20 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

20 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.

Một người hỏi:

- Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước được không?

Người kia trả lời:

- Họ hoàn toàn có thể.

- Sao anh có thể khẳng định như thế?

Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:

- Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?

- Một bình hoa.

- Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.

Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hy vọng.

(Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)

Câu 1(0.5 điểm) Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong câu chuyện trên.

 

doc 22 trang maihoap55 15755
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề ôn tập thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU BẮC THÂN TẶNG QUÝ THẦY CÔ. CHÚC THẦY CÔ CÓ MỘT MÙA ÔN THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO. THẦY CÔ NÀO CẦN SÁCH HOẶC ĐÁP ÁN THÌ NHẮN TIN HOẶC GỌI ĐIỆN NHÉ!
 (đt: 0934439189 – facebook: Kiều Bắc)
 ( Đây là 20 đề trích trong 81 đề cuốn Tuyển tập ôn thi vào 10)
ĐỀ BÀI 1
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi: 
Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước được không?
Người kia trả lời:
Họ hoàn toàn có thể.
Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hy vọng.
(Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1(0.5 điểm) Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong câu chuyện trên.
Câu 2(0.5 điểm) Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa hai người Mĩ?
Câu 3(1.0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu “Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?” thuộc kiểu câu nào?
Câu 4(1.0 điểm) Hình ảnh bình hoa nơi ngục tối trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng? Dùng câu trên làm câu chủ đề hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của Y Phương.
 Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc 
...Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé
Nghe con.
ĐỀ BÀI 2
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở[...].Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hoà quyện với nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may.... Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ suý cho những cánh hoa rộn rã với đất trời”. 
 	(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời)
Câu 1(0.5 điểm): Nhân vật tôi trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải” để làm gì? 
Câu 2(0.5 điểm): Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết, trong số đó từ nào là từ tượng thanh?
Câu 3(1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dưới ánh nắng”.
Câu 4(1.0 điểm): Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200) bày tỏ suy nghĩ của em về văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay.
Câu 2(5.0 điểm) Suy nghĩ của em về hình ảnh vết thẹo và chiếc lược trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
ĐỀ BÀI 3
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì làm cho em thích nhất trong đời. 
 	Cô thầm nghĩ:“Chắc rồi các em lại vẽ những gói quà , những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
 	Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp tôi bị cuốn vào hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: 
 	- Đó là bàn tay của một người nông dân.
Một em khác cự lại:
 	- Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas mỉm cười ngượng nghịu:
 	- Thưa cô đó là bàn tay của cô ạ! 
Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn khác, gua cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô cũng làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Douglas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
 	(Quà tặng cuộc sống - Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương. Vĩnh Thắng biên soạn, alezaa.com)
Câu 1(0.5 điểm): Trong câu chuyện trên, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?
Câu 2(0.5 điểm): Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?
Câu 3(1.0 điểm): Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì? 
Câu 4(1.0 điểm): Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn, tập 2, tr. 55 NXBGD, 2007)
ĐỀ BÀI 4
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc bài thơ Tổ quốc của Nguyễn Thế Kỷ và trả lời câu hỏi:
Nếu có thể đo xương máu tiền nhân
Tiền nhân ngút ngàn dễ gì đo được
Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt
Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng
 Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm 
Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ
Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù
Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả 
Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa 
Ào ạt mấy ngàn năm Thánh Gióng
Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà
Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt
Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa
Mấy ngàn năm Vọng Phu xứ Bắc
Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam
 Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng
Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng
Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút
Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu
Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát
Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu
Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc
Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa
Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão
Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.
(Nguồn: 
Câu 1(0.5 điểm): Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?
Câu 2(0.5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 3(1.0 điểm): Phân tích giá trị của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm’’.
Câu 4(1.0 điểm): Thông điệp của bài thơ là gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nói về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng “ánh trăng” trong mối quan hệ với không gian, thời gian ở bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy).
ĐỀ BÀI 5
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có một con ếch sống lâu nay ngày trong một giếng nước nước nọ. Xung quanh nó chỉ vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. 
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
 ( Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục 2002, tr 100) 
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm): Thái độ của ếch khi sống dưới giếng và trên bờ như thế nào?
Câu 3(1.0 điểm): Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian nào? Hãy giải nghĩa thành ngữ dân gian đó.
Câu 4(1.0 điểm): Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nội dung: Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.
Câu 2(5.0 điểm) Em hãy phân tích tình huống truyện trong ngắn Làng ( Kim Lân), từ đó làm tỏ nhận định:
 “Kim Lân tuy chỉ viết về những truyện đời thường song nhà văn đất Kinh Bắc này lại rất tinh tế trong việc sáng tạo tình huống để tạo dấu ấn riêng cho mình”. (Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân , Đặng Thị Lam, Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005, tr 54)
ĐỀ BÀI 6
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN
Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ run rẩy, rằng: 
Willi yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng có ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ em sẽ bất ngờ, Willi ạ, khi biết rằng ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã đã sưởi ám trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.
 (Nguồn: 
Câu 1(0.5 điểm): Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản?
Câu 2(0.5 điểm): Bà giáo nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên vào hoàn cảnh nào?
Câu 3(1.0 điểm):Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu văn: “Chính bức thư ấy đã đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận”. 
Câu 4(1.0 điểm): Thông điệp của văn bản trên là gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn?
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
ĐỀ BÀI 7
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nắm nhau tôi chôn góc phù xa sông mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
 (Một góc phù xa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà Văn, 2007)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2(0.5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức nhà thơ.
Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về hai câu thơ:
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Câu 4(1.0 điểm): Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài Đoàn thuyền đánh cá của HuyCận.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt nam 2011, tr. 139 – 140)
ĐỀ BÀI 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
 ( Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ mãi còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
 (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn thơ?
Câu 2(0.5 điểm): Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng trong hai câu thơ?
Câu 3(1.0 điểm): Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ: “Thời gian chạy qua tóc mẹ”.
Câu 4(1.0 điểm): Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật giữa hai đoạn thơ là gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung bài thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử đối với mỗi người.
Câu 2(5.0 điểm) “Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ BÀI 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sau tất cả vui buồn chết sống
Đôi khi thành chỗ nhớ cho người.
Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống
Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà
Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
Người giữa cây, cây ở bên người.
Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời
Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.
(Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương. Nguồn: thivien.net)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2(0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4(1.0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả không? Vì sao?“ Người ở giữa cây, cây ở bên người”
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung bài thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
Câu 2(5.0 điểm) Nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
ĐỀ BÀI 10
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau:
"Các bậc phụ huynh kính mến,
Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.
Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh.
Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.
Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.
Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.
Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.
Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.
Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này.
Trân trọng,
Hiệu trưởng".
(Nguồn: ngày 26/8/2016- Bức thư của thầy hiệu trưởng ở Sinh gapore gửi phụ huynh học sinh)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm): Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3(1.0 điểm): Tại sao thầy hiệu trưởng lại cho rằng : “Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con”?
Câu 4(1.0 điểm): Theo anh/ chị, qua bức thư trên, thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì với các bậc phụ huynh học sinh?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung bài thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của thầy Hiệu trưởng được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”.
Câu 2(5.0 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làn cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa đọc đúng. 
(Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1,NXBGD Việt Nam 2011, tr186)
Em hãy nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ?
ĐỀ BÀI 11
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau:
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tṛòn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)
Câu 1(0.5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?
Câu 2(0.5điểm) Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?
Câu 3(1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 4(1.0 điểm) Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.
II. TẬP LÀM VĂN(7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại 
[...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]
Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? 
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166)
ĐỀ BÀI 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
 (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1(0.5 điểm)Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2(0.5 điểm)Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3(1.0 điểm)Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4(1.0 điểm)Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về khát vọng trong cuộc sống.
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Trích Sang thu Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
ĐỀ BÀI 13
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa. 
 (Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương NXB Giáo dục, 2008)
Câu 1(0.5điểm) Đoạn thơ được viết theo những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2(0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 3(1.5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của ít nhất 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu.
Câu 4(0.5 điểm) Tìm ít nhất 02 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ chạy trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của từ được nhà thơ sử dụng (chạy).
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) Từ ý thơ trên của Trương Nam Hương, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ với chủ đề: Lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 
Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
ĐỀ BÀI 14
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.
	Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.
	Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
	Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”
	Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.
	Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[ ]
 (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87)
Câu 1(0.5 điểm) Xác định ngôi kể của đoạn trích. 
Câu 2(0.5 điểm) Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào? 
Câu 3(0.5 điểm) Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? 
Câu 4(0.5 điểm) Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.
Phần II. Làm văn (8.0 điểm) 
Câu 1(3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
Câu 2(5.0 điểm) Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có ý kiến cho rằng: Bài thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 60). Từ việc Đọc hiểu bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
ĐỀ BÀI 15
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU(3.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy có một bé gái đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc:
- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng nó chỉ có 35 xu trong khi giá 1 bông hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười nói với nó:
- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt 1 bó hồng thật to gửi tặng mẹ. Xong xuôi anh hỏi nó có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng trả lời:
- Dạ chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bà bó hoa.
(Hoa hồng tặng mẹ)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2(0.5 điểm): Xét theo mục đích nói, câu văn: “Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bà bó hoa.” Thuộc kiểu câu gì?
Câu 3(1.0 điểm): Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?(0,5 điểm)
Câu 4(1.0 điểm): Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?
 PHẦN II - TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1(2.0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (200 chữ) bàn về câu nói: Mẹ là bến đỗ êm đềm của cuộc đời con.
Câu 2(5.0 điểm): Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
ĐỀ BÀI 16
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2(0.5 điểm) Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3(1.0 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Câu 4(1.0 điểm) Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình? 
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm) : Từ ý thơ trên em hãy viết một bài văn ngắn (30 dòng) bàn về tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2(5.0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùnh chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông dược lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
ĐỀ BÀI 17
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
Mèo con ru cái bếp thầm thì
Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ
Mùa đông còn bé

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_de_on_tap_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc