Tổng hợp 40 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 (có gợi ý)

Tổng hợp 40 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 (có gợi ý)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười.

Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?

Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan.

Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.

Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?

Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao?

(Trích Bài học của thầy - Trang 32 - NXB Hà Nội - Năm 2016)

Câu 1: Chỉ ra một biểu hiện của thái độ sống lạc quan được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Hình ảnh “con số không” trong đoạn tríchcó ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”.

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên? Vì sao?

 

docx 50 trang hapham91 536225
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 40 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 9 (có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười.
Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?
Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan.
Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao?
(Trích Bài học của thầy - Trang 32 - NXB Hà Nội - Năm 2016)
Câu 1: Chỉ ra một biểu hiện của thái độ sống lạc quan được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Hình ảnh “con số không” trong đoạn tríchcó ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”.
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên? Vì sao?
GỢI Ý:
Câu 1: 
Học sinh nêu được một trong các biểu hiện của thái độ sống lạc quan:
- Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát.
- Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình.
- Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ.
Câu 2: 
Hình ảnh “con số không” tượng trưng cho những mất mát, thất bại mà con người cần phải đối diện và vượt qua trong cuộc sống.
Câu 3: 
Giải thích quan niệm “Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”:
- “Bước vào vòng số không” là khi cuộc sống rơi vào khó khăn, thất bại thậm chí bế tắc, tuyệt vọng.
- “Hít một hơi dài rồi vùng vẫy” là nỗ lực để thoát ra tìm cơ hội vươn lên.
Õ Ý kiến đưa lời nhắc nhở về lối sống chủ động, tích cực, không đầu hàng trước khó khăn, thử thách.
Câu 4: 	
Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất:
-Thí sinh có thể lựa chọn một thông điệp rút ra từ đoạn trích như:
+ Sống lạc quan, luôn hướng về tương lai
+ Sống mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh 
-Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách thuyết phục.
ĐỀ SỐ 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung – Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)
Câu 1: Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới, thế giới trong mắt họ là gì? 
Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong câu: “Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy”. 
Câu 3: Theo anh/ chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”? 
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? 
GỢI Ý:
Câu 1: 
Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: so sánh 
- Giá trị của biện pháp tu từ: Bằng việc so sánh “thế giới cũng chật hẹp như những lối mòn quen thuộc và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ”, câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động hơn.
Câu 3: 
Tác giả cho rằng “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”, vì:
- Người đi tiên phong là người tự mình mở ra một con đường mới, một hướng đi mới mà trước đó chưa có ai từng đi, hoàn toàn khác biệt với những hướng đi trong truyền thống. Đó là hướng đi mới nên chưa được kiểm chứng, chính vì vậy có thể không được mọi người đồng tình và ủng hộ. 
- Nhưng tương lai mỗi người là do chính mình quyết định, vì vậy mỗi người “phải tự mở đường cho tương lai của mình”. Dẫu con đường ấy có đơn độc nhưng có thể đưa mỗi người đến thành công trong tương lai.
Câu 4: 
HS có thể lựa chọn thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:
- Thông điệp phải có trong đoạn trích.
- Nêu được ý nghĩa của thông điệp đó với bản thân.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
ĐỀ SỐ 3
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò...sung chát đào chua...
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? 
Câu 2: Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Câu 3: Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? 
Câu 4: Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con? 
GỢI Ý:
Câu 1:
 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2:
 Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu”, “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.
Câu 3: 
Tâm tư, tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.
Câu 4: 
Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”. “Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, hai câu thơ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.
ĐỀ SỐ 4
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
GỢI Ý:
Câu 1: 
Văn bản trên thuộc thể thơ tự do.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Như gió nước không thể nào nắm bắt
- Tác dụng: hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
Câu 3:
Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Câu 4:
Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 - 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
ĐỀ SỐ 5
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
(1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên "Dạ minh châu" của Đường Minh Hoàng, khúc "Nghê thường vũ y" của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.
(Trích Tự học-một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi "thấy chán những con số" thì "bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai"? 
Câu 4: Anh/ chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
GỢI Ý:
Câu 1:
Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.
Câu 2:
Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh. HS Trả lời đúng theo một trong các cách trên
Câu 3:
Tác giả cho rằng khi"thấy chán những con số" thì "bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai", bởi vì "coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai" sẽ giúp ta thư giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
Câu 4:
Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ SỐ 6
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.
Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.
Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.
Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa thành câu chuyện đau buồn.
Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)
Câu 1: Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản.
Câu 2: Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống? 
Câu 3: Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn? 
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì sao? 
GỢI Ý:
Câu 1: 
Đặc tính nổi bật của tấm gương: trung thực, chân thành, thẳng thắn, trong sạch, không biết nói dối hay nịnh hót, ác độc với bất cứ ai
Câu 2:
Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách, phẩm chất của con người.
Câu 3: 	
Thái độ tác giả biểu đạt qua bài văn: biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.
Câu 4:
Học sinh trình bày quan điểm riêng và cần có những lí giải thuyết phục. Có thể theo hướng: đồng tình với ý kiến:
Vì: Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; nhưng vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng. Trong cuộc sống, con người cần biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng điều quan trọng hơn là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người.
ĐỀ SỐ 7
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? 
GỢI Ý:
Câu 1: 
Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh
Câu 2:
Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 3: 
Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4: 
HS bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.
ĐỀ SỐ 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc.
(Nguồn ngày 9-5-2014)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào? 
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống 
Câu 4: Đặt nhan đề cho văn bản trên. 
GỢI Ý:
Câu 1: 
Phương thức tự sự
Câu 2: 
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là phép điệp cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). 
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người.
Câu 3: 
Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến những người nông dân, công nhân trong cuộc sống
Câu 4: 
Nhan đề của văn bản: Yêu Tổ quốc, hoặc Tổ quốc của tôi.
ĐỀ SỐ 9
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang ”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.
 (Trích Bài thơ quê hương- Nguyễn Bính)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra: ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2).
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ.
Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3).
GỢI Ý:
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
Câu 2:
- Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế.
- Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Khởi nghĩa Bà Triệu; Khởi nghĩa Lam Sơn; Hội nghị Diên Hồng.
Câu 3: 
Chỉ ra được hai biện pháp nghệ thuật (điệp ngữ, liệt kê, ) và nêu được tác dụng của chúng (tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc). 
Câu 4: 
Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào. 
ĐỀ SỐ 10
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)
GỢI Ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/ bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Câu 3:
- Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió; ...) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;...)
- Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
Câu 4: Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ SỐ 11
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4: Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.
GỢI Ý:
Câu 1: 
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2:
Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3: 
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4: 
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.
ĐỀ SỐ 12
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!”
(Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1: Xác đinh phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của mình, anh/ chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)
GỢI Ý:
Câu 1: 
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: 
Nội dung chính của văn bản trên:
- Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
- Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
Õ Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3:
- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý...
- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt... và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa...
Câu 4: 
Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
ĐỀ SỐ 13
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
(...) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?
Câu 3: Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam".
Câu 4: Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/ năm. Từ thực trạng này, anh/ chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
GỢI Ý:
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ của v

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_40_de_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_9_co_goi_y.docx