
- Cong hình cánh cung
- Nở theo hướng lưng bụng
Xương chậu
Xương đùi
Xương bàn chân
Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)
- To và nở rộng
- To và khỏe
- Hình vòm, ngón ngắn
- Phát triển về phía sau
- Hẹp
- Nhỏ
- Phẳng, ngón dài
- Nhỏ
Câu 4. Phân tích đặc điểm tiến hóa của bộ xương, hệ cơ người, thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Đặc điểm cấu tạo
Sự thích nghi
Xương
- Lồng ngực nở sang hai bên và hẹp theo hướng trước sau.
- Để dồn trọng lượng các nội quan lêm xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho chi trên (đôi tay) khi lao động.
- Cột sống đứng có dạng chữ S cong ở 4 chỗ.
- Chịu đựng trọng lượng của đầu và tác dụng chấn động từ các chi dưới (đôi chân) dồn lên trong lúc di chuyển.
- Xương chậu nở, rộng, xương đùi to.
- Giúp chịu đựng trọng lượng của các nội quan của cơ thể.
- Xương gót phát triển và lồi về phía sau. Các xương bàn chân khớp tạo thành hình vòm.
- Để di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương chân và cơ thể khi vận động.
- Xương sọ phát triển tạo điều kiện cho não và hệ thần kinh phát triển.
- Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức lớn hơn.
- Các xương cử động của chi trên khớp động và linh hoạt đặc biệt là xương ngón tay.
- Giúp chi trên cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm chế tạo công cụ lao động và thực hiện các động tác lao động dễ dàng.
Cơ
- Các cơ vận động chi như cơ đùi, cơ bắp chân, bắp tay phát triển.
- Giúp tạo cử động linh hoạt giúp cơ thể di chuyển và lao động dễ dàng.
Câu 5. Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người.
- Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hóa khác với động vật.
+ Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay.
+ Cơ chân lớn khỏe, cử động của chân chủ yếu là gập và duỗi.
- Ở người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển, cơ mặt phân hóa giúp con người biểu lộ tình cảm.
Câu 6. Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương.
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương.
- Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương nên cơ thể không cao thêm đươc.
- Xương dài ra là nhờ sự phân chia của 2 đĩa sụn tăng trưởng nằm tiếp giáp giữa hai đầu xương với thân xương.
Câu 7. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với tính chất, chức năng của xương? Giải thích tại sao xương động vật đun sôi lâu tì bở, ở người già vì sao xương giòn, dễ bị gãy và chậm phục hồi?
a. Thành phần hóa học của xương gồm:
- Chất hữu cơ (cốt giao) chiếm 1/3 thành phần hóa học của xương có vai trò tạo nên tính đàn hồi và dẻo dai cho xương.
- Chất vô cơ (các muối khoáng) chiếm 2/3 chủ yếu là muối canxi và phootspho có vai trò tạo nên tính rắn chắc cho xương. Nhê vËy x­¬ng v÷ng ch¾c, lµ trô cét cña c¬ thÓ.
b. Xương động vật hầm lâu thì bở vì: khi hầm lâu thì các chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước xương hầm thường sánh và ngọt, phần còn lại là chất vô cơ (không đ ược li ên kết với chất cốt giao) nên xương bở.
c. Ở người già xương thường giòn, dễ bị gãy và chậm phục hồi vì: ở người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỷ lệ chất cốt giao giảm nên xương giảm tính dẻo dai và rắn chắc đồng thời xương trở nên xốp giòn và dễ gãy và sự phục hồi diễn ra rất chậm.
Ngoài ra chất hữu cơ còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng xương mà tuổi già tỷ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy rất chậm phục hồi.
Câu 8. Trong xây dựng và kiến trúc người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào?
Trong xây dựng (xây cầu, cột trụ ) thường được kiến trúc hình ống, còn móng nhà, cầu, mái thì được xây theo kiểu hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực.
Đây chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương dài.
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
Câu 1. Lập bảng phân biệt hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu về cấu tạo và chức năng.
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
Cấu tạo
- Mầu đỏ
- Không màu
- Không màu
- Hình đĩa lõm 2 mặt
- Đa dạng và có thể thay đổi
- Đa dạng
- Không có nhận
- Có nhân
- Có nhân
- Kích thước thường nhỏ hơn so với bạch cầu và lớn hơn so với tiểu cầu
- Có kích thước lớn nhất so với hồng cầu và tiểu cầu
- Có kích thước nhỏ nhất so với hồng cầu và bạch cầu
Chức năng
- Vận chuyển khí Oxi và CO2 cho tế bào
- Tham gia bảo vệ cơ thể
- Có vai trò trong sự đông máu
Câu 2. Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của môi trường trong? Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan bộ phận nào trong cơ thể?
a. Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Chúng có mối quan hệ với nhau là:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đỗ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
b. Vai trò của môi trường trong là: Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất và thông qua các cơ quan như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
c. Ta có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan bôh phận trên cơ thể.
Câu 3. Trình bày thành phần cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn gồm hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết.
a. Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch.
* Tim.
- Cấu tạo: (SGK)
+ Tim hình chóp ngược, nằm trong lồng ngực hơi lệch về phía trái.
+ Tim gồm 4 ngăn: 	- Tâm nhĩ trái
	- Tâm nhĩ phải
	- Tâm thất trái
	- Tâm thất phải
+ Tâm thất dày hơn tâm nhĩ nên khi co sẽ tạo ra lực lớn nhất đẩy máu đi vào động mạch, tâm nhĩ mỏng hơn nên khi co sẽ tạo ra lực đẩy nhở đẩy máu xuống tâm thất.
+ Nửa tim bên trái dày hơn nửa tim bên phải.
+ Tim được cấu tạo bởi các mô cơ tim và mô liên kết.
+ Giữa các ngăn tim có các van tim.
+ Van 2 lá giữa tâm nhĩ và tâm thất.
+ Van 3 lá (van tổ chim) giữa tâm thất ra động mạch.
- Chức năng:	 
+ Là nơi chứa máu.
+ Hoạt động co bóp của tim tạo lực đẩy giúp đẩy máu vào trong hệ mạch để đưa máu đến các tế bào trong cơ thể.
* Hệ mạch gồm: tĩnh mạch, động mạch và mao mạch.
+ Chức năng: Hệ mạch có vai trò vận chuyển máu (oxi và chất dinh dưỡng) đến các tế bào và thu nhận các chất thải, khí CO2 đưa đến cơ quan bài tiết.
b. Hệ tuần hoàn bạch huyêt.
- Gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ, mỗi phân hệ gồm những mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết.
- Hệ bạch huyết có vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
+ Phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở nửa trên, bên phải của cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
+ Phân hệ lớn thu bạch huyết ở phần dưới và nửa trên bên trái cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn trái, tất cả sẽ hòa vào máu ở tĩnh mạch rồi đổ về tim.
- Hệ bạch huyết chỉ có tĩnh mạch mà không có động mạch.
Câu 4. Phân biết các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng.
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
Cấu tạo
- Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.
- Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch.
- Thành mỏng chỉ có một lớp biểu bì nhỏ và phân nhiều nhánh.
- Lòng hẹp hơn tĩnh mạch, không có van.
- Lòng rộng hợn động mạch, có van.
- Lòng hẹp, nhỏ
Chức năng
- Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn vận tốc cao.
- Dẫn máu từ các cơ quan về tim với áp lực nhỏ nhưng vận tốc cũng tương đối cao.
- Trao đổi chất giữa máu với các tế bào đạt hiệu quả cao do máu chảy rất chậm.
Câu 5. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Các bạch cầu đã bảo vệ cơ thể thông qua các cơ chế là:
- Sự thực bào: là hiện tượng các bạch cầu mono và trung tính hình thành chân giả để bắt và nuốt virut, vi khuẩn.
- Sự tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên (do bạch cầu lumpho B)
- Sự phá hủy các tế bào của cơ thể đã bị nhiễm bệnh (nhiễm virut, vi khuẩn) do bạch cầu limpho T.
* Chú ý: 
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể, kháng nguyên cơ ở trên bề mặt virut, vi khuẩn, trong các nọc độc của ong, rắn 
- Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế ổ khóa – chìa – khóa tức là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.
Câu 6. Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Hãy giải thích và cho ví dụ, so sánh miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo?
a. Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó dù sống trong môi trường có tác nhân gây bệnh.
b. Các loại miễn dịch.
- Miễn dịch tự nhiên: là hiện t ượng từ lúc mới sinh ra cơ thể đã không bị 
mắc 1 số bệnh nào đó hoặc cơ thể đã từng bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó và sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa hoặc một thời gian sau mới mắc lại bệnh đó. (miễn dịch tập nhiễm). 
+ MD bẩm sinh: Có từ lúc mới sinh ra do đặc điểm di truyền của loài. Do 
cơ thể có khả năng diệt khuẩn đối với 1 số vi khuẩn nào đó hoặc cơ thể có
 sẵn 1 chất kháng độc nào đó.
Ví dụ: Loài người không bao giờ mắc toi gà, lở mồm long móng 
+ MD tập nhiễm: được hình thành sau khi có sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn nào đó mà cơ thể đã kháng lại được.
Ví dụ: bệnh quai bị, sởi, đậu 
- Miễn dịch nhân tạo: 
+ Miễn dịch chủ động: do chủ động tiêm văcxin để phòng bệnh.
* Ví dụ: Tiêm vacxin phòng bệnh như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, tiêm vacxin tức là đưa vào cơ thể những vi khuẩn đã được làm yếu đi hoặc những vi khuẩn đã chết hay chất độc do vi khuẩn tiết ra để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể, kháng thể sẽ chịu được lưu trữ trong máu nên khi có vi khuẩn của bệnh đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị tiêu diệt ngay nên không thể gây bệnh được.
+ Miễn dịch thụ động: do tiêm vào cơ thể những chất kháng độc ( huyết thanh) được lấy từ cơ thể động vật đã có khả năng MDNT chủ động để chữa bệnh.
* Ví dụ: Tiên huyết thanh chữa chó dại cắn kháng thể này được lấy ra từ huyết thanh của các con vật như thỏ, ngựa đã bị gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn đã bị làm yếu đi, con vật sẽ mắc bệnh nhẹ và cơ thể của nó sẽ tạo ra kháng thể chống lại bệnh này.
Câu 7. Vacxin là gì? Vì sao con người có khả năng miễn dịch sau khi tiêm vacxin hoặc sau khi bị mắc một bệnh nào đó.
a. Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó hoặc đã được làm yếu đi hoặc chết dùng tiêm vào cơ thể để tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh đó.
b. Còn những người có khả năng miễn dịch sau khi tiêm vacxin là vì: Tiêm vacxin chính là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn hoặc vi khuẩn đã bị làm yếu đi, tức là đã đưa vào cơ thể kháng nguyên nhưng đã được làm yếu đi nên khi vào cơ thể chúng không đủ khả năng gây hại. Nhưng lại có tác dụng kích thích các tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể, kháng thể này sẽ tồn tại (dự trữ) ở trong máu nên giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đó.
c. Con người có khả năng miễn dịch sau khi bị mắc một bệnh nào đó là vì: khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn đã tiết ra độc tố đó chính là kháng nguyên nên kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đó vẫn còn lại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đó.
Câu 8. Vì sao khi tiêm vacxin phòng bệnh sởi thì người ta không mắc bệnh sởi nữa?
* Là vì:
- Tiêm vacxin phòng sởi là đưa kháng nguyên vào cơ thể.
- Kháng nguyên sẽ kích thích tế bào bạch cầu limpho B tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên và tạo thành các tế bào tập trung ở các tổ chức bạch huyết.
 - Khi có kháng nguyên (vi trùng sởi) xâm nhập vào cơ thể thì các tế bào tập trung ở các tổ chức bạch huyết sẽ hoạt động để sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt vi trùng sởi.
Vì vậy người ta không bị mắc bệnh sởi.
Câu 9. Phân biệt miễn dịch nhân tạo chủ động và miễn dịch nhân tạo thụ động.
Miễn dịch nhân tạo chủ động
Miễn dịch nhân tạo thụ động
- Tiêm chủng vào cơ thể (khỏe mạnh) những vi khuẩn đã chết hoặc vi khuẩn đã được làm yếu đi hay các chất độc do vi khuẩn tiết ra để tạo ra một chất kháng độc dự trữ, khi có vi khuẩn các bệnh đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng cũng không thể gây bệnh được.
- Tiêm vào cơ thể (khi đã mắc bệnh) chất kháng độc dự trữ lấy ra từ huyết thanh của một số vật nuôi (thỏ, ngựa ) đã được gây bệnh bằng cách tiêm chủng loại bệnh đó. Sau khi tiêm vài giờ sự miễn dịch sẽ được tạo thành người mắc bệnh sẽ khỏi bệnh. 
- Thuốc chủng có tính chất phòng bệnh
- Huyết thanh có tính chất chữa bệnh.
Câu 10. Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? Trình bày cơ chế đông máu?
a. Các tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương các tiểu cầu bị vỡ ra và giải phóng Enzim. Trong huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Enzim do tiểu cầu giải phóng ra làm cho chất sinh tơ máu biến thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố Ca+ + (sơ đồ SGK)
b. Ý nghĩa của sự đông máu.
- Đông máu tạo ra cục máu đông bịt kín chỗ đứt của mạch máu giúp hạn chế chảy máu, hạn chế sự mất máu cho cơ thể.
c. Có thể ngăn sự đông máu bằng cách nào?
* Giải thích cách làm:
- Dùng đũa khuấy nhẹ một lúc vào cốc đựng máu tươi của gà vịt thì sau đó máu sẽ không đông được nữa.
- Máu đông tự nhiên khi ra khỏi mạch máu, trong máu có sự hình thành tơ máu (sợi fibrin) sợi tơ máu đan kết lại tạo thành mạng lưới bao vây lấy các tế bào máu tại các mắt lưới tạo thành cục máu đông. Khi dùng đũa khuấy vào cốc máu thì tơ máu tạo ra sẽ quấn vào đũa mà không bao vây lấy các tế bào máu nên máu sẽ không đông lại được.
Câu 11. So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- Vòng tuần hoàn lớn.
	ĐMCT → MMCT → TMCT
TNT → TTT → ĐMC 	TNP
	ĐMCD → MMCD → TMCD
	- Vòng tuần hoàn nhỏ.
TNP → TTP → ĐMP → MMP → TMP → TNT
a. Giống nhau.
- Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chất chu kỳ.
- Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong vòng tuần hoàn máu.
b. Khác nhau.
Vòng tuần hoàn lớn
Vòng tuần hoàn nhỏ
- Xuất phát từ TNT
- Xuất phát từ TNP
- Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu khí Oxi) theo động mạch chủ đến các cơ quan.
- Máu rời tim là máu đỏ thẫm (nghèo Oxi) theo động mạch phổi đến phổi. 
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và tế bào
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu với phế nang của phổi.
- Sau sự trao đổi khí máu trở nên nghèo Oxi đổ về tim ở tâm nhĩ phải.
- Sau khi trao đổi khí máu trở nên giàu Oxi đổ về tim ở tâm nhĩ phải.
- Cung cấp khí Oxi cho tế bào và mang khí CO2 ra khỏi tế bào.
- Đưa khí CO2 từ máu qua phế nang để đào thải ra ngoài và nhận khí O2 cho máu.
Câu 12. Có mấy nhóm máu? Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên tắc truyền máu? Cho biết tác hại của việc truyền máu không tuân thủ nguyên tắc trên.
a. Có 4 nhóm máu:
- Nhóm máu A
- Nhóm máu B
- Nhóm máu AB
- Nhóm máu O
Nhóm máu
Kháng nguyên trong hồng cầu
Kháng thể trong huyết tương
A
A
B
B
B
α
AB
A và B
Không có kháng thể
O
Không có kháng nguyên
α và β
	b. Sơ đồ: Cho và nhận của các nhóm máu.
	A
	A
	O	 O	AB 	 AB
	B
	B
c. Các nguyên tắc truyền máu.
- Khi truyền máu cần làm các xét nghiệm trước để lựa chọn máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (Hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
- Nếu truyền máu mà không tuân thủ những nguyên tắc trên có thể dẫn đến hiện tượng hồng cầu của máu cho sau khi vào cơ thể người bệnh bị kết dính lại do yếu tố kháng nguyên trong hồng cầu máu cho bị yếu tố kháng thể trong huyết tương của người nhận máu chống lại gây kết dính dẫn đến tắc mạch làm cho tuần hoàn máu không được tiến hành và gây chết người.
* Chú ý: 
- Nhóm máu người cho:	
- Nhóm máu người nhận:	
- Nếu hồng cầu của người cho không bị kết dính trong huyết tương của người nhận thì có thể truyền máu được.
- Nếu hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận thì sẽ không thể truyền máu được.
Câu 13. Người có nhóm máu A có thể cho người nhóm máu B được không? Vì sao? Vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho các nhóm máu khác? Vì sao nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận của các nhóm máu khác? Người có nhóm máu AB có thể nhận máu của những người có nhóm máu nào?
a. Người có nhóm máu A không thể cho người có nhóm máu B vì:
- Người cho có nhóm máu A nên trong hồng cầu có kháng nguyên A
- Người nhận có nhóm máu B nên trong huyết tương có kháng thể α mà kháng thể α gây kết dính kháng nguyên A nên sẽ làm tắc mạch máu. Vậy người có nhóm máu A không thể cho người nhóm máu B.
b. Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho các nhóm máu khác là vì: 
- Người cho có nhóm máu O nên trong hồng cầu không có kháng nguyên nào.
- Người nhận có nhóm máu A nên trong huyết tương có kháng thể β.
- Người nhận có nhóm máu B nên trong huyết tương có kháng thể α.
- Người nhận có nhóm máu AB nên trong huyết tương khô

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ban_do_tu_duy_trong_boi_duong.doc