Tổng hợp một số đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9

Tổng hợp một số đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

 Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ,

Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)

Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì?

Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích.

Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều?

 

docx 27 trang hapham91 12052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp một số đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 Tiết 36, 37
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cao
Câu-Điểm
Tỉ lệ
I. Phần: Đọc –Hiểu
NL: Ngoài chương trình
- Nhận biết phương thức biểu đạt từ ngữ xưng hô và sắc thái của việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Nêu khái quát nội dung đoạn trích.
- Giải thích ngữ liệu trong đoạn trích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
Số câu: 4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II . Tạo lập văn bản
 1.Viết đoạn văn (200 chữ)
Trình bày suy nghĩ nội dung câu chuyện
Viết đoạn văn 
2.Viết bài văn
Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả tưởng tượng hai mươi năm sau về thăm trường cũ
Viết bài văn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
1 câu
5 điểm 
Số câu: 2
Số điểm:7 Tỉ lệ: 70 %
Tổng câu
Điểm 
Tỉ lệ
2 câu 
1 đ 
10%
1 câu
1 đ 
10%
2 câu
3 đ 
30 %
1 câu
5đ 
50%
Số câu: 6
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 Đề bài 
 PHẦN I (3.0 điểm): ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2 : Tìm từ ngữ xưng hô trong câu chuyện trên. 
Câu 3: Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? 
Câu 4: Nêu nội dung khái quát câu chuyện. 
PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 2 (5.0 điểm) : Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một mùa hè em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động .
 HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾT 36,37 NGỮ VĂN 9
PHẦN I
Câu 1
Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 2:
Từ ngữ xưng hô: Thầy, em, họ
Câu 3: Từ ngữ xưng hô thể hiện sắc thái tôn trong và thân thiện giữa thầy giáo và học sinh.	
Câu 4: Học sinh rình bày ý nghĩa của câu chuyện: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, chúng ta đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
PHẦN II: 
Câu 1: HS trình bày đúng đoạn văn và nêu được bài học được rút ra từ câu chuyện.
Câu 2: 
Mở bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ ,vị trí của mình khi viết thư cho bạn 
- Cảm xúc của “tôi” 
 2, Thân bài:
- Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những đổi thay (gắn với cảnh ngày hè) 
+ Nhà trường lớp học như thế nào?
+ Cảnh thiên nhiên ra sao?
- Tâm trạng của mình 
+ Trực tiếp xúc động như thế nào?
+ Kỷ niệm gợi về là gì?
+ Kỷ niệm với người viết thư 
- Kết thúc buổi thăm như thế nào?
 3, Kết bài:
Suy nghĩ về ngôi trường. Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp
 Kết thúc t
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 Tiết 48
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cao
Câu-Điểm
Tỉ lệ
I. Phần: Đọc –Hiểu
NL: Từ VB: Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ)
- Nhận biết từ ngữ xưng hô và sắc thái của việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Nêu khái quát nội dung đoạn trích.
- Giải thích ngữ liệu trong đoạn trích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
Số câu: 4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II . Tạo lập văn bản
 1.Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)
Trình bày suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN
Viết đoạn văn về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ.
2.Viết bài văn
Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả về hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều
Viết bài văn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
1 câu
5 điểm 
Số câu: 2
Số điểm:7 Tỉ lệ: 70 %
Tổng câu
Điểm 
Tỉ lệ
2 câu 
1 đ 
10%
1 câu
1 đ 
10%
2 câu
3 đ 
30 %
1 câu
5đ 
50%
Số câu: 6
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 Đề bài
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
 Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ,
Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)
Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. 
Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? 
Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. 
Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều?
 Bài làm 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 48 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
1
Chàng, thiếp.
0,5
2
Cổ xưa.
0,5
3
Lời dặn dò chồng một cách đằm thắm đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương.
1,0
4
- Thể hiện sự cảm thông của Vũ Nương với những vất vả gian lao mà Trương Sinh phải gánh chịu ở chiến trường.
- Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.
1,0
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)
1
HS viết được đoạn văn theo yêu cầu, song cần đảm bảo nội dung: trình bày được suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN: hiền lành, hết lòng chăm lo cho gia đình; đảm đang tích cực trong công việc; giỏi việc nước, đảm việc nhà 
2,0
2
- Về hình thức:Yêu cầu HS xác định được thể loại bài viết: tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả; trình bày đảm bảo bố cục văn bản, lời văn diễn đạt rõ ràng 
- Về nội dung:HS cần đảm bảo các ý sau.
Mở bải(giới thiệu chung)
Họ là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, hiếu thảo, thuỷ chung ( 0.5 đ).
*Thân bài” 
- Vẻ đẹp bên ngoài: Nhan sắc, tài năng( 1đ)
- Vẻ đẹp tâm hồn: phẩm chất, hiếu thảo, thuỷ chung, khát vọng tự do (dẫn chúng) ( 1 đ)
- Số phận: bi kịch, đau khổ, oan khuất (dẫn chứng)(1đ )
- Kết bài: ý kiến cá nhân (cảm nhận)( 0.5 đ)
Điểm chưa tối đa: Mở bài chưa đúng, cách trình bày các ý chưa rõ ràng, thiếu nội dung về số phận hoặc về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Vũ Nương
0,5
4,5
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 Tiết 68, 69
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cao
Câu-Điểm
Tỉ lệ
I. Phần: Đọc –Hiểu
NL: Ngoài chương trình
- Nhận biết những việc làm và những kho khăn của nhân vật trong truyện
 Thành tích của nhân vật gợi suy nghĩ gì.
- Trình bày nội dung câu chuyện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
Số câu: 4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II . Tạo lập văn bản
 1.Viết đoạn văn (200 chữ)
Trình về ý thức tự giác trong học tập
Viết đoạn văn 
2.Viết bài văn
Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô.
Viết bài văn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
1 câu
5 điểm 
Số câu: 2
Số điểm:7 Tỉ lệ: 70 %
Tổng câu
Điểm 
Tỉ lệ
2 câu 
1 đ 
10%
1 câu
1 đ 
10%
2 câu
3 đ 
30 %
1 câu
5đ 
50%
Số câu: 6
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 Đề bài
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN
	Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều , thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .
Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết, Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân, viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn . Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp , cứng đờ.
	Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10 . Năm 2002, Phú đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không có tay như Phú.	
	 ( Sưu tầm)
Câu 1: Bạn Phú trong bài đã thiếu hẳn đôi tay nhưng đã biết làm những công việc gì? 
Câu 2: Phú đã gặp những khó khăn gì khi tập viết bằng chân? 
Câu 3: Phú đã đạt được những thành tích gì trong học tập ? 
Câu 4: Nội dung câu chuyện này là gì? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1: Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu về ý thức tự giác trong học tập.
Câu 2: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
Đáp án tiết 68,69
1.Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm , mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. (1 điểm)
2.Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn . Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp , cứng đờ. (0,5 
3.Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10 . Năm 2002, Phú đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp” của huyện. (0,5 đ) 
4. Tấm gương vượt khó học tập của bạn Phú (1đ) 
Phần 2
Câu 1: (2.0 điểm)
-Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu 
-Đúng đề tài :1 đ
Câu 2: 5.0 điểm
* Mở bài: 
Giới thiệu tình huống nảy sinh câu chuyện, kỉ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa nhất.
* Thân bài:
- Kể được nội dung câu chuyện: 
+ Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm?
+ Kỉ niệm về việc gì? Tại sao đáng nhớ?
+ Bài học về tình cảm đạo lí (miêu tả nội tâm).
+ Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống (nghị luận).
- Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận: 
* Kết bài: 
- ý nghĩa của kỉ niệm ấy trong cuộc đời học sinh của mình.
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
* Văn phong, chính tả: 
- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hết giờ thu bài về nhà chấm.
- Học sinh chuẩn bị bài: "Người kể chuyện trong văn bản tự sự".
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 74
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cao
Câu-Điểm
Tỉ lệ
I. Phần: Đọc –Hiểu
NL: Ngoài chương trình
- Nhận biết câu dẫn trực tiếp
Chuyển câu dẫn trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp.
- Nêu khái quát nội dung đoạn trích.
Trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0.5 điểm
Tỉ lệ: 5 %
3 câu
2.5điểm
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II . Tạo lập văn bản
 1.Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)
Trình bày suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN
Viết đoạn văn về thông điệp được gửi gắm qua hình ảnh cánh diều
2.Viết bài văn
 Bài văn ngắn về khát vọng cuộc sống
Viết bài văn ngắn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
1 câu
5 điểm 
Số câu: 2
Số điểm:7 Tỉ lệ: 70 %
Tổng câu
Điểm 
Tỉ lệ
1 câu
0.5 điểm
Tỉ lệ: 5 %
3 câu
2.5điểm
Tỉ lệ: 25 %
2 câu
3 đ 
30 %
1 câu
5đ 
50%
Số câu: 6
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Đề bài:
 PHẦN II : ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định câu dẫn trực tiếp.
Câu 2 (0,5 điểm). Chuyển câu được dẫn trực tiếp tìm được thành câu dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn là gì?
PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) : Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều?
 Trình bày trong khoảng 3 đến 5 câu.
Câu 2.( 5.0 điểm) : Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾT 74 NGỮ VĂN 9
 PHẦN II : ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Câu 1 : Câu dẫn trực tiếp : “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
Câu 2 : Chuyển câu trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp : Diều bay đi diều ơi!
Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh. Giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung .
Câu 4: Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.
PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0 điểm)
Câu 1: Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. 
- Thể hiện ở câu: Hi vọng Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
=> 
Câu 2: Một số điều về khát vọng trong cuộc sống:
- Khát vọng trong cuộc sống chính là mong muốn khát khao được sống được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Những người có khát vọng chính là những người sẽ không bao giơ từ bỏ ước mơ của mình dù cho có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy.
- Khát vọng trong cuộc sống sống chính là những lúc như vậy chúng ta lại tìm được động lực của cuộc sống, động lực để tiếp tục chiến đấu với giông bão ngoài kia. 
=> Nếu chúng ta có tiềm tin, có khát vọng thì không có gì có thể đánh gục chúng ta, niềm tin chính là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp chúng ta vượt qua được khó khăn. Khó khăn, thất bại, thất tình . những điều này không đáng sợ bằng việc đánh mất khát vọng sống. 
Em hãy liên hệ với chính bản thân mình về những mong ước, khát khao của em trong tương lai.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 75, 76
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cao
Câu-Điểm
Tỉ lệ
I. Phần: Đọc –Hiểu
NL: Đoạn thơ trích trong bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá
- Nhận biết tác giả, tác phẩm; phương thức biểu đạt
 Vị trí đoạn trích;
Trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
1.0 điểm
Tỉ lệ: 10 %
2 câu
2.0 điểm
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II . Tạo lập văn bản
 1.Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu)
Trình bày suy nghĩ về thông điệp được gửi gắm trong đoạn cuối bài thơ Ánh trăng
Viết đoạn văn về thông điệp được gửi gắm qua hình ảnh cánh diềubài thơ Ánh trăng
2.Viết bài văn
 Bài văn ngắn về khát vọng cuộc sống
Viết bài văn ngắn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
1 câu
5 điểm 
Số câu: 2
Số điểm:7 Tỉ lệ: 70 %
Tổng câu
Điểm 
Tỉ lệ
1 câu
0.5 điểm
Tỉ lệ: 5 %
3 câu
2.5điểm
Tỉ lệ: 25 %
2 câu
3 đ 
30 %
1 câu
5đ 
50%
Số câu: 6
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3: Đoạn thơ được trích miêu tả cảnh gì?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) 
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 156)
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Ánh trăng, em hãy cho biết tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ?
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
 Bài làm
 ĐÁP ÁN TIÊT 75, 76
PHẦN I
Câu 1. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Câu 2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả
Câu 3. Cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
Câu 4. Phép tu từ: So sánh nhân hóa
Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa .
Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn.
PHẦN II
 Câu 1: 
 Hình ảnh Trăng cứ tròn vành vạnh:Thể hiện một quá khứ đẹp đẽ của ánh trăng. Ánh trăng quá khứ trọng vẹn, nguyên thủy và không phai màu. Ánh sáng và trăng vẫn như xưa, không thay đổi. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc”. Dù trăng rất đẹp, rất chung tình. Nhưng dù đẹp hay lung linh đến đâu thì cũng nghiêm khắc, hờn trách của ánh trăng đối với con người. Hình ảnh “ta giật mình”: Nhớ lại quá khứ đẹp đẽ. Tác giả tự vấn lương tâm mình, ân hận và xót xa bản thân mình. Nhắc nhở tự hoàn thiện bản thân hơn. Hình ảnh qua khổ thơ cuối:Tác giả trân trọng và muốn giữ gìn những giá trị truyền thống đẹp. Nhắc nhở chính mình phải sống ân nghĩa, chung tình
 Câu 2
I) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành, yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
II) Thân bài: 
*Luận điểm 1: tình yêu làng 
+ Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: 
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em 
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lãng: “Hà, nắng gớm, về nào ” rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. 
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+ Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
*Luận điểm 2: tình yêu nước:
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. 
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
* Liên hệ tình yêu nước trong hiện đại:
- Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. - Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế.
III) Kết bài:
- Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
- Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
 Đề bài
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cho đoạn văn sau:
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
 (Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2017)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? 
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3: Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ XXI?
Câu 4: Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? 
 PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN	(7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu em hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay”. 
Câu 2 (5.0điểm): Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Em hãy nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng trên. 
 Bài làm
ĐÁP ÁN BÀI LÀM VĂN SỐ 5
PHẦN I: 
Câu 1. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. (0.5đ)
Câu 2. Phương thức biểu đạt là nghị luận (0.5đ)
Câu 3. Nội dung đoạn văn: Cái mạnh của người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại bị hạn chế bởi những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, sáng tạo. (1.0đ
Câu 4: Liên hệ những hành động việc làm để trở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức.
Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. (Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng). (1.0đ)
 PHẦN II:
Câu 1
 Viết đoạn văn:
- Đúng hình thức (0,5đ)
- Nội dung triển khai câu chủ đề(1,5đ): Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Lớp trẻ Việt Nam phải nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam qua đoạn văn trên để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Hs khái quát được yêu cầu của nền kinh tế mới...
Hs nói được những mục tiêu rèn luyện theo suy nghĩ riêng của mình (hoặc dựa theo sự chuẩn bị mà tác giả Vũ Khoan nói trong tác phẩm là được).
Khuyến khích những hs có quan điểm riêng...
Câu 2:
 a-Mở bài (1,5)
 *Phải giới thiệu được vấn đề mình định viết: về hiện tượng rác thải ở khắp môi trường:
 -Dẫn dắt vấn đề: môi trường sống xung quanh ta đang là vấn đề nóng bỏng mà nhiều ngành nghề, nhiều cấp lãnh đạo đang quan tâm. Cuộc sống của chúng ta có tồn tại và phát triển tốt đẹp hay không là nhờ vào môi trường, điều kiện hoàn cảnh sống.
 -Nêu vấn đề nghị luận: vấn đề môi trường ở xung quanh ta, đặc biệt ở địa phương hiện nay là vứt rác ra đường làng ngõ xóm cho đến thành phố công viên là một hiện tượng phổ biến.Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.Vậy, trước thực trạng đó, chúng ta phải làm gì?
b-Thân bài(7 điểm).
*Trình bày thực trạng môi trường sống cụ thể, cụ thể là hiện tượng rác thải bừa bãi ra đường làng..
 -Rác thải sinh hoạt: bao bì ni lông, rơm rác, lá cây, cao su, xác con vật chết,.. vứt đầy trên các đường làng , cống rãnh, ao hồ, sông biển.
 -Ăn bánh kẹo xong, tiện tay vứt rác ngay ra đường giấy kéo bay lung tung.
 -Quét dọn vệ sinh đổ hết rác xuống dòng sông, kênh rạch, ao hồ.
 - Đi phun thuốc cho lúa, rau, hoa..vứt hết vỏ túi vở lọ đựng thuốc ra ruộng, dòng chảy.
 -Đi trong công viên, ăn uống xong vứt rác bừa ra vườn hoa bệnh viện, vứt rác thải y tế (Bông gạc, kim tiêm)trên lối đi.
*Tác hại:
 -Làm cho môi trường ô nhiễm, đặc biệt là nguồn không khí, lây truyền bệnh (phổi, xoang,họng)
 -Làm cho nguồn nước bị ô nhiễm (tả, hô hấp )
 -Làm mất cảnh quan thiên nhiên, phố xá.
*Giải pháp:
 -Vận động, tuyên truyền đến mọi người dân có ý thức thu gom rác, phân loại rác để xử lí.
 -Đề nghị các cấp xây dựng hệ thống xử lí rác thải.
 -Có những thùng rác ở đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng để giữ sạch môi trường.
 -Phạt tiền với những người không tuân thủ quy định chung: vứt rác vào thùng.
c-Kết bài (1,5 điểm).
 -Khẳng định hiện tượng phổ biến hiện nay rác thải đang là vấn đề làm nhiều ngành nhức nhối.
 -Rút ra bài học.
d-Yêu cầu: 
 -Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.
 -Nội dung đưa ra bàn luận phải là vấn đề nổi bật, có ý nghĩa trong đời sống.
 -Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng rõ ràng mang tính thuyết phục.
 -Bài viết sạch sẽ, không mặc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
 Đề bài:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích.
Câu 3: Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” là câu đơn hay câu ghép?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
 Suy nghĩ của em vê nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Đáp án bài số 6
PHẦN I: 
Câu 1:Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi.
Câu 2: Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích.
Phép thế (anh - nghệ sĩ; cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở thực tại)
Phép lặp (tác phẩm)
Phép nối (nhưng)
Phép liên tưởng (nghệ thuật - nghệ sĩ - tác phẩm)
Câu 3: Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”là câu đơn hay câu ghép?
Câu ghép
PHẦN II
a-Mở bài (1 điểm)
-Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một người nông dân gắn bó tình yêu làng với tình yêu đất nước.
b- Thân bài (5đ).
*Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước.
-Khi tản cư, ông nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến cùng anh em=>tình yêu làng gắn bó với kháng chiến. Như vậy, ông không chỉ là một ông nông dân của làng mà còn là một chiến sĩ từng tham gia đánh giặc giữ làng.
-Khi nghe tin làng theo giặc ông sững sờ nghẹn ngào, xấu hổ bẽ bang “Làng thì..”
-Khi nghe tin cải chính, ông mừng rỡ.
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật
-Các chi tiết miêu tả hành động 
-Các chi tiết miêu tả nội tâm.
c-Kết bài(1 đ).
-Nhà văn thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình cho người nông dân yêu làng, yêu nước, ủng hộ kháng, cụ Hồ.
-Xây dựng tình huống để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.
Đề bài
PHẦN I: (3.0 điểm)
Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc."
Câu 1: Chép 4 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Câu2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
Câu 3: Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? 
Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm): Tình cảm của hai tác giả gửi gắm vào hai bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Câu 2(5.0 điểm): Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa cùng sự chiêm nghiệm về đời người. 
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
PHẦNI : (3đ)
1. Chép đúng 5 dòng tiếp theo của khổ thơ. (1.0đ)
 2. Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/ 1980 khi ông đang nằm trên gường bệnh chỉ còn vài tuần trước khi ông qua đời. (1.0đ) 
3.Nêu đúng biện pháp tu từ: Đảo ngữ (0,5đ)
4. Chép đúng 2 câu thơ: " Muốn làm... tỏa hương đâu đây" (0,5đ)
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_mot_so_de_kiem_tra_mot_tiet_mon_ngu_van_lop_9.docx