Bài giảng Kĩ năng sống - Bài I: Tổng quan về giáo dục kỹ năng sống

Bài giảng Kĩ năng sống - Bài I: Tổng quan về giáo dục kỹ năng sống

2. Các quan niệm về kỹ năng sống của thế giới

 - WHO (1993):

 KNS là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.

 Các KNS thường có thể được mô tả cụ thể để giúp người học hiểu cần phải làm gì

UNICEF(2015) có quan điểm tương tự:

 “KNS được định nghĩa là những khả năng tâm lý giúp thực hiện các hành vi thích ứng và tích cực, những hành vi này sẽ giúp cá nhân đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống

Tóm lại: Có hai điểm đáng chú ý trong hai quan niệm này của kỹ năng sống là:

 a) Khả năng giúp thực hiện những hành vi thích nghi và tích cực;

 b) KNS luôn có thể diễn tả theo từng bước cách thực hiện như thế nào.

 

ppt 17 trang hapham91 11780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kĩ năng sống - Bài I: Tổng quan về giáo dục kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ITỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG MỤC TIÊUHọc xong chuyên đề này, học viên hiểu :2. Thế nào là KNS, các nguyên tắc giáo dục KNS và các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh 3. Thay đổi quan niệm giáo dục đối với học sinh, tích cực sử dụng các biện pháp GDKNS trong quá trình dạy học /giáo dục..NỘI DUNG1. Các khái niệm về KNS2. Vì sao phải giáo dục KNS3. Phân loại KNS. Các KNS cần quan tâm đối với học sinh phổ thôngHoạt động toàn lớpThầy/cô hiểu thế nào là kỹ năng sống?Tại sao phải GD kỹ năng sống cho HS?Các khái niệm về KNS 1. Quan niệm thông thường : - KNS là những kỹ năng cần thiết để có thể tồn tại độc lập không phụ thuộc vào người khác + Cách hiểu này rất rộng, trải khắp các chủ đề từ KNS còn như kỹ năng cần thiết trong những tình huống nguy hiểm, đến các kỹ năng giúp cá nhân sống độc lập + Cách hiểu này giúp tạo ra nhiều chương trình đa dạng và phong phú về đào tạo trẻ em, có lợi cho sự phát triển của trẻ. + Cách hiểu này sẽ không phù hợp khi ứng dụng vào trong trường học Với nguồn lực có hạn, nhà trường không thể đào tạo tất cả những gì trẻ em cần.2. Các quan niệm về kỹ năng sống của thế giới - WHO (1993): KNS là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Các KNS thường có thể được mô tả cụ thể để giúp người học hiểu cần phải làm gì UNICEF(2015) có quan điểm tương tự: “KNS được định nghĩa là những khả năng tâm lý giúp thực hiện các hành vi thích ứng và tích cực, những hành vi này sẽ giúp cá nhân đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống Tóm lại: Có hai điểm đáng chú ý trong hai quan niệm này của kỹ năng sống là: a) Khả năng giúp thực hiện những hành vi thích nghi và tích cực; b) KNS luôn có thể diễn tả theo từng bước cách thực hiện như thế nào.II. TẠI SAO PHẢI GDKNS CHO HSXã hội hiện đại đặt ra những nguy cơ mới cho con người nói chung và đặc biệt là trẻ em: do nhịp sống nhanh của XH, các giá trị đạo đức , phong cách sống thay đổi Sự phát triển và bùng nổ thông tin : làm con người dễ mất kiểm soát, cô độc hơn, phụ thuộc hơnCó một số lượng không nhỏ trẻ em gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và suy giảm chức năng trong cuộc sống Phát triển những kỹ năng sống sẽ giúp các em học được cách sống chung với người khác trong hòa bình WHO (2003) nghiên cứu cho thấy dạy KNS giúp:Làm giảm nguy cơ phát triển những hành vi chống đối, những hành vi bạo lực với người khác, và hành vi phạm tội ở trẻ em. Đẩy lùi độ tuổi sự dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV. Làm giảm nguy cơ bị bắt nạt cũng như bị bạn bè xa lánh.Giúp các em kiểm soát cơn giận dữ tốt hơn. Giúp các em phát triển khả năng điều chỉnh về mặt xã hội và giảm nguy cơ mắc các vấn đề cảm xúc.Nâng cao kết quả học tập. UNICEF (2012) trong báo cáo đánh giá hiệu quả giáo dục KNS kết luận rằng: Nâng cao hiểu biết về HIV, đặc biệt là các con đường lây truyền.Thay đổi thái độ của trẻ với các nhóm thiểu số.Giảm định kiến về giới ở cả trẻ em nam và nữ.Cải thiện vệ sinh cá nhân.Giảm áp lực nhóm và ảnh hưởng xã hội theo hướng xấu lên những hành vi không có lợi cho sức khỏe.Nâng cao sự tự tin của học sinh.Tăng cường các mối quan hệ gia đình.Ảnh hưởng tốt đến giáo viên, đặc biệt là việc nâng cao khả năng kiên định và sự tự tin.Tăng cường tính chủ động tham gia.Nâng cao ý thức về môi trường đồng thời quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. III. Phân loại KNS Có nhiều cách phân loại KNS, xong theo cách phân loại theo WHO và UNESCO là đáng quan tâm nhất: 1. WHO (1997) xếp kỹ năng sống làm năm nhóm: Nhóm KN giải quyết vấn đề và KN ra quyết địnhNhóm KN suy nghĩ biện chứng – KN sáng tạoNhóm KN giao tiếp - KN liên cá nhânNhóm KN tự nhận thức – KN thấu cảmNhóm KN ứng phó với cảm xúc và căng thẳngViệc phân loại này của WHO dựa vào xác định các kỹ năng cơ bản, sau đó nhóm các kỹ năng có chủ đề giống nhau lại. 2. UNICEF (2012) phân loại mới về các kỹ năng sống. Các kỹ năng sống được xếp vào ba nhóm: Kỹ năng nhận thức: kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm.Kỹ năng cá nhân: ý thức và điều chỉnh bản thân.Kỹ năng liên cá nhân: kỹ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thấu cảm và ủng hộ. Cách phân loại mới này có tính bao quát hơn cách phân loại cũ. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống, các kỹ năng sống có sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau Hoạt động toàn lớpTheo thầy/cô, ở Việt Nam cần quan tâm GD cho HS những kỹ năng sống nào? 3. Các KNS cần quan tâm giáo dục cho HS ở VN Các chương trình KNS được phát triển nhằm đối phó trực tiếp với những thách thức và nguy cơ từ xã hội và môi trường hiện nay. Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng VN, định hướng nội dung GDKNS cho HS trong các nhà trường gồm 22 kĩ năng : CÁC NHÓM KNS GIÁO DỤC CHO HS PTTHNhóm KN trong nhà trườngNhóm KN trong gia đình và xã hội Nhóm KN đối với môi trườngNhóm KNứng phó, phòng chống đối với vấn đề xã hội 3.1. Nhóm KN trong nhà trường 1. KN thân thiện và KN không thân thiện 2. KN xác định hệ quả hành vi 3. KN lựa chọn hành vi 4. KN nhận diện cảm xúc 5. KN thư giãn 6. KN làm chủ/tự kiểm soát 3.2. Nhóm KN trong gia đình và xã hội 1. KN giao tiếp trong xã hội: Khởi đầu cuộc nói chuyện 2. KN giao tiếp trong xã hội: Tham dự vào cuộc nói chuyện 3. KN tương tác tích cực trong xã hội- lắng nghe 4. KN tương tác tích cực - khen và nhận lời khen 5. KN đưa yêu cầu - đạt được điều mình muốn nhiều hơn nữa 6. KN bộc lộ cảm xúc của mình một cách thẳng thắn 7. KN nhận diện cảm xúc của người khác - nghệ thuật đồng cảm 8. KN ứng xử với những người “có quyền”/ người lớn - Tránh khỏi vướng vào rắc rối 3.3. Nhóm KN đối với môi trường 1. KN làm chủ trong các vấn đề môi trường 2. KN sinh tồn ứng phó đối với thiên tai và biến đổi khí hậu 3.4. Nhóm KN ứng phó, phòng chống đối với một số vấn đề xã hội hiện nay 1. KN kiên định: nói không trước những yêu cầu không phù hợp 2. KN kiên định: bảo vệ ý kiến của mình 3. KN thương lượng: giải quyết mâu thuẫn theo phương thức hòa bình 4. KN đặt ra các giới hạn 5. KN chọn bạn phù hợp 6. KN tìm kiếm sự trợ giúp 4. Các mức độ thành thạo KNCó 4 mức độ thành thạo KN gồm :Mức 1: Hoàn toàn không có một KN cụ thể nào đó, hay nói cách khác là trẻ hoàn toàn “không biết làm thể nào để thực hiện” Mức 2: Trẻ biết KN nhưng không thực hiện nó trong một số hoàn cảnh cụ thể, nói cách khác là trẻ không chịu làm. Mức 3: Trẻ có thực hiện KN nhưng thực hiện theo một cách thiếu hiệu quả Mức 4 : mức độ thành thạo, ở mức độ này trẻ có thể sử dụng KN trong rất nhiều trường hợp khác nhau CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ki_nang_song_bai_i_tong_quan_ve_giao_duc_ky_nang_s.ppt