Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 38+39+40, Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ như thế nào?
- Năm 905, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phảỉ công nhận chức Tiết độ sứ của Khúc Thừa Dụ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Tiết 38+39+40, Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI ĐỘNG Những bức tranh này giúp em liên tưởng đến ai? Nhân vật đó, gắn liền với trận chiến lịch sử nào mà em biết? Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo Xem video và trả lời câu hỏi Khúc Thừa Dụ là ai? Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Khúc Thừa Dụ người ở làng Hồng Châu, Giang Ninh, Hải Dương. Ông là người thuộc dòng dõi gia thế, sống khoan hòa, thương người, được nhân dân mến phục. - Hoàn cảnh: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát được tình hình An Nam; Viên Tiết độ sứ cai trị nước ta là Độc Cô Tổn bị giáng chức; Khúc Thừa Dụ - một hào trưởng địa phương đã nổi dậy. Sau khi xem xong đoạn video, em cho biết vài nét về Khúc Thừa Dụ? Ông đã giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ như thế nào? - Năm 905, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ . - Năm 906, vua Đường buộc phảỉ công nhận chức Tiết độ sứ của Khúc Thừa Dụ . Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc Hồng Châu Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo - Năm 905 , n hân cơ hội nhà Đường suy yếu , Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm thành Đại La , tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt Trên danh nghĩa nhà Đường vẫn còn cai quản đất nước ta, nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã khéo léo khẳng định quyền tự chủ của dân tộc. Việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ có ý nghĩa gì? Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo - Năm 905 , n hân cơ hội nhà Đường suy yếu , Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm thành Đại La , tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt - Năm 907 , c on trai ông là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành các cải cách tiến bộ Khúc Hạo còn gọi là Khúc Thừa Hạo là con của Khúc Thừa Dụ, thay cha làm Tiết độ sứ vào năm Đinh Mão 907, hết lòng chăm lo việc dân việc nước. Nối nghiệp cha và nối chí cha, Khúc Hạo đã đảm đương một cách tài giỏi trọng trách củng cố nền tự chủ còn non trẻ của dân tộc Việt Nam. Khúc Hạo kiên trì giữ vững đất nước, chăm lo xây dựng nền tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải cách quan trọng về các mặt dựa trên quan điểm "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" (Việt sử thông giám cương mục). Khúc Hạo ( 860 - 917) Em có nhận xét gì về các việc làm của Khúc Hạo qua sơ đồ trên ? Theo em, nhưng việc làm của Khúc Hạo có ý nghĩa gì ? Chính quyền mà họ Khúc giành được có phải chính quyền của riêng người Việt, do người Việt nắm giữ hay không? Là chính quyền tự chủ của người Việt Chính quyền đó đã làm những gì có lợi cho người Việt? Tiến hành cải cách với chủ trương “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều yên vui”,... Cuộc nổi dậy của họ Khúc đánh dấu bước ngoặt như thế nào với người Việt? Xây dựng nền chính quyền tự chủ cho người Việt Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo - Năm 905 , n hân cơ hội nhà Đường suy yếu , Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm thành Đại La , tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt - Năm 907 , c on trai ông là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành các cải cách tiến bộ => Ý nghĩa: Những việc làm của họ Khúc nhằm xây dựng một chính quyền tự chủ cho người Việt , độc lập với phong kiến phương Bắc. Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo Xem video và cho biết những nét chính về Dương Đình Nghệ Dương Đình Nghệ (874–937) Dương Đình Nghệ ( 874 - 937 ), người Ái Châu (Thanh Hóa) , làm tướng cho Khúc Hạo . Đời Hậu Lương , vì Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu , nên Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm ở đất Quảng Châu , có cớ sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Kết quả của cuộc chiến này là con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ bị bắt, và vua Nam Hán phong Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu. Thấy vậy, tướng Dương Đình Nghệ dấy binh lên, đánh bại được Lý Khắc Chính, và vây hãm Lý Tiến. Và khi Lý Tiến được tướng Nam Hán là Trần Bảo đem quân tới cứu, Dương Đình Nghệ một lần nữa đánh bại và chém chết được Trần Bảo. Cuối cùng là Dương Đình Nghệ đã vẻ vang giữ được thành, và oai phong tự xưng là Tiết độ sứ của Giao Châu. Tám năm sau, Dương Đình Nghệ, tuy thắng được ngoại xâm nhưng lại chết vì nội phản, bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết rồi lên thay. Tượng Dương Đình Nghệ ở Thanh Hóa Qua xem video em hãy cho biết những nét chính về Dương Đình Nghệ Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo - Nguyên nhân: Năm 930, quân Nam Hán đánh chiếm nước ta, lập lại quyền cai trị. Dựa vào thông tin trong bài, trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ (930 – 931) Thanh Hoá Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo - Nguyên nhân: Năm 930, quân Nam Hán đánh chiếm nước ta, lập lại quyền cai trị. - Diễn biến và kết quả: + Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán. + Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ 2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a. Kế hoạch đánh giặc Các em xem phim tư liệu và đọc mục “Em có biết”- SGK, tr.83 để nắm được vài nét về Ngô Quyền Ngô Quyền (898- 944) Phim tư liệu giới thiệu về Ngô Quyền (nguồn: * Nhân vật lịch sử Ngô Quyền Ngô Quyền (898-944) là người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Ông là người tài năng, dũng lược, có sức khỏe phi thường. Ông là con rể của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử, trấn giữ Ái châu (Thanh Hóa). Qua phim tư liệu và thông tin trong SGK em hãy nêu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Ngô Quyền Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một nha tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây nên một làn sóng bất bình, căm giận trong mọi tầng lớp nhân dân. Trước hoàn cảnh đó Ngô Quyền đã tập hợp lực lượng đưa quân từ Ái Châu ra Đại La để giệt trừ tên phản tặc Kiều Công Tiễn - Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt chức. * Hoàn cảnh lịch sử: - Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. - Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, sang xâm lược nước ta lần hai. Cuối năm 938, sau khi nhận được tin cầu cứu và xin làm nội gián của Kiều Công Tiễn, mặc cho nhiều trọng thần khuyên can, vua Nam Hán là Lưu Cung phong con trai Vạn Vương Hoằng Tháo làm Giao Vương dẫn một đội quân hùng mạnh vượt biển xâm lược nước ta. * Âm mưu, thủ đoạn của quân Nam Hán: Đạo quân thuỷ do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy Đạo quân vua Nam Hán đóng ở Hải Môn - Lược đồ quân Nam Hán tiến quân xâm lược nước ta Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ 2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a. Kế hoạch đánh giặc - Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. * Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền: Ngô Quyền bảo với tướng tá: “ Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết nên không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức mạnh đối địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua không thể biết được” Phim tư liệu giới thiệu sông Bạch Đằng (Nguồn: Quan sát hình 6 và khai thác tư liệu, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào. Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc. Ngô Quyền cho quân vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển. Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG SÔNG BẠCH ĐẰNG Lược đồ sông Bạch Đằng năm 938 Đốn gỗ làm cọc Mô phỏng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ 2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a. Kế hoạch đánh giặc - Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. - Ngô Quyền đã chọn sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc. Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc? - Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa hình - Mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta Chủ động: Xác định được quân giặc vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng, đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Độc đáo: xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn. Lợi dụng lúc thủy triều lên, sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ, dễ luồn lách ở bãi cọc để dụ thuyền địch vào trận địa cọc ngầm. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Mùa đông năm 938, kế hoạch cho trận quyết chiến chống lại quân Nam Hán đã được quyết định. Dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền, quân ta đã dốc toàn lực lượng dựng thế trận ngầm trên sông Bạch Đằng với lòng tin chắc thắng. Tiết 38, 39, 40 - Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X 1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ 2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a. Kế hoạch đánh giặc b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng - Diễn biến, kết quả: Dựa vào Hình 7. Lược đồ trận Bạch Đằng năm 938 (SGK, tr.84) hãy trình bày diễn biến, kết quả trận chiến Bạch Đằng năm 938 Phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng (nguồn: Năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. SÔNG BẠCH ĐẰNG CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng Ngô Quyền cho một toán thuyền nhỏ đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng Lưu Hoằng tháo thúc quân hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Hán chống không nổi, rút chạy ra biển. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng a. Kế hoạch đánh giặc b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng - Diễn biến, kết quả: + Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo vào nước ta theo đường biển + Nước triều lên, Ngô Quyền cho quân đánh nhử quân địch lọt vào trận địa bãi cọc ngầm. + Nước triều xuống, ta dốc toàn lực tấn công. Giặc thua đau, phải rút chạy về nước Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi. - Ý nghĩa: Biển bừng kh í thế, gió đông dâng, Giương cánh buồm thơ, vượt Bạch Đằng. Kình sấu băm vằm, non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy, bãi bao tầng. Cửa sông hiểm yếu, trời xây dựng, Hào kiệt công danh, đất lẫy lừng. Việc cũ qua rồi, đầu ngoảnh lại, Dòng sông ngắm cảnh, dạ bâng khuâng. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi , dịch thơ: Tố Hữu "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy". Lê Văn Hưu- “Đại Việt sử ký toàn thư” Trận Bạch Đằng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? Là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta. a. Kế hoạch đánh giặc b. Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng - Diễn biến, kết quả: + Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo vào nước ta theo đường biển + Nước triều lên, Ngô Quyền cho quân đánh nhử quân địch lọt vào trận địa bãi cọc ngầm. + Nước triều xuống, ta dốc toàn lực tấn công. Giặc thua đau, phải rút chạy về nước Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi. - Ý nghĩa: Kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ l âu dài c ủa d ân t ộc 1/ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc: Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc. Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc. LUYỆN TẬP Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán vì: - Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này - Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm 2/ Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS thực hiện hoạt động vận dụng kiến thức đã học sau: + Tìm tên đường/ phố/ trường (ở địa phương hoặc qua sách, báo, internet) có tên gọi Ngô Quyền. + Thiết kế thẻ nhớ lịch sử hoặc poster giới thiệu về địa điểm gắn liền với nhân vật lịch sử Ngô Quyền. + Chia sẻ hiểu biết của HS về địa điểm tìm hiểu được trước lớp theo định hướng: Tên trường/ đường/ phố; Địa điểm; tại sao đặt tên Ngô Quyền cho các địa điểm trên?; Qua đó em có suy nghĩ gì về Ngô Quyền?... PHIẾU HỌC TẬP Họ tên HS: Lớp: .. Nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục b: Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng - SGK, tr.84 - 85, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tên chiến thắng: 2. Thời gian: .. 3. Đối đầu với kẻ thù: . 4. Tóm tắt diễn biến: 5. Kết quả: 6. Ý nghĩa lịch sử (Thử rút 3 ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938): Ý nghĩa 1: .. Ý nghĩa 2: .. Ý nghĩa 3: ...... HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ H ọc thuộc bài và h oàn thành các bài tập. Đọc và trả lời câu hỏi của Bài 19. Vương quốc Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X .
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_6_tiet_383940_bai_18_buoc_ngoat_lich_s.pptx