Chuyên đề học sinh giỏi Lớp 9 - Phần văn nghị luận tập làm văn Lớp 9

Chuyên đề học sinh giỏi Lớp 9 - Phần văn nghị luận tập làm văn Lớp 9

A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9

Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những

điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng.

Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau: Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng

cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở

chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số,biện pháp nghệ thuật hoặc

yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh

hiện lên sinh động rõ nét. Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các

yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.

Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâmtrong chương trình

tập làm văn lớp 9. Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.

 

doc 50 trang Hoàng Giang 30/05/2022 7461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề học sinh giỏi Lớp 9 - Phần văn nghị luận tập làm văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9
PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những 
điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. 
Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau: Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng 
cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở 
chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số,biện pháp nghệ thuật hoặc 
yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh
hiện lên sinh động rõ nét. Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các
yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.
Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâmtrong chương trình 
tập làm văn lớp 9. Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình
Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.
Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn học.
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
 1. Phân loạiTrong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại 
nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một
 vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 
2. Một số điểm giống nhau. 
2.1. Loại
 Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài 
nghị luận xã hội.
2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: 
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, 
chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là 
giải thích, chứng minh, bình luận.
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích:
- Mục đích: Nhằm để hiểu
- Các bước: 
+ Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn 
 khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải 
nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý
 tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả 
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết 
cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, 
nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) 
cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là
 bước trả lời câu hỏi Là gì?
để có cách viết chặt chẽ về + Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất 
phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của 
thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn 
chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế
 nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận 
dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này
được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? 
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào 
vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là 
luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng 
là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được 
đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không 
nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
- Các bước:
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm 
sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận
- Mục đích: Tạo sự đồng tình. 
- Các bước: 
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện 
tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (
hiện tượng) cần bình luận.
- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược
 lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài
3.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3.1.1 Đề tài: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, 
lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, 
tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
 -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương 
đất nước...).
3.1.2 Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
3.1.3.Một số đề tham khảo 
- Tình thương là hạnh phúc của con người.
- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu 
dưỡng và học tập của bản thân?
- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: 
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học 
cách làm cần câu và cách câu cá”.
- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn 
nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những 
gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của 
mình?
- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của 
nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào 
mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra 
trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân 
chính”.
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm 
Xukhômlinxki.
- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc”.
 Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là 
mùa xuân của xã hội”.
Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân 
trời mới”.
- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng 
nhân ái”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : “ Tính ích kỉ là thuốc 
độc giết chết tình bạn”. Hãy bình luận câu nói trên.
- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một 
người bạn tốt ».
- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà 
đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con 
đường ấy đều giống nhau. ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. 
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó. 
-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và 
cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào 
về ý kiến trên?
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn 
sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
- Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có 
phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. 
(Lép Tôn-xtôi)Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và 
trình bày lí tưởng riêng của mình.
- Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc 
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.? 
(Noóc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm NXB Trẻ, 2003).
- Tiền tài và hạnh phúc.
- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận 
dữ. 
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
3.2.1.Đề tài: 
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
-Chấp hành luật giao thông.
-Hiến máu nhân đạo
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
*Lưu ý:
- Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận 
diện: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, 
lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, 
tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
3.2.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
3.2.3.Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ 
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình 
thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, 
tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người dời bỏ quê hương để đổ xô về các 
thành phố lớn.
- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền 
thống.
3.3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
3.3.1.Đề tài: 
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn 
học,(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học 
trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn 
mà HS chưa được học). 
3.3.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra 
ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). 
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút 
ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
3.3.3.Một số đề tham khảo 
- Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh 
Châu.
- “Con cò mà đi ăn đêm,
 Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi, ông vớt tôi nao!
 Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
 Có xáo thì xáo nước trong,
 Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con
Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.
4. Dàn bài
4.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra nghị luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn tư tưởng đạo lí hoặc nội dung bao trùm của vấn 
đề. 
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. 
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư 
tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai 
lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và 
hành động. 
- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). 
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc 
dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. 
* Lưu ý:
- Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu 
về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.
- Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế 
của vấn đề được nêu.
- Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.
Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá 
của mình. 
4.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
a) Cách viết mở bài
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì 
vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên 
không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài. 
 - Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn 
được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài 
của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh 
giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi 
suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). 
b) Cách viết thân bài
 - Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có 
thể đáp ứng yêu cầu bình luận. 
 - Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) 
có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và 
hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc 
(người nghe). Chẳng hạn:
 - Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp 
nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ 
hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào 
đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy 
đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc 
(người nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù 
hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu 
cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khiến người đọc (người nghe) hoài nghi, 
cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết 
minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động 
và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị 
luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài 
nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người 
nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên 
làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm 
chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra 
quan điểm của bản thân mình.
Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu 
ở đề bài rõ ràng cũng cần phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, 
như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục 
đích của mình. 
- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng 
hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc 
chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ 
phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự 
hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một 
cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý 
kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. 
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ 
một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một 
cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là 
thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như 
chính mình đã từng có niềm tin như thế. 
- Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, 
hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh 
giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ 
với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe 
mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao 
hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất 
ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận. 
c)Cách viết kết bài
- Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, 
không thể nào bác bỏ.
- ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt 
lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng 
lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.
* Lưu ý: Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước 
hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu 
hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả.
Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế 
nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ 
đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác 
nghị luận. 
II. Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học
1. Phân loại:
 Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại 
nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, 
bài thơ.
2. Khái niệm
- Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, 
đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ 
thể.
- Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của 
mình về nội dung hay nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy.
3. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm 
văn học.
- Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm
 Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi 
sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của 
tác phẩm? Bạn có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa (đối với tác phẩm 
văn xuôi)? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn 
còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các 
thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v
- Bước 2: trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng 
đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung)
VD: Với tác phẩm Lão Hạc chúng ta có thể gắt gặp các dạng đề nghị luận về: 
các nhân vật trong tác phẩm (Lão Hạc), giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác 
phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình 
huống truyện...Ở mỗi dạng đề cần ddingj hướng được những ý chính.
- Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm
 Đối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra một dàn bài. Tuy mất thời gian 
nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và 
không phải lúng túng khi làm bài .
 * Với đề phân tích nhân vật, bao giờ các bạn cũng phải vạch cho mình hai 
ý chính nhất: ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn 
ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. 
Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm bật lên tính cách của 
nhân vật. Song song với phân tích nội dung, các bạn cần lưu ý và nhấn mạnh 
đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 + Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình 
tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại 
hình và tính cách các bạn cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm 
qua tác phẩm đó( Khái quát bình diện văn học).
 + Trong mỗi ý lớn như vậy sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn, bạn hãy dùng một 
mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình. Và ở mỗi ý nhỏ, các bạn cần 
tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho những đặc điểm đó. Dẫn 
chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm, bạn cần học thuộc một số câu 
văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. 
Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật của bạn sẽ hiện lên với đầy đủ tính 
cách, chân thực và sống động.
 * Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học (VD: giá 
trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao), chúng ta cần đi từ vấn đề bao 
quát nhất:
 + Nhân đạo: Nhân đạo là gì?
 + Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người, cảm 
thông sâu sắc với những nỗi đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống 
của nhân vật (nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những 
giá trị hiện thực), hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn ...đều là những 
biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
 + Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao:
 Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính (đời sống của 
người nông dân và trí thức nghèo)
 Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? 
bằng những hình ảnh gì? trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác 
phẩm là gì?........
 Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với 
các nhà văn khác ở các tác phẩm khác không? (có thể so sánh với các tác phẩm 
Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ) v.v
 Lần lượt, bạn tự đặt ra những câu hỏi và trả lời cho câu hỏi của chính 
mình. Điều này sẽ giúp bạn vạch được cho mình những ý chính thật đầy đủ. Sau 
khi có được những ý chính bạn mới triển khai các ý phụ. Thêm vào đó bạn có 
thể tham khảo các bài văn hay để bổ sung các ý cần thiết. 
Bằng cách sơ đồ hóa dàn bài bằng những gạch đầu dòng và mũi tên sẽ giúp bạn 
thấy rõ các ý mà mình định triển khai. Và như thế, việc sót ý là một điều hiếm 
khi xảy ra khi bạn làm bài.
* Đối với dạng đề phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cần 
làm nổi bật được nội dung nghệ thuật chính của truyện có phân tích chứng minh 
bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, căn cứ vào từng tác phẩm để có cách 
triển khai cụ thể. Cần liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài cùng giai đoạn để 
người đọc người nghe sâu sắc hơn về tác phẩm đang nghị luận.
- Bước 4: Viết bài và sửa chữa
+ Trong quá trình viết cần vận dụng đa dạng phong phú các phép lập luận. 
Chú ý sử dụng ngôn từ không chỉ đúng mà cần phải hay, biểu cảm ( Ví dụ: Tôi 
trở về thăm trường cũ. Có thể viết Tôi trở về thăm trường xưa. Nge như hay 
hơn và hoài niệm hơn)
+ Khi viết chú ý vận dụng các phép liên kết để bài văn được lô gic chặt chẽ, 
tự nhiên thuyết phục được người đọc người nghe..... Đặc biệt khi nghị luận một 
bài thơ hoặc đoạn thơ có khác với nghị luận tác phẩm truyện ở chỗ: nếu nhưng 
những xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện phải xuất 
phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật, cách tạo dựng 
tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật.... thì những đánh giá về nội dung, 
nhệ thuật của bài thơ, đoạn thơ lại được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng 
điệu, các bút pháp nghệ thuật, cách ngắt nhịp.....Khi nghị luận một tác phẩm 
truyện có thể tách dời giữa những nhận xét về nội dung và nghệ thuật nhưng 
nghị luận thơ lại phải đi từ nghệ thuật đến nội dung...
 + Trong quá trìh triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và 
ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
 + Viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài kịp thời.
3. Dàn ý đại cương
a. Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích.
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và 
nêu ý kiến đánh giá sư bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác 
phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện 
( hoặc đoạn trích).
 b. Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ
- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh 
giá của mình( Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy 
trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dunh và 
nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
PHẦN II: MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Đề 2: Phân tích bài thơ Bài thơ về tiệu đội xe không kính của 
Phạm Tiến Duật. Từ đó, em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự 
kế thừa của tuổi trẻ hôm nay với tuổi trẻ cha anh.
Dàn bài
A. Mở bài
 - Trong những năm tháng gay go, quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống 
Mĩ cứu nước, từ tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ, nhà thơ Phạm 
Tuyến Duật đồng thời cũng là anh bộ đội đã viết những bài thơ ca ngợi người 
lính trên chiến trường với một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo. Thơ của anh 
đã được đánh giá cao. 
 - Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích trong tập Vầng trăng-
Quầng lửa) là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người 
đọc về hình ảnh những người lính và sự kế thừa của biết bao thế hệ...
 B. Thân bài
* Phân tích bài thơ
1. Hình tượng thơ gắn liền với cái đẹp, vẻ chau chuốt sự kì vĩ đi cùng năm 
tháng đó chính là hình ảnh những chiếc xe không kính 
- Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. ấy thế mà 
tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt của bài thơ. Hình tượng 
độc đáo nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm 
nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm dành chiến thắng của 
anh lính lái xe thời chống Mĩ.
- Hình tượng những chiếc “xe không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề. 
Những “ bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe. Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, 
rất gần những người lính.
 Lời thơ bình dị: 
 “ Không kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi ”
- Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những 
khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng:
 “Không có kính, ừ thì có bụi,
 Bụi phun tóc trắng như người già.
 Không có kính, ừ thì ướt áo,
 Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”.
 Hoàn cảnh chiến trường khó khăn, cái chết là những thử thách lớn với những 
người lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa.
- Điệp ngữ “ không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho 
ta cảm nhận được gian khổ, hiểm nguy sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối 
với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt 
Nam, dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu.
2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: 
- Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm , bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, 
niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn dữ vững tư thế hiên 
nghang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì 
miền Nam ruột thịt”. Câu thơ chuyển giai điệu, thanh thản, tự tin:
 “ Ung dung buồng lái ta ngồi 
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
 - Những từ ngữ chọn lọc “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” 
thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận. 
- Tư thế hiên ngang, lòng tự tin của anh bộ đội còn được biệu lộ ở chỗ bất chấp 
“ bom giật, bom rung” của kẻ thù, vẫn cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của 
đất nước, những nét đẹp lãng mạng, mặc dù cái chết còn lẩn quẩn, rình rập đâu 
đó quanh anh. Hình ảnh thơ đẹp, mạnh mẽ:
 “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
 Như sa, như ùa vào buồng lái”.
- Những thiếu thốn,khó khăn vật chất lại càng không ngăn được con đường anh 
đi tới:
 “ Không có kính, ừ thì có bụi”;
 “ Không có kính, ừ thì ướt áo”
 Câu thơ mộc mạc như một lời nói thường ngày đầy dí dỏm, tinh nghịch: “ừ 
thì có bụi”, “ ừ thì ướt áo” đã giúp ta hiểu thêm về người lính trước những khó 
khăn gian khổ . Có khó khăn nhưng nào đáng kể gì! Có sao đâu, anh chấp nhận 
tất cả.
- Cách giải quyết khó khăn của anh cũng thật bất ngờ, thú vị:
 “Chưa cần rửa, phì phèo châm điêu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”;
 “ Chưa cần thay ,lái trăm cây số nữa
 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
- Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống 
có lý tưởng.
- Tư thế hiên nghang, lòng dũng cảm đã làm nên sức mạnh của anh bộ đội. Sức 
mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội vì cạnh anh còn có cả tập thể anh hùng. Từ 
trong bom đạn hiểm nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, bao gồm 
những con người từ bốn phương chung lý tưởng, gặp nhau thành bạn bè.
 “ Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.
 Các anh đã cùng chung niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng đội, tình 
đồng chí. - Hình ảnh sinh hoạt ấm tình đồng đội:
 “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình 
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy”.
 Những câu thơ này như tái hiện được những âm điệu vui tươi của bài hát `
 “ Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Tuy mỗi người một tính 
nhưng ta c

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_hoc_sinh_gioi_lop_9_phan_van_nghi_luan_tap_lam_van.doc